Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thông

24 949 0
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thôngMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thôngMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thôngMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thôngMột số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thông

Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi, chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập và hình thành nhân cách của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thông”. Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công dân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình. 1 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Trung Học Phổ Thông nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vì vậy, khi tôi được lãnh đạo nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10C 1 (năm học 2011 – 2012), nay là lớp 11B 1 , trong tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu của mình. Tôi lo vì mình là giáo viên môn Sinh học mà đối tượng học sinh lại học đứng đầu khối A, bên cạnh phát triển học tập, rèn luyện còn phải định hướng nghề đúng cho các em. Sau khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã cố gắng tìm hiểu và nắm bắt dần dần thực trạng học sinh của lớp. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Lớp 10C 1 lúc tôi mới nhận có tổng số 45 học sinh, trong đó có 24 học sinh nữ, một học sinh dân tộc với những thuận lợi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Hầu hết học sinh có điểm thi đầu vào lớp 10 cao (trung bình mỗi môn 7 điểm trở lên), có ý thức kỉ luật cao, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ. Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, trường đề ra. 2 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com - Cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp đẹp, khang trang tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên. Phòng học sạch, thoáng mát, trang thiết bị đầy đủ cả ghế ngồi cho học sinh khi sinh hoạt dưới cờ. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu (ưu tiên phân công những giáo viên bộ môn dạy vững, dày dặn kinh nghiêm dạy lớp khối),các giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy… - Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm. - Ngoài công tác chủ nhiệm, tất cả các giáo viên bộ môn đều đảm nhiệm giảng dạy nên thời gian gần gũi các em tương đối nhiều. 2. Khó khăn: - Đa số học sinh ở xa, đường đi một số địa phương còn khó khăn (xã Thạch Long, Thạch Sơn, Thành Vinh, Thạch Đồng). - Một số học sinh từ lớp dưới (10C 2 , 10C 3 , 10C 4 ) chuyển lên lớp đầu 10C 1 (nay là lớp 11B 1 ) chưa theo kịp tiến độ tiếp nhận kiến thức dễ có tâm lí chán nản, tự ti. - Vẫn còn một số học sinh chây ì trong rèn luyện và học tập (nhà gần trường nhưng thỉnh thoảng vẫn đi muộn, bài tập trong SGK các môn khối chưa hoàn thành). Đứng trước thực trạng một tập thể lớp có chất lượng đầu vào cao, đạo đức tốt và có yêu cầu, nguyện vọng cao tôi đã suy nghĩ và đề ra một số kế hoạch và biện pháp thực hiện phù hợp với đối tượng học sinh như sau: III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN III.1. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường, đó là lẽ đương nhiên. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không 3 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách chung - giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp, tôi đến văn phòng mượn hồ sơ, bảng điểm thi vào 10, tôi ghi chép cẩn thận số lượng học sinh, điểm thi cụ thể từng môn vào 10, địa chỉ để tiện cho việc liên hệ với gia đình. Sau đó tôi kết hợp với kế hoạch giảng dạy của mình, kế hoạch chung của Đoàn, Nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm cho phù hợp. III.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy định Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường; về quy định khen thưởng và kỉ luật; về nội quy và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện một cách hiệu quả, tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THPT …). 2. Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lí, điều phối các hoạt động Muốn vậy, ngay từ đầu năm học lớp 10 tôi đã cho học sinh làm sơ yếu lí lịch. Sau đây là mẫu sơ yếu lí lịch chi tiết tôi đã làm: - Họ và tên…………………. - Ngày tháng năm sinh………… - Dân tộc………………………… - Nơi sinh……………………… - Chỗ ở hiện nay………………… - Họ tên bố………………………Nghề nghiệp………… - Họ tên mẹ………………………Nghề nghiệp………… 4 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com - Số điện thoại liên lạc với gia đình ………………………… - Hoàn cảnh gia đình (Hộ nghèo, con thương binh…) - Các năm lớp dưới có tham gia vào Ban cán sự lớp không? Chức vụ gì? - Năm lớp 9 đã đạt những thành tích gì? (Đoạt giải từ cấp huyện trở lên). - Học khối nào? (Sở trường môn nào? Học yếu môn nào?) - Thích nghề gì? Sau đó lên lớp 11 tôi tiếp tục cho học sinh làm sơ yếu lí lịch lần thứ 2 nhưng chú ý đến khối thi Đại học, mạnh hay yếu môn nào, thích nghề gì để so sánh với năm học lớp 10 xem các em có tiến bộ như thế nào, có kiên định trong lựa chọn nghề nghiệp hay không? Dựa trên cơ sở đó, tôi đã năm bắt được: - Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, diện học sinh mồ côi, bố mẹ li dị… - Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú… - Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh ở các lớp dưới. Qua tìm hiểu sơ lược, tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh (ưu tiên sự lựa chọn của học sinh, học sinh có khuyết tật về mắt, tai…) sau đó điều chỉnh dần dần; phân bố học sinh nam - nữ, học sinh giỏi – khá – trung bình, ở các địa phương khác nhau rải đều ở các tổ. Tránh tình trạng sắp xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau. 3. Lập sổ chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu quy định của nhà trường. Trong đó giáo viên phải thật chú ý đến việc ghi chép chi tiêt, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu. Song cần đặc biệt chú ý: - Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em. - Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh. - Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác). - Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có). 5 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Ngoài ra giáo viên còn chú ý ghi thời khoá biểu, các kế hoạch của nhà trường và những thay đổi để thông báo cho phụ huynh học sinh giám sát việc học tập và rèn luyện của con mình. Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm. Ghi rõ: - Họ và tên học sinh vi phạm. - Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lí. - Số lần vi phạm, hiệu quả sau mỗi lần xử lí. - Cam kết giữa học sinh - phụ huynh – cô chủ nhiệm. Sổ chủ nhiệm vẫn chưa theo dõi học sinh hết các nội dung, giáo viên chủ nhiệm cần có “Nhật kí chủ nhiệm” riêng để theo dõi cụ thể sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp qua các giai đoạn. Nhật kí chủ nhiệm khác với sổ công tác chủ nhiệm. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lí học… Còn sổ công tác chủ nhiệm chỉ có tính chất kế hoạch công việc của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thì việc ghi nhật kí chủ nhiệm và sổ chủ nhiệm được coi là một nội dung, một nhu cầu của người giáo viên chủ nhiệm. 4. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục. Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên chủ nhiệm cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Vì vậy, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau: * Bầu ban cán sự - giao nhiệm vụ: 6 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com - Lớp trưởng: quản lí chung. - Lớp phó học tập: vì là lớp khối A nên mỗi môn khối 1 học sinh học tốt của môn đó đảm nhiệm (chữa bài tập sinh hoạt 15’ đầu giờ, giải đáp các thắc mắc của các bạn). - Lớp phó lao động: theo dõi trực nhật hàng ngày và phân công lao động nếu nhà trường, Đoàn trường có yêu cầu (lao động, trực tuần…). - Lớp phó văn thể mĩ: đảm nhận tổ chức tập văn nghệ, tập các bài hát cho tập thể lớp sinh hoạt 15’ đầu giờ. - Thủ quỹ: đảm nhận việc thu chi cho lớp trong các hoạt động. - Đội cờ đỏ: đảm nhận việc kiểm tra lớp khác, hoạt động bên Đoàn. - Các tổ trưởng và tổ phó. - Sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí (như đã nêu ở trên). Lớp chia thành 4 tổ, mỗi tổ chịu sự quản lí của 1 tổ trưởng, tổ phó. Sau đó vẽ sơ đồ lớp in thành 3 bản (1 bản để ở bàn giáo viên cho giáo viên bộ môn dễ quan sát, 1 bản lớp trưởng giữ, 1 bản giáo viên chủ nhiệm giữ). - Học tập nội qui của nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội quy của trường để học sinh và phụ huynh học sinh cùng trao đổi để thực hiện tốt. - Dựa trên nội quy trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội quy của lớp. Từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần. Yêu cầu học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại A, B, C, D. Sau đây là bản nội quy xếp loại học sinh mà tôi và tập thể lớp thống nhất (tổ trưởng theo dõi và đánh giá hàng tuần, từ đó xếp loại hàng tháng). Số Họ và tên Vi phạm ( điểm trừ) Điểm tốt(+1) Tổng điểm Xếp loại Sai trang phục (-1) Đi muộn (-1) Nghỉ KP (-5) Điểm kém (-1) Bỏ tiết (-5) Vô lễ với GV 7 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com -10 1 2 3 + Nếu có tổng điểm dương xếp loại A, -1 đến -4 điểm xếp loại B, -5 đến -9 điểm xếp loại C, -10 điểm trở xuống xếp loại D. + Căn cứ vào đó xếp loại hàng tháng để cuối học kì giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm. Một tháng có 4 tuần, nếu cả 4 tuần đó học sinh có một tuần loại B trở lên xếp loại tốt, có hai tuần loại B trở xuống hoặc có một tuần loại C xếp loại khá, có hai tuần loại C trở xuống hoặc một tuần loại D xếp loại trung bình, thấp hơn nữa là loại yếu. - Phân công trực nhật lớp, yêu cầu học sinh giữ vệ sinh chung, nhằm giáo dục tính cộng đồng cho các em. - Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn nộp. Nêu lên những trường hợp miễn giảm để học sinh biết thêm chi tiết. - Đề nghị với học sinh việc thu quỹ lớp. Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết định. Quỹ lớp phải do thủ quỹ giữ có sổ ghi chép các khoản thu – chi - tồn rõ ràng và công bố tàic hính trước lớp hàng tuần. - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến các mốc thi đua cho học sinh biết để có kế hoạch phấn đấu: + Học kì I: Thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, sơ kết học kì I. + Học kì II: Thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, sơ kết học kì II, tổng kết cả năm học. - Cuối buổi sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đề nghị thủ quỹ thu được tiền sẽ mua cho mỗi cán bộ lớp 1 quyển sổ theo dõi, các lớp phó học tập mỗi người được quỹ lớp tặng 1 quyên sách bồi dưỡng để cho học sinh tích cực giúp lớp. 5. Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm 8 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng có không ít sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh của chúng ta. Thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 15 – 16 có những thay đổi về tâm sinh lí, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo trước những cám dỗ của bạn bè xấu. Mặt khác với sự phát triển của nền kinh tế trí thức cả học sinh và phụ huynh đều rất quan tâm, lo lắng. Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mỗi người thầy cô trong nhà trường. Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khoá mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và xã hội nhằm giáo dục con em mình ngày càng tốt hơn. Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo vien chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau: - Viết giấy mời nhờ học sinh gửi về phụ huynh. Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ, vắng phải có lí do chính đáng rồi liên hệ với giáo viên chủ nhiệm sau. - Cử một số học sinh nhà gần trường sáng hôm họp phụ huynh đến lớp sớm để làm công tác vệ sinh, chuẩn bị nước uống. * Tổ chức phiên họp: - Điểm danh - Mời một phụ huynh làm thư kí - Phổ biến bằng văn bản cụ thể: + Nội quy trường + Những thuận lợi và khó khăn của lớp + Thông báo các khoản thu đầu năm - Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với từng cá nhân. - Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 3 phụ huynh ở 3 khu vực địa lí khác nhau nhằm nắm bắt tình hình học sinh cho dễ. 9 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com - Thư kí ghi rõ nội dung cuộc họp và đặc biệt các ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh. 6. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần Tiết sinh hoạt ngày thứ 7 có 45 phút được phân ra 2 nội dung chính: - Sinh hoạt tổng kết lớp (20 phút) - Sinh hoạt theo chủ đề (25 phút ) a. Sinh hoạt tổng kết lớp - Tự kiểm điểm: để cho từng cá nhân học sinh tự đứng lên nhận lỗi và nhận luôn hình phạt phù hợp (đây là cách làm mới, hay và phù hợp với học sinh lớp tôi là một lớp có chất lượng học tập tốt, ý thức kỉ luật cao). - Theo dõi tình hình chung của cả lớp: các tổ trưởng hàng tuần nộp lại sổ theo dõi các tổ viên của mình cho giáo viên chủ nhiệm, sáng thứ 2 tuần sau giáo viên đưa lại. - Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: về học tập, chuyên cần, nề nếp, vệ sinh (lớp phó lao động), công khai tài chính (thủ quỹ báo cáo), văn nghệ (lớp phó văn nghệ báo cáo nếu có). * Sau khi nghe các báo cáo của các lớp trưởng và lớp phó, giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung: + Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên sự tiến bộ của các em ở những mặt nào? + Đồng thời động viên các em cố gắng tích cực trong việc phát huy các khả năng và năng lực sẵn có của mình. + Bên cạnh đó nhắc nhở những học sinh vi phạm, thi hành kỉ luật nghiêm khắc đối với các em đó tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thực hiện đến nơi đến chốn để các em không bắt chước bạn bị kỉ luật. - Lập kế hoạch tuần tới phù hợp với kế hoạch của Nhà trường, Đoàn đề ra rồi phân công học sinh thực hiện VD: Tuần 4 có kế hoạch cả lớp lao động: giáo viên chủ nhiệm giao cho lớp phó lao động cử các học sinh khác mang dụng cụ lao động phù hợp với sức khoẻ, điều kiện giao thông. 10 [...]... năm học nên thông báo những mức khen thưởng và học bổng cho học sinh phấn đấu đồng thời cảnh báo trước những sai phạm bị lớp và nhà trường xử lý như thế nào để học sinh tránh xa IV KIỂM NGHIỆM Phương pháp tiến hành công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, ở nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm. .. đề cho chủ đề tuần sau để học sinh chuẩn bị * CHỦ ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP: Lớp tôi là lớp đầu khối A nên việc nâng cao chât lượng học tập (đặc biệt là các môn tự nhiên) là rất quan trọng Sang tuần thứ 3 của năm học lớp 10 (năm học 2011 – 2012) tôi cùng học sinh bàn sang vấn đề học tập Chủ đề này được tôi và cả lớp phỏng vấn các học sinh có điểm cao đầu vào lớp 10 Sau đây tôi đưa ra một số câu... hiệu quả e) Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường – Ban cán sự lớp - Tập thể lớp Căn cứ vào quy chế 40 của Bộ trưởng Bộ giáo dục, căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm họp và bình bầu xét thi đua – khen thưởng cho những học sinh có thành tích trong học tập và trong các hoạt động khác đảm bảo tính công bằng, dân chủ gây sức thuyết phục đối với học sinh Đồng thời kỉ luật những học. .. viên và học sinh, giữa gia đình và nhà trường 2 Mặt hạn chế: - Một số thầy cô bộ môn thể hiện tinh thần hợp tác chưa tốt khiến cho công tác chủ nhiệm không nhất quán giữa các lớp - Lớp học có nhiều học sinh ở xa, hoàn cảnh đặc biệt, bản thân tôi không có thời gian đầu tư dàn trải trên nhiều học sinh trong lớp - Vì không có nhiều thời gian nên đôi khi tôi còn giao khoán cho Ban cán sự tự quản lớp - Bản... VẤN ĐỀ I CƠ SỞ LÍ LUẬN II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN III.1 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN III.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy 9 định 2 Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của 4 10 11 12 13 14 15 lớp để có cách tổ chức, quản lí, điều phối các hoạt động 3 Lập sổ chủ nhiệm 4 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm... mở cho học sinh để cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng thảo luận, đưa ra các tình huống và giải quyết tình huống hợp lí Sau đây tôi xin giới thiệu một số chủ đề mà lớp tôi đã làm thành công trong các tiết sinh hoạt cuối tuần VD: CHỦ ĐỀ ĐOÀN KẾT - KỈ LUẬT: Tuần thứ 2 sau khi các em đã ổn định và được thông qua nội quy của trường lớp thì chủ đề KỈ LUẬT – ĐOÀN KẾT được đặt lên hàng đầu Giáo viên chủ. .. và những nhận định chủ quan, rất mong quý thầy cô, Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn trường đóng góp tích cực để mọi ngưòi có thể phát huy nhiều hơn nữa trong công tác chủ nhiệm lớp hoàn chỉnh hơn nhằm xây dựng trường THPT Thạch Thành II ngày càng có nhiều thành tích cao trong công tác đào tạo và quản lí học sinh nên người XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày tháng năm 2013 Tôi xin cam đoan... thứ 5 toàn trường Có được thành tích cao như vậy là nhờ sự chăm lo của lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường, các thầy cô giáo bộ môn, sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi học sinh và sự quan tâm sát sao của giáo viên chủ nhiệm * Sang năm học 2012 – 2013, tôi được lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là phụ huynh học sinh tín nhiệm để tôi tiếp tục chủ nhiệm lớp 11B 1 (là lớp 10C1 cũ) Với phương pháp chủ nhiệm đúng... trường giao cho lớp Một nhóm ở lại lớp do lớp phó lao động phụ trách có nhiệm vụ dọn dẹp trong lớp như đổ rác, quét mạng nhện, lau cửa kính… vào cuối buổi 7 Phương pháp tác động cá biệt và giáo dục tập thể: - Người giáo viên chủ nhiệm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt, phương pháp giáo dục tập thể và biết kết hợp chúng trong hoàn cảnh cụ thể Phương pháp giáo dục cá biệt ở đây không nên... léo, có phương pháp giảng dạy thích hợp cho lớp nhằm đạt hiệu quả cao của tiết dạy VD: Trong giờ học bộ môn, giáo viên bộ môn nhận xét lớp ồn, xếp loại tiết học loại khá…Giáo viên chủ nhiệm sẽ kết hợp với ban cán sự lớp làm rõ nguyên nhân cá nhân nào gây ra qua tiết sinh hoạt tổng kết tuần Sau đó giáo viên chủ nhiệm trực tiếp gặp gỡ giáo viên bộ môn trao đổi để hiểu rõ hơn về tình hình lớp một cách chính . số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường học phổ thông . Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững. thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Người hiệu trưởng không thể quản lý, nắm chắc diễn biến của quá trình phát triển nhân cách từng học sinh trong một trường, . Nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm cho phù hợp. III.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản quy định Giáo viên chủ nhiệm

Ngày đăng: 29/05/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan