So sánh sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các giống đậu xanh ở mức phân 60n + 100 p2o5 + 80 k2o

51 3K 8
So sánh sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các giống đậu xanh ở mức phân 60n + 100 p2o5 + 80 k2o

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 131.1 Đặt vấn đề.61.2 Mục đích và yêu cầu71.2.1 Mục đích71.2.2 Yêu cầu71.3 Giới hạn đề tài7Chương 28TỔNG QUAN TÀI LIỆU82.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU XANH82.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây đậu xanh82.1.2 Đặc điểm thực vật học82.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây đậu xanh122.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh trên thế giới122.2.1 Tình hình nghiên cứu122.2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới132.3.2 Tình hình nghiên cứu và xản xuất đậu xanh trong nước14Chương 318PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU183.1 Đối tượng nghiên cứu183.2 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm183.2.1 Địa điểm183.2.2 Thời gian183.3 Nội dung nghiên cứu183.4 Vật liệu nghiên cứu183.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm18Quy mô thí nghiệm193.6 Chỉ tiêu theo dõi223.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng223.6.2 Các chỉ tiêu phát dục223.6.3 Chỉ tiêu năng suất223.6.4 Chỉ tiêu nốt sần233.6.5 Cách lấy mẫu233.6.6 Xử lý số liệu23Chương 424KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN244.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu ở Bình Phước năm 2012244.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển254.2.1. Thời gian sinh trưởng264.2.2. Tỷ lệ nảy mầm264.2.3. Chiều cao cây qua các thời kỳ294.2.4. Số lá trên thân chính314.2.5. Số nhánh trên thân334.3 Chỉ tiêu phát dục354.3.1 Động thái ra hoa của đậu xanh354.4 Chỉ tiêu năng suất374.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu xanh374.4 Chỉ tiêu nốt sần39Chương 5425.1. Kết luận425.2. Đề nghị43Tài liệu tham khảo44

Mục Lục Mục Lục 1 2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh trên thế giới 11 2.2.1 Tình hình nghiên cứu 11 2.2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới 12 2.3.2 Tình hình nghiên cứu và xản xuất đậu xanh trong nước 13 3.1 Đối tượng nghiên cứu 16 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 16 3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm 17 3.6 Chỉ tiêu theo dõi 20 3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 20 3.6.2 Các chỉ tiêu phát dục 21 3.6.3 Chỉ tiêu năng suất 21 3.6.6 Xử lý số liệu 21 4.2.1. Thời gian sinh trưởng 25 4.4 Chỉ tiêu năng suất 36 Danh mục các chữ viết tắt NT: Nghiệm thức. NT1: Nghiêm thức 1. NT2: Nghiêm thức 2. NT3: Nghiêm thức 3. (đ/c): Đối chứng. Rep: Lần lặp lại. TH/Cây: Tổng hoa trên cây. TLHHH: Tỉ lệ hoa hữu hiệu. TQ/Cây: Tổng quả trên cây. TLQ/cây: Trọng lượng quả trên cây. P1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt. 1 LSLT: Năng suất lý thuyết. NSTT: Năng suất thực thu. TLNSHH: Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu TLNSVH:Tỷ lệ nốt sần vô hiệu TLNS: Trọng lượng nốt sần THNS: Tổng hạt nốt sần Danh Mục Các Bảng Bảng 2.1: Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh một số Châu và thế giới Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh một số nước trên thế giới Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh ở Việt Nam từ năm 2005- 2008 Bảng 3: Lượng Phân bón và cách chăm sóc thường áp dụng cho 1ha đậu xanh Bảng 4. Diễn biến thời tiết, khí hậu bình phước năm 2012 Bảng 5: Thời gian sinh trưởng và phát triển qua các thời kỳ của các giống đậu xanh qua các thời kỳ 2 Bảng 6: Sự tăng trưởng chiều cao của các giống đậu xanh qua các thời kỳ Bảng 7: Sự ra lá của các giống đậu xanh qua các thời kỳ Bảng 8: Sự tăng trưởng số nhánh của các giống đậu xanh qua các thời kỳ Bảng 9: Động thái ra hoa của các giống đậu xanh qua các thời kỳ Bảng 10: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu xanh và năng suất của các giống đậu xanh Bảng 11: Sự ảnh hưởng của đạm và kali đến khả năng tạo nốt sần trên cây đậu Danh Mục Biểu Đồ 1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nảy mầm của các giống đậu xanh 2 Sơ đồ biểu thị sự tăng trưởng chiều cao của đậu xanh qua các thời kỳ 3 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá của cây đậu xanh qua các thời kỳ 4 Biểu đồ biểu diễn sự phát sinh cành trên cây đậu xanh 5 Biểu đồ biểu diễn động thái ra hoa của cây đậu xanh 6 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ năng suất thực thu và năng suất lý thuyết 7 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nốt sần hữu hiệu và tỷ lệ nốt sần vô hiệu 3 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề . Việt Nam là một nước Nông nghiệp nhiệt đới, Bốn mùa đều có các sản phẩm thu hoạch từ cây lương thực và cây công nghiệp. Đối với cây công nghiệp không thể không nhắc tới cây đậu xanh. Đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata , thuộc họ đậu (Fabaceae) chi Vigna, chi phụ Coratotripis. Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á được phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới [12]. Với ưu điểm và kỹ thuật canh tác đơn giản, đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh, phù hợp với nông dân nghèo ít vốn nên hiện nay đậu xanh rất được chú trọng trong hệ thống cây trồng của Việt Nam . Bên cạnh đó, nhờ khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium viêc trồng đậu xanh còn có ý nghĩa rất quan trọng trong 4 việc cải tạo, bồi dưỡng, chống xói mòn đất, thân và lá được dùng làm phân xanh. Đậu xanh còn thích hợp với việc trồng xen, trồng gối, luân canh với nhiều loại cây trồng khác nhau góp phần tăng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất. Không chỉ là cây thực phẩm, cây cải tạo đất, đậu xanh còn là cây thuốc trong một số bài thuốc nam. Tuy nhiên, dựa theo tình hình thực tế hiện nay việc sản xuất và chế biến đậu xanh vần còn mắc phải một số thực trạng sau: Thứ nhất: Diễn biến khí hậu của nước ta trong những năm gần đây ngày càng phức tạp, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các vùng và các thời kỳ trong năm, hạn hán kéo dài cùng với sự biến đổi của các yếu tố môi trường khác nhau đã tác động bất lợi đến sự sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất và chất lượng hạt đậu xanh, gây suy giảm khả năng chống chịu của cây đậu xanh. Thứ hai: Theo kinh nghiệm và tập quán canh tác của người nông dân cây đậu xanh thường được trồng trên những đất rìa lô và rất ít được bón phân. Nông dân thường không coi trọng việc bón phân và năng suất đậu thường đạt được rất thấp, chỉ vào khoảng 700 kg/ha. Nếu có bón phân cho đậu người dân thường chỉ dùng phân đạm, nên năng suất và sản lượng đậu không mang lại lợi nhuận cho nông dân và không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tình trạng này đã để lại một lỗ hổng lớn trong nhu cầu tiêu dùng đối với các loại đậu ở đây. Những công trình nghiên cứu về cây đậu xanh trên thế giới và ở việt nam cũng đã và đang được tiến hành. Các nội dung thường được đề cập đến là: Chọn tạo giống thích nghi với thời vụ và điều kiện sinh thái, nghiên cứu quá trình trồng và chăm sóc đậu xanh thích hợp, đánh giá chất lượng hạt và một số đặc điểm sinh hóa, phân lập gen liên quan đến khả năng chịu hạn, nghiên cứu ảnh hưởng của giống, mật độ khoảng cách của cây đậu xanh…Tất cả những nghiên cứu trên đều có mục tiêu chung trong công tác chọn giống đậu xanh là: Giống năng suất, chất lượng cao, chín tập trung, chống chịu với tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. Để làm được điều đó thì đòi hỏi phải trải qua một quá trình nghiên cứu thực tiễn lâu dài. Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các giống đậu xanh ở mức phân 60N + 100 P 2 O 5 + 80 K 2 O trên nền đất xám bạc màu tại khu vực Đồng 5 Xoài, Bình Phước”. 1.2 Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1 Mục tiêu Tìm ra được giống đậu xanh có năng suất cao và phù hợp với đất xám ở Bình Phước. 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống đậu xanh khác nhau. Xem xét các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống. Tìm ra giống phù hợp đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết của vùng. 1.3 Giới hạn đề tài Chỉ nghiên cứu trong địa bàn thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU XANH 2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây đậu xanh Cây đậu xanh [ Vigna radiata (L.) Wilczeck ] thuộc ngành Magnoliophyta , lớp Magnoliopsida , bộ Fabales , họ Fabaceae , chi Vigna . Chi Vigna là một trong những chi lớn trong họ Đậu, bao gồm 7 chi phụ: Vigna, Haydonia, Plactropic, Macrhyncha, Ceratotropic, Lasiospron, Sigmaidotrotopis [7][10]. Đậu xanh theo quan điểm lấy hạt của nhân dân ta bao gồm các loài thuộc hai chi phụ là Ceratotropic, còn được gọi là nhóm đậu châu Á, bao gồm 16 loài hoang dại và 5 loài trồng trọt là V. radiata, V. mungo, V. aconitifolia, V. angularis, V. umbellata . Đậu xanh có bộ NST 2n = 22, là loại cây ăn hạt, thân thảo. Theo Vavilov, đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, được phân bố rộng rãi ở các nước Đông và Nam Á, 6 khu vực Đông Dương. Dạng dại của V. radiata cũng được tìm thấy ở Madagasca, bên bờ Ấn Độ Dương, Đông Phi. Trong những năm gần đây sản xuất đậu xanh thuộc các nước Đông Nam Á và thế giới có xu hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong đó tỉ lệ hàng năm về diện tích là 26%, sản lượng là 6,6% và năng suất 1,7%. Ở nước ta đậu xanh được trồng từ rất sớm ở các vùng đồng bằng trung du và miền núi suốt từ Bắc vào Nam, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở phía Nam một ít phía Bắc và Duyên Hải Trung Bộ với diện tích hàng năm không dưới 50.000 ha. [1] Nhờ giao lưu kinh tế khoa học kỹ thuật giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, đậu xanh đã có mặt ở nhiều nước của Châu Phi, Tây Ấn Độ, Bắc Mỹ và hàng nghìn hòn đảo của Châu Úc. Ngày nay đậu xanh là cây đậu quan trọng số một của Thái Lan, Philippin, thứ hai của Srilanka, thứ ba của Ấn Độ, Miến Điện, Banglades và Indonesia. 2.1.2 Đặc điểm thực vật học Đậu xanh là loại cây trồng cạn thu quả và hạt. Cây đậu xanh thuộc loại cây thân thảo bao gồm các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. 2.1.2.1 Đặc điểm của rễ Rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và các rễ phụ. Rễ chính thường ăn sâu khoảng 20 - 30 cm, trong điều kiện thuận lợi có thể ăn sâu tới 70 - 100 cm, rễ phụ thường gồm 30 - 40 cái, dài khoảng 20 - 25 cm [12]. Trên rễ phụ có nhiều lông hút do biểu bì rễ biến đổi thành, có vai trò tăng cường sức hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, bộ rễ của cây đậu xanh yếu hơn nhiều so với các cây đậu đỗ khác nên khả năng chịu hạn và chịu úng của cây đậu xanh tương đối kém. Nếu bộ rễ phát triển của cây đậu xanh yếu hơn nhiều so với các cây đậu đỗ khác nên khả năng chịu hạn và chịu úng của cây đậu xanh tương đối kém. Nếu bộ rễ phát triển tốt thì bộ lá xanh lâu, cây ra nhiều hoa, quả, hạt mẩy. Ngược lại, bộ rễ phát triển kém thì cây sẽ chóng tàn, các đợt ra hoa sau sẽ khó đậu quả hoặc quả sẽ bị lép [7][10]. Trên rễ cây họ đậu có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Các nốt sần trên rễ bắt đầu hình thành khi cây có 2 - 3 lá thật và đạt tối đa khi cây 7 ra hoa rộ. Trên mỗi cây có khoảng 10 - 20 nốt sần, tập trung chủ yếu ở cổ rễ. Kích thước của các nốt sần không giống nhau, đường kính dao động từ 4 - 5 mm, so với đậu tương và lạc thì nốt sần của cây đậu xanh ít và nhỏ hơn. Trên các loại rễ thì lớp rễ đầu tiên có nhiều nốt sần, còn các lớp rễ mọc ra từ cổ rễ về sau ít nốt sần hơn. Người ta nhận thấy rằng những nốt sần hình thành sau khi cây ra hoa (nốt sần thứ cấp) hoạt động mạnh hơn loại nốt sần sinh ra ở nửa đầu thời kỳ sinh trưởng. Trung bình mỗi vụ, một ha đậu xanh có thể bù lại cho đất tương ứng 85 - 107 kg nitơ làm cho đất tơi xốp hơn [8][1]. 2.1.2.2 Đặc điểm của thân và cành Thân cây đậu xanh thuộc loại thân thảo hình trụ, phân đốt, cao khoảng 40 - 70 cm mọc thẳng đứng, có khi hơi nghiêng. Thân đậu xanh nhỏ, tròn, có màu xanh hoặc màu tím tùy thuộc vào kiểu gen, có một lớp lông màu nâu sáng bao bọc. Trên thân chia 7 - 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng. Độ dài của các lóng thay đổi tùy theo vị trí trên cây và điều kiện khác. Các lóng dài khoảng 8 - 10 cm, các lóng ngắn chỉ 3 - 4 cm. Từ các đốt mọc ra các cành, trung bình có 1 - 5 cành. Các cành mọc ra từ các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp I, trên mỗi cành này lại có trung bình 2 - 3 mắt, từ các mắt này mọc ra các chùm hoa. Các đốt thứ 4, 5, 6 thường là mọc ra các chùm hoa. Thời kỳ trước khi cây có 3 lá chét thì tốc độ tăng trưởng của thân chậm, sau đó mới tăng nhanh dần đến khi ra hoa và hoa rộ, đạt chiều cao tối đa lúc đã có quả chắc. Đường kính trung bình của thân chỉ từ 8 - 12 mm và tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây [10]. 2.1.2.3 Đặc điểm của lá Lá cây đậu xanh thuộc loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách. Trên mỗi thân chính có 7 - 8 lá thật, chúng xuất hiện sau khi xuất hiện lá mầm và lá đơn. Lá thật hoàn chỉnh gồm có: Lá kèm, cuống lá và phiến lá. Cả hai mặt trên và dưới của lá đều có lông bao phủ. Diện tích của các lá tăng dần từ dưới lên, các lá mọc ở giữa thân rồi lại giảm dần lên phía ngọn. Chỉ số diện tích lá (m 2 lá/m 2 đất) có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất quang hợp và năng suất thu hoạch. Số lượng lá, kích thước, hình dạng và chỉ số diện tích lá thay đổi tuỳ thuộc vào giống, đất trồng và thời vụ [4][10]. 2.1.2.4 Đặc điểm của hoa 8 Hoa đậu xanh là loại hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau ở trên cuống. Các chùm hoa chỉ phát sinh ra từ các mắt thứ ba ở trên thân, nhiều nhất là ở mắt thứ tư, còn ở các cành thì tất cả các mắt đều có khả năng ra hoa. Thường sau khi cây mọc 18 - 20 ngày thì mầm hoa hình thành , sau 35 - 40 ngày thì nở hoa. Trong một chùm hoa, từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng kéo dài 10 - 15 ngày. Mỗi chùm hoa dài từ 2 - 10 cm và có từ 10 - 125 hoa. Khi mới hình thành hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím, khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt [10]. Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa ở thân nở trước, các hoa ở cành nở sau, chậm hơn, có khi còn chậm hơn các chùm hoa cuối cùng ở ngọn cây. Trên cùng một cành, các chùm hoa cũng nở chênh lệch nhau có khi đến 10 - 15 ngày. Trong một chùm hoa cũng vậy, từ khi hoa đầu tiên nở đến hoa cuối cùng có thể chênh 10 - 15 ngày. Hoa nở được 24h là tàn, sau khi nở hoa và thụ tinh khoảng 20 ngày là quả chín. Số lượng hoa dao động rất lớn, từ 30 đến 280 hoa trên một cây. Thời gian nở hoa có thể chia thành 3 nhóm: - Nhóm ra hoa tập trung: Hoa nở kéo dài < 16 ngày. - Nhóm ra hoa không tập trung: Hoa nở liên tiếp > 30 ngày. - Nhóm ra hoa trung gian: Hoa nở từ 16 đến 30 ngày. 2.1.2.5 Đặc điểm của quả Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, có dạng hình trụ, dạng tròn hoặc dạng dẹt với đường kính 4 - 6 mm, dài 8 - 14 cm, dài khoảng 8 - 10 cm, có 2 gân nổi rõ dọc hai bên quả, đa số là quả thẳng, có một số hơi cong, khi còn non quả có màu xanh, khi chín vỏ quả có màu nâu vàng hoặc xám đen, đen gặp nắng rễ bị tách vỏ. Một cây trung bình có khoảng 20 - 30 quả, mỗi quả có từ 5 - 10 hạt. Trên vỏ quả được bao phủ một lớp lông mịn. Mật độ lông phụ thuộc vào đặc điểm của giống và khả năng chống chịu của cây. Những giống đậu xanh chống chịu bệnh khảm vàng virus và sâu đục quả có mật độ lông dày, vào thời kì chín hoàn toàn lông trên quả thường rụng đi hoặc tự tiêu biến [9]. Các quả của những lứa hoa đầu lại thường chín chậm hơn các quả ra lứa sau đó, nhưng quả to và hạt mẩy hơn. Các quả của những đợt hoa ra sau thường ngắn, ít hạt, hạt không mẩy, màu hạt cũng nhạt và bé hơn. Các quả sinh ra từ các chùm hoa trên thân nhiều quả và quả to, dài hơn quả 9 của các chùm hoa ở cành. Quả đậu xanh chín rải rác, có khi kéo dài đến 20 ngày [8]. 2.1.2.6 Đặc điểm của hạt Hạt không nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt 2 lá mầm và 1 mầm non. Mầm non là nơi thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên hạt có hình tròn, hình trụ, hình ô van, hình thoi và có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh mốc, xanh bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả. Ruột hạt màu vàng, xanh, xanh nhạt. Hình dạng hạt kết hợp với màu sắc và độ lớn của hạt là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của hạt. Mỗi quả có từ 8 - 15 hạt. Hạt của những quả trên thân thường to, mẩy hơn hạt của các quả ở cành. Hạt của các quả lứa đầu cũng to và mẩy hơn các quả lứa sau. Số lượng hạt trung bình trong một quả là một trong những yếu tố chủ yếu tạo thành năng suất của đậu xanh. Trọng lượng hạt của mỗi cây biến động lớn từ 20 - 90 gam tùy giống, thời vụ và chế độ canh tác. Khối lượng 1000 hạt từ 50 - 70 gam [9] . 2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây đậu xanh - Nhiệt độ: + Giai đoạn nẫy mầm: thích hợp 24 – 30 0 C + Giai đoạn cây con: 24 – 30 0 C + Giai đoạn ra hoa kết trái: 24 – 34 0 C + Giai đoạn chín: 20 – 25 0 C - Lượng mưa: Lượng mưa tối thiểu phải đạt từ 400 mm, tốt nhất là 700 mm. Mùa nắng cần cung cấp nước khi ẩm độ đất đạt dưới 50 % nước hữu dụng (đất bời rời, se không dính). Thiếu nước vào giai đoạn trái đang tạo bột sẽ làm hạt đậu xanh dễ bị hiện tượng “ đậu đá” (hạt cứng, không hút nước lúc nấu chè) . Gieo đậu trên nền đất lúa cần gieo sớm (5 -12 ngày sau khi rút nước), lúc đất còn ẩm (đi còn lún chân) thì hạt mới mọc mầm và sinh trưởng tốt. - Về ẩm độ đất: 10 [...]... chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp cũng như cho năng suất và chất lượng của cây đậu xanh sau này Điều đó cho thấy sự cần thiết của việc theo dõi nghiên cứu bộ lá, sự sinh trưởng phát triển của bộ lá trong việc nghiên cứu yếu tố sinh lý, sinh hóa hạn chế năng suất do yếu tố lá của đậu xanh Qua theo dõi số lá trên thân chính của các giống đậu ở cùng mức phân, ta thu được kết quả ở bảng sau:... ích cho người sản xuất Cây đậu xanh phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, để thuận tiện cho việc nhận biết và chăm sóc có thể chia ra từng thời kỳ nhỏ Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh được chia làm 2 giai đoạn: sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực [13] - giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng chia làm nhiều giai đoạn rễ đầu tiên phát sinh tử phần nhô ra của hạt kéo dài và. .. hơn 4.4 Chỉ tiêu năng suất 4.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu xanh Trong nông nghiệp, Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng phản ánh thực trạng một cách chính xác và toàn diện về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đậu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, mật độ, điều kiện ngoại cảnh, đất đai và các biện pháp kỹ... làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt và giảm năng suất cây trồng 4.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn thành các giai đoạn phát dục của đậu được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch Thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh của từng... nuôi các cơ quan, bộ phận khác nhau của cây Ngoài ra, thân còn làm nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận trên cây như: Cành, lá và là nơi phát sinh hoa trên cây Do đó, chiều cao thân chính ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của đậu xanh Chiều cao thân chính sinh trưởng một cách khỏe mạnh, cân đối sẽ là cơ sở cho các bộ phận phát triển một cách hợp lý, là tiền đề để nâng cao năng suất Sự tăng trưởng của. .. khoảng cách đó cùng với một mức phân được áp dụng trên ba giống đậu xanh khác nhau kết quả cho thấy, giống địa phương có khả năng hình thành hoa là sớm nhất là 40,73 ngày và giống phát hoa muộn nhất là giống DX-208 là 42,03 Điều đó chứng tỏ khả năng phát hoa sớm hay muộn còn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống, những giống có thời gian sinh trưởng và tuổi thọ thấp thì khả năng phát hoa và hình... khả năng sinh trưởng, phát triển của giống 4.2.2 Tỷ lệ nảy mầm Sự nảy mầm của hạt là giai đoạn bắt đầu cho chu trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Đây là quá trình hạt đậu xanh chuyển tử trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống Trong quá trình này đã diễn ra các biến đổi về sinh lí, sinh hóa mạnh mẽ dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, để chuyển hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các. .. đạt tới mức tối đa của cây, nhìn chung cây có số nhánh cao sẽ là cơ sở biện luận cho rằng đó sẽ là một giống tốt và là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây sau này 4.3 Chỉ tiêu phát dục 4.3.1 Động thái ra hoa của đậu xanh Ra hoa là đặc trưng cho sự phát dục của cây vào giai đoạn mạnh nhất, vào thời kì này diễn ra đồng thời 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực... với loại giống nào trên cơ sở đó đề ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý cho sản xuất như: Bố trí mật độ khoảng cách, chống đổ cho cây, công thức phân bón phù hợp nhất Quá trình theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ở các giống khác nhau qua các thời kì sinh trưởng và phát triển, thu được kết quả ở bảng sau: 28 Bảng 4.3: Sự tăng trưởng chiều cao của các giống đậu xanh qua các thời kỳ (Đơn vị: Cm)... độ, phân bón, thời vụ …) Việc theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu này có ý nghĩa rất lớn, giúp ta nắm được khả năng phân nhánh của giống, là cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật canh tác 32 hợp lí như: Bố trí mật độ, thời vụ hay có biện pháp chăm sóc phù hợp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các giống sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao Qua theo dõi số nhánh trên thân của giống đậu xanh ở các giống . ra hoa của các giống đậu xanh qua các thời kỳ Bảng 10: Các yếu tố cấu thành năng suất của đậu xanh và năng suất của các giống đậu xanh Bảng 11: Sự ảnh hưởng của đạm và kali đến khả năng tạo. sánh sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của các giống đậu xanh ở mức phân 60N + 100 P 2 O 5 + 80 K 2 O trên nền đất xám bạc màu tại khu vực Đồng 5 Xoài, Bình Phước”. 1.2 Mục tiêu và. cứu gồm những nội dung sau: + Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển, và tốc độ tăng trưởng của các giống đậu xanh. + Ảnh hưởng của của phân bón đến năng suất đậu xanh. 3.4 Vật liệu nghiên cứu 16

Ngày đăng: 07/06/2015, 13:05

Mục lục

  • Mục Lục

    • 2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu xanh trên thế giới

      • 2.2.1 Tình hình nghiên cứu

      • 2.2.2 Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới

      • 2.3.2 Tình hình nghiên cứu và xản xuất đậu xanh trong nước

      • 3.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm

      • 3.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm

      • 3.6 Chỉ tiêu theo dõi

        • 3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

        • 3.6.2 Các chỉ tiêu phát dục

        • 3.6.3 Chỉ tiêu năng suất

        • 3.6.6 Xử lý số liệu

        • 4.2.1. Thời gian sinh trưởng

        • 4.4 Chỉ tiêu năng suất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan