Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng

50 633 1
Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải rắn y tế 3 1.1.1. Định nghĩa chất thải y tế 3 1.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn y tế 3 1.1.3. Tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại 5 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6 1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.4. Công nghệ khử trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 11 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu 17 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn 17 2.2.3. Phương pháp định tính 17 2.2.4. Đánh quá hiệu quả xử lý lò hấp bằng test BI theo GEF (Golbal health care waster Project ) 19 2.2.5. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ 20 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương 22 3.1.1. Tổ chức quản lý chất thải y tế 22 3.1.2. Năng lực của nhân viên y tế đối với việc quản lý chất thải y tế 23 3.1.3. Thực trạng phát sinh, thu gom và phân loại CTRYT tại bệnh viện 27 3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện 32 3.2.2. Công nghệ khử khuẩn chất rắn lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 32 3.3. Đánh giá hiệu quả khử trùng bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 36 3.3.1. Xác định hiệu quả khử trùng đối với các nhóm vi khuẩn (phương pháp định tính) 36 3.3.2. Xác định hiệu quả khử trùng bằng phương pháp test BI theo GEF 37 3.4. Ý nghĩa môi trường của công nghệ lò hấp tiệt trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng được sử dụng tại bệnh viện 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40 1. Kết luận 40 2. Kiến nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 1.Tiếng Việt 41 2.Tiếng Anh 43 KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BVĐK : Bệnh viện đa khoa BHLĐ : Bảo hộ lao động CTMTĐT : Công ty môi trường đô thị CTRNH : Chất thải rắn nguy hại CTRYT : Chất thải rắn y tế CTLN : Chất thải lây nhiễm CTYT : Chất thải y tế CTYTLN : Chất thải y tế lây nhiễm GB : Giường bệnh PCB : Polyclobiphenyl PVC : Polyvinylclorua PE : Polyetylen NVYT : Nhân viên y tế PP : Polypropylen TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VNĐ : Việt Nam Đồng VSV : Vi sinh vật WHO : Tổ chức Y tế thế giới DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Yêu cầu về thời gian trong phươmg pháp tiệt khuẩn bằng hơi nước 16 Bảng 2. Danh sách vi sinh vật theo thứ tự giảm sức đề kháng với nhiệt và hóa chất khử trùng 20 Bảng 3. Phân bố chức danh của nhân viên y tế 24 Bảng 4. Kết quả thăm dò về nhận thức của NVYT đến nội dung phân loại CTRYT 24 Bảng 5. Kết quả thăm dò kiến thức của NVYT về quy định thu gom CTYT 26 Bảng 6. Khảo sát thực hành phân loại sai chất thải 27 Bảng 7. Thực trạng CTYT phát sinh hàng ngày tại BV ở thời điểm nghiên cứu 29 Bảng 8. Thông số kỹ thuật của thiết bi hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 34 Bảng 9. Tính năng kỹ thuật của máy cắt chất thải y tế sau khi đã tiệt khuẩn 35 Bảng 10. Kết quả phân tích thành phần vi sinh vật trong CTYTLN trước xử lý và sau xử lý theo thời điểm xử lý 36 Bảng 11. Kết quả XN test BI Geobacillus stearothermophilus sau xử lý 39 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Sơ đồ phân bố áp suất của thiết bị khử trùng 14 Hình 2. Sơ đồ thiết bị khử trùng CTRYTLN bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 16 Hình 3. Mô tả các vị trí kiểm tra trong lò 20 Hình 4. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải y tế bệnh viện 23 Hình 5. Hiện trạng CTRYT được thu gom và phân loại tại các khoa phòng 33 Hình 6. Quy trình thu gom phân loại và xử lý CTRYTLN tại bệnh viện 34 Hình 7.Thiết bị khử trùng CTRYTLN bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng 34 MỞ ĐẦU Chất thải rắn y tế thường chứa nhiều thành phần nguy hại như mầm bệnh dễ lây nhiễm, các hoá chất độc hại và các vật sắc nhọn nguy hại. Việc xử lý chất thải bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng đã là một vấn đề cấp bách cần phải quản lý và xử lý an toàn không chỉ tại Việt Nam mà cả thế giới. Theo báo cáo của Bộ y tế, tính đến tháng 10 năm 2007, cả nước có 1.087 bệnh viện bao gồm 1.023 bệnh viện nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng số hơn 140.000 giường bệnh. Ngoài ra còn có hơn 10.000 trạm y tế xã, hơn chục ngàn cơ sở phòng khám tư nhân. Theo ước tính, trung bình mỗi giường bệnh một ngày phát sinh từ 2,0 đến 2,5 kg chất thải trong đó khoảng từ 10- 25% chất thải nguy hại. Như vậy, với khoảng trên 140.000 giường bệnh đang hoạt động hết công suất, mỗi ngày có khoảng 280-350 tấn chất thải phát sinh từ các bệnh viện. Theo ước tính của các chuyên gia, đến năm 2010 tổng lượng chất thải rắn phát sinh sẽ là 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 60 - 70 tấn/ngày là chất thải rắn nguy hại phải xử lý. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế (khoảng 7,6%/năm). Ước tính đến năm 2015 số lượng chất thải y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng trên 800 tấn/ngày. Lượng chất thải y tế này, nếu không được xử lý đúng phương pháp sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, đe dọa đến sức khỏe con người trước tiên là những nhân viên y tế, người bệnh [1]. Để xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế, mỗi nhóm và loại chất thải có phương pháp riêng. Chất thải rắn trong y tế thường được xử lý bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao trên 1000 o C [36]. Đây chưa phải là phương pháp thân thiện môi trường và an toàn vì trong quá trình đốt, rất nhiều những khí thải, khí độc hại sinh ra làm ô nhiễm môi trường, nhất là nhựa có chứa clo. Bên cạnh đó, đa phần các vật liệu nhựa dùng cho ngành y tế thường là những loại có chất lượng tốt nên việc đốt toàn bộ chất thải y tế sẽ gây ra sự lãng phí. Các chất thải rắn như bơm tiêm, chai nhựa đựng dịch truyền, dây truyền dịch… nếu được quản lý, phân loại và xử lý ban đầu tốt thì sẽ trở thành nguyên liệu hữu ích tái chế cho các mục đích sử dụng khác. Làm được điều này sẽ đem lại những lợi ích thiết thực như làm giảm chi phí trong việc xử lý chất thải y tế của các bệnh viện, tiết kiệm được nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường do chất thải y tế phát sinh từ bệnh viện, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân viên y tế và cộng đồng dân cư [43]. Bệnh viện Lao phổi Trung ương nằm trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, đây là khu vực có mật độ dân số cao. Là bệnh viện chuyên khoa hạng I tuyến cao nhất. Bệnh viện có chức năng khám, chữa bệnh, dự phòng và phục hồi chức năng cho người bệnh thuộc chuyên khoa lao và bệnh phổi ở tuyến cao nhất, giải quyết các kĩ thuật chẩn đoán, điều trị các bệnh lao ngoài phổi từ các tuyến dưới chuyển đến và là tuyến cuối cùng tập trung bệnh nhân điều trị bệnh nặng có nhiều nhiễm trùng cơ hội trong bệnh cảnh nhiễm lao, nấm, HIV, các vi khẩn đường ruột với yếu tố lây nhiễm cao. Bệnh viện có 500 giường bệnh luôn trong tình trạng quá tải, thời gian điều trị đối với bệnh nhân thường kéo dài nên lượng rác thải phát sinh hàng ngày cao, đặc biệt là lượng chất thải lây nhiễm. Trong công tác quản lý chất thải, bệnh viện đã sử dụng công nghệ khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng. Để có số liệu khoa học xem xét đến hiệu quả cũng như những ưu điểm của công nghệ này với việc khử trùng, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu hiệu quả khử trùng chất thải rắn y tế lây nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng". Địa điểm nghiên cứu được chọn tại bệnh viện Lao phổi Trung ương với nội dung chủ yếu gồm: 1. Đánh giá thực trạng nhận thức và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Lao phổi Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả khử trùng của công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng đối với chất thải rắn y tế lây nhiễm. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa và các đặc trưng của chất thải rắn y tế 1.1.1. Định nghĩa chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, nghiên cứu, đào tạo về khám chữa bệnh CTYT lây nhiễm là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, chất phóng xạ thường ở dạng rắn, lỏng, khí. CTYTLN được xếp là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định riêng; gây nguy hại sức khỏe, an toàn môi trường hay gây cảm giác thiếu thẩm mỹ [2]. 1.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn y tế Căn cứ vào đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại, CTRYT được phân thành 5 nhóm sau[2] : 1. Chất thải lây nhiễm: a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 2. Chất thải hoá học nguy hại: a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. b) Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế. c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu. d) Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 3. Chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 4. Chất thải chứa khí có áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO 2 , bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 5. Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại. c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. Các chất thải được thu gom vào các thùng và túi theo màu quy định tại Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế. - Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm. - Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ. - Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ. - Màu trắng đựng chất thải tái chế. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 1998 - 1999 thành phần CTYT ở một số bệnh viện Việt Nam gồm: + Chất thải rắn y tế: Giấy các loại, kim loại, vỏ hộp; thuỷ tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa, bông băng, bột bó gãy xương; chai, túi nhựa các loại, bệnh phẩm, rác hữu cơ, đất đá và các vật rắn khác. + Chất thải lỏng bệnh viện: nước thải từ khoa Xét nghiệm, X quang, khoa lâm sàng, cận lâm sàng, bộ phận phục vụ trong bệnh viện và nước mưa. - Chất thải khí: khí thải từ các công trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ CTYT 1.1.3. Tác hại của chất thải rắn y tế nguy hại Trong chất thải y tế nguy hại có khả năng chứa đựng tất cả các loại vi sinh vật như: vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, tụ cầu vàng. Đặc biệt là những VSV có sức đề kháng cao với môi trường như vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn nhiễm trùng bệnh viện, các loại virut đường ruột, virut viêm gan, HIV [3]. Việc tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương vì những lý do chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm như các dược phẩm có thành phần độc hại, chất phóng xạ, vật sắc nhọn gây tổn thương, chất thải có yếu tố ảnh hưởng tâm lý xã hội. Những đối tượng có nguy cơ với chất thải y tế bao gồm tất cả những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại. Đó là các bác sĩ, y tá, hộ lý, y công, bệnh nhân, [...]... chất thải rắn y tế cho th y các công nghệ xử lý CTRYT hiện hành đều là công nghệ đốt Công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp khử tiệt khuẩn bằng vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa chưa có một nghiên cứu tổng thể nào để đánh giá, phân tích ưu nhược điểm của công nghệ khi áp dụng tại Vi t Nam 1.4 Công nghệ khử trùng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng [ 35 ] a Nguyên lý Bản chất của sóng vi ba là sóng. .. đến công tác quản lý chất thải y tế của bệnh vi n L y số liệu thứ cấp về công tác khử khuẩn chất thải rắn l y nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng - Đánh giá hiệu quả khử trùng của công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng: Để đánh giá hiệu quả khử trùng của thiết bị khóa luận sử dụng 2 phương pháp đánh giá như sau: 2.2.3 Phương pháp định tính Phương pháp n y dùng để đánh giá hiệu quả. .. học, tiêu diệt vi khuẩn [35] b Ứng dụng công nghệ khử trùng hơi nước bão hòa kết hợp bằng vi sóng Công nghệ khử khuẩn bằng hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng nhằm khử tiệt trùng rác thải l y nhiễm thành rác thải thông thường, giúp cho vi c xử lý rác cuối cùng được rẻ hơn và an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng hơn Bản chất của công nghệ dựa trên vi c tạo ra một môi trường nhiệt từ hơi nước nóng và... BYT ng y 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế  Cán bộ nhân vi n y tế trong bệnh vi n  Quá trình thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải tại bệnh vi n  Địa điểm khảo sát và nghiên cứu: Bệnh vi n Lao phổi Trung ương - Số 463 Đường Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội 2.1.2 Hệ thống khử trùng chất thải rắn l y nhiễm bằng công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng Hình 2 Sơ đồ thiết bị khử trùng. .. 23] Lượng chất thải rắn y tế phát sinh là cơ sở quan trọng để xác định khối lượng thu gom, công suất lò đốt Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu trong nước về tổng lượng CTYT phát sinh trên địa bàn cả nước có sự sai lệch: Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiển 50 - 70 tấn/ng y, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Nga (Bộ Y tế) là 16,5 tấn/ng y [20]; kết quả nghiên cứu của Lê... 95,01 2,2 1 1.1 Chất thải nguy hại Chất thải l y nhiễm 1.2 Chất thải hóa học 1.3 1.4 2 Khối lượng (kg/ng y) Loại chất thải Chất thải sinh hoạt Tổng số CTYT 1181 0,1 2,4 Trong nghiên cứu n y tác giả sử dụng khối lượng chất thải rắn y tế trung bình kg/GB/ng y tại bệnh vi n Lao phổi Trung ương để để so sánh với các bệnh vi n khác Qua Bảng 7 cho th y lượng chất thải rắn y tế/ GB/ng y tại bệnh vi n Lao phổi... ung thư cho người phơi nhiễm 7 Phân loại đúng mỗi màu Dựa theo quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ng y 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) về phân loại chất thải y tế theo hướng dẫn tại điều 6, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm gồm: chất thải l y nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường... lượng chất thải y tế /GB/ng y tại bệnh vi n Lao phổi Trung ương (2,4 kg/GB/ng y) cao gần gấp đôi so với kết quả nghiên cứu bệnh vi n Đa khoa tỉnh Thái Nguyên khối lượng chất thải y tế (1,3 kg/GB/ng y) [20]; cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) ở bệnh vi n tuyến trung ương (0,97 kg/GB/ng y) [3] Khi xét về lượng CTYT l y nhiễm của bệnh vi n Lao phổi Trung ương 0,1kg CTYTLN/GB/ng y) đều thấp... duy trì trong 1 khoảng thời gian sao cho đủ để khử hay tiệt khuẩn (theo các cấp độ khác nhau) Trong khi loại công nghệ nhiệt ướt chủ y u chỉ sử dụng hơi nước để làm nóng chất thải từ bên ngoài bề mặt chất thải thì hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng làm nóng chất thải cả 2 hướng từ bên ngoài (do có hơi nước bão hòa) và từ bên trong (do sử dụng vi sóng – microwave) Chính điều n y đã giúp cho hiệu quả khử. .. đặc tính của chất thải sử dụng công nghệ vi sóng tại bệnh vi n cho hiệu quả cao, giảm chi phí xử lý và khối lượng chất thải [27] Nghiên cứu ở 95 cơ sở y tế ở Attica, Ai Cập để tính toán lượng chất thải phát sinh cũng như thành phần chất thải y tế nhằm thiết kế hệ thống xử lý chất thải Kết quả cho th y, trung bình 17% tổng lượng chất thải phát sinh là chất thải l y nhiễm, tuy nhiên không có mối liên quan . động CTMTĐT : Công ty môi trường đô thị CTRNH : Chất thải rắn nguy hại CTRYT : Chất thải rắn y tế CTLN : Chất thải l y nhiễm CTYT : Chất thải y tế CTYTLN : Chất thải y tế l y nhiễm GB : Giường. thức và quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh vi n Lao phổi Trung ương. 2. Đánh giá hiệu quả khử trùng của công nghệ hơi nước bão hòa kết hợp vi sóng đối với chất thải rắn y tế l y nhiễm. . thải phát sinh hàng ng y cao, đặc biệt là lượng chất thải l y nhiễm. Trong công tác quản lý chất thải, bệnh vi n đã sử dụng công nghệ khử trùng chất thải rắn y tế l y nhiễm bằng công nghệ hơi

Ngày đăng: 06/06/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan