Thực trạng kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh

98 427 0
Thực trạng kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề bài: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học quản lý kinh tế mà kế toán là mũi nhọn đã có nhiệm vụ đóng góp to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Sù ra đời của luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) dù vẫn còn những tồn tại nhưng bước đầu đã khẳng định được con đường đi mà Đảng ta đã chọn là đảm bảo cho các thành phần kinh tế được hoạt động một cách bình đẳng, tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta và các các định chế quản lý đã được đổi mới phù hợp với tiến trình hội nhập với nền kinh tế của các nước trên thế giới . Thực tế qua bốn năm thực hiện luật thuế TNDN cũng còn bộc lộ những bất cập cần điều chỉnh vẫn còn nhiều doanh nghiệp (DN) chưa thực hiện nghiêm chỉnh luật thuế đã đề ra tìm cách trốn hoặc gian lận thuế. Với mục đích để luật thuế TNDN thực sự gắn với sự tồn tại và phát triển của các DN, tạo điều kiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh tôi chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu phân tích lý luận về thu nhập DN và kế toán thuế TNDN. Qua khảo sát tình hình thực tế về thực hiện luật thuế TNDN và kế toán thuế TNDN trong một số đơn vị sản xuất kinh doanh để làm rõ những ưu nhược điểm trong tiến trình thực hiện từ đó làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán thuế TNDN trong các DN sản xuất kinh doanh của nước ta. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung lý luận cơ bản của luật thuế TNDN, kế toán thuế TNDN . Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện luật thuế TNDN và phương pháp kế toán thuế trong một số đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước hoạt động trên địa bàn thành phố Hà nội. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng áp dụng các phương pháp tư duy có phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp tổng hợp để làm rõ các vấn đề, đạt được mục đích nghiên cứu. 5.Đóng góp của luận văn: Trên cơ sở hệ thống khái quát những vấn đề chung và lý luận kế toán thuế TNDN làm rõ thêm, củng cố sự vững chắc của lý luận trong thực tế. Đồng thời từ thực tế khách quan bổ xung cho hoàn thiện lý luận về phương pháp kế toán thuế TNDN nói riêng và kế toán nói chung. Mặt khác qua những đề xuất kiến nghị sẽ hoàn thiện hơn nữa kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục cũng như danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế TNDN và kế toán thuế TNDN. Chương 2: Thực trạng kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 2 Chương 3: Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 3 Chương 1 Cơ sở lý luận về thuế TNDN và kế toán THUẾ TNDN 1.1 – Lý luận chung về thuế TNDN 1.1.1 -Vai trò ý nghĩa của thuế TNDN Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua và bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/1999 và được sửa đổi, ban hành ngày 17/6/2003 . Luật thuế mới này ban hành thay thế luật thuế lợi tức. Việc ban hành luật thuế này nhằm khắc phục những nhược điểm của luật thuế lợi tức. Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta. Phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. Tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thuế TNDN có vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Nhà nước mà cả đối với các doanh nghiệp. Đối với Nhà nước : Thuế TNDN hiện nay và trước đây là thuế lợi tức giữ một vai trò quan trọng trong tĩch luỹ cho ngân sách Nhà nước. Qua 4 năm thực hiện ( 1999 – 2003) thuế TNDN đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách với tỷ trọng khá cao và có tỷ lệ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước số liệu cụ thể là : - Năm 1999 : 8.400 tỷ đồng 4 - Năm 2000 : 10.300 tỷ đồng - Năm 2001 : 15.300 tỷ đồng - Năm 2002: 15.954 tỷ đồng * Nguồn số liệu từ tạp chí thuế Nhà nước Đối với doanh nghiệp: Khi cơ chế thị trường mở ra cùng với sự hội nhập với nền kinh tế thế giới bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải biết vận động để khẳng định sự tồn tại và phát triển của chính mình. Mục đích của cạnh tranh là tìm được lợi nhuận cao và chỉ khi có được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp mới có diều kiện để mở rộng qui mô sản xuất tái đầu tư và phát triển lớn mạnh đồng nghĩa với có được lợi nhuận cao là thuế TNDN phải nộp cũng cao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với quốc gia. Qua thuế TNDN khẳng định được mối quan hệ tất yếu giữa doanh nghiệp ( đối tượng mang lại nguồn thu cho ngân sách ) và Nhà nước (người sử dụng ngân sách). Đối tượng này mang tính hai chiều tương hỗ nhau: - Doanh nghiệp phát triển -> TNDN cao -> Thuế nộp nhiều -> Ngân sách tăng thu. - Nhà nước tăng thu -> Đầu tư hạ tầng, môi trường đầu tư lành mạnh, nguồn nhân lực, vật lực phát triển -> Tác động tốt tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngoài vai trò, ý nghĩa quan trọng của thuế TNDN trong đóng góp nguồn thu cho ngân sách thì thuế TNDN còn có các yếu tố tích cực trong đời sống của doanh ngiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế đó là: 5 - Bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm để dành vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. - Từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. - Hệ thống hóa những quy định ưu đãi về thuế trong các luật khác vào Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo đảm sự rõ ràng, thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi thuế. 1.1.2- Đối tượng nộp thuế và chịu thuế Theo qui định của luật thuế TNDN đối tượng nộp thuế TNDN bao gồm: - Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vô: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH , công ty cổ phần , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị - xã hội , tổ chức xã hội - nghề nghiệp , hợp tác xã - Các cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh , hé kinh doanh cá thể, cá nhân hành nghề độc lập , cá nhân cho thuê bất động sản và các loại tài sản khác. - Các cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt nam hay tại nước ngoài. 6 - Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt nam. Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định . Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN bao gồm: - Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. - Hé gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trừ trường hợp là sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao từ các hoạt động trên. Đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế. Theo qui định thu nhập chịu thuế trong kỳ là thu nhập chịu thuế của hoạt động SXKDDV và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKDDV ở nước ngoài 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN Thuế TNDN là một loại thuế trực thu điều tiết thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người sản xuất - nó phản ảnh trình độ và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất: Thuế TNDN Thu nhập Thuế suất phải nép trong = chịu thuế x thuế TNDN kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế trong kỳ tính thuế Trong đó Thu nhập Doanh thu để Chi phí Thu nhập chịu thuế = tính thu nhập - hợp lý + chịu thuế trong kỳ chịu thuế trong trong kỳ khác trong tính thuế kỳ tính thuế tính thuế kỳ tính thuế 7 Theo công thức trên ta thấy thuế TNDN chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố cấu thành đó là : - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế - Thu nhập chịu thuế khác - Thuế suất thuế TNDN 1.1.3.1 - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Các đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo các phương pháp khác nhau thì có cách xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế khác nhau. Đối với cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện được tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bán không bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế giá trị gia tăng được ghi riêng trên hóa đơn: Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế là giá bên mua thanh toán ghi trên hóa đơn bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. - Trường hợp hàng bán theo phương thức trả góp doanh thu được xác định theo giá bán 1 lần không bao gồm tiền lãi trả chậm . Nếu việc thanh toán có liên quan đến nhiều kỳ tÝnh thuế thì doanh thu tính thuế là số tiền phải thu trong kỳ tính thuế không bao gồm lãi trả chậm. 8 Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được qui định như sau: - Nếu là hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc xuất hoá đơn bán hàng. - Nếu là dịch vụ thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hoá đơn bán dịch vụ. 1.1.3.2 - Chi phí để tính thu nhập chịu thuế: Nguyên tắc xác định chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế là chi phí phải phù hợp với doanh thu và phải là khoản chi thực tế có chứng từ hợp lệ, mức chi phải hợp lý. Các khoản chi phí hợp lý liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tinh thuế : + Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. + Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công theo chế độ quy định, trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. 9 + Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, chi thưởng sáng kiến cải tiến, chi phí do đào tạo lao động theo quy định , chi cho y tế của cơ sở kinh doanh , chi hỗ trợ cho các trường học được nhà nước cho phép thành lập . + Chi phí dịch vụ mua ngoài : Điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê tài sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn con người , chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật , bằng sáng chế, giấy phÐp công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ thuật. + Các khoản chi phí cho lao động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động; kinh phí công đoàn; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và đóng góp vào các quỹ của hiệp hội theo chế độ quy định , chi hỗ trợ kinh phí hoạt động của Đảng và đoàn thể tại cở sở kinh doanh . + Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế, nhưng tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của Ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với cơ sở kinh doanh . + Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định : - Dự phòng phải thu khó đòi . - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho . - Dự phòng giảm giá chứng giá . - Dự phòng trợ cấp mất việc . + Trợ cấp thôi việc cho người lao động. + Chi phí về tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. 10 [...]... sở kế toán các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí chịu thuế Vì vậy cần được nghiên cứu về kế toán các khoản doanh thu thu nhập khác, kế toán chi phí và xác định kết quả để từ đó có cơ sở xem xét giữa các quy định về kế toán và quy định về thuế có gì khác biệt 1.3.1 Phương pháp kế toán thuế TNDN theo quan điểm kế toán tài chính 1.3.1.1 Chứng từ và luân chuyển chứng từ Trong công tác kế toán. .. xác định kết quả - Theo chế độ kế toán ban hành năm 1989 thì: Kết quả kinh doanh = Doanh thu - Giá thành toàn bộ - Thuế doanh thu - Theo chế độ kế toán ban hành năm 1995 thì: Kết quả = Kết quả hoạt + Kết quả hoạt + tài chính động SXKD độngTC Kết quả bất thường Trong đó : + Kết quả kinh doanh = Doanh thu - Các khoản giảm trừ - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Kết quả... 1.2.3.1 Khái niệm về kết quả Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục , cuối niên độ kế toán thì kế toán phải xác định được kết quả của doanh nghiệp trong kỳ bằng cách so sánh giữa thu nhập và chi phí tương ứng 19 Khi xác định kết quả kế toán phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một... + Tê khai thuế TNDN mẫu 1B (dùng cho các cơ sở kinh doanh kê khai thuế TNDN tháng) + Tờ kê khai chi tiết mẫu 2b Tổng cục Thuế + Thông báo nộp thuế TNDN mẫu 3 Tổng cục thuế 29 + Quyết toán thuế TNDN Các đơn vị lập đầy đủ các nội dung theo mẫu gửi cơ quan thuế (có mẫu kèm theo) Nguyên tắc trong phương pháp chứng từ: Để đảm bảo cho chứng từ kế toán phản ánh đúng diễn biến của hoạt động kinh tế, thuận... định cụ thể trong từng trường hợp và giao động từ 10 % - 20 % , với thời hạn ưu đãi thuế từ 10 - 15 năm Sau thời hạn được hưởng ưu đãi các cơ sở kinh doanh đều phải chịu thuế suất 28 % như các cơ sở kinh doanh khác 1.1.4 Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế - Hàng năm cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu,... Do đó các doanh nghiệp tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và đời sống vật chất, tinh thần của người lao động 1.2 Các qui định của chế độ kế toán về thu nhập, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh 1.2.1 Qui định về doanh thu và thu nhập 1.2.1.1 Khái niệm về thu nhập: Thu nhập theo nghĩa chung nhất là các khoản tiền phải thu hoặc đã thu được về việc cung cấp sản. .. - Kế toán quản trị: là hệ thống nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp , là những người mà các quyết định và hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đÕn sự thành bại cuả doanh nghiệp đó quản lý nội bộ Đây là nguồn thông tin chủ yếu để làm căn cứ ra các quyết định quản lý phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong doanh. .. • TK 512 Doanh thu bán hàng nội bộ: Dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp Tài khoản này được phản ánh theo các nguyên tắc: 1 Chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị thành viên cung cấp cho nhau bất kỳ là hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc 2 Kết quả kinh doanh của đơn vị bao gồm cả phần tiêu thụ trong nội... hàng kết chuyển trong kỳ + Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 (Xác định kết quả kinh doanh) 33 - Bên có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ của doanh nghiệp * TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính: Dùno để phản ánh các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp bao gồm: - Doanh thu nhập về hoạt động góp vốn cổ phần liên doanh liên kết kinh tế - Lãi... chịu thuế theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 25/01 hàng năm Đối với cơ sở kinh doanh niên độ kế toán khác với năm dương lịch , cơ sở kinh doanh kê khai và nộp tờ khai chậm nhất ngày 25 của tháng kế tiếp kết thúc kỳ tính thuế 13 - Trong năm tài chính cơ sở kinh doanh phải kê khai tạm nộp thuế theo quý Nếu trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến số thuế sẽ tạm nộp , cơ sở kinh . thuế TNDN và kế toán thuế TNDN. Chương 2: Thực trạng kế toán thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. 2 Chương 3: Quan điểm và các giải pháp hoàn thiện thuế TNDN trong các đơn vị sản xuất. lý luận cơ bản của luật thuế TNDN, kế toán thuế TNDN . Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện luật thuế TNDN và phương pháp kế toán thuế trong một số đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu nhà. và kế toán thuế TNDN. Qua khảo sát tình hình thực tế về thực hiện luật thuế TNDN và kế toán thuế TNDN trong một số đơn vị sản xuất kinh doanh để làm rõ những ưu nhược điểm trong tiến trình thực

Ngày đăng: 28/05/2015, 21:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • Cơ sở lý luận về thuế TNDN và kế toán

    • Trong đó

    • 1.3.1. Phương pháp kế toán thuế TNDN theo quan điểm kế toán tài chính

    • 1.3.1.2- Vận dụng tài khoản kế toán

      • TK 635 – Chi phí tài chính

      • 3.2.2.2 – Hoàn thiện trình tự tính thuế TNDN

      • 3.2.2.3.Kê khai thuế TNDN nộp và quyết toán thuế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan