Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020

92 3.1K 31
Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do lựa chọn đề tài Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm gần đây đã rất sôi động và phức tạp. Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là việc các công ty bảo hiểm nước ngoài tràn vào Việt Nam. Trong nước, các công ty bảo hiểm cũng đua nhau thành lập đã tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp khiến thị trường ngày càng diễn biến phức tạp. Kinh tế - Xã hội phát triển thì mọi lĩnh vực đều phát triển theo, rủi ro ngày càng gia tăng, những hành vi gian lận ngày càng tinh xảo. Nhưng kinh doanh bảo hiểm là nhằm mục đích sinh lời, sinh lời không chỉ nhờ vào việc đầu tư mà phải sinh lời từ chính việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm trực tiếp. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đánh giá các rủi ro mà khách hàng muốn chuyển giao cho mình nhằm lựa chọn ra những rủi ro có thể chấp nhận được, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Điều này, đòi hỏi các nhà quản trị phải xây dựng ra những chiến lược ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp mình. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020” được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm 4 1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo hiểm 5 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 5 1.1.2.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 7 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.2.1.Khái niệm về quản trị rủi ro 10 1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm 11 1.2.2.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro: 12 1.3.2.2. Đo lường rủi ro: 14 1.2.2.3. Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro 17 1.2.2.4. Tài trợ rủi ro 19 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.3.1. Nhân tố chủ quan 20 1.3.2. Nhân tố khách quan 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động 26 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 26 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 26 2.1.3. Một số sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đang khai thác 28 2.1.3.1. Bảo hiểm xe cơ giới 28 2.1.3.2. Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ: 29 2.1.3.3. Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt 30 2.1.3.4. Nhóm bảo hiểm con người 30 2.1.3.5. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa 30 2.1.3.6. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 31 2.1.3.7. Bảo hiểm thân tàu biển, ven biển, tàu sông, tàu cá 31 2.1.3.8. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu 32 2.1.4. Một số kênh khai thác Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đang áp dụng 32 2.1.4.1. Kênh khai thác trực tiếp 32 2.1.4.2. Kênh khai thác trung gian 33 2.1.4.3. Khai thác chéo qua hệ thống ngân hàng 33 2.1.5. Quy trình khai thác và quy trình bồi thường của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông 33 2.1.5.1. Quy trình khai thác 33 2.1.5.2. Quy trình bồi thường 35 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Viễn Đông 3 năm gần đây 37 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.2.1. Tình hình kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông trong thời gian qua 40 2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông 44 2.2.2.1. Tình hình bồi thường chung 44 2.2.2.2. Tình hình bồi thường theo từng nghiệp vụ 46 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.3.1. Những kết quả đạt được 56 2.3.2. Những mặt còn hạn chế 57 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 58 2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 58 2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 65 3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020 67 3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020 3.2.1. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 69 3.2.1.1. Các giải pháp chung 69 3.2.1.2. Các giải pháp cụ thể cho từng loại hình bảo hiểm: 77 3.2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý 80 3.2.2.1. Đối với Nhà nước 81 3.2.2.2. Đối với các cơ quan quản lý, điều hành 82 3.2.3. Điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp 83 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Việt 1 BTTTNGL Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 2 BT Bồi thường 3 CQLGSBH Cục quản lý giám sát bảo hiểm 4 CSSK Chăm sóc sức khỏe 5 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 6 DTPS Doanh thu phát sinh 7 DTTT Doanh thu thực thu 8 DTGL Doanh thu giữ lại 9 ĐVKD Đơn vị kinh doanh 10 GĐ Giám định – bồi thường 11 HHBH Hiệp hội bảo hiểm 12 HS - GV Học sinh – Giáo viên 13 KDBH Kinh doanh bảo hiểm 14 QLRR Quản lý rủi ro 15 TBH Tái bảo hiểm 16 TNDS Trách nhiệm dân sự 17 TSC Trụ sở chính 18 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 19 STBT Số tiền bồi thường DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông 3 năm gần đây 38 Đơn vị tính: VNĐ 38 Bảng 2.2: Doanh thu của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 40 Đơn vị tính: VNĐ 40 Bảng 2.3: Chi BT của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 44 Bảng 2.4: Tỷ lệ bồi thường theo từng nghiệp vụ của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 47 Bảng 2.5: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ xe ô tô năm 2011 cao 53 Bảng 2.6: Những đơn vị có tỷ lệ bồi thường xe mô tô năm 2011 cao 54 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ DTPS của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến 2011 42 43 Biểu đồ 2.2: Biều đồ DTTT (tr đ) của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông từ 2008 đến 2011 43 45 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2008 49 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2009 51 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2010 52 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng bồi thường theo nghiệp vụ năm 2011 55 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty 26 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nhu cầu an toàn đối với các cá nhân và tổ chức trong xã hội là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách bảo vệ chính bản thân và tài sản của mình trước những bất hạnh của số phận và những biến cố bất ngờ xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc và chính đáng đó của người dân nên bảo hiểm đã ra đời, tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ. Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong những năm gần đây đã rất sôi động và phức tạp. Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là việc các công ty bảo hiểm nước ngoài tràn vào Việt Nam. Trong nước, các công ty bảo hiểm cũng đua nhau thành lập đã tạo ra sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp khiến thị trường ngày càng diễn biến phức tạp. Kinh tế - Xã hội phát triển thì mọi lĩnh vực đều phát triển theo, rủi ro ngày càng gia tăng, những hành vi gian lận ngày càng tinh xảo. Nhưng kinh doanh bảo hiểm là nhằm mục đích sinh lời, sinh lời không chỉ nhờ vào việc đầu tư mà phải sinh lời từ chính việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm trực tiếp. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải đánh giá các rủi ro mà khách hàng muốn chuyển giao cho mình nhằm lựa chọn ra những rủi ro có thể chấp nhận được, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Điều này, đòi hỏi các nhà quản trị phải xây dựng ra những chiến lược ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp mình. 1 Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài: “Quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020” được lựa chọn làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông những năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: - Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Từ đó đưa ra đánh giá về những mặt tích cực cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà luận văn hướng đến nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm và thực tiễn quản trị rủi ro trong kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các tài liệu, thông tin nội bộ: Phòng Tài Chính kế toán; Phòng Bồi thường & QLRR; Phòng kế hoạch của Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông. Các nguồn dữ liệu này được trích 2 dẫn trực tiếp trong luận văn và ghi chú trong phần tài liệu tham khảo. - Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Bảo hiểm Viễn Đông từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp mô tả - giải thích, so sánh – đối chiếu, phân tích – tổng hợp,…để phân tích thực trạng quản lý rủi ro của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, đề tài gồm 3 chương: - Chương 1: Lý luận chung về quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. - Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM. 1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm Tác động của kinh doanh bảo hiểm phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối thế kỷ XVII và đến nay đã trở thành một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, phổ biến ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên mua bảo hiểm trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mục đích kinh tế của KDBH là lợi nhuận, đây là mục đích chính mà các DNBH hướng tới. Chỉ có thu được lợi nhuận các DNBH mới có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện kinh tế thị trường. DNBH chỉ có thể thu hút được nguồn vốn của các nhà đầu tư khác nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp bằng hoặc cao hơn loại hình đầu tư của họ trên thị trường. Mức lợi nhuận cao còn giúp doanh nghiệp duy trì được nguồn quỹ dự phòng đủ lớn, hạn chế sự chuyển nhượng tái bảo hiểm và có điều kiện để nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, KDBH còn phải đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định được cuộc sống và sản xuất kinh doanh khi không may tổn thất thiệt hại xảy ra đối với họ. Đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. 4 Thực chất của hoạt động KDBH là các DNBH chấp nhận rủi ro mà bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đồng thời chấp nhận trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho bên tham gia khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đối lại DNBH thu được phí bảo hiểm để hình thành quỹ dự trữ, bồi thường, trang trải các khoản chi khác có liên quan và có lãi. KDBH thường gắn liền với hoạt động tái bảo hiểm. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của DNBH nhằm mục đích sinh lời, theo đó DNBH nhận một khoản phí bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Hai loại hình này có thể tồn tại song song trong một DNBH. Ngoài mục đích sinh lời, kinh doanh tái bảo hiểm còn giúp DNBH mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng, tranh thủ nguồn vốn, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt thêm thông tin, hỗ trợ đào tào cán bộ. DNBH thực hiện tái bảo hiểm đi để đảm bảo ổn định kinh doanh, tránh phá sản trong những trường hợp mà đối tượng tham gia có số tiền bảo hiểm lớn, hoạt động ở địa bàn quá xa, doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính và khả năng kiểm soát. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có những đặc trưng là: - Vốn pháp định áp dụng cho các doanh nghiệp là khá lớn, không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có khả năng tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Vấn đề an toàn tài chính cho khách hàng luôn phải đặt lên hàng đầu nên việc kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong hoạt động này rất chặt chẽ. - Tính quần chúng trong KDBH thể hiện rất rõ ở nhiều nghiệp vụ, nhiều loại hình bảo hiểm. 1.1.2. Rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của các Doanh nghiệp bảo hiểm 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm Trong cuộc sống hàng ngày và công việc, rủi ro luôn luôn tiềm ẩn ở mọi lĩnh 5 [...]... trình quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm: Nhận dạng và phân tích rủi ro Đo lường rủi ro Kiểm soát rủi ro Tài trợ rủi ro Quản lý và xem xét lại quy trình 12 1.2.2.1 Nhận dạng và phân tích rủi ro: * Nhận dạng rủi ro: Để quản trị rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải nhận dạng được rủi ro Rủi ro của Người được bảo hiểm cũng là rủi ro của doanh. .. hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp kinh doanh: - Quản trị rủi ro đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong kinh doanh là có lợi nhuận, bảo đảm an toàn và tăng trưởng thế lực trong kinh doanh Nhờ quản trị rủi ro, doanh nghiệp hạn chế bớt các nguy cơ xảy ra trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn Hạn chế rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế các chi phí liên quan đến rủi ro, giảm chi phí trong. .. niệm về quản trị rủi ro Rủi ro tồn tại khách quan, song hành cùng với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, trong kinh doanh quản trị rủi ro là một nội dung cần thiết không thể thiếu được trong quản trị doanh nghiệp Đó là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp Có rất nhiều khái niệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh: - Có tác giả thì cho rằng: Quản trị rủi ro là toàn... nào cho hợp lý là vấn đề không đơn giản, đôi khi kinh nghiệm quản lý cũng chưa hẳn đã giải quyết được 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Viễn Đông là Công ty Bảo hiểm Phi Nhân thọ tư nhân đầu tiên tại Việt Nam với các cổ đông chính là các cá nhân và các tổ chức thương mại,... hàng trong công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất và giải quyết bồi thường kịp thời thỏa đáng trong tất cả các dịch vụ bảo hiểm có tại Việt Nam và thông dụng trên thế giới như: - Bảo hiểm trọn gói trong kinh doanh; - Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt; - Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản; - Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu- hàng hóa vận chuyển nội địa; - Bảo hiểm. .. thành: + Rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan: là rủi ro tác động từ môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm soát được như suy thoái kinh tế, lạm phát,… + Rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan: là những yếu kém của doanh nghiệp bảo hiểm trong kinh doanh như thiếu vốn, không cập nhật thông tin trong quản lý, không kiến thức và kinh nghiệm… 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM... về doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của chúng, chẳng hạn doanh nghiệp mới thành lập, tiếng tăm và uy tín trên thị trường còn hạn chế, kinh nghiệm ít… 1.3.2 Nhân tố khách quan Cùng với những nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp thì những yếu tố khách quan cũng tác động đến hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. .. nghiệp bảo hiểm, vì vậy, công ty bảo hiểm phải nhận dạng được rủi ro của Người được bảo hiểm nhằm đưa ra những lựa chọn chính xác Mục đích của nhận dạng rủi ro là nhằm phát hiện các thông tin về nguồn gốc của rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng của rủi ro và các loại tổn thất Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc: theo dõi rủi ro; xem xét các rủi ro; nghiện cứu môi trường hoạt động cụ thể của. .. kết hợp đồng tái bảo hiểm với các công ty tái bảo hiểm hay một công ty bảo hiểm khác Tái Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao bớt rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để nhượng một phần trách nhiệm trước đối tượng được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc công ty tái bảo hiểm bằng một hợp đồng tái bảo hiểm - Ưu điểm: doanh nghiệp có thể giảm bớt được rủi ro một cách đáng kể - Nhược điểm: đôi... đánh giá trong mối tương quan ảnh hưởng của chúng đến giá trị công ty 11 - Trong kinh doanh bảo hiểm, Quản trị rủi ro được hiểu là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra đối với doanh nghiệp Hay nói một cách khác là quá trình xác định các nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra các nguy cơ đó, từ đó có sự chuẩn bị các phương án thích hợp để hạn chế rủi ro đó ở mức . QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ NHỮNG RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 1.1.1. Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm. TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG 2.2.1. Tình hình kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông trong thời gian qua 40 2.2.2. Thực trạng quản trị. trị rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Viễn Đông đến năm 2020. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ

Ngày đăng: 28/05/2015, 16:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan