Bài tập TN và TL chưong oxi-lưu huỳnh mơi

5 672 3
Bài tập TN và TL chưong oxi-lưu huỳnh mơi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH (Bài tập số 2) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Hidropeoxit là hợp chất: A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. B. Chỉ thể hiện tính khử. D. Rất bền. Câu 2:Phân tử ozon gồm: A. Hai liên kết đôi. C. Một liên kết đôi và một liên kết cho nhận. B. Một liên kết đôi, một liên kết đơn. D. Hai liên kết cho nhận. Câu 3: Để phân biệt khí O 2 và O 3 có thể sùng hóa chất là: A. Cu. C. Hồ tinh bột. B. H 2 . D. Dung dịch KI và hồ tinh bột. Câu 4: Người ta thường dùng các bình bằng thép để chở axit sunfuric đặc vì: A. H 2 SO 4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường. B. H 2 SO 4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường. C. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H 2 SO 4 đặc. Câu 5: Chất nào bị thụ động trong H 2 SO 4 đặc nguội: A. Fe. C. Al B. Cu. D. Cả A và B. Câu 6: Để nhận biết muối sunfua và H 2 S có thể dùng hóa chất là: A. dung dịch Na 2 SO 4 . C. dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . B. Dung dịch FeCl 2 . D. dung dịch NaOH. Câu 7: Nếu được cân bằng với hệ số là các số nguyên nhỏ nhất thì tổng các hệ số của phản ứng sau là: SO 2 + KMnO 4 + H 2 O -> K 2 SO 4 + H 2 SO 4 + MnSO 4. A. 12. C. 16. B. 18. D. 14. Câu 8: Người ta phân biệt SO 2 và SO 3 bằng; A. Dung dịch Brom. C. Dung dịch KMnO 4 . B. Dung dịch BaCl 2 . D. Tất cả đều đúng. Câu 9. Hoà tan 0,01 mol oleum H 2 SO 4 .3SO 3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml. Câu 10. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí H 2 S? A. P 2 O 5 . B. H 2 SO 4 đặc. C. CaO. D. Cả 3 chất. Câu 11. Từ 120 kg FeS 2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch H 2 SO 4 98% (d = 1,84 gam/ml)? A. 120 lit. B. 114,5 lit. C. 108,7 lit. D. 184 lit. Câu 12. Số oxi hoá của S trong các chất: SO 2 , SO 3 , S, H 2 S, H 2 SO 4 , Na 2 SO 4 lần lượt là: A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4. C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6. Câu 13. Phản ứng nào sau đây là sai? A. 2FeO + 4H 2 SO 4 đặc -> Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O. B. Fe 2 O 3 + 4H 2 SO 4 đặc -> Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O. C. FeO + H 2 SO 4 loãng -> FeSO 4 + H 2 O. D. Fe 2 O 3 + 3H 2 SO 4 loãng -> Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3H 2 O. Câu 14. Phản ứng nào không thể xảy ra? A. SO 2 + dung dịch nước clo. B. SO 2 + dung dịch BaCl 2 . C. SO 2 + dung dịch H 2 S. D. SO 2 + dung dịch NaOH. Câu 15. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO 2 và CO 2 ? A. dung dịch nước brom. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH) 2 . D. dung dịch Ca(OH) 2 . Câu 16. Hoà tan 33,8 gam oleum H 2 SO 4 . nSO 3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl 2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là A. H 2 SO 4 .SO 3 . B. H 2 SO 4 .2SO 3 . C. H 2 SO 4 .3SO 3 . D. H 2 SO 4 .4SO 3 . Câu 17. Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hoá? A. K 2 S. B. Na 2 SO 3 . C. SO 2 . D. H 2 SO 4 . Câu 18. Cho 12 gam một kim loại hoá trị 2 tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 5,6 lit khí (ở O 0 C, 2 atm). Kim loại hoá trị 2 là A. Canxi. B. Sắt. C. Magiê. D. Đồng. Câu 19: Nếu được cân bằng với các hệ số là các số nguyên nhỏ nhất thì tống các hệ số của phản ứng sau là: H 2 O 2 + KMnO 4 + H 2 SO 4 -> MnSO 4 + K 2 SO 4 + O 2 + H 2 O A. 26. B. 25. C. 38. D. 14. Câu 20: Hòa tan 1.8 g muối sunfat của kim loại hóa trị 2 vào nước rồi pha loãng cho đủ 50 ml dung dịch. Để phản ứng hết với dung dịch này cần 20 ml dung dịch BaCl 2 0.75M. Công thức phân tử của muối đó là: A. MgSO 4 . B. CuSO 4. C. CaSO 4 . D. BaSO 4 . Câu 21: Một nguyên tố X tạo ra 2 oxit. Phần trăm khối lượng của oxi trong hai oxit đó lần lượt là 50% và 60%. Công thức phân tử 2 oxit là: A. CO 2 và CO. C. NO và NO 2. B. SO 2 và SO 3 . D. N 2 O và NO. Câu 22: Oxi có thể tác dụng với tất cả các chất nào trong dãy dưới đây: A. Na, Mg, Cl 2 , S . C. Na, Al, I 2 , N 2 . B. Mg, Ca, N 2 , S. D. Mg, Ca, Au, S. Câu 23: Lượng lưu huỳnh cần để phản ứng hết với 28 gam sắt là: A. 1 g. C. 6.4 g. B. 8 g. D. 16g. Câu 24: 96 gam oxi được tạo ra từ phản ứng phân tích ozon. Số mol ozon cần dùng cho phản ứng này là: A. 1 B. 2. C. 3 D. 4. Câu 25: Thể tích SO 2 (đktc)hình thành khi cho 9.6 gam S phản ứng hoàn toàn với 4.48 lit oxi (đktc) là: A. 4.48 l B. 6.72 l. C. 8.96l. D. 11.2l. Câu 26. Cần bao nhiêu gam Na 2 SO 3 cho vào nước để điều chế 5 lit dung dịch có nồng độ 8% (D=1.075 g/ml) là : A. 430 g. B. 400 g. C. 250 g. D. 170 g. Câu 27: Cho 12 gam kim loại (hóa trị 2)tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 5.6 lit khí ( 0 0 C, 2atm). Kim loại đó là: A. Ca. B. Fe. C. Zn. D. Mg. PHẦN II: TỰ LUẬN. Bài 1: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2.97 gam Al và 4.08 gam S trong môi trường kín không có không khí được sản phẩn là hỗn hợp rắn A. Ngâm A trong dung dịch HCl dư thu đượchỗn hợp khí B. a. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng. b. Xác định thành phần các chất và tính khối lượng các chất trong A? c. Xác định thành phần và tính thể tích các chất trong B? Bài 2: Nung 42.4 gam hỗn hợp bột Fe và bột S trong một bình chân không một thời gian ta thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11.2 lit hỗn hợp khí B ở đktc và 4.8 gam một chất bột màu vàng không tan. a. Chất rắn X gồm những chất gi? b. Tính lượng Fe đã tham gia phản ứng? Bài 3: a. Xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan3.38 gam A vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH để trung hòa dung dịch trên. b. Cần cho bao nhiêu gam A tác dụng với 200 gam nước để được dung dịch H 2 SO 4 10%? Bài 4: Cho 35.2 gam hỗn hợp A gồm Fe và CuO tác dụng vừa đủ với 1600 ml dung dịch HCl, ta thu được 4,48 lít khí ở đktc. a. Tính phần trăm khối lượng các chất có trong A? b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl trên? c. Nếu cho 17.6 gam A tac dụng hết với H 2 SO 4 đặc nóng dư thu được V lit khí SO 2 . • Tính V ( ở đktc)? • Dẫn V lit khí SO 2 trên vào 480 ml dung dịch NaOH 2M ( có D=1,2 g/ml). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng? Bài 5: Hợp chất của nguyên tố R với hidro có dạng RH 2 . Trong oxit cao nhất của R có 40% R về khối lượng. a. xác định R? b. Lấy 0.05 mol một oxit của R cho vào dung dịch KMnO 4 thấy dung dịch nhạt màu, sau khi phản ứng xong cho tiếp một lượng Bari clorua vào. Tính khối lượng kết tủa thu được? Bài 6: Có một kim loại M hóa trị II. Hòa tan m 1 gam M vào dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ thu được 0.672 lit khí ( ở 54.6 o C và 2 atm) và một dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. a. Phần I: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung cho đến khối lượng không đổi thu được 1 gam chất rắn A. Xác định kim loại M và tính m 1 ? b. Phần II: Sau khi được làm bay hơi nước thì thu được 6.15 gam muối ngậm nước. Tìm CTPT muối ngậm nước? Bài 7: Khi đốt cháy 9.7 gam một chất thì tạo thành 8.1 gam oxit một kim loại hóa trị II chứa 80.2% kim loại và một chất khí có tỉ khối so với H 2 là 32. Khí sinh ra có thể làm mất màu dung dịch chứa 16 gam Br 2 . Xác định công thức của chất đem đốt? . BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH (Bài tập số 2) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Hidropeoxit là hợp chất: A. chỉ thể hiện. lượng của oxi trong hai oxit đó lần lượt là 50% và 60%. Công thức phân tử 2 oxit là: A. CO 2 và CO. C. NO và NO 2. B. SO 2 và SO 3 . D. N 2 O và NO. Câu 22: Oxi có thể tác dụng với tất cả. ứng. b. Xác định thành phần các chất và tính khối lượng các chất trong A? c. Xác định thành phần và tính thể tích các chất trong B? Bài 2: Nung 42.4 gam hỗn hợp bột Fe và bột S trong một bình chân không

Ngày đăng: 05/06/2015, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan