SKKN Hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Lịch Sử

16 400 1
SKKN Hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Lịch Sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 Mục lục Trang I. Đặt vấn đề 2 II. Giải quyết vấn đề 3 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 3 2. Thực trạng của vấn đề 3 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4 3.1. Đối với giáo viên 3.2. Đối với học sinh 3.1. Quá trình thực hiện 4. Hiệu quả của SKKN 15 III. Kết luận 15 Tài liệu tham khảo 16 Phụ lục Người viết: Thái Văn Khánh Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy học theo phương pháp mới là một trong những vấn đề hết sức quan trọng được đặt ra đối với nhà giáo dục. Trong quá trình tiến hành một tiết dạy thì vấn đề quan trọng là nhà giáo dục phải biết vận dụng các phương pháp mới sao cho phù hợp với nội dung kiến thức, nhằm giúp học sinh nắm rõ vấn đề. Việc tìm ra phương pháp mới trong quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức, đồng thời giúp giáo viên giảm bớt thời gian và công sức. Việc vận dụng phương pháp mới đòi hỏi nhà giáo phải vận dụng thường xuyên trên cơ sở nắm bắt được thực tiễn. Ngày nay, việc sử dụng phương pháp mới cho một tiết dạy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và việc tích cực học tập của học sinh. Khả năng học sinh thích thú với phương pháp mới là rất lớn, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp giữa phương pháp cổ truyền và hiện đại. Trong thời đại ngày nay, cùng với nhịp phát triển của đất nước, sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là việc tạo ra một tiết học nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh bằng hình thức vừa học vừa chơi sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ kĩ nội dung bài học. Vì vậy, đã có rất nhiều phương pháp mới ra đời như: Thảo luận nhóm, sắm vai, đặt vấn đề, trực quan hay sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học học là một trong những phương pháp ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người, phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Giúp cho học sinh có thể thuyết trình nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức. Ngoài ra tạo cho học sinh có thói quen tư duy lôgíc theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy. Việc sử dụng Bản đồ tư duy giúp cho giáo viên tổ chức các hình thức thảo luận nhóm cho học sinh để hình thành kiến thức mới, hệ thống hóa kiến thức ở một số bài học mang tính tổng hợp kiến thức như: Ôn tập, tổng kết hay một số nội cụ thể trong các tiết học. Để chuẩn bị cho một tiết dạy mà học sinh đóng vai trò là người đi tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thì buộc người giáo viên phải có sự đầu tư rất lớn vào tiết dạy, có như thế thì việc học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức mới thực sự dễ dàng và hứng thú với tiết học. Đối với những trường có điều kiện cơ sở vật chất lớn thì việc áp dụng khoa học và công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học sẽ thu hút và gây hứng thú cho học sinh rất nhiều trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, còn riêng với những trường mà điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ việc đầu tư cho một tiết dạy theo phương pháp mới tốn rất nhiều thời gian, tuy vậy nó vẫn là vấn đề hàng đầu để chuẩn bị cho một tiết dạy của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy việc áp dụng phương pháp mới là cần thiết,song cần phải có sự phối hợp giữa phương pháp cổ truyền và hiện đại. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch Sử việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong những nội dung cơ bản ở các tiết : Làm bài tập lịch sử, ôn tập, và một số Người viết: Thái Văn Khánh Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 tiết có nội dung so sánh sẽ làm cho học sinh hăng hái hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đề tài “Hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Lịch Sử ” sẽ làm sáng tỏ các vấn đề trên. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Cơ sở vật chất ở THCS Gia An còn thiếu, phòng học bộ môn chưa có cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Chất lượng học sinh luôn có sự thay đổi, nhà trường từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong đó đã chú trọng trong việc thay đổi phương pháp dạy và học nhằm nâng cao ý thức và sự cuốn hút cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Hiện nay việc học tập và ghi chép của học sinh chưa thật sự phát huy hết khả năng não bộ của học sinh. Việc xử lý các thông tin còn chậm với cách ghi chép bình thường khó có thể thấy được tổng thể của cả vấn đề. Qua thực tế nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào trong bộ não chủ yếu là học thuộc lòng, học vẹt, học máy móc, không nhớ kiến thức lâu dài, không liên tưởng, liên kết các kiến thức liên quan với nhau. Xu thế chung ngày nay, việc học sinh học bộ môn Lịch Sử vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Học sinh thường xem đây là bộ môn phụ nên chất lượng học chưa cao. Từ những nguyên nhân trên cũng tác động đến việc giảng dạy của người giáo viên lắm lúc chán nản. Thực tế một phần là do kiến thức quá nhiều so với nhận thức của học sinh, phân phối chương trình chưa hợp lý trong phân phối thời gian các tiết dạy dẫn đến giáo viên không thể truyền đạt hết kiến thức và học sinh không thể chiếm lĩnh kiến thức trong thời gian đó. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch Sử người giáo viên phải biết kết hợp những phương pháp mới và phương pháp truyền thống để tạo sự hứng thú cho học sinh. Đối với tình hình ngày nay việc sử dụng phương pháp mới: thảo luận nhóm, trực quan, sắm vai, bản đồ tư duy v.v với nhiều nội dung và hình thức phong phú trong các tiết học Lịch Sử như: làm bài tập lịch sử, ôn tập, tổng kết v.v là rất quan trọng giúp học sinh nắm kiến thức chắc chắn. Một phần là trang thiết bị bộ môn Lịch Sử còn quá ít phần nhiều chỉ là lược đồ, tranh ảnh còn quá ít, một số hình ảnh còn tồn tại ngày nay như: Lăng tẩm, mộ, đền……… không có màu. Trang thiết bị dạy học chủ yếu là do giáo viên làm. 2. Thực trạng của vấn đề Ngày nay, việc sử dụng phương pháp mới cho một tiết dạy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và việc tích cực học tập của học sinh. Khả năng học sinh thích thú với phương pháp mới là rất lớn, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp giữa phương pháp cổ truyền và hiện đại.Trong thời đại ngày nay, cùng với nhịp phát triển của đất nước, sự bùng nổ thông tin, đặc Người viết: Thái Văn Khánh Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 biệt là việc tạo ra một tiết học nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh bằng hình thức vừa học vừa chơi sẽ giúp cac em nhớ lâu và nhớ kĩ nội dung bài học. Vì vậy, đã có rất nhiều phương pháp mới ra đời như: thảo luận nhóm, sắm vai, đặt vấn đề, trực quan hay sử dụng Bản đồ tư duy . . . . Để chuẩn bị cho một tiết dạy mà học sinh đóng vai trò là người đi tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thì buộc người giáo viên phải có sự đầu tư rất lớn vào tiết dạy, có như thế thì việc học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức mới thực sự dễ dàng và hứng thú với tiết học. Đối với những trường có điều kiện cơ sở vật chất lớn thì việc áp dụng khoa học và công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học sẽ thu hút và gây hứng thú cho học sinh rất nhiều trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, còn riêng với những trường mà điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn thì việc đầu tư cho một tiết dạy theo phương pháp mới tốn rất nhiều thời gian, tuy vậy nó vẫn là vấn đề hàng đầu. Trong quá trình giảng dạy việc áp dụng phương pháp mới là cần thiết, song cần phải có sự phối hợp giữa phương pháp cổ truyền và hiện đại. Đặc biệt đối với bộ môn Lịch Sử việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong những nội dung cơ bản ở các tiết : Làm bài tập lịch sử, ôn tập, tổng kết và một số tiết có nội dung: So sánh, sơ đồ bộ máy nhà nước, sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn trong việc chiếm lĩnh, đi tìm các tri thức mới. 3. Phương pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và qua kinh nghiệm dạy học thực tế và việc học tập của học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học môn Lịch Sử. Việc sử dụng phương pháp mới thảo luận nhóm tương đối khó khăn. Trong quá trình tiến hành, vấn đề quan trọng là phải chọn nội dung. 3.1. Đối với giáo viên Cần chọn nội dung phù hợp với từng bài và từng nội dung trọng tâm, dự định được trọng tâm và việc chia nhóm như thế nào? Nếu chọn nội dung trọng tâm cần chú ý đến một câu hỏi thảo luận giành cho cả lớp hoặc nhiều câu hỏi nhỏ giành cho nhiều nhóm Cần chú ý đến trình độ học sinh để sắp xếp các câu hỏi thảo luận nhóm, chuẩn bị dụng cụ ( bút lông, phấn màu . . . .). Việc tổng kết, bổ sung, rút kinh nghiệm, nhận xét và cho điểm các nhóm cần khách quan, có thể cho các nhóm nhận xét lẫn nhau. Khi thảo luận nhóm mà cho học sinh viết trên bảng phụ sau đó giáo viên treo bảng phụ lên bảng để các nhóm nhận xét thì không nên treo hết tất cả lên bảng, mà giáo viên chọn một nhóm làm tốt nhất và nhóm làm chưa tốt để so sánh và đối chiếu. Người viết: Thái Văn Khánh Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 Khi chia nhóm học sinh, giáo viên có thể sắp xếp các nhóm cho cân đối về học lực và ý thức học tập. Khi trình bày thì nên gọi thay đổi học sinh, không nên tập trung vào một học sinh. Nên chia nhiều nhóm nhỏ tứ 4- 6 nhóm sẽ giúp học sinh chủ động hơn. Giáo viên có thể ghi câu hỏi thảo luận ra bảng phụ, treo lên bảng đồng thời thông báo thời gian thảo luận cho các em rõ. Đối với các nội dung chung như bài tập, bảng thống kê, so sánh thì phải có bảng phụ ghi rõ đáp án để đối chiếu với kết quả thảo luận của học sinh. 3.2. Đối với Học sinh Giáo viên phải có hiệu lệnh cho học sinh để giúp các em có kĩ năng nhanh nhẹn và khoa học( có thể dùng hiệu lệnh bằng cách gõ thước…). Phân công nhiệm vụ cho học sinh gồm nhóm trưởng quản lý chung trong nhóm và một thư kí nên chọn học sinh có chữ viết rõ ràng để tập hợp ý kiến. Khi giáo viên thông báo nội thảo luận và phát hiệu lệnh các nhóm tiến hành di chuyển, giữ gìn trật tự. Lưu ý nhóm trưởng phát huy vai trò buộc mọi thành viên trong nhóm phát biểu ý kiến sau đó thư kí tổng hợp. Sau khi hoàn thành phần thảo luận và nghe các nhóm báo cáo kết quả, đồng thời giáo viên bổ sung kết quả học sinh tiến hành ghi nhanh nội dung cơ bản vào vở học. Nhìn chung việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đối với bộ môn Lịch Sử nói riêng và tất cả các môn học nói chung là rất quan trọng. Giúp học sinh có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tạo sự hứng thú trong quá trình học tập. 3.3. Quá trình thực hiện: 3.3a. Hình thức thảo luận các dạng câu hỏi, bài tập, trò chơi * Tổ chức thảo luận nhóm dạng câu hỏi: + Tiến hành ở khối 6: (gồm 6B, 6C) Tổ chức hình thức : Chọn một nội dung cơ bản ở một tiết bài để cả lớp cùng thảo luận. Giáo viên chia lớp 4 nhóm thảo luận 5 phút. Ví dụ: Bài 25, tiết 29: Ôn tập chương III Nội dung câu hỏi thảo luận: “ Theo em, sau một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ lại được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?” Yêu cầu đối với lớp 6B: Đòi hỏi cao hơn: Phải nêu được tên một số cuộc khởi nghĩa. Yêu cầu đối với lớp 6C: Giữ nguyên nội dung thảo luận. Người viết: Thái Văn Khánh Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 • Tổ chức trò chơi trong tiết dạy (Bồ sung nội dung năm học 2012-2013) Trong tiết dạy lịch sử để tăng thêm sự hứng thú cho học sinh giáo viên tổ chức một số trò chơi. Có rất nhiều dạng trò chơi, giáo viên lựa chọn dạng trò chơi cho phù hợp với kiểu bài và thời lượng tiết dạy. Đặc biệt trong tiết là Bài tập lịch sử thì tổ chức trò chơi là rất hợp lý. Học sinh sẽ thích thú, lớp học sinh động hơn rất nhiều. Ví dụ: Khi dạy tiết làm Bài tập sử 7 tiết 19 . Giáo viện tổ chức trò chơi “Đoán nhân vật lịch sử”. Gv sử dụng 4 bức tranh về 4 nhân vật lịch sử học sinh đã được học, chia lớp làm 4 đội chơi. Gọi học sinh đại diện nhóm lên chơi (mỗi nhóm 2 em). Giáo viên sẽ có các dữ liệu về 4 nhân vật lịch sử này, các đội chơi sẽ lựa chọn đáp án đúng và dán dưới tranh nhân vật lịch sử của đội mình. Người viết: Thái Văn Khánh Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 + Tiến hành ở khối 7: (gồm 7A, 7B, 7C) Theo trình độ học sinh của từng lớp mà có hình thức tổ chức thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi ô chữ cho phù hợp. Giáo viên chia lớp thành 3 đội A, B, C. Nội dung câu hỏi và ô chữ đã được chuẩn bị trước. Phân công nhiệm vụ cho 2 học sinh tiến hành tổ chức trò chơi (1em đọc câu hỏi. 1 em lật ô chữ và ghi điểm cho 3 đội). Ví dụ: Bài 21: Tiết 44: ÔN TẬP CHƯƠNG IV Trò chơi “ Ô chữ kì diệu” L Ũ N G N H A I L I Ễ U T H Ă N G Y Ê N T H Á I L Ý K H Á N H C Á O B Ì N H N G Ô N G U Y Ễ N T R Ã I M I N H T H A N H H O Á C A O B Ộ L A M S Ơ N H Ồ N G Đ Ứ C 1. Nơi Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức hội thề. 2.Tướng giặc bị chặt đầu trong trận đánh ở đèo Mã Yên. 3. Phường làm giấy nổi tiếng ở kinh thành Thăng Long 4. Tướng giặc Minh phải thắt cổ tự tử. 5. Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. 6. Người anh hùng là danh nhân văn hoá thế giới. 7. Lê Lợi chiến thắng quân Minh. 8. Nơi nghĩa quân Lam Sơn dựng cờ khởi nghĩa. 9. Tháng 10/1946, Vương Thông mở cuộc phản công ở đây. 10. Lê Lợi là hào trưởng có uy tín ở vùng núi này. 11. Bộ luật ra đời vào thời vua Lê Thái Tông. 12. Câu hàng dọc: Đây là vị vua anh minh thời Lê Sơ? Lưu ý : Khi tiến hành phải quy định thời gian và chú ý nên tổ chức vào khoảng cuối tiết học ở phần củng cố. * Tổ chức bài tập dạng so sánh Người viết: Thái Văn Khánh Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 (Bồ sung nội dung năm học 2012-2013) - Dạng bài tập này giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để học sinh tự tìm hiểu và rút ra kết luận, có nhận xét đúng về sự vật hiện tượng lịch sử, đồng thời tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm trong giờ học giúp học sinh hứng thú tự tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ 1: “ Hãy so sánh công cụ của các nền văn hoá thời cổ đại ở Việt Nam để thấy sự phát triển của kỹ thuật chế tạo đá của người tinh khôn.” (Lịch sử 6). Các nền văn hoá Kỹ thuật chế tác đá Công cụ tiêu biểu Sơn Vi Công cụ được ghè đẽo một mặt. Những mảnh tước, công cụ chặt thô sơ, thời đại đồ đá cũ. Hoà Bình – Bắc Sơn Ghè đẽo cả hai mặt, có công cụ được mài sắc. Những chiếc rìu tay, bôn, đục, thời đại đồ đá giữa. Hạ Long Xuất hiện kỹ thuật cưa, khoan đá và làm đồ gốm. Rìu có vai, lưỡi cuốc đá, thời đại đồ đá mới. Ví dụ 2: “ Cơ sở kinh tế và xã hội ở phương Đông và phương Tây có gì giống và khác nhau? (Lịch sử 7).” Phương Đông Phương Tây Giống - Sản xuất nông nghiệp. - Bóc lột địa tô. - Sản xuất nông nghiệp. - Bóc lột địa tô. Khác - Địa chủ – Nông dân. - Bó hẹp trong công xã nông thôn. - Lãnh chúa – Nông nô. - Đóng kín trong lãnh địa phong kiến. + Tiến hành ở khối 9: (Gồm 9A, 9B, 9C) Đã được sắp xếp theo trình độ học sinh, tổ chức hình thức thảo luận nhóm so sánh. Giáo viên chuẩn bị nội dung so sánh trên bảng phụ – Chia học sinh thành 6 nhóm ( Vì học sinh lớp 9 đã lớn ta nên chia thành nhiều nhóm để giữ trật tự). Ví dụ: Tiết 43: Bài 29. Nội dung thảo luận: “So sánh điểm giống và khác nhau ở 3 chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Miền Nam Việt Nam”. * Điểm giống nhau: + Chiến lược của thực dân kiểu mới Người viết: Thái Văn Khánh Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 + Có cố vấn Mĩ, tay sai và hỏa lực- trang thiết bị của Mĩ. *Điểm khác nhau: Chiến lược chiến tranh đặc biệt Chiến lược chiến tranh cục bộ Việt Nam hoá chiến tranh - Quân đội tay sai. - Dùng người Việt đánh người Việt. - Dồn dân lập ấp. - Quân đội Mĩ, đồng minh. - Trang thiết bị tăng lên. - Mĩ trực tiếp chỉ huy. - Tìm diệt và bình định. - Quân đội Sài Gòn. - Mĩ tăng cường viện trợ. - Dùng người Việt đánh người Việt. - Bình định và lấn chiếm. + Tiến hành ở khối 8: (Gồm 8A, 8B, 8C). Đã sắp xếp theo trình độ học sinh, tổ chức hình thức thảo luận nhóm: “Lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa”. Giáo viên chuẩn bị một bảng phụ đã ghi rõ nội dung – chia lớp thành 4 nhóm. Ví dụ: Bài 26: Tiết 41: Mục II Nội dung thảo luận: “Lập bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương”. Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Địa bàn hoạt động Nguyên nhân thất bại 1. Bãi Sậy 2. Ba Đình 3. Hương Khê Lưu ý: Đối với nội dung bài này tiến hành từ 7- 10 phút và nên tổ chức ở mục củng cố kiến thức. 3.3b. Hình thức thảo luận nội dung bài học bằng thiết kế Bản đồ tư duy. + Cơ sở tiến hành Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy nhà trường đã được Bộ giáo dục và đào tạo triển khai từ năm học 2010-2011. Sau khi được triển khai các nội dung. Chuyên môn nhà trường đã tiến hành một số tổ thực hiện chuyên đề, hội thảo toàn trường đưa ra lấy ý kiến, rút kinh nghiệm. Sau đó tiến hành thực hiện ở một số môn học Ngữ văn, Lịch sử, Vật lí… Người viết: Thái Văn Khánh Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 Đến năm học 2011-2012 đã được bộ giáo dục triển khai rộng rãi phương pháp sử dụng, phần mền để thiết kế Bản đồ tư duy đến các trường. Nhờ đã có sự chuẩn bị, rút kinh nghiệm từ năm học trước nên các giáo viên trong nhà trường đã áp dụng ngay từ đầu năm học. Đặc biệt năm học 2012- 2013 được Phòng giáo dục mở chuyên đề hội thảo chuyên môn cho tất cả các trường THCS trong toàn huyện tham dự góp ý. + Cách thức tiến hành Việc thiết kế Bản đồ tư duy đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ cơ bản nội dung thiết kế, giảng dạy và nội dung của từng bài có thể áp dụng phương pháp này như : Ôn tập, tổng kết hay một số mục trong một số bài về, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, kinh tế - văn hóa - xã hội…. Giáo viên cần hướng dẫn kỹ trước khi cho học sinh tiến hành thảo luận để thiết kế ra Bản đồ tư duy có nội dung cô động. Ví dụ: Tiến hành ở khối 7: (7A,7B,7C). Tiết 19- Ôn tập (Chương I- Chương II). - Đối với giáo viên: Chuẩn bị một bản thiết kế nội dung của bài có thể là trên khổ giấy rôki hoặc sử dụng phần mền thiết kế nội dung trên máy vi tính để trình chiếu. +Đối với học sinh: Chuẩn bị nội bài học, giấy A4, bút, màu…. Chia nhóm thảo luận, phân công các thành viên trong nhóm cùng thiết kế. Chia các nhóm học sinh thảo luận Người viết: Thái Văn Khánh Trang 10 [...]... KẾT LUẬN Để thành công, việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong quá trình giảng dạy cần có sự chuẩn bị của giáo viên trong việc tìm ra nội dung cơ bản để tiến hành thảo luận một nội dung hay nhiều nội dung Giáo viên chuẩn bị nội dung trên bảng phụ để đối chiếu với kết quả của học sinh Việc chấm điểm khuyến khích học sinh trong quá trình thảo luận là vấn đề quan trọng để giúp học sinh hứng thú học. .. động, khả năng độc lập hoạt động, khả năng tự kiểm tra đánh giá,khả năng tổ chức v.v của học sinh Cần phải kiên quyết tính áp đặt, đơn điệu, thụ động và hình thức chủ nghĩa cá nhân trong trong việc vận dụng các phương pháp dạy học Cải tiến các phương pháp và kĩ thuật quản lí và điều hành lớp học cho phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học Công tác tổ chức, quản lý lớp học trong đổi mới dạy học. .. kẽ trong một số nhóm sẽ gặp khó khăn Khi đánh giá, nhận xét, bổ sung phần thảo luận giáo viên cần phải có sự động viên - khen thưởng đồng thời phải nhắc nhở kịp thời một số học sinh thiếu tích cực Việc sử dụng phương pháp mới trong quá trình dạy và học sẽ giúp người dạy và người học thêm hứng thú Phương pháp mới cần hướng vào việc phát triển tích cực nhận thức, kĩ năng học tập và thái độ tự giác và. .. tổ chức và giao việc cho học sinh thật cụ thể, luôn luôn giúp các em ở thế chủ động Thực hiện trên tất cả bộ môn để giúp học sinh có thói quen khi tiến hành thảo luận, tất cả giáo viên phải thống nhất với nhau về hiệu lệnh Không nên sử dụng nhiều nội dung thảo luận trong một hoạt động, vì như thế học sinh sẽ khó cô đọng được kiến thức Khi chia nhóm học sinh phải chú trọng đến việc phân bổ học sinh... xét, đối chiếu kết quả của học sinh Kết quả các Nhóm Đại diện các Nhóm lên trình bày kết quả Người viết: Thái Văn Khánh Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 4 Hiệu quả đạt được khi thực hiện phương pháp Năm học Học kì I 2011-2012 Học kì I 2012-2013 Giỏi Khá T.bình Yếu Kém 36% 28% 23.6% 11% 2.4% 36.1% 30% 24% 9% 0.9% Những kết quả trên là kinh nghiệm tích lũy trong các tiết dạy sử dụng phương pháp... kinh nghiệm Năm 2012-2013 Hướng dẫn các nhóm học sinh thảo luận Kết quả Nhóm 1 Người viết: Thái Văn Khánh Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 Kết quả Nhóm 2 Kết quả Nhóm 3 Người viết: Thái Văn Khánh Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 Sau khi hoàn thành đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả Các nhóm khác nhận xét Tiếp theo giáo viên sử dụng bản đồ thiết kế trên giấy rôki hoặc... viên trực tiếp giáo viên chỉ đạo Học sinh, không phải là một chiều mà phải là đa chiều giữa cá Người viết: Thái Văn Khánh Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 nhân, nhóm, tổ học sinh và giữa học sinh với học sinh là cơ bản Cần tạo không khí sôi nổi, cuốn hút bằng các hoạt động dân chủ, cởi mở và linh hoạt … Trong thời đại ngày nay, cùng với nhịp phát triển của đất nước, sự bùng nổ thông tin,... KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Người viết: Thái Văn Khánh Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2012-2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Lịch sử 2 SGK Lịch Sử 6,7,8,9 của NXB Giáo dục 3 Sách Bài tập Lịch sử 6,7,8,9... sự bùng nổ thông tin, đặc biệt là việc tạo ra một tiết học nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh bằng hình thức vừa học vừa chơi sẽ giúp các em nhớ lâu và nhớ kĩ nội dung bài học Ý kiến của Tổ chuyên môn … …………………………… ………………………………… ………………………………… ………………………………… Gia An, ngày15 tháng 04 năm 2013 Người viết Thái Văn Khánh ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………... 2012-2013 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Lịch sử 2 SGK Lịch Sử 6,7,8,9 của NXB Giáo dục 3 Sách Bài tập Lịch sử 6,7,8,9 NXB Giáo dục 4 Tài liệu tập huấn về Sử dụng Bản đồ tư duy của Bộ GD 5 Thế giới trong ta “CĐ-BĐTD” tháng 1/2012 Người viết: Thái Văn Khánh Trang 16 . nội dung so sánh sẽ làm cho học sinh hăng hái hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đề tài Hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm trong quá trình dạy và học môn Lịch Sử ” sẽ làm sáng tỏ các vấn. lượng dạy và học trong đó đã chú trọng trong việc thay đổi phương pháp dạy và học nhằm nâng cao ý thức và sự cuốn hút cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Hiện nay việc học tập và. dạy học thực tế và việc học tập của học sinh nhằm từng bước nâng cao chất lượng học môn Lịch Sử. Việc sử dụng phương pháp mới thảo luận nhóm tương đối khó khăn. Trong quá trình tiến hành,

Ngày đăng: 30/05/2015, 12:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trò chơi “ Ô chữ kì diệu”

  • Nguyên nhân

  • 1. Bãi Sậy

    • Năm học

    • Giỏi

    • Khá

    • T.bình

    • Yếu

    • Kém

    • ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

    • ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT

    • HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan