Tiểu luận môn tài chính công Phân cấp ngân sách địa phương

38 489 2
Tiểu luận môn tài chính công Phân cấp ngân sách địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH 1. Khái niệm và bản chất Ngân sách Nhà nước. 1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước Theo Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư của Liên Xô (cũ): “ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giai đoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền mặt của bất kỳ một xí n0ghiệp, cơ quan hoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định.” Theo Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư về kinh tế của Pháp: “Ngân sách là văn kiện được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vị công) hoặc tư (doanh nghiệp, hiệp hội …) được dự kiến và cho phép.” Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu Tài chính cho rằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu vào) và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kì một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trong một khoản thời gian nhất định (thường là một năm). Từ các tài liệu trên có thể rút ra một số đặc trưng của ngân sách như sau: Thứ nhất, ngân sách là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến và cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó (Nhà nước, bộ, xí nghiệp, gia đình, cá nhân). Thứ hai, ngân sách tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Theo luật NSNN đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành năm 2004 cho rằng: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” 1.2 Bản chất Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước phản ánh các nội dung cơ bản sau đây: 2 NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính và vì vậy nó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội. Quyền lực về NSNN thuộc về Nhà nước, do vậy mọi khoản thu và chi tài chính của Nhà nước đều do Nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bao gồm:  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ.  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian.  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội.  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các hộ gia đình, dân cư.  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trên thị trường tài chính.  Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các định chế tài chính quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ. 1.3 Hệ thống Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Hệ thống ngân sách nhà nước tại Việt Nam được mô tả như sau: Như vậy ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 1.4 Vai trò của các cấp ngân sách: a. Vai trò của ngân sách trung ương Ngân sách trung ương Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách cấp xã Ngân sách địa phương 3 Ngân sách trung ương được hợp thành từ các kế hoạch tài chính của các ngành kinh tế quốc dân và các dự toán kinh phí của các Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ. Ngân sách trung ương phản ánh sự lãnh đạo tập trung kinh tế theo ngành. Ngân sách trung ương có vai trò:  Ngân sách trung ương là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo. Tác động có tính tổ chức và xác định phương hướng hoạt động đối với các cấp ngân sách trong toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước  Ngân sách trung ương tập trung phần lớn các nguồn thu chủ yếu và bảo đảm nhu cầu chi để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội có tính chất toàn quốc.  Thường xuyên điều hòa vốn cho các cấp ngân sách địa phương nhằm tạo điều kiện cho các cấp ngân sách hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội thống nhất của cả nước. b. Vai trò của ngân sách địa phương Ngân sách địa phương được hợp thành bởi các kế hoạch tài chính và các dự toán kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương có vai trò:  Ngân sách địa phương là công cụ tài chính của các cấp chính quyền địa phương, phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền địa phương đã được phân cấp quản lý. Bảo đảm các nguồn vốn để thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa – xã hội của địa phương.  Đảm bảo huy động, quản lý và giám sát một phần vốn của ngân sách trung ương hoạt động trên địa bàn địa phương.  Điều hòa vốn về ngân sách trung ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống ngân sách Nhà nước. 2. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước. 2.1Định nghĩa phân cấp Phân cấp là biện pháp chuyển giao quyền lực từ Trung ương đến địa phương trong việc giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi tự quản của địa phương. 4 Phân cấp đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có thể phát huy được tính chủ động, sáng tạo của địa phương, phát huy tính dân chủ cơ sở, quyền tự quyết, quyền tự chịu trách nhiệm, đảm bảo có những quyết định phù hợp với đặc thù địa phương, giảm bớt gánh nặng cho Trung ương. Nền kinh tế theo xu thế ngày càng phát triển, phân cấp ngân sách được thực hiện để đáp ứng cho các yêu cầu sau:  Tăng tính chủ động, sáng tạo cho các đơn vị công quyền.  Các quyết định của người dân trong việc tạo ra các hàng hóa dịch vụ công phản ánh đúng nhu cầu của họ.  Đảm bảo sự đa dạng về truyền thống, tín ngưỡng và văn hóa.  Tăng cường tính kiểm tra và có thể ngăn ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, việc phân cấp không đảm bảo tính tập trung thống nhất, địa phương không thể dựa vào lợi thế Trung ương, tạo ra sự chênh lệch trong cân đối ngân sách. 2.2 Cách thức phân cấp Việc phân cấp được thực hiện thông qua ba hình thức hay còn gọi là cấp độ phân cấp: Phi tập trung (tản quyền): thể hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan Trung ương (đóng ở thủ đô) với nhau và giữa cơ quan Trung ương với các văn phòng khu vực. Nói chung, phi tập trung là mức độ thấp nhất trong phân cấp. Ủy quyền: đó là việc chuyển chức năng, nhiệm vụ hoạch định một số chính sách và dịch vụ công cho các đơn vị bán độc lập. Tổ chức bán độc lập không chịu sự quản lý toàn diện Trung ương nhưng có trách nhiệm pháp lý với chính quyền Trung ương. Ví dụ: doanh nghiệp nhà nước, cơ quan cung ứng tiện ích công (đơn vị sự nghiệp), … Trao quyền: nghĩa là trao cho chính quyền địa phương quyền tự chủ trong huy động thu để đầu tư. Đây là cơ sở cho phân cấp về chính trị. Các lĩnh vực có thể phân cấp, bao gồm: 5 2.3 Nguyên tắc phân cấp  Thống nhất về cơ sở pháp lý, về thu chi ngân sách  Đồng bộ trong phân cấp về kinh tế, quản lý nhà nước  Đảm bảo vai trò chủ đạo của Ngân sách Trung ương, đồng thời phải đảm bảo tính độc lập, sáng tạo của địa phương. Ngân sách Trung ương tập trung các khoản thu, khoản chi trọng yếu. Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách địa phương.  Công bằng về chiều ngang và chiều dọc Nói tóm lại, phân cấp phải đảm bảo nguyên tắc: nguồn thu và nguồn chi phải cụ thể, minh bạch mà trong đó Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách của cấp nào phải do ngân sách của cấp đó đảm bảo. Việc tăng chi để thực hiện chính sách đổi mới phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp. Như vậy, phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương là gì? Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương nghĩa là các đơn vị hành chính sự nghiệp tại địa phương được giao nguồn thu, nguồn chi và tự cân đối. Sự phân cấp này phản ánh hoạt động thu – chi theo lãnh thổ, đảm bảo sự chủ động và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của chính quyền cấp tỉnh, xã, huyện, … và các thành phố trực thuộc TW. Các hoạt động xã hội Dạy nghề Khám chữa bệnh Tư vấn gia đình Cấp nước Tín dụng nhỏ Giao thông nông thôn Vệ sinh công cộng Giáo dục 6 2.4 Thu chi của ngân sách địa phương Nguồn thu của Ngân sách địa phương bao gồm các khoản thu sau:  Thu từ thuế địa phương: đây là nguồn thu chiếm vai trò quan trọng nhất  Phụ thu từ thuế Trung ương  Trợ cấp từ Ngân sách Trung ương: được chia làm 2 nhóm:  Trợ cấp từ đầu tư xây dựng cơ bản: đây là khoản thu sử dụng để xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn của địa phương. Đây là trợ cấp mang tính chất không thường xuyên, nằm trong chính sách của Trung ương.  Trợ cấp cân đối: là khoản trợ cấp khi có thâm hụt ngân sách, mang tính thường xuyên, bù đắp vào khoản thiếu hụt. Trợ cấp này được dựa trên 2 tiêu chí:  Thu nhập bình quân đầu người của địa phương phải thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước  Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của địa phương phải cao hơn cả nước.  Thu từ lệ phí của địa phương  Thu từ vay nợ Nguồn chi của Ngân sách địa phương bao gồm các khoản thu sau:  Chi quản lý hành chính: đây là khoản chi chiếm tỷ lệ 10% - 20% tổng chi ngân sách địa phương.  Chi cho giáo dục học nghề của địa phương  Chi cho giao thông địa phương: được sử dụng để tu bổ đường sá, cầu cống của địa phương.  Chi cho an ninh, cứu hỏa, bảo vệ môi trường tại địa phương.  Chi cho y tế  Chi cho xây dựng, sửa chữa nhà ở để nuôi dưỡng những người tàn tật, mồ côi,… Tuy nhiên, phân cấp chi cho địa phương có thể gây ra những thâm hụt tài chính trong ngân sách địa phương do việc giao nhiệm vụ chi nhiều hơn nguồn thu hoặc nguồn thu của địa phương quá ít. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách là do chính quyền 7 địa phương chi vượt quá khả năng, sử dụng kém hiệu quả nguồn thu sẵn có tại địa phương. Do đó, trong quản lý ngân sách địa phương phải có sự kết hợp thu – chi thật hợp lý giữa các cấp chính quyền, đồng thời phải đưa ra các biện pháp kiểm soát thu – chi ngân sách, nâng cao khả năng cạnh tranh tài chính của địa phương. 8 Chương II: CÁC QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1. Các qui định chung: 1.1. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân, gồm 3 cấp: Ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã). 1.2. Phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền tỉnh, huyện và xã, phường, thị trấn phải đảm bảo các nguyên tắc: - Phù hợp và đồng bộ với phân cấp quản lý KT-XH và tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, hành chính địa phương; đồng thời phù hợp với khả năng quản lý của mỗi cấp. - Phân cấp nguồn thu ngân sách phải trên cơ sở gắn trách nhiệm quản lý của chính quyền từng cấp nhằm khai thác nguồn thu, chống thất thu, khuyến khích tăng thu tạo quyền chủ động cho chính quyền cấp cơ sở, gắn quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác quản lý và khai thác nguồn thu, tăng khả năng tự cân đối ngân sách, sử dụng ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Hạn chế phân chia nguồn thu có qui mô nhỏ cho nhiều cấp. Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên. - Cân đối ngân sách các cấp phải đảm bảo: tổng chi không vượt quá tổng số thu ngân sách từng cấp đã được phân cấp và nguồn vốn vay theo quy định của pháp luật (nếu có). Ngân sách cấp tỉnh được phép được huy động vốn trong nước theo quy định của Pháp luật và phải cân đối ngân sách tỉnh hàng năm để trả nợ khi đến hạn. Ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã không được huy động vốn dưới bất kỳ hình thức nào. - Ngân sách cấp tỉnh giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như tập trung vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị hiện đại, thực hiện các chính sách do HĐND tỉnh ban hành, bảo đảm hoạt động y tế, giáo dục - đào tạo, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hỗ trợ ngân sách cấp dưới chưa cân đối được thu, chi ngân sách. - Phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách cấp huyện chủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong phạm vi quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền cấp huyện. 9 - Đối với ngân sách xã, phường, thị trấn bảo đảm tăng cường nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ chi được phân cấp và phù hợp với điều kiện đặc điểm của xã phường, thị trấn; chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định 92/2009/NĐ- CP và tiêu thức phân loại xã, phường, thị trấn; các thôn, tổ dân phố theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Kế thừa phát huy những ưu điểm, khắc phục các mặt hạn chế, chưa phù hợp của phân cấp quản lý ngân sách thời kỳ 2007 - 2010. 1.3. Quan hệ giữa các cấp ngân sách thuộc tỉnh thực hiện theo nguyên tắc sau: - Các cấp ngân sách được phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu để bảo đảm chủ động thực hiện nhiệm vụ chi theo phân cấp. - Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được giữ ổn định từ năm 2011 và cả thời kỳ ổn định ngân sách. Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các cấp ngân sách được chủ động sử dụng nguồn tăng thu hàng năm (phần ngân sách cấp mình được hưởng, sau khi dành làm lương theo quy định) để đầu tư cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo các quy định hiện hành. - Các cấp ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chi theo đúng phân cấp, không được dùng ngân sách cấp này chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp cụ thể theo qui định Chính phủ. Chính quyền cấp huyện, xã không được ban hành các chính sách đặc thù riêng áp dụng cho địa phương ngoài các chính sách do Trung ương và tỉnh ban hành. Trường hợp tỉnh quyết định ban hành chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách, sau khi dự toán đã được quyết định, thì phải có giải pháp bố trí nguồn kinh phí thực hiện. - Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp trên, thì phải phân bổ kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện. 1.4. HĐND cấp trên quyết định mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm có 2 nội dung: a) Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách: 10 Được xác định trên cơ sở phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và nhiệm vụ chi theo phân cấp. Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được giữ ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách. b) Bổ sung có mục tiêu. - Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do Trung ương, tỉnh ban hành chưa được bố trí trong định mức phân bổ chi thường xuyên năm 2011, mức hỗ trợ cụ thể được xác định trên cơ sở tăng chi thay đổi chính sách, khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh và mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương. - Hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa phương thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao. - Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, ngân sách cấp dưới đã bố trí chi nhưng chưa đủ nguồn, mức hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: Khắc phục thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp dưới đã sử dụng dự phòng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. - Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên và tốc độ tăng thu hàng năm chậm, dự toán hàng năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí tùy theo khả năng của ngân sách cấp tỉnh. - Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 1.5. Cơ chế thưởng nộp vượt dự toán: a. Đối với ngân sách cấp huyện * Xét thưởng phần tăng thu điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh được hưởng từ các khoản thu giao do cấp huyện, xã quản lý thu so dự toán UBND tỉnh giao (không kể thu tiền sử dụng đất) cho ngân sách cấp dưới sau khi loại trừ: - Các khoản thu nộp do nguyên nhân khách quan như: Thay đổi chính sách chế độ thu; thu nộp do phát hiện, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm toán; thay đổi giá cả đối với [...]... thị trấn 36  Phân cấp tối đa các nguồn thu trên địa bàn để đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên  Đảm bảo tăng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cho ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới, không vượt quá tỷ lệ % phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia 4.6 Về phân cấp nhiệm vụ chi:  Về phân cấp nhiệm vụ chi, Ban Kinh tế Ngân sách đề nghị các Chương... phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh  Thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các hộ sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh có thể phân cấp cho ngân sách cấp huyện và cấp xã  Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp đối với các nguồn thu có quy mô nhỏ, như thuế tiêu thụ đặc biệt háng sản xuất trong nước thu từ các mặt hàng bài lá, vàng mã, hàng mã có thể chỉ phân cấp cho ngân sách xã phường thị trấn 36  Phân. .. hàng năm ngân sách TP phải bổ sung cho ngân sách quận huyện bằng “bổ sung có mục tiêu” rất lớn và tăng nhanh qua các năm Hạn chế này tạo nên sự đùn đẩy trong đầu tư giữa các cấp ngân sách, cơ chế xin-cho, các địa phương không chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được phân cấp  Phân cấp NS nhưng chưa gắn với phân cấp quản lý 3.Nguyên nhân:  Do phân cấp quản lý KTXH có những bất cập nên phân cấp nguồn... cho ngân sách cấp tỉnh - Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật của các đơn vị các cơ quan tỉnh nộp - Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh - Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, thi hành án… nộp ngân sách cấp tỉnh của các cơ quan Trung ương, tỉnh nộp - Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính nộp ngân sách cấp. .. cho thấy từ 2006 đến 2010 dự kiến có 784 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư khoảng 28.245 tỷ đồng, chưa kể các trình trình sử dụng vốn phân cấp do quận, huyện quản lý 30 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Ưu điểm của Phân cấp Ngân sách địa phương  Việc phân cấp đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh... quản lý trên địa bàn Nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền đại phương nên chia làm 3 loại:  Những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công  Những nhiêm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công bổ sung của cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới nhằm bỏ đi lối làm việc không công  Những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền từng cấp đề ra và tự quyết định phù hợp với đặc thù của địa phương và không... Chương trình mục tiêu quốc gia giao cho địa phương thực hiện thì cấp nào quản lý, cấp đó tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm bố trí ngân sách đối ứng Trong các nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách địa phương hiện nay, nhiệm vụ chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng các làng nghề, hạ tầng các khu sản xuất nông nghiệp tập trung chưa quy định phân cấp cho cấp ngân sách nào; nên phân cấp nhiệm vụ chi này cho các quận huyện... dung các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị; trên cơ sở phân cấp, xác định nhiệm vụ chi xây dung cơ bản cụ thể cho cấp dưới  Do tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm... thu khác nộp ngân sách cấp tỉnh: thu bán, thanh lý tài sản trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính; thu hồi các khoản chi năm trước và các khoản thu khác nộp ngân sách tỉnh do các đơn vị cấp tỉnh nộp - Thu đền bù đất chuyên dùng nộp ngân sách cấp tỉnh - Thu từ hoạt động Xổ số kiến thiết - Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh năm trước sang năm sau b Các khoản thu phân chia tỷ... cho các cấp huyện, xã trong việc khai thác các nguồn thu trên địa bàn để tăng thu NS, nhằm đáp ứng nhu cầu chi của địa phương; hạn chế tối đa sự ỷ lại vào NS cấp trên Tạo thuận lợi và chủ động cho địa phương, tăng cường thu để bảo đảm chi; nâng cao trình độ quản lý của cán bộ; làm tốt việc công khai minh bạch giữa các cấp trong việc phân chia ngân sách  Bên cạnh đó, qua phân cấp, các địa phương cũng . vậy ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương 1.4 Vai trò của các cấp ngân sách: a. Vai trò của ngân sách trung ương Ngân sách trung ương Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách. ngân sách từng cấp. Như vậy, phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương là gì? Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương nghĩa là các đơn vị hành chính sự nghiệp tại địa phương được giao. kế hoạch tài chính và các dự toán kinh phí của các ngành, các cơ quan trực thuộc các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương có vai trò:  Ngân sách địa phương là công cụ tài chính của

Ngày đăng: 02/06/2015, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan