BÁO CÁO THỰC TẬP-PHẦN II VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN ĐÀ LẠT

13 2.1K 11
BÁO CÁO THỰC TẬP-PHẦN II VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN ĐÀ LẠT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt PHẦN II:VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN ĐÀ LẠT A. MỤC TIÊU: Nắm được nguyên lý hoạt động,cấu trúc,một số ứng dụng điển hình của viện nghiên cứu hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội và việc an toàn bức xạ hạt nhân. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Tham khảo sách và tài liệu. -Nghe báo cáo và hướng dẫn của các thầy ở viện nghiên cứu và tham quan bên ngoài viện nghiên cứu. C. NỘI DUNG THỰC TẾ: I. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN : -Thuộc loại lò phản ứng nghiên cứu dạng bể hơi.Dùng nước thường để làm chậm Nơtron và nguội vùng hoạt. -Vùng hoạt đặt trong bể lò dưới đọ sâu khoảng 5m nước.Bể lò có dạng hình trụ cao 6m,đường kính 2m,chứa khoảng 18m 3 nứơc cất. -Vùng họat chứa 104 bó nhiên liệu (từ 03/2002 đến nay),mỗi bó chứa khoảng 40g U-235.Mỗi bó nhiên liệu có cấu tạo từ 3 lớp hình ống đồng trục:2 ống bên trong hình trụ tròn,ống ngoài cùng hình lục giác. -Lớp nhiên liệu mỗi ống dày 0,7mm đựơc làm bằng hợp kim AL-U,tỉ lệ U theo khối lượng là 35%.Được bao bọc bởi 2lớp nhôm bảo vệ,mỗi lớp dày 0,9mm. II. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN : 6 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt -Quản lý vận hành và khai thác lò phản ứng hạt nhân đà lạt và các thiết bị khoa học kĩ thuật khác. -Tiến hành nghiên cứu ,ứng dụng các kĩ thuật hạt nhân và liên quan phục vụ phát triển khoa học và phát triển kinh tế xã hội. -Tham gia chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực cho chương trình hạt nhân của Việt Nam. -Đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân cho viện và hỗ trợ kĩ thuật an toàn cho các cơ sở bức xạ khác ở phía nam,tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành hạt nhân. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : 1/ Cơ sở lý thuyết: Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoạt động dựa trên các phản ứng Urani -235 với các Nơtron đã được làm chậm bằng nước thường được giữ ở trạng thái cân bằng sử dụng để htực hiện các yêu cầu đã được đề ra nhằm phục vụ cho các ngành khoa học công nghệ khác xuất phát từ việc phản ứng các Nơtron nhiệt,chất làm chậm và chất tải nhiệt. 2/ Khái quát về viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu hạt nhân thuộc địa bàn của thành phố Đà Lạt-Lâm Đồng được hình thành theo quyết định số 64-CP ngày 26/04/1976 của thủ tướng chính phủ. 2.1 Cơ sở vật chất của lò phản ứng : -Lò phản ứng hạt nhân 500KW với các kênh thực nghiệm và hệ thống công nghệ đi kèm. -Nguồn 60 C 16.5 kCi phục vụ chiếu xạ. -Hệ máy phát tia tử ngoại phục vụ nghiên cứu và triển khai kỹ thuật phủ láng bề mặt. -Cơ sở phục vụ nghiên cứu ,sản xuất đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu. -Các phòng thí nghiệm đo xạ,phổ Beta, gama, tia X, anpha, đặc biệt là các hệ thiết bị đo hoạt độ thấp. -Các phòng thí nghiệm phân tích định hướng các đòng vị, nguện tố, hợp phần trong mẫu vật bằng kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan. -Phòng thí nghiệm kỹ thuật đánh dấu trong công nghiệp. -Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật và sinh học phóng xạ. -Phòng thí nghiệm chuẩn liều chiếu ngoài. -Phòng thí nghiệm đo liều chiếu trong và chiếu ngoài. -Cở sở quản lý thải phóng xạ lỏng và rắn. -Phòng thí nghiệm nghiên cứu chế tạo và bảo dưỡng thiết bị điện tử hạt nhân. 2.2 Sơ đồ tổ chức của viện nghiên cứu : 7 ~ 6840 mm Concrete shielding Door plug Thermal column door Graphite Rotating top lid Extracting well Pool tank Spent fuel storage tank A ~ 2000 mm (ex bulk-shielding experimental tank) cylindrical shell Upper Core Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA VIỆN TIẾT DIỆN CẮT NGANG CỦA LÒ 3/ Cấu trúc của lò: 8 BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG KHCN VÀ ĐÀO TẠO HỘI ĐỒNG AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN KẾ HOẠCH VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ PHÒNG HÀNH CHÁNH –TỔ CHỨC TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LÒ PHẢN ỨNG T.T PHÂN TÍCH VÀ MÔI TRƯỜNG PHÒNG AN TOÀN BỨC XẠ P.ĐIỆN TỬ -TIN HỌC P.SẢN XUẤT ĐVPX P.VẬT LÝ VÀ KTHN P.CÔNG NGHỆ BỨC XẠ P.CÔNG NGHỆ SINH HỌC Beam port # 1 Beam port # 2 Beam port # 3 Beam port # 4 Core Thermalizing column (closed) Thermal Column Pool tank wall Spent fuel storage tank Concrete shielding Graphite reflector door Column Bellows assembly Stainless steel Aluminum Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Lò gồm một thùng nhôm chứa nước cao 6m,đường kính 2m,toàn bộ thùng nhôm được đặt giữa khối bê tong bảo vệ sinh học,có tiết diện cắt ngang dạng 8 cạnh,chiều dày bê tông ở nữa dưới vào khoảng 2,5m và nữa trên khoảng 0,9m, lớp bê tông bảo vệ nằm ở nữa trên được xây them nhằm bảo đảm bức xạ cho người làm việc ở vị trí này khi công suất của lò từ 250 kw lên 500kw. Các bộ phận còn giữ lại của lò TRIGAMark II là vỏ bê tông bảo vệ, thùng nhôm chứa nước, vành phản xạ Graphit và các kênh ngang thí nghiệm. Vùng hoạt hình trụ chiều cao 0,8m,đường kính 0,4m,đặt vào trong vành phản xạ và gắn liền với một giếng hút cao 2m,đường kính 0,5m,giếng hút được treo trên thang đáy của một giá đỡ cao 3m,đường kính 2m,giá đỡ tạo điều kiện thuận lợi khi lắp ráp các hệ thống công nghệ trong lò với điều kiện phóng xạ cao của lò,là do lò đã hoạt động với một thời gian trước đây.Giếng hút có tác dụng tăng cường sự đối lưu của nước khi làm nguội vùng hoạt theo cơ chế đối lưu tự nhiên.Trong bể lò còn đặt các ống cấp nước và hút nước của hệ thống đối lưu vòng 1,hệ thống dẫn các thanh điều khiển,hệ thống các buồng ion hóa ghi đo nơtron.Lò được xây dựng bằng một nắp thép dày 20cm,nhằm đảm bảo an toàn phóng xạ cho người làm việc trong khi lò đang hoạt động.Trên nắp lò có cửa sổ bằng kính thủy tinh để nhìn và một cửa sổ để thao tác. Trên mặt cắt ngang của lò ta thấy lò có 4 thanh ngang với đường kính 0,125m dài cỡ 3m và một cột chịu nhiệt bằng Graphit với kích cỡ 11,213m 3 ,trong số các kênh ngang có 3 xuyên tâm và một kênh tiếp tuyến.Bên cạnh thùng lò,bể cản xạ thô trước đây nay đã chuyển thành lò chứa nhiên liệu đã cháy. 9 Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Cấu trúc vùng này dạng hình trụ cao 0,6m,đường kính 0,4m trong đó đặt các bó nhiện liệu,các thanh và các bó berili các thanh điều khiển các kênh thực nghiệm thẳng đứng. 4/ Nguyên tắc hoạt động: Lò có những thanh nhiên liệu được làm bằng hợp kim chứa Urani đã được làm, thường là dùng Urani có độ giàu 3,6% vì rất khó điều chế được Urani nguyên chất.Những thanh này được đặt trong chất làm chậm là nước thường.Khi hoạt động thì các thanh điều chỉnh được sử dụng là các thanh bằng chất hấp thụ nơtron mạnh như Bo hay Cadimi sẽ được nâng lên tới vị trí sao cho lò ở trạng thái tới hạn,các nơtron sinh ra được làm chậm bằng nước thường bị các thanh Urani hấp thụ và xảy ra phản ứng tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt được dẫn đi bằng các chất tải nhiệt cung cấp cho lò sinh.Hơi từ lò sinh làm cho tuabin máy phát điện quay.Cơ cấu máy phát điện được hình thành như động cơ máy phát điện của nhàm máy thủy điện. 5/Hệ thống điều khiển lò phản ứng có các nhiệm vụ sau: Đo và ghi mật độ thông lượng nơtron,chu kỳ thay đổi công suất. Bù trừ sự giảm phản ứng do sự cháy nhiên liệu,hiệu ứng nhiễm độc,hiệu ứng nhiệt độ…trong quá trình làm việc của lò. Điều khiển lò tự động và bằng tay. 6/Các đặc trưng cơ bản của lò phản ứng: Cơ chế làm nguội vùng hoạt :Đối lưu tự nhiên. Các loại kênh chiếu mẫu : 6.1 Kênh chiếu đứng :gồm: 10 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Các kênh ướt:1 bẩy Nơtron ở tâm vùng hoạt,1 hốc chiếu tại ô mạng 1-4, 40 hốc chiếu cảu mâm quay. Các kênh khô chuyển mẫu bằng khí nén: 2 kênh khô (tại các ô mạng 7-1 và 13-2). 6.2 Kênh ngang, gồm: 3 kênh hướng tâm (2 kênh chưa sử dụng) và 1 kênh tiếp tuyến. 6.3 Cột nhiệt: 1 cột nhiệt Công suất danh định :500 kw. Chất làm nguội và làm chậm :Nước thường. Kích thước và cấu hình vùng họat của lò: +Hình trụ: đường kính 44,2 cm , cao 60 cm. +Cấu hình hiện nay :104 bó nhiên liệu. +7 thanh điều khiển: • 2 thanh an toàn (B 4 C) • 4 thanh bù trừ (B 4 C) • 1 thanh điều chỉnh tự động (thép không rỉ). +Hệ thống làm nguội :Vùng họat • Lưu lượng nước chảy qua vùng hoạt : 22 m 3 /h. • Nhiệt độ tại lối vào vùng hoạt: (27-30) o C. • Nhiệt độ tại lối ra vùng họat (trung bình): (45-48) o C. +Hệ thống làm nguội sơ cấp: • Lưu lượng nước : 50 m 3 /h. • Nhiệt độ tại lối vào bình trao đổi nhiệt: (34-37) o C. • Nhiệt độ tại lối ra bình trao đổi nhiệt: (25-28) o C. +Hệ thống làm nguội thứ cấp: • Lưu lượng nước : 90 m 3 /h. • Nhiệt độ tại lối vào bình trao đổi nhiệt: (22-25) o C. • Nhiệt độ tại lối ra bình trao đổi nhiệt: (17-20) o C. 7/Chế độ vận hành của lò phản ứng: -4 tuần 1 đợt: 100 giờ liên tục.Trung bình mỗi năm 1.200 giờ ở công suất 500 kw. -Tính đến tháng 3/2006, lò phản ứng đã hoạt động 28.700 giờ. -Các mục tiêu chính của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt: • Sản xuất đồng vị phóng xạ. • Phân tích kích hoạt. • Nghiên cứu Vật lý hạt nhân và Vật lý lò phản ứng. • Đào tạo cán bộ. -Trong 22 năm vận hành , chưa xảy ra sự cố nào ảnh hưởng đến sức khỏe con nguời và môi trường xung quanh. 11 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt -Số lần dập lò ngoài kế hoạch chủ yếu là do điện lưới (tổng số 211 lần,trong đó do điện lưới 141 lần – chiếm trên 67%,sai hỏng thiết bị 34 lần – chiếm 16% và do người vận hành 36 lần – chiếm gần 17%). 8/Các ứng dụng của ngành nghiên cứu hạt nhân trong đời sống: Ngành nghiên cứu hạt nhân nước ta ra đời từ năm 1976 và công trình khôi phục lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoàn thành vào cuối năm 1983 đã tạo ra bước phát triển vượt bậc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng của lĩnh vực này.Ngày nay, kỹ thuật hạt nhân được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều ngành khác nhau. 8.1 Ứng dụng trong y tế: Các nguồn bức xạ Co-60 hoạt độ cao dùng trong xạ trị được sử dụng tại một số bệnh viện trong nước từ những năm 1960. Năm 1971, Khoa Y học hạt nhân được hình thành với một số thiết bị đo và chuẩn đoán bệnh đơn giản. Từ tháng 3/1984, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào hoạt động, cho phép sản xuất các chất đồng vị và dược chất phóng xạ thì số lượng các Khoa Y học hạt nhân tăng nhanh và đến nay, trong cả nước trên 30 khoa được hình thành, nhiều thiết bị hiện đại được trang bị như máy hiện hình Gamma Camera, máy chụp cắt lát CT. Trung bình hàng tháng khoảng 100 bệnh nhân đối với các khoa có quy mô nhỏ và gần 1.000 bệnh nhân với các khoa có quy mô lớn được chẩn đoán và điều trị bệnh. Các loại đồng vị chính được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân là tấm áp P-32 để điều trị các bệnh ngoài da; dung dịch I-131 dưới dạng tiêm hoặc uống để chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến giáp; Tc-99m và các dược chất dưới dạng kit in-vivo đánh dấu với Tc-99m để hiện hình tìm các khối u bất thường trong não, chẩn đoán chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan, phổi, hệ tiêu hóa. Các kit in-vitro miễn dịch học phóng xạ T3, T4 cũng được sản xuất và sử dụng tại một số bệnh viện. Hàng năm, khoảng 150Ci chất phóng xạ các loại được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, cung cấp cho ngành Y tế. 8.2 Ứng dụng trong công nghiệp: Sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị hạt nhân để xây dựng các hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy như đo mức của các bể đựng phối liệu của các nhà máy xi măng và nhà máy giấy; xác định mức trong các hộp bia và nước giải khát; xác định độ ẩm và mật độ giấy trong các nhà máy giấy; các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí Ưu điểm của phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao và với các dung dịch hóa chất độc hại. Kỹ thuật đồng vị xạ đánh dấu 12 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cũng được sử dụng phổ biến, chẳng hạn, việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy. Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ được sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ. Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu cũng là một trong các hướng đặc thù, chẳng hạn sử dụng phương pháp bức xạ truyền qua để chụp kiểm tra chất lượng mối hàn các đường ống kim loại, kiểm tra đánh giá tình trạng bên trong của các tháp công nghiệp với đường kính đến 4m và chiều cao đến 30m, kiểm tra chất lượng các cọc nhồi của các công trình xây dựng; sử dụng phương pháp bức xạ tán xạ ngược để xác định chất lượng của các công trình đường giao thông 8.3 Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng bức xạ Gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu các quá trình sinh học như vấn đề dinh dưỡng cây, con được ngành Hạt nhân kết hợp với các ngành khác thực hiện từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu chiếu xạ một số giống cây (ngô, khoai, lúa, một số loài hoa, dâu tằm, ) ở liều kích thích hoặc đột biến để tạo giống có năng suất cao hơn hoặc thích hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, nghiên cứu quy trình nhân giống vô tính in-vitro, nuôi cấy tế bào một số loài hoa, cây đặc sản và cây rừng quý hiếm cũng được tiến hành. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghệ nuôi trồng nấm là một thành quả có ý nghĩa thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu, cho phép tuyển chọn, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ trồng các loại nấm quý như linh chi, bào ngư, cho nông dân nhằm tận thu nguồn phụ phế liệu xơ - sợi nông nghiệp. Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật hạt nhân để xử lý rác thải nông nghiệp như rơm rạ, bã mía để làm thức ăn cho động vật hoặc cơ chất cho phân bón vi sinh cũng được áp dụng vào thực tế. 8.4 Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu các qua trình trong tự nhiên: Sử dụng phóng xạ môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến các quá trình sa bồi, bồi lấp, xói mòn và rò rỉ, chẳng hạn như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại luồng tàu cảng Hải Phòng để xác định hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như Tuyền Lâm, Đạ Hàm, Đạ Tẻh, tây Di Linh, Chiến Thắng, Pró; xác định vị trí và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện Hòa Bình, Trị An, Đa Nhim; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn một số tỉnh phía Nam. 8.5 Sử dụng hạt nhân trong nghiên cứu và bảo vệ môi trường: 13 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Nghiên cứu ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phóng xạ và tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biển trên một số địa bàn trong nước. Hiện nay cả nước ta đã có 3 trạm quan trắc môi trường phóng xạ thuộc mạng lưới của 18 trạm quan trắc môi trường quốc gia cho phép theo dõi thường xuyên tình trạng phóng xạ môi trường của một số địa dư điển hình trong nước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo Cs-137 sinh ra do các vụ thử vũ khí và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua. 8.6 Kỹ thuật hạt nhân trong khử trùng, bảo quản và biến tính vật liệu: Sử dụng bức xạ Gamma cường độ cao cho các mục đích khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản thực phẩm và nông sản, cải tạo sinh khối, chế tạo một số chế phẩm bằng bức xạ, được nghiên cứu và triển khai thành công trong ngành Hạt nhân. Nước ta hiện có 3 nguồn Co-60 với hoạt độ khác nhau (16.5kCi tại Đà Lạt; 110kCi tại Hà Nội và 400kCi tại thành phố Hồ Chí Minh). Kỹ thuật chiếu xạ liều cao để cắt mạch các polymer tự nhiên để tạo ra các chế phẩm mới là một hướng ứng dụng tiên tiến. Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật T&D của Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam. Màng điều trị vết thương bỏng được chế tạo từ PVP và chitosan vỏ tôm cua cho kết quả thử nghiệm lâm sàng tốt. 8.7 Phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Chính sách phát triển năng lượng bền vững mà nội dung cơ bản là đa dạng hóa các nguồn năng lượng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Ngành Hạt nhân đã tham gia nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong quy hoạch dài hạn. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học và đã khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực thi chương trình điện hạt nhân trong những năm đầu của thế kỷ 21 Sau gần 25 năm hình thành và phát triển, ngành Hạt nhân nước ta đang phấn đấu để bước sang một giai đoạn mới. Với khả năng và tiềm lực hiện có, với nhu cầu của đất nước đối với khoa học kỹ thuật hạt nhân ngày càng cao; trong tương lai ngành Hạt nhân nước ta sẽ có đóng góp ngày càng hữu hiệu và thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 14 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt 9/An toàn hạt nhân và các biện pháp bảo vệ an toàn trong lò phản ứng : 9.1 Hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng: Tự động dập lò khi có sự cố bất thường về thiết bị, công suất, chu kỳ, chế độ tải nhiệt, vv… Hệ điều khiển hiện đại đã được nâng cấp từ năm 1993 và đã được phê duyệt nâng cấp trong hai năm 2005 - 2006 qua dự án IAEA và Việt Nam. 9.2 Bảo đảm nghiêm ngặt chế đọ vận hành và khai thác lò phản ứng: Ban hành các quy phạm, nội quy và quy chế. Kiểm tra việc thực hiện các quy chế. 9.3 Bảo đảm nghiêm ngặt các chế độ tải nhiệt vùng hoạt và các thông số nước làm nguội trong lò. 9.4 An toàn phóng xạ:Kiểm tra khu vực, kiểm tra liều phóng xạ tại các vị trí quan trọng, lọc khí phóng xạ trước khi thải ra môi trường, quản lý nghiêm ngặt các loại thải phóng xạ lỏng và rắn. 9.5 An toàn hạt nhân: Theo cơ chế bảo vệ nhiều tầng nhờ 3 lớp rào chắn: Vỏ bọc nhiên liệu. Bể lò, hệ tải nhiệt vòng 1 và thành bê tông bảo vệ sinh học. Nhà lò phản ứng bằng bê tông cốt thép. 10/ Mục đích nghiên cứu hạt nhân vì hòa bình của Việt Nam: Năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và là nguồn năng lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững trong việc thỏa mãn nhu cầu điện năng đang tăng mạnh trên toàn cầu. 15 Vỏ bọc nhôm Vùng hoạt Tường bê tông Lò phản ứng Nhà lò LỚP RÀO 1 (Vỏ nhiên liệu) LỚP RÀO 2 (Thùng lò) Nước tải nhiệt vòng 1 [...]... nghĩa: Vện nghiên cứu hạt nhân là cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng guyên tử ở Việt Nam Nhiệm vụ cơ bản của viện là quản lý, vận hành và khai thác lò phản ứng, các công cụ khoa học của 16 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt viện an toàn và có hiệu quả để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học,triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho các yêu cầu phát.. .Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Lò phản ứng hạt nhân thật sự không phát thải, sử dụng chúng để phát điện có thể giúp kiềm chế được mối nguy hiểm nóng trên toàn cầu và thay đổi khi hậu.Năng lượng hạt nhân hầu như không thải khí Co 2 hay bất kỳ khí thải nào gây hiệu ứng nhà kính.Năng lượng hạt nhân còn giúp giảm bớt ô nhiễm không khí và bề... thuyết vào thực tiễn cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường nơi thực hiện Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học An Giang đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận thực tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong chuyến đi này 17 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt 18 ... nhiều cho tôi việc học tập; gắn liền mặt lý thuyết với thực tế để từ đó làm cho tôi càng hiểu rõ hơn các vấn đề trong quá trình học tập, tạo hứng thú trong học tập và nghiên cứu; là hành trang cho chúng tôi trong việc học tập và giảng dạy sau này KẾT LUẬN CHUNG Qua chuyến đi tham quan thực tế nhà máy thủy điện Trị An, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã giúp tôi thu thập thêm những thông tin cần thiết... nông nghiệp…hiểu thêm về viện nghiên cứu hạt nhân có vai trò quan trọng như thế nào trong tương lai và mục đích nghiên cứu hạt nhân vì hòa bình của đất nước Biết đựoc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện Trị An, vai trò của nó trong đời sống, một số máy móc nhất định trong lĩnh vực thủy điện, quá trình biến đổi cơ năng thành điện năng… Tóm lại: quá trình tham quan thực tế đã giúp rât nhiều... chuyển thiết bị và nguyên liệu hạt nhân dân sự sang mục đích quân sự Điện hạt nhân có khả năng cạnh tranh về kinh tế và sẽ có khả năng cạnh tranh hơn khi tính đến chi phí môi trường liên quan đến tổn hại do thải khí carbon Công nghệ năng lượng hạt nhân tiên tiến và đa dạng tạo điều kiện phát triển tương lai bền vững cả ở nước công nghiệp và nước đang phát triển.Lò phản ứng hạt nhân còn dùng để khử mặn nước... lượng hạt nhân thực ra tốt hơn nhiều so với những gì mà người ta gắn trong các cuộc tranh luận chung.Tuy nhiên, tiếng chuông báo động về thay đổi khí hậu vang lên ngày càng dồn dập khiến con người ngày càng hiểu năng lượng hạt nhân là một phương cách an toàn và có tính xây dựng cao để khắc phục hiểm họa đang ngày càng một nghiêm trọng đối với khí quyển trái đất 11/ Kết luận: 11.1 Ý nghĩa: Vện nghiên cứu. .. nghiệp năng lượng khác.Ngày nay, các lò phản ứng hạt nhân áp dụng triết lý phòng thủ theo chiều sâu nghĩa là gồm nhiều lớp bảo vệ vững chắc và an toàn để ngăn chặn rò rỉ phóng xạ Vận chuyển vật liệu hạt nhân là thiết bị công nghệ vững chắc, an toàn và được bảo vệ tốt nhất Phát điện bằng năng lượng hạt nhân không làm tăng nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Chế độ thanh sát quốc tế mà liên hiệp quốc được... xã hội; tiếp tục củng cố và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân lực;mở rộng quan hệ phát triển quốc tế;đảm báo an toàn bức xạ trong các hoạt động của viện và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở bức xạ trong nước;góp phần có ý nghĩa cho những bước phát triển tiếp theo của viện và nghành mà định hướng lâu dài là chương trình Điện hạt nhân ở nước ta 11.2 Ý nghĩa bản thân: Có thêm những hiểu biết về ứng... yếu mà là một đặc thù của năng lượng hạt nhân. Chất thải hạt nhân nhỏ và được quản lí tốt không gây nguy hại cho con người.chất phóng xạ được kiểm soát theo cách ngăn không cho chúng bị đánh cắp hay làm ô nhiễm ra xung quanh.Chất thải mức cao được xếp trong thùng thép dày chống ăn mòn và đặt sâu trong lòng đất nơi có kiến tạo ổn định và được theo dõi cẩn thận Điện hạt nhân có thành tích an toàn xuất sắc . Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt PHẦN II: VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN ĐÀ LẠT A. MỤC TIÊU: Nắm được nguyên lý hoạt động,cấu trúc,một số ứng dụng điển hình của viện nghiên cứu hạt nhân. vệ,mỗi lớp dày 0,9mm. II. NHIỆM VỤ CHUNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN : 6 Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt -Quản lý vận hành và khai thác lò phản ứng hạt nhân đà lạt và các thiết bị khoa. đây nay đã chuyển thành lò chứa nhiên liệu đã cháy. 9 Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt Báo cáo thực tế Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt Cấu trúc vùng này dạng hình trụ cao 0,6m,đường kính 0,4m trong

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan