Rèn luyện kỹ năng cho HS từ một tiết dạy

9 294 0
Rèn luyện kỹ năng cho HS từ một tiết dạy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một tiết dạy cụ thể A. Đặt vấn đề: Rèn luyện kỹ năng (RLKN) cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng của tất cả các môn học. Đối với bộ môn lịch sử thì các tiết dạy giáo viên phải cần tập trung rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Sử dụng bản đồ, lợc đồ, tranh ảnh, kênh hình trong sách giáo khoa, kỹ năng so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sửTuy nhiên tuỳ từng bài dạy cụ thể để giáo viên tập trung RLKN nào. Từ đó tạo cho học sinh có một phơng pháp học đúng đắn, hiểu sâu vấn đề, nắm chắc kiến thức bài học. Điều đó rất cần thiết bởi vì nhiều học sinh hiện nay còn rất bị động trong việc tiếp cận kiến thức nhất là học sinh năng lực học trung bình, yếu. Đối tợng này phần lớn chỉ biết ghi lại những vấn đề do giáo viên rút ra, kết luận. Để RLKN cho học sinh điều cơ bản là giáo viên phẩi làm tốt phần định hớng, gợi mở, hớng dẫn. Chính vì vậy bất kỳ tiết học nào bản thân Tôi cũng chú ý rèn luyện cho học sinh các kỹ năng và có một số tiết tôi thấy có hiệu quả. Vì vậy tôi chọn đề tài này để đồng nghiệp có thể tham khảo thêm. B. Quá trình thực hiện: Bài 16: Hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nớc ngoài trong những năm 1919- 1925. ( Sử 9- NXBGD). Bài này phân phối chơng trình quy định dạy trong 1 tiết. Là 1 giáo viên dạy lịch sử trong nhiều năm tôi đã dạy bài này nhiều lần( tuy nhiên SGK cũ và SGK mới về cách viết, dung lợng kiến thức trong 1 từng tiết không hoàn toàn giống nhau) với nhiều mức độ, cách khai thác khác nhau. Bài này có 3 mục: I. Nguyễn ái Quốc ở Pháp ( 1919- 1923). II. Nguyễn ái Quốc ở Liên xô ( 1923- 1924). III. Nguyễn ái Quốc ở Trung quốc( 1924- 1925). Theo nội dung SGK tôi phân chia thời gian dạy bài này nh sau: - Kiểm tra bài cũ: 5-7 phút. - Mục I: 15-17 phút. - Mục II: 5-7 phút. - Mục III : 10-12 phút. - Củng cố bài: 3 phút. Qua đó thấy rằng trọng tâm kiến thức nằm ở mục I Theo trình bày của SGK phần I: Nguyễn ái Quốc ở pháp - SGK tập trung trình bày 3 ý về những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp trong thời gian trên đó là:(1) - Năm 1919: Nguyễn ái Quốc thay mặt những ngời Việt nam yêu nớc ở pháp gửi tới hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt nam. - Tháng 7/ 1920: Nguyễn ái Quốc gặp luận cơng về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin, vì vậy đến tháng 12/1920 Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Nh vậy Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đờng cứu nớc, giải phóng dân tộc: Con đ- ờng Cách mạng vô sản. - Năm 1921: Nguyễn ái Quốc tham gia lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, ra báo Ngời cùng khổ. Nguyễn ái Quốc còn viết bài cho nhiều báo khác, viết tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp . Cuối mục I câu hỏi của SGK là: Con đờng cứu nớc của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp ngời đi trớc? (2) Trong thời gian 15-16 phút việc học sinh rút ra các nội dung cơ bản trên đã chiếm khoảng thời gian tơng đối nhiều: Đọc SGK khoảng 4 phút, phát hiện kiến thức và ghi: 7- 8 phút. Với khoảng thời gian còn lại để giải quyết câu hỏi trên là rất khó vì buộc giáo viên phải mở rộng kiến thức nếu không thì không có cơ sở để phân tích, so sánh. Nếu đa kiến thức thêm vào quá 2 nhiều thì sẽ ôm đồm, có khi rờm rà làm cho học sinh khó tiếp thu, không đủ thời gian. Tôi đã dự một số giờ của đồng nghiệp thấy làm rõ vấn đề này tơng đối khó ( cả một số tiết dạy của tôi). Xác định học sinh lớp 9 cha cần mở rộng , đi quá sâu vấn đề nhng cái quan trọng là học sinh phải nắm đợc sự kiện, phải hiểu vấn đề một cách lô gíc. Hơn nữa có hiểu chắc nội dung ở phần I thì mới có cơ sở để hiểu, để nắm chắc kiến thức các phần sau. Qua nhiều lần dạy tôi thấy lợng kiến thức cần đa vào, cần tham khảo nh sau là đủ, là có thể giải quyết đợc vấn đề. - SGK lớp 9 cũ. - Một số vấn đề về nhà yêu nớc Phan Bội Châu có liên quan đến bài. - Kết luận quan trọng của Nguyễn ái Quốc về Bạn và Thù đó là: Nhân dân lao động các nớc đều là bạn, bọn đế quốc ở đâu cũng là thù.(3) - Những nơi Nguyễn ái Quốc đến, những công việc Nguyễn ái Quốc đã làm để kiếm sống và hoạt động trong khoảng thời gian 1911-1923 - 1 bảng phụ. Sau khi nghiên cứu bài, căn thời gian, để hớng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung, rèn luyện kỹ năng tôi đã tiến hành bài giảng nh sau: Ghi phần I lên bảng: Nguyễn ái Quốc ở Pháp(1919-1923) Sau đó tôi đặt câu hỏi mang tính định hớng và tạo tâm thế cho học sinh: ở phần I chúng ta tìm hiểu về hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở pháp (1919- 1923) và qua phần này chúng ta phải trả lời câu hỏi cuối mục SGK.(2) ( thời gian : 1 phút) Cho học sinh nhắc lại những nơi mà Nguyễn ái Quốc đã đến, những công việc mà Nguyễn ái Quốc đã làm để kiếm sống và hoạt động ( 1911- 1917- tham khảo SGK cũ) Giáo viên ghi nháp lên bảng( thời gian từ 1- 2 phút) Dựa vào SGK em hãy nêu tóm tắt nhữg hoạt động của Nguyễn ái Quốc tại pháp ttrong thời gian từ 1919 - 1923. (Phần này giáo viên phân nhóm, sau đó cho học sinh đại diện nhóm trình bày, giáo viên thống nhất theo 3 ý đã nêu(1) thời gian dành cho phần này khoảng 6-7 phút). Nêu câu hỏi(2) cuối mục ở SGK. Để học sinh hiểu, có định hớngvề lớp ngòi đi trớcgiáo viên định hớng với học sinh: Ngời Việt nam yêu nớc tiêu biểu nhất đầu thế kỷ XX trớc khi xuất 3 hiện Nguyễn ái Quốc là Phan Bội Châu. Phần này không cần giới thiệu kỹ mà giáo viên chỉ cần gợi cho học sinh nhớ 1 số vấn đề cơ bảnlà: Phan bội Châu và 1 số nhà yêu nớc Việt nam đã tổ chức Phong trào đông du- Đa thanh niên yêu nớc sang Nhật bản, nhờ Nhật bản đào tạo rồi đa họ về nớc để đánh pháp.Giáo viên hỏi gợi tiếp: Vì sao Phan Bội Châu chọn Nhật Bản để cầu viện?( Có nghĩa xem Nhật Bản là bạn). Học sinh sẽ trả lời là do Phan Bội Châu thấy Nhật bản vừa mới đánh thắng Nga trong chiến tranh Nga - Nhật(1905-1907). Điều đó chứng tỏ Nhật Bẩn là 1 nớc mạnh, nhng vấn đề cơ bản là do Nhật Bản cùng ở châu á nên cùng nền văn hoá, cùng giống da vàng. Nh vậy Phan Bội Châu quan niệm Bạn trên cơ sở là cùng nền văn hoá và màu da. Còn Nguyễn ái Quốc? Đến đây nếu giáo viên tiếp tục gợi mở tiếp thì sẽ không đủ thời gian và có thể làm bài thêm rắc rối, học sinh khó trả lời. Vì vậy lúc này giáo viên đa bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. Quan niệm Bạn Hoạt động cứu nớc tiêu biểu Con đờng cứu nớc Phan Bội Châu Cùng nền văn hoá, cùng màu da Phong trào đông du Cầu viện, theo xu hớng bạo động Nguyễn ái Quốc Cùng số phận bị áp bức, cùng chí hớng Đi sang các nớc nhất là các nớc Tây âu (cả nớc Pháp) để hoạt động Bằng nhiều biện pháp để thức tỉnh, tổ chức, đoàn kết nhân dân đa họ ra đấu tranh theo con đờng Cách mạng vô sản Nh vậy qua bảng phụ với 1 số thông tin cơ bản trên học sinh có đủ cơ sở, dễ dàng so sánh rút ra vấn đề, trả lời câu hỏi cuối mục I một cách khá dễ dàng. Trên cơ sở đó học sinh hiểu rõ hơn những hoạt động của Nguyễn ái Quốc. Chẳng hạn vì sao Nguyễn ái Quốc lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, viết sách báo, sau này Nguyễn ái Quốc có nhiều hoạt động chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam 4 Còn nội dung ở phần II, III không khó lắm, giáo viên dựa vào SGK để hớng dẫn học sinh tìm hiểu. Kết quả: Qua nhiều tiết dạy có khi tôi đa phần mở rộng lên trớc phần I, có khi không chuẩn bị bảng phụ có sẵn mà chỉ viết lên phần bảng phụ ở bảng so với những gì tôi đã trình bày ở trên thì cách khai thác, dẫn dắt, kiến thức mở rộng thêm, có bảng phụ chuẩn bị sẵn tôi thấy học sinh tiếp thu bài tốt hơn, RLKN cho học sinh tốt hơn, hiệu quả hơn. Kết luận: RLKN cho học sinh là một mục tiêu rất quan trọng. Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi các môn học, các giáo viên phải đầu t các tiết dạy trong suốt cả quá trình. Riêng bản thân tôi cũng đã rất cố gắng đúc rút kinh nghiệm để không những giúp học nắm kiến thức mà còn rèn cho học sinh phơng pháp học tập đúng, nắm chắc vấn đề. Tuy nhiên tôi biết những gì tôi trình bày chỉ là vấn đề nhỏ. Tôi rất mong đợc sự góp ý của Hội đồng khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! để dạy tốt bài tổng kết ( Tiết 64 - lịch sử lớp 7) A. Đặt vấn đề: Chơng trình lịch sử lớp 7 có 2 phần: Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại( gồm 7 bài - phân phối dạy 9 tiết). Chỉ trong 9 tiết dạy nhng giáo viên phải làm cho học sinh nắm đợc một dung lợng kiến thức khá lớn( Sự hoàn thành và phát triển, suy vong của chế 5 độ phong kiến. Một số quốc gia phong kiến Đông Nam á, Trung Quốc, ấn Độ phong kiến, sự hình thành chủ nghĩa t bản) Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX( 56 ttiết) và 5 tiết sử địa phơng. Trong quá trình giảng dạy bên cạnh tiết giảng bài mới có 5 tiết bài tập lịch sử và 7 tiết ôn tập. Tiết 64 là tiết tổng kết. Trong thời gian thực dạy gần 45 phút để thực hiện tiết tổng kết tốt là một vấn đề tơng đối khó. Vì vậy với kinh nghiệm qua giảng dạy tôi xin trao đổi một số vấn đề liên quan để đồng nghiệp cùng tham khảo. B. Quá trình thực hiện: 1. Sách giáo khoa: Tiết 64 nội dung SGK viết rất ngắn: Chúng ta đã học qua 2 phần: - Phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại. - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Hãy cùng nhau tổng kết lại qua các câu hỏi sau đây: 1. Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hoá thời phong kiến. 2. Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phơng đông và xã hội phong kiến ở châu Âu. 3. Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công và giơng cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc. 4. Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nớc ta từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. 6 5. Văn hoá Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX có những thành tựu gì? Và phần bài tập ở nhà. 2. Thực hiện: SGK viết ngắn giáo viên càng khó dạy. Vì vậy qua hai lần dạy tôi đã thực hiện nh sau: Lần 1: Giáo viên soạn kỹ bài - Định hình nội dung cần trả lời - cụ thể: Câu 1: a, Xã hội : Các giai cấp chính? b, Kinh tế : Ngành sản xuất chính, nhận xét. Câu 2: - Thời gian hình thành (Xuất hiện) ( so sánh với hai khu vực ) - Sự phát triển của chế độ phong kiến ở phơng Đông và phơng Tây. Câu 3: Giáo viên để học sinh kể tự do - Tuy nhiên giáo viên nhấn mạnh là các vị anh hùng có công và giơng cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc. Tôi chia lớp thành 5 nhóm ( mỗi nhóm 1 câu). Chuẩn bị nội dung trong vòng 8 -10 phút. Sau đó cho từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ( tuy không nhiều ý kiến) - Giáo viên củng cố, thống nhất ( Mỗi câu 5 đến 6 phút) - Trong đó câu 2, 3 có nội dung khá rõ ràng - Còn các câu khác rất khó vì nội dung dài, chung chung. Sau khi dạy xong tôi thấy hiệu quả không cao lắm. Lần 2: Tôi chuẩn bị một số bảng phụ và xác định rõ phạm vi , nội dung cần ôn. Bảng 1: Xã hội phong kiến ph- ơng Đông Xã hội phong kiến phơng Tây Các giai cấp cơ bản Địa vị kinh tế - xã hội của từng giai cấp - Địa chủ: Thống trị, chiếm nhiều ruộng đất. - Nông dân lĩnh canh: bị bóc lột - Lãnh chúa: Thống trị. - Nông nô: Bị bóc lột, bị trị. 7 Kinh tế(Sản xuất chính) - Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi, thủ công - Sản xuất bị bó hẹp, kinh tế lạc hậu - Nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi, thủ công - Sản xuất bị bó hẹp, kinh tế lạc hậu Nhà nớc Chế độ quân chủ (Vua) Chế độ quân chủ (Vua) Khác nhau - Ra đời sớm hơn( CĐ PK phơng Tây) - Phát triển chậm - Ra đời muộn hơn( CĐ PK phơng Đông) - Phát triển nhanh Bảng 2: Điền vào bảng đây ( phần này có trong phụ lục nên học sinh tìm rất nhanh) Năm Sự kiện lịch sử Ngời lãnh đạo 938 Chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền 981 1077 1258 1285 1288 1418-1427 1785 1789 Với bảng 1: Dành cho câu 1, câu 2. Với bảng 2: Dành cho câu 3. Với câu 4: Tôi hạn chế trong một số câu hỏi nhỏ sau: - Các triều đại phong kiến đã có những chính sách tiến bộ gì để phát triển kinh tế? - Nêu các ngành nghề chính trong nền kinh tế (liên hệ bảng 1 ) - Nêu các nghề thủ công nổi tiếng? Thành thị tiêu biểu? 5. Văn hoá: ( Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX) 8 - Tác phẩm, tác giả tiêu biểu? - Công trình nghệ thuật tiêu biểu? Sau đó trình tự cho các nhóm lên trình bày, điền vào bảng ( Sau khi đã thảo luận) - Giáo viên củng cố, thống nhất và học sinh ghi vào vở. Riêng ở bảng 2 có thể chỉ ghi cột ng ời lãnh đạo vào phần trả lời cho cho câu hỏi 3 ở SGK. Kết quả: Giờ dạy gọn hơn, học sinh làm việc tập trung - Hiệu quả giờ tổng tổng kết khá cao. III Kết luận: Nh vậy qua một số giờ lên lớp, một số lần lên lớp với bài tổng kết ( tiết 64 - sử 7) - Tôi thấy để dạy bài tổng kết tốt thì cần: - Giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo, có thêm 1 số câu hỏi để giới hạn phạm vi phạm vi. - Có thêm bảng phụ ( 2 bảng) - Phân nhóm phù hợp - hoạt động nhóm hiệu quả. Tuy nhiên chắc chắn đồng nghiệp có thể có một số cách dạy hiệu quả hơn. Tôi xin trao đổi để đồng nghiệp tham khảo. Rất mong sự góp ý của ban giám khảo, của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 9 . Rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua một tiết dạy cụ thể A. Đặt vấn đề: Rèn luyện kỹ năng (RLKN) cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng của. bộ môn lịch sử thì các tiết dạy giáo viên phải cần tập trung rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Sử dụng bản đồ, lợc đồ, tranh ảnh, kênh hình trong sách giáo khoa, kỹ năng so sánh, phân tích,. Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX( 56 ttiết) và 5 tiết sử địa phơng. Trong quá trình giảng dạy bên cạnh tiết giảng bài mới có 5 tiết bài tập lịch sử và 7 tiết ôn tập. Tiết 64 là tiết tổng

Ngày đăng: 31/05/2015, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan