hướng dẩn bài thực hành

13 402 0
hướng dẩn bài thực hành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA LAI THƯƠNG PHẨM I. MỞ ĐẦU Trong thực tế sản xuất đã chứng minh rằng năng suất của lúa lai tăng hơn so với lúa thuần từ 20 - 30% trong nhiều vụ, nhiều năm và trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, để khai thác được hết tiềm năng năng suất của các tổ hợp lúa lai, người sản xuất cần phải biết cách chăm sóc, bón phân và quản lí một cách thích hợp bởi nếu không thì không những năng suất không tăng mà còn có thể giảm hơn so với lúa thường. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÚA LAI LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT THÂM CANH 2.1. Đặc điểm hạt giống lúa lai Hạt giống lúa lai được thu trên cây mẹ nên có hình dạng hạt giống hạt dòng mẹ Khối lượng riêng của hạt nhẹ hơn lúa thường rất nhiều Vỏ trấu thường đóng không kín, đầu nhuỵ có vết ở mép giáp giữa hai vỏ trấu. Do không khép kín vỏ nên hạt giống lúa lai thường - Nhiễm một số bào tử nấm ngay trên đồng ruộng - Hạt có thể nẩy mầm ngay trên ruộng nếu khi chín găp mưa 1 - 2 ngày. - Bảo quản khó khăn, tỷ lệ nẩy mầm giảm sau thời gian 3 - 4 tháng. - Hạt lúa lai hút nước rất nhanh. Thời gian ngâm giống vụ mùa 10 - 18 giờ, vụ xuân 20 - 30 giờ. Nhiều hạt gạo bị tách khỏi vỏ nên dễ lên men gây chua do vậy cần thay nước thường xuyên và lượng nước ngâm nhiều gấp 3 - 4 lần lúa thường. 2.2. Đặc điểm rễ của lúa lai Rễ lúa lai phát triển sớm và mạnh. Lông hút của rễ lúa lai nhiều và dài (0,1 - 0,25mm) hơn so với lúa thường (0,01 - 0,013mm). Số lượng nhiều, diện tích tiếp súc lớn, làm cho khả năng hấp thu 1 tăng cao gấp 2 - 3 lần so với lúa thường. Do đó, khả năng chịu hạn tốt hơn so với lúa thường. Rễ lúa lai phát triển mạnh trong suốt quá trình sống của cây. 2.3. Đặc điểm đẻ nhánh của lúa lai Quá trình đẻ nhánh của lúa lai tuân theo quy luật đẻ nhánh chung của cây lúa. Lúa lai thường có khả năng đẻ nhánh đều hơn và nhiều hơn ở thời kỳ đầu nhờ khả năng cung cấp dinh dưỡng tốt của bộ rệ Lúa lai có tỷ lệ nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông cao) hơn hẳn so với lúa thường. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tỷ lệ bông hữu hiệu ở lúa lai đạt 80 - 90% trong khi ở lúa thuần chỉ đạt 60 - 70% trong cùng điều kiện thí nghiệm. 2.4. Đặc điểm về sức sinh trưởng của lúa lai Lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn đến trung bình, đa số giống lúa lai có 12 - 17 lá. Đường kính lóng lúa lai to và dầy hơn lúa thường, số bó mạch nhiều hơn nên khả năng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng tốt hơn so với lúa thường.Cũng chính đặc điểm này mà khả năng chống đổ của lúa lai tốt hơn so với lúa thường. Lúa lai có khả năng sinh trưởng mạnh, sớm điều đó được thể hiện khi cùng điều kiện chăm sóc, lúa lai ra lá nhanh hơn, đẻ nhánh nhanh hơn lúa thường. Các nhánh đẻ cũng ra lá nhanh làm cho ruộng lúa nhanh dầy đặc và điều đó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của các nhánh đẻ sau. Do đó, lúa lai thường đẻ nhánh tập trung hơn và bông to hơn. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của đa số các tổ hợp lúa lai xấp xỉ nhau, tạo ra sự cân đối trong cấu trúc quần thể làm cơ sở cho việc tăng năng suất. 2.5. Đặc điểm bộ lá, quang hợp và hô hấp Lá lúa lai dài và rộng hơn lá lúa thường, lá đòng thường dài 35 - 45 cm, rộng 1,5 - 2,0 cm, một số tổ hợp lòng mo và có chiều rộng to hơn. Diện tích lớn hơn lúa thường 1,2 - 1,5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Ba lá trên cùng đứng, bản lá chứa nhiêu diệp lục nên có mầu xanh đậm hơn, do đó hoạt động quang hợp diễn ra mạnh hơn. Hiệu xuất quan hợp thuần cao. Chỉ số diện tích lá lơn (9 - 10m 2 lá/m 2 đất ở siêu lúa ) Tuy nhiên, bộ lá lúa lai phát triển mạnh nên hấp dẫn các loại côn trùng khá mạnh, thịt lá dầy, mô lá xốp nên các loại nấm bệnh dễ dàng xâm nhập, phát triển trong quá trình sản xuất. 2.6. Đặc điểm bông lúa lai Lúa lai có nhiều bông trên khóm, bông to, nhiều hạt và tỷ lệ hạt mẩy cao. Bông có nhiều gié cấp 1 (13 - 15 gié), trên gié cấp 1 có 3 - 7 gié cấp 2, mỗi gié cấp 2 có từ 3 - 7 hạt. Khối lượng bông cao hơn 2 lúa thường 1,5 - 2,5 lần (các giống lúa lai thường có khối lượng bông trung bình 4 - 7 gam) Tổng số hạt trung bình trên bông từ 150 - 250 hạt, tỷ lệ hạt chắc đạt trên 90% nếu như trong thời gian trỗ gặp điều kiện thuận lợi và dinh dưỡng cung cấp đầy đủ. 2.7. Đặc điểm về thích ứng và chống chịu Lúa lai có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện đất đai, khí hậu khác nhau. Ở giai đoạn mạ lúa lai chịu lạnh tốt hơn lúa thường, ở thời kỳ lúa có khả năng chịu úng ngập và khả năng hồi phục sau khi bị úng tốt hơn lúa thường. Lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng nhiều vụ trong năm. Lúa lai thường có khả năng kháng bệnh đạo ôn, mẫn cảm mạnh với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, hay bị bọ trĩ phá hoại. III. ĐẶC ĐIỂM HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA LÚA LAI 3.1 Quá trình hấp thu đạm Lúa lai hấp thu đạm sớm ngay từ thời kỳ mạ có 1,5 - 3 lá. Tuy nhiên từ khi bắt đầu đến kết thúc đẻ nhánh, đặc biệt vào thời kỳ đẻ nhánh rộ lúa lai hấp thu đạm rất mạnh, sau đó mức độ giảm dần. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc vào thời kỳ đẻ nhánh rộ đến bắt đầu phân hoá đòng lua lai hấp thu trung bình 3520g N/ha/ngày, chiếm 34,68% tổng lượng đạm hấp thu trong suốt quá trình sinh trưởng và giai đoạn từ bắt đầu đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ hấp thu 2737g N/ha/ngày chiếm 26,82%. Như vậy, trong kỹ thuật bón phân cho lúa lai cần cải tiến so với lúa thuần. 3.2 Quá trình hấp thu lân Thời kỳ đẻ rộ và thời kỳ chín, hàm lượng lân trong thân lá, hạt lúa cao hơn hẳn lúa thường. Thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến phân hoá đòng lúa lai hấp thu khoảng 84,27% tổng lượng lân cây hút. 3.3 Quá trình hấp thu Kali Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lúa lai sự hấp thu Kali có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau: Từ bắt đầu đẻ nhánh đến khi lúa bắt đầu làm đòng, hấp thu khoảng 70% tổng lượng cây cần Từ bắt đầu làm đòng đến trỗ (khoảng 25 - 30 ngày) hấp thu khoảng 10% tổng lượng cây cần. Từ trỗ đến chín (28 - 32 ngày) lúa lai còn hấp thu 20% tổng lượng dinh dưỡng. Các chuyên gia kỹ thuật thâm canh lúa lai ở Trung Quốc đã nghiên cứu rất cẩn thận quá trình hấp thụ các nguyên tố NPK và đưa ra kết luận sau: Tổng số và tỷ lệ hấp thu dinh dưỡng của lúa lai trong các thời kỳ sinh trưởng Thời kỳ sinh trưởng N P 2 O 5 K 2 O Tổng lượng hấp thu (kg/ha) % Tổng lượng hấp thu (kg/ha) % Tổng lượng hấp thu (kg/ha) % Lúa lai vụ sớm Đẻ nhánh 30,54 16,8 8,67 12,9 27,23 12,5 3 Phân hoá đòng 40,36 22,2 15,09 22,5 50,29 23,1 Đòng già 80,54 44,3 31,79 47,3 93,80 43,1 Trỗ xong 16,98 9,4 8,13 12,1 26,94 12,4 Chín 13,27 7,3 3,52 5,2 19,48 8,9 Tổng số 181,69 100,0 67,20 100,0 217,7 100 Lúa lai vụ muộn Đẻ nhánh 45,00 22,7 12,75 18,6 53,00 19,7 Phân hoá đòng 68,55 34,6 18,30 26,6 84,08 31,9 Đòng già 35,51 17,7 23,55 34,3 66,50 25,3 Trỗ xong 26,34 13,3 10,35 15,0 31,20 11,8 Chín 23,00 11,6 3,75 5,5 30,00 11,4 Tổng số 198,40 100,0 68,70 100,0 263,75 100,0 III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA LÚA LAI Cũng như các giống lúa thường, lúa lai trải qua 3 thời kỳ sinh trưởng chính sau: Giai đoạn 1: Nẩy mầm Giai đoạn 2: Mạ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Giai đoạn 3: Đẻ nhánh Giai đoạn 4: Vươn lóng, phân hoá đòng Giai đoạn 5: Làm đòng Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 8: Vào chắc Thời kỳ tích luỹ Giai đoạn 9: Chín hoàn toàn 3.1 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng hình thành các bộ phận quan trọng đầu tiên của cây. Các giống lúa lai có thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau phụ thuộc chủ yếu vào thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Hai thời kỳ sau nhìn chung ít thay đổi giữa các giống. Trong thời kỳ này trọng tâm là vấn đề đẻ nhánh của lúa lai, lúa lai đẻ nhánh sớm, đẻ đều liên tục. Trong kỹ thuật thâm canh nếu khai thác đúng ưu thế này bằng những biện pháp kỹ thuật hợp lý nhất định sẽ thu được nhiều bông hữu hiệu và cho năng suất cao. 3.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Toàn bộ thời gian sinh trưởng sinh thực (phân hoá đòng) kéo dài 28 - 33 ngày, các giống khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng sinh thực của lúa lai yêu cầu điều kiện thời tiết khí hậu ôn hoà nhiệt độ trunh bình 26 - 32 0 C, ẩm độ 75 - 85%. 3.3 Thời kỳ tích luỹ Trọng tâm hoạt động quang hợp thời kỳ này là sản sinh ra vật chất tích luỹ vào hạt. Ba lá trên cùng hoạt động quang hợp rất mạnh, vì vậy cần bảo vệ cẩn thận tránh mọi tác động gây tổn thương. 4 IV. KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẤY Để đạt được năng suất cao người sản xuất cần nắm thật vững đặc điểm khi hậu đất đai nơi mình sản xuất. Đồng thời cần chọn được những tổ hợp thích hợp cho vụ sản xuất. Tổ hợp lúa lai tốt, phù hợp cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải dễ tính, có tiềm năng năng suất cao, phổ thích ứng rộng. - Có thời gian sinh trưởng phù hợp với mùa vụ và hệ thống canh tác trong vùng. - Chống chịu với sâu bệnh hại chính trong vùng. - Chất lượng gạo được nhân dân chấp nhận - Phù hợp với điều kiện, kỹ thuật canh tác của nông hộ. Thâm canh lúa cũng như thâm canh lúa thuần gồm 2 khâu quan trọng là thâm canh mạ và thâm canh lúa cấy. 4.1 Kỹ thuật thâm canh mạ Theo tổng kết của nhiều nhà khoa học cũng như theo kinh nghiệm của nông dân thì mạ tốt quyết định một phần quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa. Đối với lúa lai điều này lại càng quan trọng bởi lúa lai sinh trưởng nhanh, từng giai đoạn đều có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ quá trình sống. 4.1.1 Thâm canh mạ lúa lai ở vụ xuân Mạ xuân ở miền Bắc nước ta dù tiến hành ở trà gieo nào cũng hay gặp rét ở thời kỳ đầu. Do vậy, biện pháp cần chú ý trong thâm canh mạ là phương pháp chống rét cho mạ. a)Thời vụ gieo: Lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn thường được bố trí ở trà xuân muộn (gieo 25/1 - 10/2 cấy 15 - 25/2). b) Lượng hạt giống gieo: Trung bình 300 - 400kg thóc giống/ha đất mạ (14 - 15 kg/sào đất mạ). Muốn cấy 1 ha lúa lai cần 25 - 30 kg thóc giống. Ở những vùng có trình độ thâm canh cao, có kinh nghiệm gieo mạ có thể giảm dần lượng giống gieo thấp hơn mức nói trên. Do hạt giống có giá thành cao cần tiết kiệm vì vậy phải chọn phương án an toàn nhất. Có thể sử dụng một số phương pháp làm mạ sau: làm mạ non (cấy khi mạ 3 - 4 lá), làm mạ dược (cấy khi mạ có 5 - 7 lá) 4.1.1.1 Thâm canh mạ non Có nhiều cách làm mạ non khác nhau có thể sử dụng cho lúa lai: mạ nền, mạ ném Làm mạ nền - Chuẩn bị nền và làm luống: Nền gieo mạ có thể là nền đất cứng ở bờ vùng, ngoài vườn hay sân gạch được dọn sạch., lấy gạch hoặc bùn khô ngăn thành bờ, chia luống rộng 1,2 - 1,3 m. Lấy bùn ao, ruộng đánh tơi, loại bỏ tạp chất, sau đó trải đều trên sân, gạt đều bùn lên mặt luống thành lớp dày 3 - 4 cm, bón phân với liều lượng 2kg phân chuồng mục + 30g supe lân + 10 g đạm ure + 10 gam kali/m 2 . Trộn đều phân trong bùn, sau đó san phẳng luống rồi mới gieo. - Ngâm ủ và gieo: Hạt giống trước khi gieo cần thử tỷ lệ nẩy mầm, sau đó phơi nắng nhẹ (6 - 8 giờ) rồi đổ nước vào ngâm (nước ấm 3 sôi 2 lạnh), lượng nước 5 nhiều gấp 4 - 5 lần thóc. Hạt nổi không vớt bỏ đi mà vớt ra ngâm riêng. Sau 6 giờ ngâm thay nước 1 lần. Ngâm trong thời gian 15 - 20 giờ thì vớt ra đãi sạch và tiến hành ủ. Khi mầm dài 1/3 hạt thóc , rễ dài bằng hạt thóc thì tiến hành gieo. Lượng hạt giống gieo: 20 - 25 g thóc khô/m 2 hoặc 30 - 35g hạt nẩy mầm/m 2 . Chống rét cho mạ: Trước hết phải tạo vòm khung để phủ nilon bằng tre cắt dài 180 cm, bản rộng 2 cm, cách 1 - 1,5 m cắm một que. Dùng nilon trắng, mỏng để phủ lên trên. Sau khi gieo 7 - 8 ngày nếu trời ấm mở đầu nilon luống để kiểm tra, nếu khô thì tưới nước. Bón phân thúc lần 1 khi mạ có 2,1 lá: 5 g ure + 3 g kali Khi mạ được 3,5 - 4 lá đem cấy 4.1.1.2 Thâm canh mạ dược Nên thâm canh trên đất chuyên mạ, trường hợp không có đất chuyên mạ thì đất phải được cầy bừa thật kỹ bón lót nhiều phân chuồng. Lên luống: Kích thước luống 1,3 - 1,4 m. Bón phân với liều lượng 2kg phân chuồng mục + 30g supe lân + 10 g đạm ure + 10 gam kali/m 2 . Lượng hạt giống gieo: 18 - 25 g hạt khô/m 2 hoặc 25 - 30g mầm/m 2 . Khi mạ có 2,1 và 4,1 lá tiến hành bón thúc lần 1 và lần 2 với lượng bón: 5 g ure + 3 g kali. Khi bón cần tháo bớt nước. 4.1.2 Thâm canh mạ lúa lai vụ mùa Thâm canh mạ dược Làm mạ dược thâm canh ở vụ mùa tương tự như làm mạ xuân, chỉ khác là không cần chống rét. Ngâm ủ mạ: Vụ mùa có nhiệt độ cao nên hạt giống lúa lai hút nước nhanh, đối với các giống có tỷ lệ vỏ trấu hở cao > 30% ngâm 12 - 16 giờ, giống có tỷ lệ hở vỏ trấu thấp ngâm 24 - 30 giờ. Lượng hạt giống gieo: 20 gam/m 2 mặt luống (28 - 30 g mầm/m 2 ). Để cấy được 1 sào Bắc bộ cần 50 - 60m 2 đất mạ. Gieo 200 - 270kg/ha (9 - 10kg/sào Bắc bộ) 4.2 Kỹ thuật thâm canh lúa Các phần trên đã cung cấp cho chúng ta những kiến thức rất cơ bản về cây lúa lai. Để đạt được một vụ lúa lai năng suất cao người sản xuất phải biết điều khiển toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Các biện pháp kỹ thuật như thời vụ, tuổi mạ, mật độ cấy, khoảng cách, số dảnh cấy, kỹ thuật làm đất, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh 6 4.2.1 Điều khiển cho ruộng lúa lai trỗ bông, nở hoa vào thời kỳ thích hợp nhất của từng trà lúa - Điều kiện thuận lợi cho lúa lai trỗ bông Vụ Xuân: các tổ hợp lúa lai gieo cấy ở miền Bắc trong vụ xuân thời gian trỗ bông tốt nhất trong khoảng thời gian 5 - 15 /5. Vụ mùa: các tổ hợp lúa lai gieo cấy ở miền Bắc trong vụ mùa thời gian trỗ bông tốt nhất trong khoảng thời gian 5 - 20 /9 Như trình bầy ở trên thời gian sinh trưởng sinh thực và thời gian thời kỳ tích luỹ là ổn định và không khác nhau nhiều giữa các giống. Thời gian từ cấy đến trỗ bông được tính bằng tổng thời gian sinh trưởng trừ đi (tuổi mạ + 33 ngày). Tuy nhiên nếu tuổi mạ sớm hoặc muộn hơn so với bình thường thì số ngày từ cấy đến trỗ sẽ muộn hơn hoặc sớm hơn so với bình thường đúng bằng 1/2 số ngày cấy sớm hơn hoặc muộn hơn. Những giống cảm quang cần xác định chu kỳ sáng tới hạn để tính thời gian gieo cấy hợp lý. Thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của các giống cảm quang thích hợp nhất là 90 - 105 ngày, khi đó sẽ cho quần thể lúa khoẻ mạnh, bông to, hạt nhiều. Ví dụ các tổ hợp Bắc ưu có phản ứng quang chu kỳ nhẹ, tức là khi pha sáng trong ngày ngắn đến 12 giờ 30 phút thì lúa phân hoá đòng. Ở đồng bằng Bắc bộ (20 - 21 0 vĩ bắc) ngày 1 - 5/9 có thời gian chiếu sáng là 12 giờ 30 phút, lúa sẽ phân hoá đòng và trỗ 25 - 30/9. 4.2.2 Tạo một cấu trúc quần thể tối ưu để đạt năng suất cao Năng suất ruộng lúa do số bông/m 2 , số hạt/bông và khối lượng hạt quyết định. Để có được cẫu trúc quần thể hợp lý cần thực hiện tốt các việc: 4.2.2.1 Định số bông cần đạt cho ruộng lúa a) Xác định số bông cần đạt Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, điều kiện đất đai, tiềm lực thâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạt một cách hợp lý. Ví dụ: Tiềm năng năng suất của giống Bồi tạp sơn thanh là 100 - 120tạ/ha. Khối lượng 1000 hạt của giống là 20g và số hạt chắc trung bình trên bông là 150 hạt 1000g Số bông cần đạt = = 333,3 bông 150 x 20 x 10 -3 b) Xác định mật độ cấy phù hợp cho lúa lai. Số bồng/m 2 Mật độ cấy (khóm/m2) = Số bông hữu hiệu/khóm Ví dụ: Giống bồi tạp sơn thanh: Nếu muốn có 6 bông /khóm thì mật độ cấy cần phải là 333/6 = 55 khóm/m 2 c) Xác định số dảnh cấy/khóm: Số dảnh cấy phụ thuộc vào số bông dự định phải đạt /m 2 trên cơ sở mật độ cấy đã xác định. 7 Mạ non chưa đẻ nhánh thì sau khi cấy thường đẻ nhánh sớm và nhanh do đó cấy số dảnh ít hơn. Nếu muốn có 9 dảnh chỉ cần cấy 3 - 4 dảnh. Nếu mạ già đã đẻ nhánh thì số dảnh cấy phải tính cả số nhánh và cấy sao cho số dảnh đạt ít nhất bằng 70% số dảnh cần đạt. d) Kỹ thuật cấy Tại sao phải cấy? Cấy tạo khoảng cách cây hợp lý và cây phát triển đồng đều Cấy tạo thuận lợi cho đạt năng suất hạt lớn nhất Cấy thuận lợi cho việc áp dụng các biến pháp như: làm cỏ, phun thuốc, bón phân. Cấy như thế nào? Cấy nông tay 2-3 cm tạo thuận lợi cho đẻ nhánh. Cấy cây mạ thẳng nhanh hồi xanh hơn 4.2.2.2 Điều khiển số nhánh hữu hiệu cao theo dự tính và tăng tỷ lệ hạt mẩy trên bông Để cho các nhánh đẻ của ruộng lúa có tỷ lệ thành bông cao thì kỹ thuật thâm canh phải chính xác từ khâu làm mạ, cấy, bón lót và chăm sóc - Điều khiển số nhánh thông qua kỹ thuật bón phân Nguyên tắc bón phân cho lúa lai là " Nặng đầu, nhẹ giữa, cuối bổ sung". Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giữa N : P : K đối với lúa lai là 1: 0,5 - 0,8 : 0,6 - 1,5 Bón lót: Thường sử dụng các loại phân bón phân giải chậm như phân chuồng, phân lân hay phân đạm viên chậm tan. Thông thường người ta bón lót toàn bộ phân chuồng và lân, còn đạm và kali bón lót khoảng 40 - 50% ở vụ xuân, 50 - 60% ở vụ mùa. Bón thúc đẻ nhánh: Thực hiện sớm hơn so với lúa thường, sau cấy 5 - 7 ngày (vụ mùa), 7 - 10 ngày (vụ xuân) là bón thúc đẻ nhánh, lượng bón 40% lượng đạm. Tuỳ theo loại đất, nếu đất cát chia thành nhiều đợt còn nếu đất thít bón nhiều và tập trung. Bón thúc nuôi đòng: Bón trước khi trỗ 18 - 20 ngày với lượng bón 10 - 15% đạm , 40 - 50% lượng kali. Ngoài ra sau khi lúa trỗ có thể phun phân qua lá để duy trì thời gian sống của 3 lá cuối cùng là tăng khả năng sản sinh vật chất vận chuyển về hạt. 4.2.2.3 Điều khiển cấu trúc quần thể bằng nước tưới Nước là yếu tố vô cùng quan trọng, tục ngữ có câu " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" Điều khiển quá trình đẻ nhánh bằng nước tưới: Trên ruộng lúa chủ đồng tưới tiêu có thể giữ nước nông sâu để điều khiển quá trình đẻ nhánh. Khi cấy, trên ruộng cần để cạn nước thuận lợi cho thao tác cây 8 Sau khi cấy đưa nước vào ở mức 5 - 7 cm để giữ cho cây mạ xanh, không bị héo và ảnh hưởng của gió to. Sau khi cây 3 ngày tháo bớt mực nước giúp cây lúa nhanh bén rễ và thuận lợi cho việc đẻ nhánh. Khi lúa đẻ nhánh tối đa có thể tháo cạn nước 5 - 7 ngày, khi ruộng nẻ châm chim cho nước ngập sâu để các nhánh đẻ vươn cao và hạn chế sự phát triển của các mầm nhánh chuẩn bị hình thành. Khi lúa bắt đầu phân hoá tiên nâng mực nước lên 5 - 10 cm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân hoá. 4.2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại Trong sản xuất lúa lai thương phẩm càn sử dụng phương pháp quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (Intergrated Pest Management: IPM) để hạn chế tối đa sự xuất hiện sâu bệnh. Biện pháp đó bao gồm: - Điều khiển cho ruộng lúa có đủ bông trên cơ sở một quần thể thông thoáng, có mầu xanh vừa phải khoẻ mạnh, ít hấp dẫn côn trùng đặc biệt ở thời kỳ đẻ nhánh rộ. - Bố trí thời vụ hợp lý, tránh các lứa sâu xuất hiện tập trung gây hại như sâu đục thân lứa 2 ở vụ xuân và lứa 5 ở vụ mùa - Bón phân đủ và cân đối các yếu tố đa lượng, vi lượng giúp cho cây phát triển cân đối, thân lá luôn cứng khoẻ, sẽ hạn chế sâu bệnh hại. Trong đó chú ý tránh bón thừa đạm, thiếu lân, thiếu kali. - Rút nước phơi ruộng để làm tăng lượng ôxy xâm nhập vào tầng đất mặt, cải tạo tiểu khi hậu ruộng lúa, hạn chế sâu bệnh, đảm bảo cho bộ rễ phát triển khoẻ mạnh trong suốt quá trình sinh trưởng, giúp cho cây chống đổ, hút đủ dinh dưỡng, giữ cho mọi hoạt động sống bình thường. - Khi xuất hiện sâu bệnh, cần phát hiện đũng, kịp thời, quyết định thời gian phun chính xác. Vào thời kỳ lúa đang trỗ nếu cần thiết phải phun thuốc hoá học thì tốt nhất là phun vào buổi chiều. 4.2.4 Phòng trừ cỏ dại Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng của cây lúa 9 Có thể diệt cỏ dại bằng tay, bằng máy hoặc bằng thuốc hoá học. V. KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA GIEO THẲNG Trong điểu kiện thuỷ lợi, tưới tiêu ngày càng được cải thiện và bên cạnh đó nhiều loại thuốc trừ cỏ cho lúa được phát triển nên diện tích gieo thẳng lúa lai ngày một tăng. Về cơ bản kỹ thuật thâm canh lúa gieo thẳng cũng giống với lúa cấy nhưng cần chú ý một số khâu sau 5.1 Chuẩn bị đất Ruộng gieo thẳng phải có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Tiến hành cầy bừa kỹ và phẳng trước khi gieo. 5.2 Phân bón Lượng phân bón tính cho 1 ha tương tự như lúa cấy. Các loại phân bón như phân chuồng, lân, kali bón như thâm canh lúa cấy. Riêng phân đạm bón như sau: - Lúc chuẩn bị gieo có thể bón 30 - 50 kg đạm ure/ha (1 - 2 kg/sào), trong trường hợp đất tốt không nhất thiết phải bón lần này. - Khi lúa được 3 lá bón 50 - 60% tổng số đạm để lúa đẻ nhánh sớm, đẻ liên tục - Khi lúa đẻ nhánh rộ bón 10% lượng đạm vì lúa gieo thẳng thường có hiện tượng thiếu đạm, nếu đất xấu thấy mầu lá vàng lúc nào có thể bón lúc đó 5.3 Lượng giống gieo và gieo Lượng giống gieo: 40 - 50kg/ha (1,5 - 1,8 kg/sào Bắc bộ). Ngâm ủ tiến hành như lúa cấy. 5.4 Tưới nước và trừ cỏ Khi gieo tiến hành rút cạn nước, sau đó phun thuốc trừ cỏ chậm nhất là sau khi gieo 2 ngày (dùng thuốc sofit). Khi lúa mọc đều và cao đến đâu cho nước theo đến đó. Khi lúa 3 - 4 lá bắt đầu tiến hành tỉa dặm để lúa phát triển đều. Khi lúa đẻ nhánh cũng cần tiến hành rút nước 2 - 3 lần phơi ruộng 10 . cao. 3.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực Toàn bộ thời gian sinh trưởng sinh thực (phân hoá đòng) kéo dài 28 - 33 ngày, các giống khác nhau. Trong quá trình sinh trưởng sinh thực của lúa lai yêu cầu điều kiện. sinh thực Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 8: Vào chắc Thời kỳ tích luỹ Giai đoạn 9: Chín hoàn toàn 3.1 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng hình thành. lấy gạch hoặc bùn khô ngăn thành bờ, chia luống rộng 1,2 - 1,3 m. Lấy bùn ao, ruộng đánh tơi, loại bỏ tạp chất, sau đó trải đều trên sân, gạt đều bùn lên mặt luống thành lớp dày 3 - 4 cm, bón

Ngày đăng: 29/05/2015, 22:00

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

  • II. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÚA LAI LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT THÂM CANH

    • 2.1. Đặc điểm hạt giống lúa lai

    • 2.2. Đặc điểm rễ của lúa lai

    • 2.3. Đặc điểm đẻ nhánh của lúa lai

    • 2.4. Đặc điểm về sức sinh trưởng của lúa lai

    • 2.5. Đặc điểm bộ lá, quang hợp và hô hấp

    • 2.6. Đặc điểm bông lúa lai

    • 2.7. Đặc điểm về thích ứng và chống chịu

    • III. ĐẶC ĐIỂM HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA LÚA LAI

      • 3.1 Quá trình hấp thu đạm

      • 3.2 Quá trình hấp thu lân

      • 3.3 Quá trình hấp thu Kali

      • III. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA LÚA LAI

        • 3.1 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng

        • 3.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực

        • 3.3 Thời kỳ tích luỹ

        • IV. KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA CẤY

          • 4.1 Kỹ thuật thâm canh mạ

            • 4.1.1 Thâm canh mạ lúa lai ở vụ xuân

              • a)Thời vụ gieo:

              • b) Lượng hạt giống gieo:

              • 4.1.1.1 Thâm canh mạ non

              • 4.1.1.2 Thâm canh mạ dược

              • 4.1.2 Thâm canh mạ lúa lai vụ mùa

              • 4.2 Kỹ thuật thâm canh lúa

                • 4.2.1 Điều khiển cho ruộng lúa lai trỗ bông, nở hoa vào thời kỳ thích hợp nhất của từng trà lúa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan