BÁO CÁO THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI NOKIA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

38 927 5
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI NOKIA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN Nghiên cứu Marketing BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI NOKIA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trương Trần Trâm Anh Nhóm : WIN (Nhóm 11) Danh sách nhóm : 1. Đỗ Thị Tú Mẫn-35k01.1 * (NT) 2. Trịnh Thị Tuấn Trinh-35k01.1 3. Phan Thị Kim Phụng-36k12.1 4. Phan Thị Kim Thùy-37H10K8.1-A 5. Nguyễn Viết Thanh-37H11K8.1-B 6. Trần Phước Vũ-37H10K8.1-A Thòi gian nộp bài : 16/4/2012 PHỤ LỤC A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 I.Lý do chọn đề tài 4 GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 1 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN II.Tình huống quản trị 5 1. Giới thiệu về thương hiệu Nokia 5 2. Bối cảnh của vấn đề quan tâm 5 3. Vấn đề quản trị 6 III. Cơ sở lí luận 7 1. Một số khái niệm 7 1.1 Thương hiệu Error: Reference source not found 1.2 Các thành phần của thương hiệu Error: Reference source not found 1.3 Tầm quan trọng của thương hiệu Error: Reference source not found 1.4 Tại sao doanh nghiệp đặt thương hiệu cho sản phẩm 9 1.5 Giá trị thương hiệu 10 1.6 Sự nhận biết thương hiệu 11 IV.Mục tiêu nghiên cứu Error: Reference source not found 1. Mục tiêu chung 12 2. Mục tiêu cụ thể 12 3. Câu hỏi nghiên cứu Error: Reference source not found 4. Đối tượng nghiên cứu Error: Reference source not found 5. Phạm vi nghiên cứu Error: Reference source not found B. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Error: Reference source not found 1. Cách tiếp cận nghiên cứu Error: Reference source not found 2. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu Error: Reference source not found 3. Đo lường và thang đo Error: Reference source not found 4. Phương pháp thu thập dữ liệu Error: Reference source not found 5. Ước tính chi phí và thời gian thực hiện Error: Reference source not found 6. Công cụ thu thập dữ liệu 17 C. THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU I. Phân tích dữ liệu 21 II. Những đề xuất cho nhà quản trị 21 III. Những hạn chế của nghiên cứu D. TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 2 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Lý do chọn đề tài Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngày càng cao cùng với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, từ đó nhu cầu của con người cũng ngày càng được nâng lên. Hiện nay, đa phần người tiêu dùng luôn mong muốn sở hữu một chiếc ĐTDĐ cao cấp, cả về tính năng lẫn kiểu dáng. Và có không ít người xem việc trang bị cho mình một chiếc ĐTDĐ cao cấp là một trong những cách thể hiện mình đặc biệt là đối với giới trẻ. Các bạn trẻ với trào lưu sử dụng ĐTDĐ không chỉ đơn thuần là nghe, gọi và nhắn tin… mà quan trọng hết là hướng đến những tiện ích khác như quay hình, nghe nhạc,chơi game, lướt web,…một cách thỏa mãn sự yêu thích, khẳng định bản thân và đặc biệt cùng với sự phát triển các dịch vụ mạng internet như 3G đem đến cho giới trẻ nhiều khuynh hướng lựa chon mới. Vậy các doanh nghiệp phải làm gì để có thể gia tăng ấn tượng tốt đẹp về thương hiệu và tìm được một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng trong một thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như thế? Thương hiệu như là một GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 3 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN yếu tố quyết định sống còn của các doanh nghiệp. Vì vậy việc gia tăng sự nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt được quan tâm. Khi đề cập đến vấn đề thương hiệu chắc chắn ta sẽ nghĩ ngay đến các thương hiệu ấn tượng hiện nay trên thị trường như Nokia, Samsung, IPhone-Apple và BlackBerry… Nói tới Apple, đa số chúng ta đều nghĩ đến iPhone cao cấp, mẫu smartphone thần tượng cho khách hàng yêu thích thời trang, công nghệ và nhu cầu chứng tỏ bản thân. Còn Nokia thì sao? Tại Việt Nam có một giai đoạn mà cứ nhắc đến xe máy, người ta sẽ nghĩ ngay đến Honda. Và Nokia cũng đã sở hữu sự nổi tiếng tương tự: nghĩ đến điện thoại di động là nghĩ ngay đến Nokia, có thể nói dường như đã trở thành thương hiệu hùng mạnh nhất. Tuy nhiên không dừng lại ở đây, công ty luôn phải nhấn mạnh, chú trọng chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm mang lại thành công hiện tại và tương lai. Và việc nghiên cứu mức độ nhận thức thương hiệu Nokia của người tiêu dùng mà cụ thể hơn trong giới trẻ ngày nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết góp phần xây dựng một chiến lược thương hiệu đúng đắn và định hướng cho những hoạt động quảng cáo, tiếp thị,…của Nokia, đồng thời xác định vị trí của Nokia trong tâm trí khách hàng, khi hiện nay một loạt các nhãn hiệu điện thoại của các hãng khác là những đối thủ cạnh tranh có tên tuổi ra đời ngày càng dành được nhiều sự thu hút và ưa thích của giới trẻ. Vì vậy nhóm đã lựa chon thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu điện thoại Nokia đối với khách hàng là giới trẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” II. Tình huống quản trị 1. Giới thiệu về thương hiệu Nokia Nokia Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, một thành phố láng giềng của thủ đô Helsinki, Phần Lan. Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, đây là công ty hàng đầu thế giới về điện thoại di động, dẫn đầu xu hướng thay đổi và tăng trưởng trong lĩnh vực Internet và truyền thông .[1] Nokia lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1996, đã giúp cho hàng triệu người Việt Nam kết nối với công nghê mạng và thiết bị di động. Với sự lớn mạnh không ngừng tại thị trường Việt nam, Nokia đã và đang thực hiện nhiều dự án đầu tư mang tầm chiến lược lâu dài điển hình bằng việc triển khai trung tâm giới thiệu và bán điện thoại Nokia chính hãng đầu tiên ở Việt Nam theo mô hình Evolution, mô hình hiện đại nhất của Nokia. Hiện tại, Nokia đang thực hiện GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 4 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh, dự án sẽ được khởi công vào đầu quý 3/2011 để nhà máy bắt đầu đi vào sản xuất từ quý 1/2012 và sẽ đạt công suất tối đa vào quý 2/2014 [2] 2. Bối cảnh của vấn đề quan tâm [3] Thị trường điện thọai di động hiện nay gần như tương đồng nhau về giá cả và chất lượng. Yêu cầu chiến lược kinh doanh của các công ty là chủ yếu hướng vào việc tạo ra sự khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và ấn tượng thương hiệu. Một chiến lược hoàn hảo phải được xây dựng trên một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, bao gồm: lợi ích mà thương hiệu của bạn cung cấp; khách hàng nhận thức về thương hiệu của bạn như thế nào, động cơ thúc đẩy và sự quyết định của khách hàng, định hướng của thương hiệu để dẫn đầu thị trường . Và dường như người ta còn cho rằng cho đến bây giờ, phải chăng bí quyết duy nhất và đơn giản nhất để xây dựng thương hiệu thành công, đi đến xây dựng thương hiệu mạnh, thậm chí thương hiệu dẫn đầu là tác động đến nhận thức của khách hàng như thế nào về công ty hoặc về sản phẩm yêu cầu phải nghiên cứu mức độ nhận biết đối với thương hiệu của công ty. Nhận diện thương hiệu giúp cho việc định hướng các hoạt động truyền thông tiếp thị. Gia tăng độ nhận biết thương hiệu là mục tiêu căn bản của các hoạt động truyền thông tiếp thị, điều này có thể thực hiện qua rất nhiều loại hình khác nhau như quảng cáo, PR, truyền miệng. Gia tăng độ nhận biết thương hiệu sẽ thúc đẩy bán hàng và tạo sức mạnh thương hiệu. Tóm lại, việc thực hiện đánh giá mức độ nhận diện thương hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành xây dựng các chiến lược thương hiệu góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời định hướng cho các hoạt động truyền thông, tiếp thị… 3. Vấn đề quản trị a. Cơ hội • Nokia là một trong những hãng điện thoại lớn và có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. • Nokia đã trở thành nhà cung cấp điện thoại quen thuộc với người dân Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng. GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 5 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN • Nhờ sớm xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ những ngày đầu tiên mà ấn tượng của Nokia trong mắt người tiêu dùng vô cùng tốt. Chắc hẳn không ai trong thế hệ 7x, 8x có thể quên được hình ảnh “đập đá” của Nokia 3310, bộ N-Gage chơi game cực đỉnh, tiền smartphone Nokia 9300, 9300i, và đặc biệt nhất phải kể đến Nokia N95. [4] • Nokia cùng triết lý kinh doanh “chất lượng sản phẩm là tất cả” [4] đã không ngừng giới thiệu những sản phẩm hoàn hảo về mọi mặt, từ cao cấp cho đến bình dân, thỏa mãn mọi nhu cầu khi cần chọn mua một chú dế. Số lượng linh kiện thay thế phong phú cũng trở thành yếu tố khiến người dùng ngày càng ưa chuộng sản phẩm Nokia. Những cảm nhận tốt đẹp khắc sâu trong tâm trí khách hàng, cho đến hiện nay cũng không hề thay đổi. • Thuận lợi lớn nhất đối với các nhà sản xuất điện thoại đó chính là việc muốn khẳng định bản thân của giới trẻ ngày nay thông qua việc sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp, của một thương hiệu nổi tiếng b. Khó khăn • Có nhiều đối thủ lớn cùng cạnh tranh trên lĩnh vực này kể cả trong nước và ngoài nước như: Apple, Black-Berry, Samsung, Q-Mobile…Thời gian gần đây, các hãng cho ra đời một loạt các dòng điện thoại mới mẽ ngày càng dành được nhiều sự thu hút và ưa thích của giới trẻ. • Sản phẩm của mỗi hãng khác nhau đều rất đa dạng và phong phú, với những tính năng nổi trội riêng biệt. • Nokia đang ngày càng bị lấn át bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường như: Samsung, Apple, Black-Berry…Theo số liệu mới nhất của hãng tài chính Nomura thì Samsung sẽ trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong quý 3/2011, chính thức cướp ngôi của hãng điện thoại Phần Lan Nokia vốn đã thống trị thị trường này kể từ năm 1996 [5]  Từ những cơ hội và thách thức đó, nhóm đưa ra câu hỏi quản trị: “Mức độ nhận biết của khách hàng là giới trẻ trên địa bàn TP Đà Nẵng về thương hiệu Nokia so với các hãng khác trên thị trường là như thế nào? Và điều đó có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ không?” GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 6 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN III. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Cơ sở lí thuyết 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Thương hiệu [6] Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, thương hiệu được định nghĩa là: “Tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này, giúp nhận biết nhà sản xuất hay người bán của sản phẩm hoặc dịch vụ”. Dưới góc nhìn của người sở hữu, thương hiệu giúp phân biệt sản phẩm/dịch vụ với đối thủ cạnh tranh. Về phía người tiêu dùng, họ có thể yên tâm khi mua được sản phẩm như mong muốn. Nhờ vào danh tiếng, thương hiệu khẳng định đẳng cấp về chất lượng, độ tin cậy và độ bền. 1.1.2 Các thành phần của thương hiệu [7] Một thương hiệu được cấu thành bởi hai phần:  Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.  Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố nhận biết khác. Đối với thương hiệu Nokia - Những yếu tố có thể đọc được: • Tên công ty: Nokia • Slogan: “Conectting people” • Đoạn nhạc chuông quen thuộc mà công ty đã được bảo hộ - Những yếu tố không đọc được: • Logo: GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 7 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN • Đồng hành với thương hiệu Nokia là những chú dế được người tiêu dùng Việt Nam gọi vui là “cục gạch” với tính năng bền và tuổi thọ pin cao rất được ưa chuộng. Đây cũng một trong số những dòng sản phẩm thành công của Nokia Việc đầu tiên trong quá trình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của các sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng .v.v… 1.1.3 Tầm quan trọng của thương hiệu [8] Vai trò của thương hiệu quan trọng đối với cả khách hàng và bản thân các công ty được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Thương hiệu giúp cho khách hàng và công ty có được các lợi ích sau: - Đối với khách hàng: Xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng, tiết kiệm chi phí tìm kiếm, khẳng định giá trị bản thân, yên tâm về chất lượng. Thương hiệu có thể làm thay đổi nhận thức và kinh nghiệm của khách hàng về các sản phẩm. làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn. Đối với khách hàng của Nokia, họ hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của hãng vì đặc trưng của điện thoại Nokia là bền, điều này đã giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm được một khoản chi phí. - Đối với nhà sản xuất: Công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm, là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm, khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng, đưa sản phẩm ăn sâu vào tâm trí khách hàng, nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, nguồn gốc của lợi nhuận. Thương hiệu được coi là một tài sản có giá trị rất lớn, bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. 1.1.4 Tại sao doanh nghiệp đặt thương hiệu cho sản phẩm? [8] Lý do chính của việc đặt thương hiệu cho sản phẩm là để phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Qua thời gian, người tiêu dùng có thể dựa vào thương hiệu để biết được không chỉ giá trị của một sản phẩm mà cả danh tiếng của nó. Nếu người tiêu dùng thích những GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 8 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN gì thương hiệu thể hiện và họ đã từng mua nó trước đây, có khả năng rất cao họ sẽ chọn những thương hiệu mình thích hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, trong lần mua đầu tiên, khách hàng sẽ chọn thương hiệu có danh tiếng tốt hoặc đã được bạn bè hay ngôi sao nổi tiếng giới thiệu. Thương hiệu cũng khiến người tiêu dùng đặt kỳ vọng vào sản phẩm. Khi được trải nghiệm chất lượng sản phẩm như ý muốn, họ càng mong các sản phẩm mới cùng thương hiệu cũng có chất lượng tương tự. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp hình thành thói quen mua những thương hiệu nào đó, họ sẽ tự động mua chúng một lần nữa. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí quảng bá để bán hàng trong tương lai và giúp xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Theo Philip Kotler, “Trong marketing, lòng trung thành với thương hiệu nằm ở chính cam kết tiếp tục mua hoặc sử dụng thương hiệu từ khách hàng” và được thể hiện bằng việc họ vẫn mua đi mua lại 1 sản phẩm/dịch vụ hay các hành vi tích cực khác như nói tốt cho thương hiệu. Một thương hiệu thường trải qua những giai đoạn nối tiếp để tạo dựng lòng trung thành nơi khách hàng. Mức độ trung thành càng cao thì giá trị và doanh thu từ thương hiệu càng nhiều. 1.1.5 Giá trị thương hiệu [9] Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…). Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng - họ chọn dùng thương hiệu của doanh nghiệp hay là những đối thủ cạnh tranh. Giá trị thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các yếu tố giá trị thương hiệu khác. Việc tạo dựng được những giá trị này là cả một quá trình, đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm của doanh nghiệp. GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 9 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN Hình vẽ tóm tắt 5 thành tố chính của giá trị thương hiệu: GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 10 [...]... với thương hiệu điện thoại Nokia trên địa bàn TP Đà Nẵng - Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự nhận biết thương hiệu của khách hàng 2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về thương hiệu, nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu - Đánh giá thực trạng nhận biết của giới trẻ đối với thương hiệu điện thoại Nokia trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện nay 3 Câu hỏi nghiên cứu  Khách. .. thương hiệu Nokia? Khách hàng biết đến thương hiệu Nokia chủ yếu từ nguồn thông tin nào? Có hay không sự khác biệt về mức độ nhận biết giữa nhóm khách hàng là giới trẻ mà đa phần là sinh viên trong độ tuổi 18-24 với nhóm giới trẻ chủ yếu là người đi làm: 25-28 tuổi?  Có hay không sự khác biệt về mức độ thường xuyên giới thiệu giữa nhóm khách hàng là giới trẻ mà đa phần là sinh viên trong độ tuổi 18-24 với. .. phẩm Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia ra làm 3 cấp độ khác nhau Cấp độ cao nhất chính là thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of mind) Cấp độ kế tiếp là không nhắc mà nhớ (spontaneous) Cấp độ thấp nhất là nhắc để nhớ (Promt) Khi cộng gộp 3 cấp độ nhận biết thương hiệu thì ta sẽ là tổng số nhận biết nhãn hiệu IV.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mục tiêu chung - Đo lường mức độ nhận biết của giới trẻ đối. .. nhóm giới trẻ chủ yếu là người đi làm: 25-28 tuổi?  Có tồn tại mối liên hệ giữa nhóm tuổi với mức độ biết đến thương hiệu Nokia không?  Có tồn tại mối quan hệ giữa mức độ biết đến và dự định sử dụng thương hiệu điện thoại gì trong tương lai? 4 Đối tượng nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu đối tượng là giới trẻ -khách hàng cá nhân tại thành phố Đà Nẵng đã đang và sẽ sử dụng điện thoại Nokia - Phân khúc khách. .. chung hiện nay, giới trẻ của TP Đà Nẵng đều có những hiểu biết nhất định về thương hiệu Nokia với mức độ nhận biết cao Trong tâm trí của các bạn trẻ, Nokia được nhắc đến là một thương hiệu lớn, nổi tiếng, và luôn giữ được một vị trí quan trọng Sản phẩm của Nokia được biết đến với đặc trưng nhất là độ bền cao và uy tín thương hiệu Chính vì vậy, mà Nokia trở thành thương hiệu được các bạn trẻ lựa chọn nhiều... nhóm khách hàng là giới trẻ mà đa phần là sinh viên trong độ tuổi 18-24 với nhóm giới trẻ chủ yếu là người đi làm: 25-28 tuổi Để kiểm định sự khác biệt này ta xây dựng cặp giả thiết: • H0: Mức độ nhận biết thương hiệu Nokia trung bình của nhóm tuổi từ 18-24 và nhóm tuổi từ 25-28 là bằng nhau trên tổng thể • H1: Mức độ nhận biết thương hiệu Nokia trung bình của nhóm tuổi từ 18-24 và nhóm tuổi từ 25-28 là. .. CỨU MARKETING-MR05 Nhóm:WIN Chúng tôi là nhóm sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu điện thoại Nokia đối với khách hàng là giới trẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Kính mong anh (chị) dành chút ít thời gian trả lời giúp chúng tôi một số câu hỏi Tất cả ý kiến trả lời đều có giá trị và hữu ích cho việc nghiên... Khách hàng có biết đến thương hiệu Nokia không?  Nokia có một vị trí như thế nào trong tâm trí của khách hàng ( đặc biệt là giới trẻ) ?  Giới trẻ lựa chọn sản phẩm của Nokia là do yếu tố nào? GVHD: Th.S Trương Trần Trâm Anh Page 11 NGHIÊN CỨU MARKETING-MR05     Nhóm:WIN Thương hiệu Nokia có phổ biến và nổi tiếng đối với giới trẻ không? Khách hàng dựa vào những dấu hiệu, đặc điểm nào để nhận biết thương. .. H1 Tức là, hai biến độ tuổi” và mức độ biết đến thương hiệu Nokia độc lập với nhau trên tổng thể Như vậy, thương hiệu Nokia được biết đến nhiều hay ít không phụ thuộc vào độ tuổi của khách hàng  Kiểm định mối liên hệ giữa hai biến mức độ biết đến” và “dự định sử dụng điện thoại trong tương lai” của giới trẻ Để kiểm định mối liên hệ này, ta xây dựng cặp giả thuyết  H0: Hai biến mức độ biết đến”... Black-Berry Thương hiệu  Đây là biểu đồ thể hiện tổng số điểm đánh giá của khách hàng theo thứ tự 1 là biết nhiều nhất đến 5 là ít biết đến nhất Ta thấy trong mẫu này, Nokia hiện là thương hiệu đựơc biết đến nhiều nhất Như vậy, trong tâm trí của khách hàng, thương hiệu Nokia vẫn giữ được một vị trí quan trọng Với mẫu của chúng ta là 200 thì đã có đến 158 đáp viên chọn Nokia là thương hiệu được biết đến . Nhóm:WIN Nghiên cứu Marketing BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI NOKIA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ GIỚI TRẺ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” Giáo viên hướng dẫn:. ưa thích của giới trẻ. Vì vậy nhóm đã lựa chon thực hiện đề tài Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu điện thoại Nokia đối với khách hàng là giới trẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng II. Tình. Đánh giá thực trạng nhận biết của giới trẻ đối với thương hiệu điện thoại Nokia trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện nay. 3. Câu hỏi nghiên cứu  Khách hàng có biết đến thương hiệu Nokia không?  Nokia

Ngày đăng: 02/06/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4. [4] Giải mã nguyên nhân thành công của Nokia tại Việt Nam, tại http://genk.vn/c187n20110202105724656/giai-ma-nguyen-nhan-thanh-cong-cua-nokia-tai-viet-nam.ch, truy cập ngày 18/2/2012

    • 6. [6] Khái niệm cơ bản về cấp phép thương hiệu, tại http://www.dna.com.vn/vi/bai-viet-nghien-cuu/s/khai-niem-co-ban-ve-cap-phep-thuong-hieu/, truy cập ngày 19/2/2012

    • 7. [7] Thương hiệu, tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_hi%E1%BB%87u, truy cập ngày 19/2/2012

    • 8. [8] Tầm quan trọng của thương hiệu, tại http://www.saovangdatviet.com.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=632&Itemid=135, truy cập ngày 19/2/2012

    • 9. [9] Giá trị thương hiệu, tại http://my.opera.com/ngUEntHanh/blog/giatrithuonghieu. truy cập ngày 19/2/2012

    • 10. [10] Brand Awareness: Sự nhận biết thương hiệu, tại http://maxbrands.net/2011/01/brand-awareness-su-nhan-biet-thuong-hieu/, truy cập ngày 19/2/2012

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan