Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên Khoa Báo chí

44 288 0
Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên Khoa Báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA SÁNG TÁC VÀ LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGUYỄN THỊ VÂN ANH TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP (Khóa 11, năm 2009-2012) Giảng viên hướng dẫn: Nhà văn Sương Nguyệt Minh Giảng viên phản biện : PGS.TS Nguyễn Thị Bình Hà Nội – 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tác phẩm tốt nghiệp là kết quả của hành trình 4 năm học tập và sáng tạo tại khoa Sáng tác và Lý luận – Phê bình Văn học (Tiền thân là Trường Viết Văn Nguyễn Du). Với vô vàn cung quãng của người đi tìm chân trời chữ nghĩa: đổ vỡ, nhìn nhận, kỳ vọng, khao khát, thất vọng và tin. Với biết bao nhiêu Lời cảm ơn chưa kịp bày tỏ mỗi lần nhận cho mình về những giá trị của tri thức, của nhân cách sống. Nhân cớ thực hiện Tác phẩm tốt nghiệp như là một điểm đánh dấu kết thúc quãng đường nhỏ trong hành trình dài rộng, lắm thử thách, chông gai. Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi tới thầy Văn Giá – người đã luôn ‘mắng mỏ’ và động viên chúng tôi phải sống và viết bằng đúng tư thế của người cầm bút; người luôn nhân hậu và vị tha cho những khờ dại của tuổi trẻ; cho chúng tôi hiểu thế nào là sự nồng hậu, và dạy chúng tôi biết kiêu hãnh tự hào về ngôi trường mang tên Viết Văn. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Nhà văn Sương Nguyệt Minh – người cho tôi niềm tin vào con đường mình đã chọn sau những tháng ngày hoang mang; truyền dạy cho chúng tôi những kinh nghiệm quý báu của người làm nghề; những bước đi cuối cùng của chặng đường này, thầy lại là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt nhất Tác phẩm tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.Nguyễn Thị Bình - người đã khiến tôi phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về chữ nghĩa và những bài học về công việc sáng tạo; đã lắng nghe chúng tôi; góp ý về những tác phẩm còn nhiều khiếm khuyết. Cảm ơn các thầy cô, nhà thơ – nhà văn đã mang đến cho chúng tôi những tri thức hữu ích thực sự. Cảm ơn các cô, anh chị, bạn bè trong Khoa luôn nhiệt tình giúp đỡ. Cảm ơn BBT các báo, tạp chí đã tạo điều kiện trong quá trình cộng tác, thực tập. Cảm ơn gia đình đã miệt mài cùng đi đến cuối những con đường dài. Chúng tôi sẽ mang theo tất cả, để lại chuẩn bị cho mình một cuộc khởi hành mới. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Nguyễn Thị Vân Anh 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn 2 Lời nói đầu 3 Các tác phẩm: 1. Vai diễn cuối cùng 7 2. Miếu cỏ lác 15 3. Đồng huyết 25 4. Người đàn bà đến sau canh hai 33 Phụ lục: Danh mục thống kê các tác phẩm đã xuất bản 43 Bản nhận xét tác phẩm tốt nghiệp 44 Phiếu chấm điểm tốt nghiệp 45 4 LỜI NÓI ĐẦU Tôi thường có tâm thế lo lắng khi đứng trước những người khổng lồ. Những cái bóng ảnh hưởng phủ trùm quá lớn của họ khiến tôi sợ hãi. Còn nhớ khi mới bước chân vào trường Viết Văn Nguyễn Du, mỗi lần ‘tầm sư học đạo’ với các anh chị khóa trước, họ hỏi tôi rằng đã đọc người này, người kia chưa? Trào lưu này, chủ nghĩa này, đã biết chưa? Những cái lắc đầu đẩy tôi về phía hoang mang. Tôi hoài nghi về bản thân và con đường đã chọn. Rồi chỉ biết âm thầm tìm kiếm, gặp gỡ những người khổng lồ qua trang sách. Chính trong lúc nạp tri thức của người khác, tôi đã vỡ ra được nhiều điều, rồi vỡ ra chính mình, hiểu mình hơn. Biết được phải ứng xử ra sao với những dữ liệu của riêng mình để viết. Tôi vẫn đùa với mọi người rằng, công việc viết văn của tôi, chỉ là chiêm ngưỡng những người khổng lồ ấy. Một cách thật trang trọng và cẩn thận. Có thể nhiều người quan niệm viết là công cuộc đi tìm những cái mới lạ. Với riêng tôi, viết lại là hành trình tìm kiếm chính mình. Khi viết, tôi thường bị chi phối nhiều bởi cảm xúc nhất thời. Tôi cho rằng như vậy là non tay, thiếu chuyên nghiệp. Những kết cấu và câu chữ rất hay bị cắt ngang và phá vỡ. Đôi khi trước khi đặt bút, định viết về một điều A, đến khi dừng bút để ngắm nghía lại tác phẩm của mình thì lại thấy một điều B nào đó, một cái B không như dự tính. Rất có thể cái điều A được tính toán cặn kẽ từ trước sẽ hay hơn điều B, nhiều lúc tôi nghĩ vậy, nhưng nhờ có điều B xuất hiện, tôi mới nhận ra được mình đang như thế nào, đang thật sự nghĩ gì, và thực sự đòi hỏi gì ở điều mình đang viết. Tôi nhận ra chính mình qua những cái vô thức ấy. Phần nhiều nhân vật trong truyện ngắn của tôi đều là một thân phận đặc biệt trớ trêu, nhiều khi bế tắc đến cùng cực. Cô diễn viên có tuổi thơ đầy ám ảnh, chứng kiến mẹ chết trong tiếng chửi rửa lạnh ngắt của người đời. Rồi khi quăng mình theo nghiệp diễn, cô phải đem thân xác ra đánh đổi lấy những vai diễn một cách ê chề, nhục nhã. Cũng như mẹ, cô tìm đến cái chết để mong giải thoát. Nhưng cô lựa chọn cái chết trong tiếng vỗ tay của mọi người, sau khi hoàn thành vai diễn cuối cùng của cuộc đời mình (Vai diễn cuối cùng). Cô gái tên Hoa trong Miếu cỏ lác khờ dại hâng hiến mình cho những dối lừa. Rồi mộng vỡ, người ta kéo đến đánh ghen đến trụy thai, lấy đi mầm phôi hy vọng cuối cùng về hạnh phúc ảo 5 tưởng của người con gái vừa bỡ ngỡ nếm vị tình yêu. Nhân vật tôi trong Đồng huyết là cô bé 14 tuổi có bố bỏ đi theo người đàn bà khác. Và trong một hoàn cảnh tréo ngoe, cô bé phải tìm cách đối mặt với những người đã ‘cướp’ đi hạnh phúc của mình. Hai bà cụ trong Miếu cỏ lác và Người đàn bà đến sau canh hai đều phải chịu bất hạnh từ sự cực đoan đến cay nghiệt của những người đàn ông. Kẻ thì lấy cớ duy trì giống nòi với những trọng trách (cho rằng là) cao cả của con đực, kẻ nhân danh tình yêu. Tôi viết nhiều về phụ nữ. Những người phụ nữ trong các tác phẩm của tôi chịu nhiều thiệt thòi. Họ câm lặng, lầm lũi, cam chịu. Tưởng chừng như họ cô độc và đau đớn trong lớp lớp thương tổn. Nhưng luôn có một người âm thầm đi bên cuộc đời họ. Nhân vật chàng hề trong Vai diễn cuối cùng lặng lẽ yêu và tìm cách an ủi những ê chề, nhục nhã của cô diễn viên bằng những đóa hoa màu trắng cô thích. Nhân vật chú Út trong Miếu cỏ lác âm thầm dõi theo từng nỗi buồn của Hoa bên bờ sông đầy gió, rồi khi cứu cô lên từ lòng con nước đã dùng bàn tay vụng dại của mình xoa dịu đi cả những thương tổn thể xác và tâm hồn. Thằng Ve trong Đồng huyết là người em, người bạn song hành cùng nhân vật tôi đi qua những mất mát của sự tan vỡ. Người con dâu trong Người đàn bà đến sau canh hai như là cánh hoa trắng muốt cài trên đầu người thiếu phụ bị cướp đi sự trong trắng của người con gái, tình yêu của chàng trai có tiếng sáo bên sông và cả quyền làm mẹ. Vừa như đồng cảm, vừa cứu rỗi. Đã có ý kiến cho rằng, những nhân vật phụ trong truyện ngắn của tôi được xây dựng thành công hơn nhân vật chính. Có lẽ bởi họ đã hoàn thành được ‘trọng trách’ thương yêu mà tôi gửi gắm vào họ chăng? Một trong những chất liệu được tôi khai thác khá nhiều trong các sáng tác của mình là yếu tố tâm linh. Trong cõi huyền của tâm linh, các nhân vật của tôi được sống giữa ranh giới của cõi thực và ảo ảnh, những kỳ diệu hay cùng kiệt, cứu rỗi hay nhân quả đều có cớ tồn tại. Có lẽ bởi thế, nên các sáng tác của tôi thường có bối cảnh ở một vùng quê nào đó. Nông thôn với tôi rất gợi. Ở trong nhà hay ngoài ngõ tôi đều nghe được những câu chuyện kể, đôi khi thật hoang đường, khó tin, đầy màu sắc tâm linh và tín ngưỡng. Trong mỗi câu chuyện đó lại ẩn chứa những thân phận thật sự ấn tượng. Mà khi càng tò mò khám phá, tôi càng thêm day dứt, ám ảnh. Tôi còn nhờ lời ‘tuyên ngôn’ đầu tiên của mình khi bước chân vào nghiệp viết: “Cái ngày nhận ra sự cô đơn cả khi ngồi bên người mẹ thân yêu, tôi đã nghĩ rằng mình sẽ viết. Và khi nhìn bức ảnh những viên kẹo lấy ra từ đống đổ nát ở Haiti, tôi đã không viết chỉ cho nỗi cô đơn của riêng mình”. Có thể tôi sẽ chẳng bao giờ thực hiện được những gì mình đã ‘đao to búa lớn’. Tuy chẳng phải sự chờ đợi nào cũng đến. Dù có thể 6 chỉ có duy nhất chính tôi là người được hưởng những ý nghĩa và giá trị từ những tìm tòi, sáng tạo của mình. Nhưng tôi khao khát được ấp ủ và nuôi dưỡng chính bản thân mình, để sống, để viết. Bởi, chỉ khi viết tôi mới được là chính mình. * Nói thêm về 04 truyện ngắn sử dụng trong Tác phẩm tốt nghiệp: “Vai diễn cuối cùng” viết về thế giới đằng sau sân khấu. Ở đó cũng đang diễn ra một một vở kịch đời. Cô diễn viên đổi thân xác lấy vai diễn, chàng hề đổi tiếng cười cho thiên hạ mua vui. Ôm những tổn thương sâu thẳm trong trái tim mình để đóng vai người khác, họ âm thầm yêu, âm thầm thương xót cho nhau. Nhưng yêu thương không đủ để cứu vớt họ ra khỏi những mất mát ngẫu nhiên, hay cố ý của đời sống. “Miếu cỏ lác” xuyên suốt là định kiến của xã hội về giống loài. Tôi không nhớ chính xác mình đã mất bao lâu để hoàn thành truyện ngắn này, nhưng đó thật sự là một cuộc vật lộn. Mỗi ngày lại có thêm một nhân vật, một tình tiết mới lạc vào truyện của tôi. Tôi không kiểm soát được hết chúng. Cho tới ngày tôi chợt nhận ra chính trò chơi thưở nhỏ của mình cũng ẩn náu định kiến xã của xã hội mà tôi đang sống. Khi ấy, bông cỏ lác xuất hiện và xâu chuỗi tất cả với nhau. ‘Đồng huyết’ được viết bằng những xúc cảm thật thà và tự nhiên. Tôi gọi đó là hành trình của sự tha thứ. Một đứa con gái 13 tuổi tìm cách đối mặt với tan vỡ của gia đình. Những suy nghĩ và hành động cực đoan rất trẻ con. Rất thương. Tội. Và rồi sợi dây hóa giải những ấm ức trong lòng bé con và những người chịu chung mất mát đó chính là dòng máu chung đang chảy trong huyết quản. Thêm vào đó là sự bao dung và cách đối nhân đầy tình người của nhân vật người mẹ, thằng Ve. Một khúc ngân đẹp và buồn về tình người, các nhân vật trong “Đồng huyết’ chọn cách vị tha. “Người đàn bà đến sau canh hai” sử dụng cách kể chuyện song hành (2 nhân vật cùng kể chuyện), nhiều chi tiết kỳ lạ, với mục đích dựng lên một không gian truyện mang màu sắc huyền ảo. Hồn ma của người vợ trở về dương thế đón linh hồn chồng vừa mới lìa đời. Sau những dằn vặt và đau đớn do chính ông gây ra cho bà bởi sự ích kỷ và hận thù. Các nhân vật trong truyện sống giữa ranh giới của cõi thực và ảo ảnh, trong cõi huyền của bùa chú yêu ma. Đức hạnh của người phụ nữ là điểm sáng cứu rỗi. 7 TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP (4 truyện ngắn) 8 Truyện ngắn: VAI DIỄN CUỐI CÙNG - Nguyễn Thị Vân Anh- Trời bắt đầu trở nên hanh hao và khô cóng. Giờ tan ca, thành phố chật cứng, bụi đường vung vãi, chổi tre loẹt quẹt rê. Mấy cái túi nilon còn chút nước đá vỡ bung khi chạm vào những nan tre ngọn hoắt. Rất vô tình nhát chổi chiều hất xác con chuột chết khô về phía cô gái đang xúng xính váy áo dạo phố. Tiếng hét thất thanh. Anh 9 diễn viên hề kiêm người căng áp phích đang ngồi hút thuốc ở bên lề đường bật cười ngặt nghẽo, văng mất cả điếu thuốc còn hút dở. Công việc cuối cùng của một ngày kịp kết thúc lúc trời nhá nhem tối. Chẳng kịp uống hết cốc nước chè, anh hề vội vàng cầm bó hoa chen vào dòng người đang bám đuôi nhau lặc lè dịch chuyển từng chút trên đường, mặc kệ tấm áp phích xiên xẹo, dúm dó. Vở kịch: “…” Thời gian: … Địa điểm: … Người phụ nữ quẩy gánh hàng rong móc trong cạp quần ra một đồng tiền bỏ vào tay đứa trẻ gầy gò đang len mình trong dòng người dừng xe giờ tan tầm. Ở phía dải phân cách giữa đường xe máy và xe bus một đứa trẻ béo tốt khác ngồi trên xe lăn, mặt mày ngơ ngác, nước dãi chảy nhều nhễu. Và ở một góc đường không xa đó, một người phụ nữ cứ chiều chiều lại gom những đứa trẻ đó lại, đổi chiếc bánh mì nóng hổi thơm giòn lấy chiếc ca đựng đầy những đồng tiền nhàu nhĩ. Anh tìm cách lách lên khoảng trống phía trước, bỏ vào trong ca một đồng tiền. Trên cái nền màu xam xám và heo hắt của buổi chiều đầu đông, chiếc áp phích với những con chữ trắng in phun trên nền màu nâu bạc phếch, không hình ảnh, chỉ có những vệt loang lổ kì lạ cười méo xệch. * Cánh hoa trắng bắt đầu trở nên khô cứng. Trông nó phù hợp với màu sơn xám hơn những thứ đồ trang trí khác trong căn phòng. Rất nhiều hoa khán giả tặng sau đêm diễn vẫn còn tươi rói, đầy màu sắc, ngát thơm ma mãnh, lẳng lơ và dối trá. Cô không có ý định sẽ thay thế chúng - những cánh hoa trắng khô héo mang vẻ đẹp tàn úa sau một đời bung sắc. Chúng mong manh, mang cho cô cảm giác muốn nâng niu và gìn giữ vĩnh viễn. Cái khách sạn cô sắp đến người ta có để một lọ hoa như thế? Cô bật cười thành tiếng với cái mong muốn kỳ quái của chính mình. Những đốm tàn nhang được phen xáo trộn, chạy nhảy. Người ta bảo những đốm tàn nhang ấy làm đôi mắt cô thêm duyên dáng, nhưng chẳng ai kết luận được đôi mắt ấy vui hay buồn, trừ những lúc cô đứng trên sân khấu. Đôi mắt ấy giống đôi mắt mẹ. Kết quả khám nghiệm tử thi: tự sát. Hiện trường vụ án là một căn phòng sơn tone đỏ rạo rực nhức nhối. Thân thể người đàn bà nõn nường trong ánh sáng rực rỡ hắt từ phía cửa sổ. Đài trung ương dự báo hôm ấy 10 là một ngày nắng đẹp. Căn phòng bầy biện những chiếc mặt nạ với đủ hình thù kỳ dị, những gam màu loãng chảy như để phủ kín thi thể người đàn bà. Những chiếc mặt nạ xé nát ánh nhìn của những kẻ hiếu kỳ đang dòm ngó. Người, người xô nhau đứng chật cứng, tợn nát những bông hoa mào gà đang thời đơm nụ được trồng tỉ mỉ trên lối vào căn nhà. Người đàn bà đang nằm kia là hoa khôi của đoàn kịch. Xinh đẹp và đa tình. Những người phụ nữ nhìn nhau bĩu môi, rồi đưa cái nguýt dài sang người đàn ông mặt đang tư lự bên cạnh mình. Lời ra tiếng lại, cái xóm nhỏ ấy cũng chỉ mất vài ngày để trở lại nhịp sống thanh bình. Nhưng dường như từ đó, đàn ông - đàn bà trong xóm đối xử với nhau đằm thắm hơn, những cuộc ân ái cũng mặn nồng hơn. “Cái con Thị Màu đã chết!”. Chẳng ai buồn quan tâm tới đứa con gái của người đàn bà nhơ nhuốc đó. Thỉnh thoảng có ai giật mình hoảng sợ vì mơ thấy chính đứa con gái ấy vẫn đứng trân trân ở lối mào gà nhưng nhức đỏ, bứt từng bông hoa thả vào lòng bàn tay, những bông mào gà đỏ lên tanh lợm. * Cô đẩy cửa bước vào, người đàn ông nhếch mép cười, chồm lấy hai vai cô. Chẳng lạ gì với cái thái độ xỗ xược đáng kinh tởm của tay đạo diễn già. Mặc cho hắn lần cởi từng chiếc cúc, sục bàn tay ráp dính vào ngực mình. Cô nhìn quanh căn phòng tìm chiếc bình cắm những bông hoa màu trắng khô cứng. Nhưng cả căn phòng đẹp đẽ, tiện nghi và sang trọng chỉ treo toàn những bức ảnh hoa. Tiếng thở dài làm người đàn ông chau mày khó chịu. Nhưng nhanh cả sự đàn hồi của nét mặt ông ta, cô thả một tia nhìn lả lơi vào trong đôi mắt đang hừng hực nóng. Người đàn ông bế xốc cô lên giường. Vai diễn một người tình hoàn hảo có gì là khó với cô. Và vị khán giả hài lòng đâu chỉ có riêng mình hắn. Trong tiếng rên xiết của chính mình, cô chợt thấy căn phòng màu đỏ với những chiếc mặt nạ khóc cười. Người đàn bà quằn quại bấu chặt những đốt ngón tay thon dài lên tấm lưng nhễ nhại mồ hôi. Tiếng cười thỏa mãn đểu cáng lẫn tiếng kêu la đĩ thõa. Tiếng rên của cô bỗng trở nên biến dạng, ma quái, méo mó. Nước mắt thì không thể ngừng rơi. Mất hứng. Tay đạo diễn già tức tối đưa tay tát đốp vào mặt cô. Vết ngón tay như những bông hoa mào gà, oằn lưng, đứt gẫy. * Anh hề đem tặng đóa hoa màu trắng cô yêu, anh không thích nụ cười diễn đạt của cô khi nhận những bó hoa rực rỡ sắc màu từ tay khán [...]... run rẩy của bà ta Lướt nhanh qua những ánh nhìn ái ngại của mọi người, mẹ cầm cốc nước đặt lên tay người phụ nữ ấy cùng một lời mời đủ nhã nhặn Lúc ấy, tôi cảm thấy vô cùng tức tối với sự nhún nhường thái quá của mẹ Sau rồi lại hả hê với cách nghĩ của chính mình: Đứng trong ngôi nhà của dòng họ này, bà ta chỉ là khách Nhưng ai chẳng biết tôi nghĩ thế chỉ để thỏa mãn sự ích kỷ và hẹp hòi của chính bản... sắn của khoai của tôi Rất khó để điều khiển Lúc ấy thằng em tôi đang ngồi chơi gẩy nắp lon với mấy đứa bạn ở sân Làm thế nào mà chiếc ghi đông xe đạp của tôi quàng ngay vào mắt nó Cái mặt nó trắng bủm, máu đỏ tươi rớt xuống ướt đầm Tôi gào lên gọi bố Và lần đầu tiên tôi có cảm giác lồng ngực mình nhói xót, rất thực Tôi không nhớ chính xác bác sĩ đã phải khâu bao nhiêu mũi kim trên đuôi mắt bị rách của. .. người ta bắt anh làm đủ công việc của đoàn kịch Anh ta cũng là một diễn viên, bán những động tác hài hước sắp đặt của mình cho thiên hạ mua vui Mà cô thì cũng có hơn gì anh đâu Chuyến đi biển vừa rồi cũng là “công việc” Tay quản lý muốn có nhiều thật nhiều hơn nữa khoản tiền tài trợ cho vở kịch sắp công chiếu Và như mọi lần, hắn đổi bằng cô – tình nhân bé bỏng trước kia của hắn Mặc cho cô dùng mọi cách... tay nó lôi xềnh xệch tôi đi, lưỡi nó ríu cả lại thông báo: Nhanh lên chị! Nó mở mắt rồi! Giống mắt của chị lắm! Vừa dứt lời thì hai chân đã đặt ở cánh cửa gian buồng cấm kị của tôi Những tổn thương ngăn tôi lại Song một điều gì đó mơ hồ nhưng đủ mạnh thôi thúc tôi tiến lên phía trước một chút Có thể tôi tò mò vì câu nói của thằng Ve – giống mắt của chị lắm! Mà cũng có làm sao đâu, chỉ là nhìn thôi... cũng không đau đớn bằng tiếng thét của người đàn bà * Bà cụ sống cùng chú Út Bà bảo chú Út gần 30 tuổi, nhưng mọi người quen gọi chú là thằng Út, vì chú mang một khuôn mặt không tuổi Chẳng ai đoán được tuổi chính xác của chú Từ cái dạo bị đánh, Hoa hay sang nhà bà cụ Chú Út rủ Hoa chơi trò con trai con gái* mà lũ trẻ con trong xóm đã dạy cho chú Chú lấy trộm rổ roi của bà cụ mới hái lúc sáng để đổi... cỏ lác để sang một bên Thân cỏ lác xanh, xốp Chú đưa cho Hoa một đầu thân cỏ Hoa cười Chú Út cậy mãi 20 mới tách đôi được hai đầu thân cỏ lác Mắt ánh lên vẻ thích thú, miệng vẫn cười, nụ cười hồn nhiên thơ ngây như bông cỏ Đường tách dài dần, dài dần, khi chạm đến ngón tay của Hoa, thân cỏ lác tách làm đôi, rơi mất Mắt chú Út buồn, khơi gợi, ám ảnh Cái buồn như biết cả, biết hết Bà cụ đi thế nào vấp... thấy đó lại phát ra từ chính người đàn bà đã cướp bố của chúng tôi Tôi chẳng thêm thắt vào chút nào vào những cảm xúc hiện hữu của mình khi ấy Lúc tôi 13 tuổi Ba ngày trước khi ông nội tôi mất Đứa con đang cố chồi lên trong bụng người đàn bà ấy chuẩn bị chào đời Và chẳng ai có thể ngờ được rằng người phá tan cái không khí nặng nề đến nghẹt thở phủ trùm lên ngôi nhà hôm ấy lại chính là mẹ - người duy... nó mà con bé được gia nhập vào nhóm trẻ con lang thang ấy Cho đến một ngày, có đoàn ca kịch địa phương mở cuộc thi tuyển chọn Thằng bé năm đó chính là anh Cô bé năm xưa giờ đã là một diễn viên sáng giá của đoàn kịch Người ta ganh ghét với sắc đẹp và cả tài năng của cô Nhưng anh biết, nếu như chỉ như vậy cô không thể có ngày hôm nay Là cái gì nếu không là sự bất chấp, đánh đổi Mọi thứ đều có giá Anh cũng... quên đi sự phản bội của người đàn ông Những nhân vật vui cười không làm người diễn viên thôi khóc Khán giả ngồi kín hết khán đài Có người cười, có những đôi mày cau có Tay giám đốc quản lý đang lăm lăm nhìn cô dò xét, chờ đợi Dưới hàng ghế dành cho những nhân vật tiếng tăm kia, có biết bao nhiêu kẻ nhân tình Có lẽ họ đang mơ màng nhớ lại khuôn ngực tròn căng khiêu gợi của cô diễn viên xinh đẹp Rồi chẳng... bướng giống bố, sống mũi tẹt giống bố, đôi mắt với hàng mi cong dài của bố Tôi chẳng hiểu được những lời nói và cử chỉ của mẹ Tôi chỉ có một cảm giác mơ hồ giống như khi bố nói cho tôi và thằng Ve nghe về dòng huyết 29 Tôi đem những thắc mắc của mình hỏi thằng Ve Mi có tức cái người đàn bà kia không, có nhìn mặt bố nữa không? Câu trả lời của nó chẳng giống tôi mong chờ gì hết Tôi đưa tay đập đầu nó cái . Giảng viên phản biện : PGS.TS Nguyễn Thị Bình Hà Nội – 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tác phẩm tốt nghiệp là kết quả của hành trình 4 năm học tập và sáng tạo tại khoa Sáng tác và. nghiệm quý báu của người làm nghề; những bước đi cuối cùng của chặng đường này, thầy lại là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt nhất Tác phẩm tốt nghiệp của mình. Tôi. HÓA HÀ NỘI KHOA SÁNG TÁC VÀ LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGUYỄN THỊ VÂN ANH TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP (Khóa 11, năm 2009-2012) Giảng viên hướng

Ngày đăng: 03/06/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Vai diễn cuối cùng”

  • “Miếu cỏ lác”

  • Đồng huyết

  • Người đàn bà đến sau canh hai

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan