Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an

80 846 2
Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH Err or! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tại Việt Nam 3 1.2. Tổng quan về thành phần chất thải của ngành chăn nuôi gia súc 4 1.3. Đặc nh nước thải chăn nuôi 7 1.4. Ảnh hưởng của nước thải trong chăn nuôi gia súc đến môi trường và sức khỏe con người 9 1.5. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng phát triển chăn nuôi gia súc ở Nghệ An 11 1.6. Hiện trạng ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An 14 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu 21 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 25 3.2. Đánh giá chung về môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung 29 3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 37 3.4. Thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 54 3.5. Đề xuất giải pháp quản lý trong thời gian tới 59 iii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 74 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường UBND : Ủy ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa COD : Nhu cầu ô xy hóa học TSS : Chất rắn lơ lửng Pt : Tổng phốt pho Nt : Tổng Nitơ v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lượng phân gia súc thải ra hàng ngày tính 5 trên phần trăm tỉ trọng cơ thể 5 Bảng 1.2. Thành phần hóa học của nước tiểu gia súc 7 Bảng 1.3. Thành phần các chất có trong nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc 9 Bảng 1.4. Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi 11 Bảng 1.5. Tỷ trọng sản xuất nông nghiệp Nghệ An từ năm 2010 -2013 (%) 14 Bảng 1.6: Số lượng gia súc tỉnh Nghệ An từ năm 2010 - 2013 (con) 14 Bảng 1.7. Số trang trại và trang trại chăn nuôi năm 2012, 2013 15 Bảng 1.8: Số lượng gia súc phân theo huyện năm 2013 (con) 16 Bảng 1.9. Sản lượng thịt trâu, bò, lợn hơi xuất chuồng phân theo huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An năm 2013 (tấn) 17 Bảng 2.1. Các trang trại chăn nuôi gia súc được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An 20 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Trang trại chăn nuôi lợn thịt tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An 25 Hình 3.2: Trang trại chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Nghệ An 27 Hình 3.3: Trang trại chăn nuôi bò sữa 28 Hình 3.4. Bể điều hòa, điều chỉnh pH 34 Hình 3.5. Xử lý nước thải bằng biogas tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An 34 Hình 3.6. Nước thải qua bể lắng 35 Hình 3.7. Nước thải qua hồ sinh học có sục khí 35 Hình 3.8. Một số hồ sinh học tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh 36 Hình 3.9. Khí thải từ hệ thống biogas được đốt liên tục 36 Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn thông số pH trong nước thải chăn nuôi lợn 45 Hình 3.11. Biểu đồ so sánh đầu ra BOD trong nước thải chăn nuôi 47 Hình 3.12. biểu đồ so sánh COD trong nước thải chăn nuôi 48 Hình 3.13: Biểu đồ so sánh N tổng trong nước thải chăn nuôi 50 Hình 3.14. Biểu đồ so sánh TSS trong nước thải tại các trang trại chăn nuôi 51 Hình 3.15: Biểu đồ so sánh Pt trong nước thải chăn nuôi 52 Hình 3.16. Biểu đồ so sánh Coliform trong nước thải chăn nuôi 53 1 MỞ ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế giới đã phát triển rất nhanh chóng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Chăn nuôi cùng với trồng trọt là những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trong những năm qua, ngành chăn nuôi ở nước ta đã khởi sắc và có sự tăng trưởng khá cao. Tính đến tháng 04 năm 2014 đàn trâu có 2,58 triệu con; đàn bò có 5,18 triệu con, riêng bò sữa phát triển mạnh, tổng đàn bò sữa năm 2014 của cả nước đạt 200,4 nghìn con, tăng 14% so với năm 2013; đàn lợn có 26,39 triệu con… giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam đạt 30% tổng GDP trong nông nghiệp [3]. Cùng với sự lớn mạnh của ngành chăn nuôi cả nước, ngành chăn nuôi Nghệ An cũng thu được những thành tựu to lớn. Hiện nay Nghệ An là tỉnh có tổng đàn trâu, bò lớn nhất cả nước, tổng đàn lợn đứng thứ 3 toàn quốc [17], tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ngày càng cao, thu nhập ngành chăn nuôi hiện chiếm 43,81% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp [10]. Quy mô chăn nuôi gia súc đang chuyển dịch từ việc chăn thả, nuôi theo quy mô hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi tập trung hoặc bán tập trung. Sự chuyển dịch quy mô chăn nuôi đã và đang giảm dần các mặt hạn chế của mô hình chăn nuôi đơn lẻ, hộ gia đình, như: Chăn nuôi nhỏ, thiếu bền vững, manh mún, hầu hết được nuôi ở quy mô hộ gia đình tận dụng thức ăn thừa nên khó kiểm soát bệnh dịch, các hộ gia đình không quan tâm đến công tác tiêm phòng hay phòng chống dịch bệnh theo quy trình của cơ quan thú y [17]. Tuy nhiên, sự chăn nuôi tập trung đã kéo theo những hệ lụy về mặt môi trường nếu không kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ. Nguồn chất thải đang từ dạng phân tán trên diện rộng trở thành nguồn thải tập trung, thải lượng ô nhiễm cao vượt quá sức tự làm sạch của môi trường xung quanh gây ra những biểu hiện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất thải chăn nuôi bao gồm: phân, chất lót chuồng, lông, nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc và các khí thải. Ở nhiều nơi không được xử lý mà thải đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài đã 2 làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, tác động ngược lại đến sản xuất và gia tăng rủi ro cho ngành chăn nuôi. Quy mô trang trại chăn nuôi càng lớn thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường càng cao. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều sự cố ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc tập trung như: Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc Thái Dương, Trại lợn Thành Đô, trại lợn Bình Minh gây ô nhiễm môi trường… Nguyên nhân chủ yếu là: các chủ trang trại không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hoặc xử lý nước thải nhưng không triệt để; cơ chế chính sách chưa đầy đủ và chưa đồng bộ; nhận thức và ý thức của tổ chức và cá nhân về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn hạn chế v.v… Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường nước của hoạt động chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An” với các mục tiêu chính: (i) Đánh giá tổng quan về phát triển trang trại chăn nuôi và hiện trạng môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (ii) đánh giá thực trạng xử lý thải nước thải trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung điển hình trên địa bàn tỉnh Nghệ An, (iii) đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình chăn nuôi gia súc tại Việt Nam Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động. Việc chăn nuôi gia súc là một bộ phận quan trọng trong nền nông nghiệp. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) [8]: Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất. Chăn nuôi Việt Nam, giống như các nước trong khu vực phải duy trì mức tăng trưởng cao nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu. Tình hình chăn nuôi cả nước trong năm 2014 không có biến động nhiều, dịch bệnh lớn không xảy ra. Chăn nuôi lợn gặp nhiều thuận lợi do giá lợn ổn định ở mức cao, dịch lợn tai xanh không xảy ra. Ước tính tổng đàn lợn cả nước tăng 1,5 – 2,0% so cùng kỳ 2013 [8]. Đàn bò thịt không có nhiều biến động. Đàn bò sữa tăng khá, tập trung tăng nhiều ở một số địa phương: Hà Nội, Nghệ An, Sơn La, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh và Long An, cụ thể như sau: Chăn nuôi trâu, bò: Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2014 cả nước có 2,58 triệu con trâu, tương đương cùng kỳ năm trước; 5,18 triệu con bò, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung số lượng trâu giảm chủ yếu do hiệu quả chăn nuôi thấp và diện tích chăn thả bị thu hẹp; riêng đàn bò sữa tiếp tục tăng, đạt 200,4 nghìn con, tăng 26 nghìn con (+14%) so cùng kỳ. Sản lượng thịt trâu, bò 6 tháng đầu năm đạt xấp xỉ cùng kỳ. Sản lượng sữa bò đạt 265,4 nghìn tấn, tăng 19,2% so cùng kỳ năm trước [3]. 4 Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2014 nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam vào khoảng 408 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn so với năm 2013 [3]. Sản lượng thịt bò của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 393 nghìn tấn và để đáp ứng đủ nhu cầu cần phải nhập khẩu ít nhất 15 nghìn tấn [3]. Chăn nuôi lợn: Theo kết quả điều tra sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2014 cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước [3]. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam năm 2014 vào khoảng 2,245 triệu tấn, tăng 1,8% so với năm 2013. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam năm 2014 dự kiến ở mức 2,26 triệu USD, đảm bảo cho Việt Nam xuất khẩu khoảng 15 nghìn [3] tấn thịt lợn. Ở Nghệ An, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến tháng 10/2014 [20], thực trạng về chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh như sau: Tổng đàn trâu đạt 295.200 con, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 107% kế hoạch đặt ra; Tổng đàn bò đạt 384.300 con, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó, đàn bỏ sữa ước đạt 34.500 con; Tổng đàn lợn đạt 974.300 con, giảm so với năm 2013 nguyên nhân là do giá cả thấp, các hộ nuôi nhỏ lẻ không có lãi nên nhiều hộ đã tạm ngừng nuôi. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 210.000 tấn/năm, tăng 6,85% so với cùng kỳ năm 2013. Sản lượng sữa bò tươi ước đạt 160.000 tấn [21]. 1.2. Tổng quan về thành phần chất thải của ngành chăn nuôi gia súc 1.2.1. Chất thải rắn Ch ất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bao gồm: Phân, chất độn, lông, thức ăn dư thừa, bao gói đựng thức ăn , xác gia súc chết, Tỷ lệ các chất hữu c ơ , vô cơ, vi sinh vật trong chất th ải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài gia súc và cách dọn 5 vệ sinh. Theo nguyên cứu của Trương Thanh Cảnh thì lượng phân gia súc thải ra hàng ngày được biết ở bảng sau: Bảng 1.1. Lượng phân gia súc thải ra hàng ngày tính trên phần trăm tỉ trọng cơ thể TT Loại gia súc Khối lượng phân (% tỉ trọng) 1 Bò sữa 7-8 2 Bò thịt 5-8 3 Lợn 6 - 8 Phân là thành phần cơ bản của chất thải rắn ngành chăn nuôi. Trong phân chứa: 56-83% nước; 1-26% chất hữu cơ; 0,32-1,6% nitơ; 0,25-1,4% phốt pho; 0,15- 0,95% kali và nhiều loại vi khuẩn, virút, trứng giun sán gây bệnh cho người và độ ng vật. Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các thành phần này cũ ng khác nhau tuỳ từng loại gia súc. 1.2.2. Nước thải Nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, vệ sinh máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc hàng ngày, nước tiểu của gia súc, Thành phần n ướ c thải từ các trại chăn nuôi gia súc như sau: - Ch ất hữu cơ: 70-80% gồm cellulose, protit, axít amin, chất béo, hiđrat cacbon và các dẫn xuất của chúng… Hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân hủy. - Vi sinh vật gây bệnh: N ướ c thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virút và ký sinh trùng như trứng giun sán, vi khuẩn Sallmonella, E. coli. - Ch ất vô c ơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, ure, amoni, muố i Cl - , SO 4 2- Thành phần n ướ c thải chăn nuôi biến độ ng rất lớn phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi, ph ươ ng pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng n ướ c vệ sinh chuồng tr ại Trong n ướ c thải, n ướ c chiếm 75-95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và các vi sinh vật. [...]... liên quan đến ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến môi trường và sức khỏe; các thông tin về các biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi; hoạt động chăn nuôi gia súc và công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung; Các thông tin về các vấn đề môi trường bức xúc liên quan đến trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.2.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa. .. 3.2.4 Hiện trạng sử dụng nước cấp tại các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An Trong chăn nuôi nước có vai trò rất quan trọng Nước được dùng vào các mục đích: cho gia súc uống, tắm cho gia súc và dùng để vệ sinh chuồng trại Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh đều sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước giếng khơi và nước tái sử dụng lại để cấp cho chăn. .. liệu về tình hình phát triển và hiện trạng môi trường trong hoạt động chăn nuôi nói chung và môi trường nước trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Trên cơ sở các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận về kinh tế trang trại, lựa chọn các trang trại có tính đặc thù về chăn nuôi gia súc tập trung để điều tra, đánh giá Thiết kế và gửi phiếu điều tra đến các trang trại được lựa chọn phù hợp... lao động luôn luôn sạch sẽ, trước khi vắt sữa tay rửa bằng xà phòng và lau khô Tổng lượng nước cung cấp cho bò là khoảng 140 lit/con/ngày Theo định mức thì nước thải từ bò sữa khoảng 100 lit/con/ngày [7] 28 3.2 Đánh giá chung về môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung 3.2.1 Hiện trạng sử dụng chuồng trại trong chăn nuôi gia súc tập trung Hiện nay, các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung trên địa. .. (áp lực; nguyên nhân) - State (trạng thái; hiện trạng) - Respond (đáp ứng; giải pháp) 24 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại Quy trình nuôi lợn của các trang trại tương đối giống nhau Một số trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều nhập từ Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam Trọng lượng... hợp hiện có trong tỉnh; Các chương trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế đã và đang triển khai liên quan đến vấn đề môi trường trong chăn nuôi nói chung và nước thải chăn nuôi gia súc tập trung nói riêng Các tài liệu kế thừa liên quan đến các thông tin sau: Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các thông tin liên quan hoạt động chăn nuôi gia súc ở Việt Nam, ở tỉnh Nghệ An; các... Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2013 [10] 14 Chăn nuôi Nghệ An trong những năm gần đây, số lượng gia súc giảm dần ở các hộ dân, nhưng các trang trại chăn nuôi đã được hình thành và phát triển Số lượng gia súc của các huyện, thị xã, thành phố tăng nhanh Bảng 1.7 Số trang trại và trang trại chăn nuôi năm 2012, 2013 2012 Tổng số Trang trại trang trại chăn nuôi 3 2 2013 Tổng số Trang trại trang trại chăn. .. nước Các trang trại chăn nuôi gia súc tập trung nằm gần khu vực dân cư chiếm 10% số trang trại điều tra Mặc dù việc quy hoạch tổng thể cho phát triển chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có nhưng đối với mỗi trang trại trước khi lựa chọn để xây dựng đã có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, trong đó yếu tố bảo vệ môi trường cũng được coi trọng, đặc biệt là các trang trại với... giải phân động vật và do quá trình hô hấp bình thường của động vật trong một không gian kín 1.3 Đặc tính nước thải chăn nuôi Như đã nêu ở trên, nước thải chăn nuôi bao gồm từ nhiều loại khác nhau như: Nước tiểu, nước tắm rửa cho gia súc, nước vệ sinh chuồng trại, sữa hỏng (đối với gia súc lấy sữa),… 1.3.1 Nước tiểu Nước tiểu gia súc có thành phần chủ yếu là nước, chiếm trên 90% tổng khối lượng nước tiểu... trại với quy mô lớn 3.2.3 Hiện trạng sử dụng thức ăn trong chăn nuôi Việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi có ý nghĩa lớn đối với các hộ chăn nuôi trong việc tăng trọng của gia súc để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi Ngoài ra, việc sử dụng thức ăn trong chăn nuôi liên quan rất lớn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Các loại thức ăn thường được sử dụng trong chăn nuôi gia súc tập trung thức ăn tự phối chế . hình chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 25 3.2. Đánh giá chung về môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung 29 3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải trong chăn nuôi. tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các mục tiêu chính: (i) Đánh giá tổng quan về phát triển trang trại chăn nuôi và hiện trạng môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ. trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 37 3.4. Thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 54 3.5. Đề

Ngày đăng: 06/06/2015, 08:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan