BÁO CÁO TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC-KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG

45 1000 5
BÁO CÁO TIỂU LUẬN SINH THÁI HỌC-KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A- KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG I-Tuyệt chủng: Trong lĩnh vực sinh vật học và sinh thái học, tuyệt chủng là trạng thái kết thúc của một loài hoặc một nhóm dưới loài. Thời điểm chính thức tuyệt chủng thường của một loài hoặc một nhóm dưới loài được xác định khi cá thể cuối cùng của loài đó chết mặc dù có thể từ trước đó, những cá thể còn lại của loài đó đã mất khả năng sinh sản do tình trạng sức khỏe, tuổi tác, sự phân bố thưa thớt, sự thiếu hụt của các cá thể thuộc một trong hai giới tính hoặc một lý do nào đó. Việc khảo sát đầy đủ một loài trong tự nhiên là rất khó khăn, nên dẫn tới việc xác định thời điểm tuyệt chủng chính xác cũng chỉ là tương đối và thường được xác định một khoảng thời gian sau khi loài đó đã tuyệt chủng. Khó khăn này cũng dẫn tới hiện tượng Lazarus taxa Hiện tượng Lazarus taxa: là hiện tượng một loài xuất hiện trở lại sau một thời gian được coi là đã tuyệt chủng. Loài chim không bay được Takahe từng bị coi là đã tuyệt chủng năm 1898 nay lại được được tìm thấy tại quần đảo phía Nam New Zealand vào 20/11/1948 Loài gặm nhấm Laonastes aenigmamus hay còn được gọi là “chuột sóc” từng được cho là đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh Khammouan,Lào vào năm 1996 Loài Gracilidris, 1 phân nhánh của loài kiến Dolichoderinae hoạt động về đêm, bị coi là đã tuyệt chủng cách đây 15-20 triệu năm, nay được phát hiện tại Paraguay, Brazil, Argentina và được mô tả vào năm 2006 Loài Dromiciops gliroides là một loài thú có túi rất nhỏ,được cho là đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, nay được tìm thấy ở Chi lê và Argentina Qua quá trình tiến hóa, có những loài mới xuất hiện khi một nhóm cá thể của loài đó gặp được điểu kiện sinh thái thuận lợi và khai thác điều kiện đó để phát triển, nhưng cũng có những loài không thê tiếp tục tồn tại vì sự thay đổi điều kiện sống hoặc do không chống lại được sự cạnh tranh từ các loài khác. Tuy rằng có một vài loài, được gọi là hóa thạch sống, tồn tại qua hàng trăm triệu năm mà không có sự thay đổi nào đáng kể, nhưng thường thì một loài sẽ tuyệt chủng trong khoảng trung bình 10 triệu năm kể từ khi loài đó xuất hiện. Vì vậy có thể nói, tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên và khoảng 97% các loài từng xuất hiện trên Trái Đất thì nay đã tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng hàng loạt thì thường gắn với một sự kiện đặc biệt nào đó, do đó cũng rất ít khi xảy ra so với sự tuyệt chủng riêng rẽ của từng loài, và tốc độ tuyệt chủng đó hiện đang gia tăng một cách đáng kể, theo cảnh báo của các nhà khoa học. Thậm chí tốc độ này thực tế có thể lớn hơn rất nhiều vì sự tuyệt chủng của các loài chỉ mới được nghiên cứu trong khoảng thời gian chưa lâu, dẫn tới việc chỉ có những loài tuyệt chủng gần đây được ghi chép lại, còn hầu hết các loài đã tuyệt chủng thì không. Theo ước tính, đến năm 2100, khoảng 50% số loài hiện đang sinh sống trên Trái Đất sẽ không còn tồn tại nữa. Thiên thạch va chạm cuối kỷ Creta đã tiêu diệt loài khủng long cách đây 65 triệu năm trước Một loài được gọi là tuyệt chủng trong hoang dã khi mà các cá thể của loài đó không còn tồn tại trong môi trường sống tự nhiên và gần như không thể tự phục hồi được, chỉ còn một số cá thể của loài này sống sót nhờ sự chăm sóc nuôi dưỡng của con người. Ngành động vật học hiện nay đang cố gắng duy trì số lượng cá thể của các loài này để trong tương lai có thể khôi phục trong tự nhiên nhờ các chương trình nuôi dưỡng và phát triển đặc biệt. Sự tuyệt chủng của một loài trong tự nhiên có thể gây hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến sự tuyệt chủng của một hay nhiều loài khác. Chuỗi tuyệt chủng này đặc biệt phổ biến khi loài bị tuyệt chủng là một loài chủ chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường và hệ sinh thái. II- Các mức độ đe dọa tuyệt chủng của loài 1- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng loài đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên IUCN đề xuất) Các cấp đánh giá chính: ENDANGERED (E)- Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) Là những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những loài có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng. VULNERABLE (V)- Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). Là những loài sắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe dọa cứ tiếp diễn. Gồm những loài mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể của nó đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các biến động khác cuả môi trường sống. Cũng gồm những loài tuy số lượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa. RARE (R)- Hiếm (có thể có nguy cấp) Gồm những loài có phân bố hẹp (nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng rất mỏng manh. Các cấp đánh giá khác: Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo - Sách đỏ Việt Nam cón sử dụng một trong các cấp sau: THREATENED (T) - Bị đe doạ. Là những loài thuộc một trong những cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào. INSUFFICIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác. Là những loài nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin. Các loài nêu trong cấp này đang được hy vọng là các nhà khoa học có thể xác định mức cụ thể của chúng. 2- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài đưa vào sách đỏ (The IUCN Red List of Threatened Animals) Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quy định vế tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài. Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể (Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ (Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố. Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các thông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi. IUCN còn nghiên cứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi mới. Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau: EX - Tuyệt chủng – Extinct Một loài được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của loài đó đã chết. EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild Một loài được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ. CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered Một loài được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt EN - Nguy cấp – Endangered Một loài được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần VU - Sẽ nguy cấp – Vulnerable Một loài được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần LR - Ít nguy cấp - Lower risk Một loài được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ: Phụ thuộc bảo tồn (CD) - Conservation dependent Bao gồm các loài hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho loài đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới loài này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm. Sắp bị đe doạ (NT) - Near threatened Bao gồm các loài không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp. Ít lo ngại (LC) - Least concern Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa. DD – Thiếu dữ liệu - Data deficient Một loài được coi là thiếu dữ liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một loài trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, loài loại này không thuộc một thứ hạng bị đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR (ít nguy cấp). NE - Không đánh giá - Not evaluated Một loài được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng. B- THỰC TRẠNG CHUNG : ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM NGÀY CÀNG HIẾM I - Thực trạng động vật quý hiếm trên thế giới Hiệp hội Thế giới vì thiên nhiên (UICN) là một tổ chức quốc tế quy tụ 10.000 chuyên gia và nhà nghiên cứu khoa học của 147 nước. Hàng năm, UICN đều công bố một “danh sách đỏ” liệt kê những loài động vật, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo báo cáo mới nhất của UICN đưa ra ngày 12-9 vừa qua, có 16.306 loài bị đe doạ biến khỏi bề mặt trái đất, nhiều hơn con số 16.118 loài công bố năm ngoái. Dưới đây là 1 số loài tiêu biểu đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài khỉ orang-outan đảo Sumatra, Indonesia, hiện chỉ còn 7.300 con. Trong vòng 75 năm qua, số lượng orang-outan ở đây đã giảm đi hơn 80%. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn phá rừng, nhưng cũng còn do các con vật bị săn bắn, bị bắt để bán hoặc để ăn thịt… Khỉ orang-outan vùng Borneo, Đông Nam châu Á. Năm 2003, người ta thống kê số lượng loài khỉ này vào khoảng 45.000 tới 69.000 con. Nguyên nhân đưa đến sự tuyệt chủng: không nơi trú ngụ do bị tàn phá. Khỉ orang-outan Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia, còn có tên gọi là Kaudern, là loài rất được những người yêu thích nuôi cá kiểng săn lùng. Đây là một trong số 200 loài động vật có tên được đưa vào danh sách đỏ lần đầu tiên. Mỗi năm có khoảng 900.000 con cá cardinal bị đánh bắt. Cá cardinal đảo Banggai, Indonesia San hô Galapagos vùng biển Ecuado. Đây là lần đầu tiên tên một loài san hô được đưa vào danh sách đỏ. Cả thảy có 10 giống san hô Galapagos bị xếp vào hạng “có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng”. Mối đe doạ hàng đầu của các loài san hô này là hiện tượng khí hậu El Nino, làm cho nhiệt độ nước biển tăng lên một cách bất thường. San hô Galapagos vùng biển Ecuado Cá sấu Gavial là một trong những loài cá sấu châu Á hiếm nhất trên thế giới. Người ta có thể tìm thấy chúng trong sông Hằng, thuộc Ấn Độ và [...]... phối hợp thực hiện và công bố cả nước có 882 loài động - thực vật (418 loài động vật, 464 loài thực vật) đang bị đe dọa ở các mức khác nhau Có ít nhất mười loài động - thực vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên Có bốn loài động vật đã bị tuyệt chủng hoàn toàn trên lãnh thổ VN gồm tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá và bò xám Sáu loài động - thực vật đã tuyệt chủng ngoài thiên... ảnh hưởng lớn tới môi trường Các nhà khoa học đồng ý rằng quá trình tuyệt chủng các loài hiện nay có thể phá vỡ mối liên hệ giữa các quần thể sinh vật, và chắc chắn sẽ tác động đến loài người Do đó, con người cần học cách bảo vệ môi trường và chung sống hài hòa với các loài khác Để đối phó với nguy cơ mất cân bằng sinh thái trên trái đất và ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài, đòi hỏi sự nỗ lực... giới đã ban hành các đạo luật về bảo vệ các loài và môi trường sinh thái Hiện nay, Công ước quốc tế về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đã được ban hành nhằm kiểm soát và quan trắc việc buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng II- Thực trạng động vật quý hiếm ở Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên có một hệ động thực vật... ra ở các thảo nguyên châu Phi Cách đây 5.000 năm ở châu Âu và khoảng 4.000 năm ở Bắc Mỹ, việc phá rừng và biến đổi các vùng đất tự nhiên thành bãi chăn gia súc đã xuất hiện phổ biến, tạo điều kiện cho các loài cỏ dại và động vật ăn cỏ mở rộng phạm vi cư trú, gây ra sự tuyệt chủng của hàng loạt các loài bản địa Lần đầu tiên con người góp phần tạo ra một đợt tuyệt chủng có tính chất toàn cầu là vào khoảng... bắn, con người đã tuyệt diệt gần 86% giống thú lớn hơn 44kg ở 3 lục địa: Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Australia Năm 1600, trên toàn thế giới đã ghi nhận sự tuyệt chủng của 700 động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch Từ năm 1600 đến nay, thêm khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng Cần lưu ý rằng những con số ghi nhận được về sự tuyệt chủng nhỏ hơn nhiều... tế và cũng nhỏ hơn rất nhiều so với dự đoán trong những thập kỷ tới Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta đang bước vào giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 Hiện tại các loài đang bị tuyệt chủng với tốc độ vượt xa nhiều lần tốc độ hình thành loài, nhanh nhất kể từ trước đến nay và không theo bất kỳ một quy luật nào Cứ 20 phút lại có một loài động vật hay thực vật nào đó bị tuyệt chủng. .. đỏ 2006 cũng ghi rằng 25% các loài bò sát và động vật có vú, 20% các loài lưỡng cư, 12% các loài chim, 10% các loài thực vật hiện có trên trái đất sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm tới Sự biến mất của các loài động, thực vật sẽ dẫn tới sự sụp đổ dây chuyền của các loài khác sống phụ thuộc vào chúng trong đó có loài người Việc con người khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên thiên... hoạt động cả ngày và đêm, nhưng cũng có khi chỉ hoạt động vào lúc hoàng hôn Người ta quan sát 1 con sao la bị nuôi nhốt, những hoạt động ăn uống thường diễn ra vào ban ngày, rất hiếm khi vào ban đêm Sao la hoạt động tích cực nhất vào buổi sáng, chiều muộn và buổi tối, và kém hoạt động khi mặt trời đã lên cao Khi ngủ, 2 chân trước của chúng thường gấp lại ở dưới thân Liếm lông dường như là một hoạt động... dụng quá mức đất đai canh tác, làm ô nhiễm mặt nước, làm khô cạn ao hồ rồi các cuộc chiến tranh tàn khốc đang hủy hoại môi trường Các hoạt động du lịch thiếu bền vững, xây dựng, thăm dò và khai thác thiếu quy hoạch, các hoạt động công nghiệp đã tạo ra các nguồn khí thải độc hại làm cho khí hậu nóng lên, tạo ra những lỗ thủng ở tầng ôzôn đe dọa trực tiếp đến sự sống trên trái đất Ngoài ra, tốc độ gia... lánh của dãy Trường Sơn dọc theo biên giới Lào và Việt Nam Vì không có cá thể nào được nuôi giữ trong các vườn thú và tới nay gần như không có tài liệu nào đề cập đến khả năng nuôi nhốt thành công sao la nên: “Nguy cơ tuyệt chủng của sao la trong tự nhiên sẽ đồng nghĩa với việc tuyệt chủng của loài này ở mức độ toàn cầu và không còn khả năng phục hồi và tái sinh Một câu hỏi được đặt ra : Hiện nay sao . A- KHÁI NIỆM TUYỆT CHỦNG VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG I -Tuyệt chủng: Trong lĩnh vực sinh vật học và sinh thái học, tuyệt chủng là trạng thái kết thúc của một loài hoặc. trường và hệ sinh thái. II- Các mức độ đe dọa tuyệt chủng của loài 1- Các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng loài đưa vào Sách đỏ Việt Nam (Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và. đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng. VULNERABLE (V)- Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng) . Là những loài sắp bị đe doạ tuyệt chủng

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hổ Siberia: Trên thế giới chỉ còn chừng 200 con hổ Siberia, đa số sống trong các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc các vườn bách thú. Đây là loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới, do mất nơi cư trú và bị săn lùng.

  • Đồi mồi khổng lồ: Sống ở Địa Trung hải và Hắc hải cũng như Đại Tây dương, đồi mồi khổng lồ là mục tiêu săn bắt để bán cho các khách sạn lớn xây dựng ngay trên nơi cư trú của chúng với giá cực đắt để lấy thịt và trứng chế biến thành những món đặc sản. Khả năng sống sót của loài bò sát to lớn này cực kỳ thấp.

  • Chim cánh cụt

  • Tê giác đen ở Tây Phi

  • Dơi yên ngựa

  • Linh trưởng lớn: Họ linh trưởng lớn bao gồm khỉ đột, hắc tinh tinh, khỉ bonobo, ở châu Phi và đười ươi (dã nhân) ở châu Á. Nguyên nhân làm chúng giảm “dân số” khá nhiều: chiến tranh (những cuộc nội chiến và đánh nhau triền miên giữa các nước láng giềng  ở lục địa đen), nạn săn bắt, bệnh tật và mất nơi cư trú (do phá rừng và cháy rừng)

  • Thỏ ven sông: Sống ở sa mạc Karoo của Nam Phi, thỏ ven sông (riverine rabbit) đang mất dần lãnh thổ sinh sống vì sự phát triển trang trại. Người ta dự tính số lượng loài thỏ này chỉ còn không quá 250 con, nên chúng được liệt vào danh sách 10 loài vật hàng đầu trong số đang bị tuyệt chủng. Thỏ ven sông dễ nhận ra bởi một vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đến dái tai. Với số lượng ít ỏi như thế, chắc chắn chúng không thể phục hồi. 

  • Thỏ ven sông có vạch sẫm kéo dài từ khoé miệng qua má, đến dái tai

  • Lạc đà hai bướu: Các điều tra cho thấy trên hành tinh của chúng ta còn lại chưa đầy 1.000 con lạc đà hai bướu ở những vùng khô cằn trên sa mạc Gobi. Dù chúng sống một cách kham khổ, thường xuyên đói ăn mà vẫn bị săn đuổi, đẩy tới bờ vực của sự diệt vong. 

  • Lạc đà 2 bướu

  • Sơn dương Đông Phi

  • Chiến dịch bảo tồn thú quý hiếm

  • Dự án bảo tồn Sao La và các loài thú móng guốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan