Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

98 1.2K 8
Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HĐMBHHQT VÀ TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT 5 1.1. Khái quát về HĐMBHHQT 5 1.1.1. Định nghĩa về HĐMBHHQT 5 1.1.2. Đặc điểm và phân loại của HĐMBHHQT 9 1.1.3. Luật điều chỉnh HĐMBHHQT 11 1.2. Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 13 1.2.1. Khái niệm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 13 1.2.2. Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 14 2 2 1.2.3. Phân loại tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 15 1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 20 1.3.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 20 1.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 20 1.3.3. Giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại 21 1.3.4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án 22 1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 23 1.4.1. Đối với các cơ quan xét xử 23 1.4.2. Đối với doanh nghiệp 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25 2.1. Quy trình giải quyết tranh chấp tại TP. Hồ Chí Minh 25 2.1.1. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án 25 3 3 2.1.2. Quy trình giải quyết tranh chấp tại Trọng tài 27 2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh 30 2.3. Nhận dạng một số tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh 32 2.3.1. Vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng 32 2.3.2. Vấn đề thanh toán tiền hàng 43 2.4. Đánh giá chung 51 2.4.1. Những kết quả đạt được 51 2.4.2. Những trở ngại và nguyên nhân 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐMBHHQT 55 3.1. Triển vọng của việc giao kết HĐMBHHQT trong thời gian tới 55 3.1.1. Cơ hội cho việc giao kết HĐMBHHQT 55 3.1.2. Thách thức cho việc giao kết HĐMBHHQT 56 4 4 3.2. Dự báo tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT trong thời gian tới 58 3.3. Giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT . 59 3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước 59 3.3.2. Giải pháp về phía các cơ quan xét xử 64 3.3.3. Giải pháp về phía hiệp hội 69 3.3.4. Giải pháp về phía doanh nghiệp 70 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 84 5 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự CISG United Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về HĐMBHHQT CP Cổ phần EU European Union Liên minh châu Âu HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế HĐXX Hội đồng xét xử ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế L/C Letter of Credit Thư tín dụng LTM LTM LTTTM Luật Trọng tài thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phẩn NĐ - CP Nghị định Chính Phủ TAND Tòa án nhân dân TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TRACENT Ho Chi Minh City Commercial Arbitration Center TTTT thương mại thành phố Hồ Chí Minh 6 6 TTTT Trung tâm trọng tài TW Trung ương UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ VIAC Vietnam International Arbitration Center TTTT quốc tế Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang 1 Bảng 2.1: Số vụ án kinh tế được thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012 30 2 Bảng 2.2: Số vụ án kinh tế được thụ lý tại TRACENT từ năm 2008 đến năm 2012 31 3 Bảng 2.3. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được thụ lý tại Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012 31 4 Bảng 2.4. Số vụ án tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được thụ lý tại TRACENT từ năm 2008 đến năm 2012 31 5 Bảng 3.1. Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012 56 6 Biểu đồ 3.1. Những thử thách đối với kinh doanh ở Việt Nam 57 7 7 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đang diễn ra ngày càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế giữa các thương nhân Việt Nam với các chủ thể thương mại quốc tế. Hiện tại Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với các đối tác như EU, Hàn Quốc, Nga, Belarus, Kazakhstan… và đặc biệt là Hiệp định Đối tác thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 11 nước ở hai bờ Thái Bình Dương bao gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico và Canada. Trong tiến trình phát triển ấy thì thành phố Hồ Chí Minh giữ một vai trò rất quan trọng - là đầu tàu kinh tế của Việt Nam, dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các cơ hội thuận lợi để kinh doanh, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, một trong số đó là sự gia tăng ngày càng nhiều về mặt số lượng và độ phức tạp về nội dung các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế. Đặc biệt, các tranh chấp liên quan đến HĐMBHHQT là tranh chấp phổ biến nhất, cụ thể theo thống kê của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) từ năm 1993 đến năm 2010 thì 80% tranh chấp liên quan đến HĐMBHHQT. Để hạn chế các tranh chấp đó xảy ra dẫn đến những lãng phí không cần thiết thì các doanh nghiệp không những phải trang bị cho bản thân mình kiến thức về kinh doanh mà còn phải nắm vững pháp luật trong hoạt động thương mại quốc tế và phải có kỹ năng và nghệ thuật để khéo léo giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Từ thực tiễn kinh doanh, có thể thấy trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác, các thương nhân cũng đã có sự dự liệu trước những nguy cơ tranh chấp có thể phát sinh, để từ đó đưa vào trong hợp đồng cách thức phòng tránh tranh chấp và cách giải quyết khi có tranh chấp xảy ra nhằm bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp được cung cấp một cách hệ thống và toàn diện hơn về những loại tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế và phương 8 8 thức để ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp thì kết quả mang lại sẽ khả quan nhiều hơn dự tính và mong đợi của các bên trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp một cách nhìn tổng quan về một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, để từ đó các thương nhân có thể nhận biết được một số tranh chấp tiềm ẩn liên quan đến điều khoản hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, điều khoản thanh toán và chủ động đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp tốt nhất. 2. Mục đích nghiên cứu Cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về HĐMBHHQT và vấn đề tranh chấp trong HĐMBHHQT; Khái quát về quy trình giải quyết tranh chấp và tình hình giải quyết tranh chấp tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2012, giúp nhận biết và nhận diện được một số loại tranh chấp phổ biến liên quan đến các điều khoản trong HĐMBHHQT. Đóng góp một số đề xuất cho nhà nước, hiệp hội cũng như các cơ quan xét xử và các lưu ý dành cho doanh nghiệp để phòng tránh và giải quyết tranh chấp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT. Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT được xét xử tại TP. Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khóa luận này trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 9 9 Để nắm bắt được thực tiễn xét xử liên quan đến một số vấn đề pháp lý trong HĐMBHHQT, tác giả tiến hành thực hiện phương pháp thu thập, phân loại bản án, quyết định, phán quyết theo hai vấn đề pháp lý mà tác giả đang nghiên cứu là vấn đề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và vấn đề thanh toán tiền hàng. Để rút ra được các nhận định, kết luận, tác giả áp dụng phương pháp quy nạp đi từ việc phân tích một số vấn đề pháp lý dưới góc độ lý luận và thực tiễn xét xử, từ đó đánh giá và nhận xét chung cũng như đưa ra một số đề xuất, lưu ý đối với doanh nghiệp. Để đánh giá được chính xác về vấn đề pháp lý trong HĐMBHHQT, tác giả thực hiện phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật có liên quan của Việt Nam và các nước khác, của Việt Nam trong thời kỳ và bối cảnh lịch sử, bối cảnh kinh tế - xã hội khác nhau. Để rút ra được cơ sở thực tiễn và làm nền tảng cho các đề xuất đối với doanh nghiệp Việt Nam, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study), vốn là phương pháp nghiên cứu mới và được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật. 5. Bố cục của đề tài Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt và phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan về HĐMBHHQT và tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP. Hồ Chí Minh Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế và giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 10 10 Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận, nhưng do nhiều hạn chế về kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý Thầy, Cô để khóa luận được hoàn thiện và mang tính thực tiễn cao hơn. Nhân đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tiến Hoàng, giảng viên ĐH Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh đã dành thời gian tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện khóa luận này và Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Phó Chánh án Tòa Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp các bản án, số liệu về những vụ tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè vì đã luôn động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Quỳnh Trang [...]... về hợp đồng mua bán tài sản, chúng ta có thể vận dụng để rút ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa 1.1.1.2 Khái niệm HĐMBHHQT Hợp đồng mua bán hàng hóa. .. thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT, từ đó nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề giải quyết các tranh chấp phát sinh Dựa trên cơ sở lý luận này, trong chương hai, tác giả sẽ đi vào phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT tại TP Hồ Chí Minh để thông qua đó đề xuất những giải pháp có liên quan trong chương ba CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT... cung ứng dịch vụ, vận chuyển hàng hóa, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác… Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT là tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ một hoặc nhiều nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng Rõ ràng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa phải hội tụ đủ các yếu... bất đồng hoặc mâu thuẫn giữa các bên là hậu quả phát sinh từ sự vi phạm này và các bên tranh chấp có thể tự do định đoạt và giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận Tóm lại có thể nhận xét rằng tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT mang những đặc điểm chung của một tranh chấp nhưng bên cạnh đó nó cũng mang những đặc điểm riêng của một tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, ... thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Cơ quan giải quyết các tranh chấp phát sinh sẽ là tòa án hoặc trọng tài nước ngoài đối với ít nhất một trong các bên 1.1.2.2 Phân loại HĐMBHHQT Xét về thời gian thực hiện hợp đồng, ta có thể chia thành hai loại là hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn Hợp đồng. .. là những tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng Vì vậy 23 23 khi ký kết hợp đồng các thương nhân cần phải nhận thức và tiên liệu được các loại tranh chấp có thể xảy ra để từ đó đưa ra các phương pháp, cách thức phòng tránh cũng như phương pháp và cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 1.2.3 Phân loại tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 1.2.3.1 Tranh chấp về địa... nguyên cáo trong vụ tranh chấp đó Tại Hoa Kỳ thì tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử khi mà đối tượng, tài sản tranh chấp nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ 1.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 1.3.1 Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng Thương lượng là việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên bằng cách các bên tranh chấp trao đổi, đàm phán trực tiếp trên cơ sở đấu tranh có nhân nhượng,... thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT giữa các chủ thể kinh doanh mà đa số là các doanh nghiệp Cần lưu ý rằng các chủ thể kinh doanh này có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau Tranh chấp phát sinh trong HĐMBHHQT là tranh chấp có quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại giữa các bên tranh chấp, vì thế sẽ xuất hiện yếu tố tài... mối quan hệ cụ thể, những mâu thuẫn này phải phát sinh từ HĐMBHHQT giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau 1.2.2 Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT là tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nên sẽ chịu sự chi phối của các yếu tố cơ bản liên quan đến hoạt động này như mục đích sinh lợi, các yêu cầu về thời cơ kinh doanh và... Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 thì HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Như vậy Công ước Viên cũng không nhấn mạnh đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố nước ngoài trong HĐMBHHQT 15 15 Trong khi đó, Bộ nguyên tắc của UNITDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 quan niệm tính chất quốc tế cần được giải thích . phát sinh từ HĐMBHHQT 15 1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 20 1.3.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 20 1.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 20. 1.2. Tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 13 1.2.1. Khái niệm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 13 1.2.2. Đặc điểm tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT 14 2 2 1.2.3. Phân loại tranh chấp phát sinh. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp một cách nhìn tổng quan về một số vấn đề pháp lý và thực tiễn trong tranh chấp về hợp

Ngày đăng: 02/06/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vụ việc thứ nhất

  • Vụ việc thứ hai

  • Vụ án thứ nhất:

  • Vụ án thứ hai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan