BÁO CÁO THỰC TẬP-LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

10 480 0
BÁO CÁO THỰC TẬP-LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TIỂU LUẬN LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Môn: Triết học Lớp: M11CQQT01-B Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân Nhóm thực hiện: Nguyễn Thị Việt Hà Nguyễn Vũ Toàn Trần Văn Hạnh Chu Minh Phương Hà nội, tháng 11 năm 2011 MỤC LỤC Nội dung Trang I. Các khái niệm 1. Khái niệm cái riêng 2. Khái niệm cái chung 3. Khái niệm cái đơn nhất II. Mối quan hệ biện chứng 1. Quan điểm của trường phái duy thực 2. Quan điểm của trường phái duy thanh 3. Quan điểm của phép duy vật biện chứng III. Ý nghĩa của phương pháp luận IV. Sự vận dụng của Đảng CSVN trong quá trình chỉ đạo Cách Mạng 1 1 1 1 2 2 2 3 5 6 I. CÁC KHÁI NIỆM Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau; đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng ta lại có những mặt giống nhau như những cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng nhất định. Để phản ánh điều đó, phép biện chứng duy vật quan niệm: 1. Khái nhiệm về cái riêng: là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. 2. Khái niệm về cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. 3. Khái niệm cái đơn nhất: Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất nhất định, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Chúng ta cần phân biệt rõ “cái riêng” và “cái đơn nhất”. Thí dụ, thủ đô Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như phố cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ có ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất. II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”: 1. Quan điểm của trường phái duy thực: “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng” mà còn sinh ra “cái riêng”. Theo Platon, cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời. Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói chung v.v Cái cây, cái nhà riêng lẻ, có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi, nhưng ý niệm cái cây, cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi; cái cây, cái nhà riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra. 2. Quan điểm của trường phái duy danh: chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những cái tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Chẳng hạn như họ cho khái niệm con người, giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, v.v., không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ngay đến cả những khái niệm như vật chất, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, v.v., họ cũng cho là những từ không có nghĩa. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xoá nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa. Cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng. 3. Quan điểm của phép biện chứng duy vật: cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ: Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái chung của những cái cây cụ thể.  Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng. Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người. Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng. Thứ tư: Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. III. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN  Cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp.  Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.  Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu đem áp dụng nguyên cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn đến sai lầm tả khuynh giáo điều.  Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất có lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất lợi cho con người. IV. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CSVN TRONG QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CÁCH MẠNG  Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam trước hết bằng Cương lĩnh chính trị, trong đó trình bày những quan điểm cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ, đường lối chiến lược, phương hướng, phương thức hoạt động cho từng giai đoạn lịch sử nhất định.  Cương lĩnh của Đảng ta được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn của cách mạng Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới.  Cương lĩnh vừa có tính lý luận khoa học vừa có tính thực tiễn sâu sắc, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc, đáp ứng yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam ở mỗi giai đoạn.  Đảng ta luôn kết hợp chặt chẽ giữa kiên trì chuẩn bị lực lượng với nắm vững thời cơ, khi thời cơ đến đã biết chớp lấy, kịp thời tổ chức, động viên nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành thắng lợi. Hội nghị Trung ương lần thứ tám của Đảng (10/5 - 19/5/1941) đã có quyết định chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng kịp thời thành lập Mặt trận Việt minh, ra lời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt Nam đoàn kết, đứng lên chống phát-xít, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Sau khi phát-xít Đức, Ý bại trận, phát- xít Nhật sửa soạn đầu hàng (7/1945), Hồ Chí Minh vẫn rất sáng suốt nhận định thời cơ cách mạng đang đến gần và nhắc nhở các đồng chí Trung ương: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".  Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đã có lúc Đảng ta chưa thực sự quán triệt phép biện chứng duy vật, gây hậu quả cho sự phát triển của đất nước. Đã có lúc Đảng ta mắc phải bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí, coi thường các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong quá trình hoạch định cũng như chỉ đạo đường lối phát triển đất nước. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta đang diễn ra trong những điều kiện mới chưa từng có trong lịch sử nhân loại, chúng ta đang thực sự phải nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nhất trong lịch sử không chỉ ở nước ta, mà mang tính quốc tế của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.  Thực tiễn đang tiếp tục đặt ra cho giới lý luận vấn đề hết sức cấp bách, đó là đi sâu hơn nữa trong việc tìm tòi, tiếp thu di sản các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó hạt nhân là phép biện chứng duy vật, đồng thời phát triển sáng tạo nó trong điều kiện mới của thời đại nói chung và của Việt Nam nói riêng, nhằm làm luận cứ cho Đảng ta trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Việc nhận thức sâu sắc phép biện chứng duy vật – các cặp phạm trù cũng như hoạt động vận dụng sáng tạo phép biện chứng đó là một trong những điều kiện quan trọng để Đảng lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. . THÔNG TIỂU LUẬN LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Môn: Triết học Lớp: M11CQQT01-B Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân Nhóm thực. duy ý chí, coi thường các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong quá trình hoạch định cũng như chỉ đạo đường lối phát triển đất nước. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta đang diễn ra trong. thời phát triển sáng tạo nó trong điều kiện mới của thời đại nói chung và của Việt Nam nói riêng, nhằm làm luận cứ cho Đảng ta trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan