Những kinh nghiệm thi tuyển công chức bạn cần biết

6 13.1K 75
Những kinh nghiệm thi tuyển công chức  bạn cần biết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG KINH NGHIỆM THI CÔNG CHỨC BẠN CẦN BIẾT 1- 5 vấn đề cần lưu ý khi bạn muốn tham gia thi tuyển vào công chức nhà nước: Xin chào các bạn, thi tuyển vào công chức, viên chức nhà nước là một trong những hướng chọn nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Để có thể trúng tuyển bên cạnh việc ôn thi chăm chỉ ta cần phải trang bị thêm những bí kiếp, kinh nghiệm ôn thi. Dưới đây là 05 kinh nghiệm website xin chia sẽ cho các bạn. 1. Phải tham gia và ghi chép đầy đủ các nội dung ôn thi (nếu có, đơn vị tuyển dụng sẽ tổ chức lớp ôn trước ngày thi khoảng 02 tuần 01 tháng). 2. Đối với môn Kiến thức chung: Bạn chỉ cần nắm chắc các kiến thức trong tài liệu ôn. (Chú ý Luật công chức 2008 sẽ chắc chắn ra phần "quyền, nghĩa vụ công chức, những điều công chức nên làm, không nên làm" đây sẽ là 01 câu 30 điểm. Hai câu còn lại một câu 40 và một câu 30 sẽ nằm trong tài liệu ôn, thường xoáy vào Bộ máy HCNN, so sánh QLNN với QLHCNN, Cải cách HCNN ) 3. Phần thi viết môn Kiến thức chuyên ngành: Bạn nên học về chức năng, nhiệm vụ, cơ 1 cấu tổ chức của cơ quan hành chính và của phòng chuyên môn mà bạn thi vào chú ý phải liên hệ thực tiễn (nếu bạn không làm việc trong cơ quan Nhà nước thì nên hỏi những người làm việc trong cơ quan bạn thi vào để chuẩn bị sẵn phần liên hệ thực tiễphần này khoảng 20 điểm). Ngoài ra bạn phải đọc Thông tư 01, luyện tập phần soạn thảo Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Tờ trình, Công văn phần này rất quan trọng, nó chiếm đến một nữa số điểm bài thi viết. 4. Phần thi trắc nghiệm Kiến thức chuyện ngành: Đây là phần thi mà nhiều người rớt nhất, đặc biệt là các bạn chưa công tác trong cơ quan HCNN. Phần thi này sẽ không được phúc khảo vì do máy chấm. Muốn làm tốt phần thi này, bạn phải có một kiến thức rộng về Quản lý hành chính nhà nước, tốt nhất bạn nên sưu tầm các mẫu câu trắc nghiệm để luyện tập, mình đưa ra ví dụ cho bạn hinh dung: Câu 1 HĐND là: a-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; b-Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất tại địa phương; c-Cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương; ở đây bạn phải đọc Luật tổ chức HĐND-UBND thì mới làm được. Bạn chú y đọc nghị định 06 quy định những người là cán bộ, công chức, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; luật công chức vv 5. Về bài Anh văn và Tin học. Đây là 02 môn điều kiện, không cần phải cao điểm vì nó sẽ không tính vào tổng điểm của mình, trên 50 điểm là được.Bài thi trắc nghiệm tin học sẽ cực dễ, nó chỉ hỏi về các chức năng, phím nóng trong 02 phần mềm Word và Excel và các thao tác trong môi trường Window, phần này đọc tài liệu là làm tốt. Bài thi tiếng Anh thì ở mức trên A một tí, nội dung rất là căn bản bạn nào tốt nghiệp hệ anh văn 7 năm là làm tốt. Trên là 05 kinh nghiệm thi công chức xin chia sẽ cùng các bạn, con đường vào nhà nước chỉ là 1 lựa chọn trên con đường thành công, còn rất nhiều lựa chọn khác đang chờ các bạn. Nếu đã ôn thi tốt mà thiếu tí may mắn rớt lần 1, thì hãy thử thi lại thêm 1 - 2 lần nữa chắc chắn bạn sẽ thành công. Xin chào !!! 2 2 – 10 điểm cần tránh khi tham gia các kỳ thi phỏng vấn công chức nhà nước: Chắc chắn trong suốt cuộc đời đi làm của mình, bạn đã phải tham gia các buổi phỏng vấn tuyển dụng, thậm chí là nhiều lần. Cảm giác của bạn lúc đó ra sao? Lo lắng? Run rẩy? Bồn chồn? Có khi hơi sợ hãi? Các bạn có đủ những cảm xúc đó và thường thì chúng rất khó quên. Hiện nay phỏng vấn tuyển dụng không chỉ ở các công ty mà trong môi trường nhà nước tuyển dụng thông qua việc phỏng vấn ngày càng phổ biến hơn. Vậy cách nào, mẹo nào, làm như thế nào để chắc chắn vượt qua các kỳ phỏng vấn, vì thành công hay không trong một lần phỏng vấn tìm việc có thể làm thay đổi hoàn toàn con đường phát triển nghề nghiệp của một con người cụ thể. Các bạn hãy đọc những chia sẽ của mình dưới đây nhé: 1. Đón nhận cuộc phỏng vấn một cách thiếu nghiêm túc: Đừng mắc sai lầm khi cho rằng cuộc phỏng vấn chỉ là thủ tục không mấy quan trọng. Thậm chí cả khi tất cả các bước đi trước đó đều đã diễn ra tốt đẹp, bạn cũng không được phép ung dung và bắt đầu nghĩ đến việc sẽ chi tiêu khoản lương tháng đầu tiên vào việc gì. Lỗi lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là cho rằng mọi thứ đã quá tốt đẹp cho đến tận lúc này và công việc chắc chắn ở trong tay rồi. 2. Trang phục không thích hợp: Vẻ bên ngoài của bạn trong lần đầu tiên gặp gỡ với nhà tuyển dụng có thể tạo ra một ấn tượng nào đó trong con mắt nhà tuyển dụng về bạn. Thậm chí cả khi bạn biết rằng công ty cho phép các nhân viên được mặc quần jeans, thì bạn cũng đừng cố tình huỷ hoại hình ảnh bản thân với những trang phục cẩu thả như vậy trong buổi phỏng vấn. Sẽ thật sai lầm nếu bạn nhất quyết lựa chọn những trang phục bắt mắt nhằm thể hiện sự sành điệu và hợp thời trang của mình. Lựa chọn tốt hơn cả là một bộ vest, hay có thể là áo sơ-mi và quần âu. 3 3. Không chứng tỏ được bạn là sự lựa chọn tốt nhất: Việc tìm hiểu kỹ lưỡng về vị trí công việc mà bạn đang nộp đơn cũng rất quan trọng, bởi vì qua đó bạn có thể miêu tả kinh nghiệm, khả năng và các điểm mạnh của bạn phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng muốn biết rằng tại sao họ nên tuyển dụng bạn. Hãy giải thích cho họ. 4. Quá khiêm tốn và nhún nhường: Bỏ qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải. Đây không phải là thời gian dành cho sự khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty, cơ quan trước đây. 5. Nói quá nhiều: Hãy cẩn thận khi nói chuyện với nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn nên là một cuộc đối thoại hai chiều, nhưng nhiều ứng viên được phỏng vấn xem ra cố gắng che giấu sự hồi hộp bằng việc nói quá nhiều. Tốt hơn cả là bạn nên bình tĩnh ngồi xuống và lắng nghe nhà tuyển dụng, sau đó đặt ra những câu hỏi thích hợp nhất. 6. Tập trung quá nhiều vào tiền bạc: Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc. Việc này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn. 7. Nói chuyện không nên nói: Cho dù bạn ghét “ông sếp” cũ đến mấy hay cảm thấy bạn được đối xử không công bằng tại công ty, cơ quan cũ, thì bạn cũng không nên đưa những thông tin vô bổ đó vào một cuộc phỏng vấn xin việc này. Hãy cân nhắc từng lời nói khi đề cập đến điều này. Nếu bạn bị sa thải, hãy giải thích rằng bạn mong muốn có một công việc thích hợp hơn tại một môi trường mới. 4 8. Đưa ra những câu hỏi không thích hợp: Bản sơ yếu lý lịch của bạn có thể đã gây được ấn tượng khá tốt, nhưng nhà tuyển dụng cũng đánh giá rất cao một ứng viên đưa ra được một vài câu hỏi thông minh trong thời gian diễn ra phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước ít nhất ba hoặc bốn câu để hỏi nhà tuyển dụng. Qua đó nhà tuyển dụng sẽ trao đổi với bạn một số thông tin khác, và xem ra việc không có sẵn các câu hỏi để hỏi có thể cho thấy bạn thiếu sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. 9. Thiếu nhiệt tình: Đây là cơ hội đầu tiên, và trong một số trường hợp còn là cơ hội duy nhất, để bạn biểu lộ mọi tính cách và khả năng của bản thân. Đừng phàn nàn rằng bạn đang bực bội, khó chịu hay mệt mỏi. Hãy tỏ ra lịch thiệp và vui vẻ. Hãy thể hiện sự nhiệt tình cho cả công việc sắp tới lẫn cuộc phỏng vấn này. Và bạn đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng vào cuối cuộc phỏng vấn. 10. Quên những công việc sau phỏng vấn: Hãy gửi một lá thứ cảm ơn viết tay hay một email tới nhà tuyển dụng để tỏ lòng biết ơn họ đã dành thời gian và quan tâm tới bạn trong buổi phỏng vấn. Và để không phải ngày nào cũng gọi điện đến công ty, cơ quan bạn hãy gọi điện thoại kiểm tra kết quả sau buổi phỏng vấn khoảng một tuần. Có thể nói, phỏng vấn là giai đoạn cuối cùng trên con đường tìm việc của bạn. Nó giống như một kỳ thi vấn đáp nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn cần thể hiện nhiều phẩm chất khác phù hợp với công việc và văn hoá của nhà tuyển dụng. Bạn nên chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cũng tương tự như một kỳ thi vậy. Viết ra các ý tưởng là một cách hay để tìm câu trả lời cho những câu hỏi khó, cũng như việc ghi chép lại các ý tưởng sẽ cho phép bạn xem xét vấn đề một cách sâu sắc và khách quan hơn trong buổi phỏng vấn. Hãy trả lời những câu hỏi một cách chậm rãi và đầy đủ. Chúng sẽ từng bước tạo nên một “lộ trình” nghề nghiệp – giúp bạn có được những thuận lợi hơn trong buổi phỏng vấn. Chúc thành công !!! 5 6 . NHỮNG KINH NGHIỆM THI CÔNG CHỨC BẠN CẦN BIẾT 1- 5 vấn đề cần lưu ý khi bạn muốn tham gia thi tuyển vào công chức nhà nước: Xin chào các bạn, thi tuyển vào công chức, viên chức nhà nước. trong những hướng chọn nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Để có thể trúng tuyển bên cạnh việc ôn thi chăm chỉ ta cần phải trang bị thêm những bí kiếp, kinh nghiệm ôn thi. Dưới đây là 05 kinh nghiệm. Phần thi viết môn Kiến thức chuyên ngành: Bạn nên học về chức năng, nhiệm vụ, cơ 1 cấu tổ chức của cơ quan hành chính và của phòng chuyên môn mà bạn thi vào chú ý phải liên hệ thực tiễn (nếu bạn

Ngày đăng: 04/06/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan