Phân tích tTranh chấp bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh

8 949 4
Phân tích tTranh chấp bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khoảng giữa tháng 7/2010, kênh truyền hình K + ( “đứa con chung” giữa đài truyền hình VTV/VCTV

4. Sưu tầm 02 vụ việc tranh chấp về quyền liên quan. Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích đưa ra quan điểm của nhóm về hướng giải quyết I. VỤ VIỆC THỨ NHẤT: Tranh chấp bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh a/ Nội dung vụ việc Khoảng giữa tháng 7/2010, kênh truyền hình K + ( “đứa con chung” giữa đài truyền hình VTV/VCTV và Hãng truyền hình Canal + Canal Overseas) tuyên bố đã có trong tay bản hợp đồng với nhà cung cấp để độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật trên lãnh thổ Việt Nam. Sau khi K + tuyên bố, rất nhiều nhà đài đã phản ứng và xem đây là hành vi thể hiện sự độc quyền của K +. Nhiều người hâm mộ cũng lên tiếng phản đối vì phải tốn khá nhiều chi phí (Mua đầu thu và trả phí hàng tháng cho K +) để xem được các trận đấu ngày Chủ nhật. Bộ công thương đã yêu cầu K+ đàm phán với các đài khác để giải quyết, nhưng khi việc đàm phán giữa các đài truyền hình theo chỉ đạo của Bộ TT &TT chưa tiến triển được bao nhiêu thì K + lên tiếng tố một số nhà đài đã vi phạm bản quyền khi phát sóng các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật khi đơn vị này đang giữ độc quyền, đặc biệt là Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV). Phía HCTV lại cho biết, họ đã mua được bản quyền từ kênh truyền hình True Sport (Thái Lan) để phát. Ngày 26/8, Bộ Thông tin - Truyền thông đã tổ chức cuộc họp giữa đại diện K+, MP & Silva. Đại diện HCTV không tới dự. Tại cuộc họp, K+ và MP & Silva đã công khai bản hợp đồng hai bên đã kí. Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử - ông Lưu Vũ Hải - đã xác nhận, bản hợp đồng độc quyền phát sóng gói Super Sunday của K+ với đối tác MP & Silva là hợp pháp, đồng thời yêu cầu các đài trong nước dừng việc phát sóng các trận đấu EPL ngay ở lượt trận thứ ba. Trong công văn mới nhất mà lãnh đạo True Vision - đơn vị sở hữu kênh True Sport - gửi cho Bộ Thông tin - Truyền thông đã khẳng định: "Các kênh True Sports chỉ để phục vụ khán giả tại Thái Lan. Tuy nhiên, có thể xảy ra việc tràn tín hiệu sang lãnh thổ cận kề Thái Lan. True Vision chưa bao giờ bán thuê bao hay đầu thu để xem các kênh True Sport tại Việt Nam ". Ngày 27-8, ban tổ chức giải ngoại hạng Anh cũng đã gửi đi thông cáo nhằm ngăn chặn việc phát sóng trái phép EPL tại Việt Nam . Thông cáo nêu rõ: "Việc các đài truyền hình ở Việt Nam thu sóng từ True Sports rồi phát trên hệ thống của mình là vi phạm bản quyền giải ngoại hạng Anh tại cả Thái Lan và Việt Nam . Bất kì đài truyền hình nào phát sóng EPL tại Việt Nam mà chưa được sự đồng ý của K+ đều là không hợp lệ". Tới thời điểm này, K+ vẫn là đơn vị duy nhất có bản quyền phát sóng EPL ngày chủ nhật. Hiện tại HCTV đã ngừng phát sóng các trận đấu ngoại hạng Anh từ True Sports. b/ Nhận xét của nhóm Đây là một vụ việc tranh chấp bản quyền phát sóng. Trước hết, Khoản 3 Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ có quy định, hành vi “Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát song” là một hành vi vi phạm quyền liên quan được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Trong vụ việc trên có thể khẳng định các đài khác không mua hợp pháp tín hiệu phát sóng mà vẫn thực hiện việc thu phát giải bóng đá ngoại hạng Anh là vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, việc các đài truyền hình ở Việt Nam thu sóng từ True Sports rồi phát trên hệ thống của mình là vi phạm bản quyền giải ngoại hạng Anh tại cả Thái Lan và Việt Nam, do vậy, các kênh này phải dừng việc thu phát chương trình này là hoàn toàn hợp lí. Về phía K+, theo như thông báo của ban tổ chức giải bóng đá ngoại hạng Anh, K+ là đơn vị duy nhất có bản quyền phát sóng EPL ngày chủ nhật. Vì thế, việc K+ yêu cầu các đài khác không được tiếp tục phát giải bóng đá ngoại hạng Anh là một yêu cầu hợp pháp. Tuy nhiên, vẫn còn những khúc mắc xoay quanh vấn đề hợp đồng giữa bên K+ và MP&Silva về mua-bán bản quyền phát sóng ngày chủ nhật giải EPL không được công khai nên khó xác định hợp đồng này có đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lí luật định hay không cũng như vấn đề cần bàn ở đây là liệu K+ có vi phạm các quy định của Luật cạnh tranh hay không, và K+ có được tiếp tục giữ độc quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh hay không? Trong trường hợp này, việc xác định K+ có vi phạm luật cạnh tranh không là một việc khó khăn bởi thực tế, Luật cạnh tranh Việt Nam vẫn còn có những hạn chế khá lớn, tuy nhiên, xét trên phương diện sở hữu trí tuệ, ý kiến chủ quan của nhóm em cho rằng trong vụ việc tranh chấp này, nếu kiện ra Tòa thì phía được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ là K+ Cần phải nói thêm, cũng từ góc độ pháp luật Sở hữu trí tuệ: Nhằm giới hạn sự lạm dụng quyền độc quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ, luật sở hữu trí tuệ đã đưa ra quy định đối với trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp. Trong trường hợp của K+, căn cứ theo Điều 15 của Luật Cạnh tranh, vì phát thanh, truyền hình là lĩnh vực độc quyền Nhà nước. Theo mục a, khoản 1, Điều 15 Luật cạnh tranh: "Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước bằng các biện pháp sau đây: Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền Nhà nước". Vì vậy, giá mua bán chương trình của K +, VTV, kể cả của liên doanh VSTV cũng phải do Nhà nước quyết định. Từ đó, có thể khẳng định Cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cho nhà nước có quyền yêu cầu K + buộc phải chia sẻ sự độc quyền của mình cho các đài truyền hình khác, nếu việc khai thác của K + gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội. Tóm lại, từ vụ việc kể trên, có thể thấy pháp luật sở hữu của nước ta vẫn còn rất nhiều những thiếu xót, bất cập cần sớm có những điều chỉnh chi tiết, cụ thể và đúng đắn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lí nhà nước cần có sự quản lí tốt hơn để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người dân. VỤ VIỆC THỨ 2. Từ đầu năm 2009, Công ty TNHH Dịch vụ Giải trí Mỹ Tâm đã gửi thu đến các nhà mạng (telcos) như Mobifone, Vinaphone, Viettel đề nghị không sử dụng các bài hát Mỹ Tâm làm nhạc chuông chờ và yêu cầu trả tiền bản quyền liên quan. Các công ty nội dung số đã cung cấp những bài hát có giọng hát Mỹ Tâm khá lúng túng trước việc này vì những bài hát đó được cung cấp bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm VN(RIAV). Cuối cùng, công ty của ca sĩ Mỹ Tâm đã gửi thẳng công văn chính thức đến RIAV vào ngày 20/8/2009 yêu cầu: “ Thanh toán thù lao quyền liên quan theo yêu cầu của pháp luật”. Trong công văn có ghi :“ Theo quy định tại điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, thì tổ chức cá nhân sử dụng quyền liên quan (nhằm mục đích kinh doanh, thương mại hoặc thu tiền dưới bất cứ hình thức nào) không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình, tổ chức phát sóng”. Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau: 1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Luật quy định quyền quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Còn quyền của người biểu diễn thì phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện. Và theo Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “ Quyền của người biểu diễn 1. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền về nhân thân và chủ đầu tư có các quyền về tài sản đối với cuộc biểu diễn. 2. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sữa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. 3. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng; d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. 4. Tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng các quyền quy định đến khoản 3 Điều này phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định. Pháp luật thừa nhận các hãng băng đĩa là chủ sở hữu đối với bản ghi âm ghi hình do chính mình sản xuất. Do đó các hãng băng đĩa được tự do kinh doanh và thu lợi nhuận từ chính mình làm ra. Do vậy các hãng băng đĩa yêu cầu tổ chức cá nhân sử dụng quyền liên quan phải thanh toán thù lao cho mình là phù hợp với pháp luật. Tuy nhiên đó chỉ là quyền liên quan của các nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình. Còn riêng quyền ghi âm của người biểu diễn vẫn thuộc về quyền tài sản của ca sĩ thể hiện. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) cho rằng: “Tất cả các bản ghi âm ghi hình do các nhà sản xuất (hội viên RIAV) đầu tư toàn bộ, họ chỉ mời ca sĩ Mỹ Tâm đến thực hiện biểu diễn để ghi âm, ghi hình và đã nhận đủ tiền thu lao, vì vậy toàn bộ các bản ghi âm, ghi hình này là tài sản thuộc quyền sở hữu của các nhà sản xuất mà ca sĩ Mỹ Tâm chỉ còn lại các quyền nhân thân. Do đó, các nhà sản xuất có đủ toàn quyền ký ủy thác quyền cho RIAV với các đối tác có chức năng khai thác kinh doanh để thu hồi vốn của chính họ đã bỏ ra đầu tư”. Tuy nhiên, trong quá trình hợp tác ghi âm với một số hãng băng đĩa, ca sĩ Mỹ Tâm chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển giao quyền liên quan của mình cho bất kỳ hãng băng đĩa nào. Do đó, việc các hãng đĩa thanh toán thù lao ghi âm để sản xuất băng đĩa không đồng nghĩa với việc ca sĩ Mỹ Tâm mất đi quyền liên quan của mình. Do vậy, trong trường hợp này các hội viên của RIAV chỉ có quyền liên quan đối với sản xuất bản ghi âm, ghi hình và không có quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn của Mỹ Tâm. RIAV dựa trên Điều 30, khoản 1, mục a-b và khoản 2 và Điều 44, khoản 1,2 của Luật Sở hữu trí tuệ và đưa ra kết luận trong công văn phúc đáp : “Với chức năng và quyền hạn của mình, RIAV đã được các nhà sản xuất, hội viên ký ủy thác và cung cấp bản ghi âm, ghi hình thuộc quyền sở hữu của họ”, là không có căn cứ. Theo quy định tại Điều 33 Luật SHTT thì “Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng”. Do vậy, các nhà mạng (telcos) như Mobifone, Vinaphone, Viettel khi sử dụng các bài hát có giọng hát Mỹ Tâm làm nhạc chuông chờ phải thông qua Mỹ Tâm và phải trả tiền bản quyền liên quan cho ca sĩ Mỹ Tâm. . HCTV đã ngừng phát sóng các trận đấu ngoại hạng Anh từ True Sports. b/ Nhận xét của nhóm Đây là một vụ việc tranh chấp bản quyền phát sóng. Trước hết,. Overseas) tuyên bố đã có trong tay bản hợp đồng với nhà cung cấp để độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh vào ngày Chủ nhật trên lãnh thổ

Ngày đăng: 09/04/2013, 09:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan