BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cafe Việt Nam

33 974 1
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cafe Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nhưng năm ngần đây nền kinh tế Viêt Nam đã có nhiều bước tiến rõ rệt. Kể từ khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), là một sân chơi với vô vàn cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng không ít những khó khăn thử thách đang chờ đợi. Khi đó trên thị trường tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và chúng ta sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt của các nhãn hiêu nổi tiếng trên thế giới. Do đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá của Việt Nam nói chung và các mặt hàng nông sản như: gạo, trái cây, cà phê nói riêng muốn đứng vững trên thị trường thì nhất định phải xây dựng cho mình một thương hiệu, nhãn hiệu có chất lượng để có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên để xây dưng thương hiệu hoàn toàn không phải là chuyện ngay một ngày hai, không chỉ là việc tạo ra cho hàng hoá, dịch vụ một cái tên với biểu tượng hấp dẫn mà còn phải bắt từ sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành thấp nhất. Để xây dựng thành công một thương hiệu cho một hoặc một nhóm sản phẩm là cả một quá trình lâu dài, một quá trình tự khẳng định mình. Thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bên cạnh đó nước ta đang hội nhập WTO thì vấn đề thương hiệu càng phải quan tâm một cách rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà em chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam “ Cà phê Viêt Nam có thể tự hào về sản lượng xuất khẩu lớn chỉ đứng sau Brazil. Nhưng chúng ta chưa thể hài lòng vì chưa thể xây dựng được nhưng thương hiệu xứng tầm trên thế giới. Mặc dù đã có một số thương hiệu nổi tiếng như: Vinacaphe, Trung nguyên … nhưng để vươn ra một tầm xa mới thì ngành cà phê còn rất nhiều điều để giải quyết 1 CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU 1. Khái niêm thương hiệu Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kì thì “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạch tranh “. Như vậy, có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau. Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp ) hoặc hình tượng về một loài hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ, là tập hợp dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện mầu sắc, âm thanh … hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và Marketing. Tuy vậy nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu tượng thôi thì chưa đủ, đằng sau nó cân phải là chất lượng hàng hoá, dịch vụ, các ứng xử doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hoá và dịch vụ mà nó mang lại thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng. 2 Về “nhãn hiệu hàng hoá” Điều 785 bộ luật dân sự quy định “ Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng, dịch vụ cùng loại của cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó bằng mầu sắc “. Chẳng hạn như là Vinataba (thuốc lá), Trung Nguyên (Cà phê), Vnamilk (sữa), Petrovietnam (dầu khí). Về “tên thương mại”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 08/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp quy định: “Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Là tập hợp các chữ cái có thể kèm theo chữ số phát âm được. - Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh” Về “tên gọi xuất xứ hàng hoá”, Điều 786 Bộ luật dân sự quy định:” Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương hay dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm các yếu tố tự nhiên, côn người hoặc kết hợp hai yếu tố đó” Về “chỉ dẫn địa lý”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: “Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn lực 3 địa lý tao nên”.Ví dụ như Phú Quốc (nước mắm ), Tân Cương (chè), Chợ Đào (gạo). Thương hiệu nổi tiếng phải được xem xét đánh giá toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là sự đánh giá cảm quan của người tiêu dùng, nó chỉ là một trong những nhân tố để bình xét thương hiệu nổi tiếng. Một nhãn hiệu nổi tiếng chưa chắc có đầy đủ các điều kiện về mặt pháp lý để được công nhận là thương hiệu nổi tiếng, nhưng thương hiệu nổi tiếng chắc chắn phải đi kèm với sự nổi tiếng của nhãn hiệu. 2. Các loại thương hiệu Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hoá, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định. Nhưng theo quan điểm chung, chúng ta có thể đưa ra 2 khái niệm phân loại thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. - Thương hiệu doanh nghiệp (thương hiệu gia đình) là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hoá thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau. Ví dụ Vinamilk (gán cho thương hiệu khác của Vinamilk), Honda (gán cho các sản phẩm hàng hoá khác nhau của công ty Honda bao gồm xe máy, ôtô, máy thuỷ , cưa máy…) - Thương hiệu sản phẩm (còn gọi là thương hiệu tập thể) là thương hệu của một nhóm hay một số chủng loại hoá nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoăc do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh. Thương hiệu sản phẩm thưòng là các doanh nghiệp trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá sản xuất dưới cùng một thương hiệu. Ví dụ Việt Nam đã công nhận chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ của nước mắm Phú Quốc thì không có nghĩa chỉ một 4 doanh nhiệp nào đó ở Phú Quốc sản xuất mà có thể do các doanh nghiệp khác nhau ở Phú Quốc sản xuất nhưng phải tuân thủ các chỉ dẫn /tên gọi xuất xứ và phải trong cùng hiệp hội ngành hàng “ Nước mắm Phú Quốc” và sẽ có tên cơ sở sản xuất ở phía dưới là tên doanh nghiệp. Ngày nay có hơn 80 nhà sản xuất nước mắm trên hòn đảo này. 3. Vai trò của thương hiệu 3.1. Đối với doanh nghiệp Thương hiệu là một sản phẩm vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Thương hiệu cũng là khẳng định cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp tấn công vào từng khúc khách hàng khác nhau. Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn làm khách hàng tự hào hơn (khi sử dụng hàng có thương hiệu nổi tiếng tức là hàng hiệu) Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược thương hiệu có thể chống lại các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. Thương hiệu được xác lập được sự nhận diện, khuấy động cảm giác của người tiêu dùng. Thương hiệu của doanh nghiệp luôn luôn tồn tại trong tâm tư khách hàng. Vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của thương hiệu, xây dựng nhãn hiệu và làm thế nào để nhãn hiệu ấy trở thành một thương hiệu hấp dẫn và lôi cuốn người tiêu dùng, thu lợi cho doanh nghiệp là một bài toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển nhãn hiệu, thương hiệu thành công nó sẽ trở thành bất tử vượt qua thời gian. Nó có khả năng tồn tại một cách 5 đáng ngạc nhiên trên thị trường đầy biến động, một nhãn hiệu thậm trí có thể tồn tại lâu hơn hàng hoá. Vì thế nó là một tài sản vô hình cố định mà từ đó doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận cho mình. 3.2. Đối với người tiêu dùng Không có thương hiệu, việc lựa chọn sản phẩm rất khó khăn bởi vì người tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản mà mình muốn mua. Khi đã có thương hiệu là đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể tin tưởng tuyệt đối trong việc lựa chọn mua hàng của mình, họ cảm thấy yên tâm hơn và tránh được rủi ro không đáng có. Thương hiệu giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chọn lựa. Để mua sản phẩm người tiêu dùng luôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất hơn nữa sản phẩm đòi hỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. II. DÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP 1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của thương hiệu là sự hình thành thương hiệu. Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết dáp ứng nhu cầu của khách hàng. Lời cam kết có thể mang tính thực tế (như một chiếc áo trắng sạch do sử dụng OMO) hoặc có thể thiên về tình cảm (tôi yêu Việt Nam HONDA). Mọi người đều có thể nhận ra một thương hiệu có hoàn thành cam kết hay không, nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đặt ra một lời hứa thương hiệu ? Điều này dựa vào 4 yếu tố sau: • Who: đối với khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm dịch vụ. Đây là những đối tượng khác hàng được nhắm đến và họ chấp nhận sản phẩm của 6 doanh nghiệp. Nói cách khác đây chính là những cá nhân hoặc tập thể sẽ chi tiền sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp là những người sẽ trực tiếp trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất. • What: sản phẩm và tính năng mang đến cho khách hàng. Đây là yếu tố xác định các loại sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu mang lại và vạch ra các yêu cầu cần thiết cho sản phẩm và dịch vụ trên để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm và dịch vụ được miêu tả dựa trên các tính năng đặc trưng cũng như các yếu tố cần thiết khác để có thể đáp ứng được lời hứa của thương hiệu. • Why: lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng. Yếu tố này giúp các doanh nghiệp đưa ra 2-3 lợi ích người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Ví dụ khi mua một chiếc máy giặt Elextrolux thì “30 năm vẫn chạy tốt” yếu tố đó nêu rõ những gì khách hàng mong muốn có được sau khi đã chi ra một khoản tiền cho sản phẩm của công ty. Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại. • How: phương thức thực hiện lời cam kết với khách hàng. Đây là cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa và quan trọng không kém, là các khách hàng kiểm nghiệm lời hứa thương hiệu. Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt các thương hiệu bởi vì đây là yếu tố không rễ bắt chước được. Ví dụ Dell mang đến cho người mua máy vi tính với giá vừa phải, và cung cấp cả những dịch vụ khuyến mãi hỗ trợ khách hàng. Như Biti’s (nâng lưu bàn chân viêt) mang đến cho người mua sự thoải mái và phong cách khi đi một đôi dày/dép. Có thể hình dung quá trình xây dựng thương hiệu là một chuối các nghiệp vụ liên hoàn và tác động qua lại lẫn nhau dựa trên nền tảng của các chiến lược Marketing và quản trị doanh nghiệp, thường bao gồm các nhóm tác nghiệp cơ bản như. Tạo ra các yếu tố thương hiệu (thiết kế các yếu tố 7 thương hiệu) quảng bá hình ảnh thương hiệu và cố định hình ảnh thương hiệu đó đến những nhóm khách hàng mục tiêu, áp dụng các biện pháp để duy trì thương hiệu, làm mới và phát triển hình ảnh thương hiệu… H1.1 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu Trước khi doanh nghiệp đem sản phẩm ra thị trường phải làm quyết định xác lập nhãn hiệu cho sản phẩm của họ đó là tên gọi, chọn biểu tượng, logo, slogan. Xây dựng thương hiệu là từ được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Điều gí đang xảy ra vậy? là vì hiện nay người tiêu dùng có ít thời gian nhưng nhiều lựa chọn, nhiều lựa chọn nhưng ít khác biệt. Xác lập thương hiệu Đăng ký bản quyền sử dụng nhãn hiệu Xây dựng nhãn hiệu mạnh Quảng bá thương hiệu 8 Vậy người tiêu dùng sẽ quyết định căn cứ vào đâu? Đó chính là “niềm tin” về thương hiệu. Chúng ta có thể nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ và cảm nhận được thương hiệu. “Niềm tin” là trạng thái cảm xúc tốt trong con người và nó có thể biểu hiện thông qua các giác quan. Vậy cảm xúc tốt đến từ đâu ? Đó chính là sự trải nghiệm về sản phẩm đúng như nhu cầu của người tiêu dùng và do các hoạt động quảng cáo. Nếu chỉ có cảm xúc tốt thì chưa đủ cần phải có số đông người có cảm xúc tốt mới đủ. Để có số đông này thì đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải gắn dính người tiêu dùng vào với nhau bằng “văn hoá tiêu dùng”. Vậy văn hoá tiêu dùng là gì? - Là những giá trị vật chất, tinh thần trong lịch sử mà theo đó có số đông người chấp thuận. - Là giá trị vật chất tinh thần trong lịch sử và hiện tại mà chúng ta muốn hướng tới. 9 - Là giá trị vật chất, tinh thần hiện tại mà con người sẽ bị hướng tới bởi hoạt động tuyên truyền. Như vậy, con đường phù hợp để xây dựng thương hiệu đầu tiên phải xuất phát từ cảm xúc tốt và văn hoá tiêu dùng. Để có một con đường phù hợp cần phải có hai yếu tố đó là: Hợp lý và hợp ý - Hợp lý là các đặc tính, các lợi ích, các giá trị văn hoá và lý tính - Hợp ý là các cảm giác, cảm nhận và các giá trị cảm tính. Chúng ta có thể hiểu khái quát tính hợp lý và hợp ý thông qua 9 thuộc tính then chốt để xây dựng thương hiệu sau. 1. Tên, Logo,Slogan giúp người tiêu dùng nhận biết về thương hiệu, về sản phẩm. - Phải mang tính nhất quán, tên, logo, khẩu hiệu cần phản ánh được giá trị lý tính, tình cảm hoặc cả hai của sản phẩm. - Phải mang tính toàn vẹn: phản ánh được giá trị cốt lõi và tầm nhìn của sản phẩm. - Tinh duy nhất: rễ đăng ký bảo hộ. - Tính hệ thống (kế thừa và bảo hộ): để đảm bảo khả năng phát triển thương hiệu sau này. 2. Giá trị cốt lõi: tạo ra sự khác biệt 3. Tầm nhìn: tạo ra sự cam kêt trong tương lai 4. Cá tính: tạo ra phong cách tiêu dùng 5. Chất lượng: tạo ra niềm tin khi sử dụng 6. Tính bảo hộ giup thương hiệu phát triển bền vững. - © copyright là quyền mà luật pháp chứng nhận cho tác giả, soạn giả, soạn kịch, nhà xuất bản hoặc nhà phân phối những loại hình văn học, âm nhạc, kịch hoặc công việc có tính nghệ thuật. 10 [...]... dựng thương hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng trên thế giới 31 KẾT LUẬN Hiện nay trên thế giới thương hiệu đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, các doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thương hiệu để cạnh tranh và tồn tại trên thương trường khắc nghiệt Trong thời kỳ hội nhập WTO có tác động lớn đến nền kính tế Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiên cứu tìm tòi, củng cố và phát triển thương hiệu cho. .. tham gia Và trong tình trạng hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam thì việc đầu tư xây dựng một thương hiệu mạnh là rất cần thiết Sau đây là một số biện pháp xây dựng thượng hiệu cà phê Việt Nam 27 CHƯƠNG III SÁNG KIẾN - GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ I SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP Trước những khó khăn và thách thức mà ngành cà phê gặp phải khi tiến hành hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia vào WTO... trình quản lý thương hiệu là một chuỗi các tác nghiệp liên hoàn và tác động qua lại lẫn nhau dựa trên nền tảng chiến lược Marketing và quản lý thương hiệu 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM HIỆN NAY I TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM Hiện nay ở Việt Nam, cà phê là ngành sản xuất nông sản có giá trị xuất khẩu đứng thứ 2 sau xuất khẩu gạo Giá trị cà phê xuất khẩu hàng. .. khẩu và áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193-2005, dây dựng thương hiệu uy tín để giải quyết tốt đầu ra cho ngành cà phê, tạo động lực nâng cao chất lượng cà phê Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, cà phê Việt Nam mặc dù có nhiều lợi thế những vẫn đang đứng trước nguy cơ bị thua ngay trên chính thị trương Việt Nam Lý do đơn giản là chưa xây dựng được thương hiệu, chất lượng còn thấp và. .. chính thức và được luật pháp giới hạn sử dụng - ® registered là đã được đăng ký mẫu tại toà án 7 Hình ảnh và đẳng cấp: đưa cá tính của sản phẩm vào một nhóm người tiêu dùng 8 Sự cải tiến và thích nghi: để người tiêu dùng tự hào và an tâm khi sử dụng 9 Tạo ra nhiều điểm tiếp xúc của thương hiệu với người tiêu dùng 2 Quản lý thương hiệu Quản lý thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh về hàng hoá hoặc... ngành cà phê Việt Nam cần phải có biện pháp nhằm nâng cao xuất khẩu cà phê tinh chế và xây dựng cho cà phê những thương hiệu đứng vững và cạnh tranh lâu dài trên thị trường thế giới II.KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH CÀ PHÊ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 1 Thực trạng cà phê Việt Nam Theo Bộ NN&PTNT, căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất trong nước, hướng phát triển cà phê của Việt Nam trong thời... trong nước và trên thế giới - Thứ ba là kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất Để đạt được 3 mục tiêu trên nhằm đưa ngành cà phê Việt Nam phát triển một cách bền vững thì các doanh nghiệp tiến hành làm ngay công việc sau: Xây dựng, quảng bá và khai thác một cách có hiêu quả thương hiệu cà phê quốc gia Việt Nam, xây dựng và quản lý điều hành sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam kết... triển thương hiệu cho riêng mình, để khẳng định và giới thiệu cho thế giới biết sản phẩm của Việt Nam đó là sản phẩm chất lượng tốt, hàng Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã phong phú không kém so với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chiến lược quản lý nhãn hiệu – Thanh hoa dịch và biên soạn NXB thanh niên 2 Sức mạnh thương hiệu 3 Tạp chí thương mại số 27 năm 2008 4 Tạp chí diễn dàn... việc xây dựng tên tuổi cho giống cà phê của khu vục đó Xây dựng cho thương hiệu cà phê Việt Nam cần phải là một chiến lược đồng bộ của tất cả các khâu từ việc chọn lựa giống cây trồng, trồng trọt và chăm bón, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch Để có mặt trên thị trường 30 cần xây dựng một hệ thống phân phối rộng rãi đến tay người tiêu dùng mục tiêu với những phương pháp được chọn lựa kỹ càng và đóng... đó? Đó là thông qua tiếp thị, thông qua truyền thông và thông quan hệ công chúng * Tiếp thị để gia tăng khả năng tiếp xúc và quảng bá của thương hiệu * Phương tiện truyền thông để tương tác với các đối tượng * Thông qua công chúng để môi trường sống cho thương hiệu Vậy thế nào thương hiệu mạnh? Thương hiệu mạnh phải: * Doanh nghiệp đóng góp nhiều cho xã hội * Số đông người tiêu dùng chọn mua * Ông chủ, . loại thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. - Thương hiệu doanh nghiệp (thương hiệu gia đình) là thương hiệu dùng chung cho. DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP 1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời của thương hiệu là sự hình thành thương hiệu. Thương. vấn đề thương hiệu càng phải quan tâm một cách rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà em chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng và quản lý thương hiệu cho mặt hàng cà phê Việt Nam “ Cà phê Viêt Nam có thể

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan