Đề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh Hóa

13 2K 26
Đề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DE AN CO GIOI HOA DONG BO DE AN CO GIOI HOA DONG BO DE AN CO GIOI HOA DONG BO Đề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh HóaĐề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh HóaĐề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh HóaĐề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh HóaĐề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh HóaĐề án cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa huyện nông cống Thanh Hóa

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN NÔNG CốNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 790 /ĐA-UBND Nông Cống, ngày 04 tháng 9 năm 2012 ĐỀ ÁN Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa huyện Nông Cống Giai đoạn 2012-2015 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã có những chuyển biến tích cực, năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản ngày càng tăng, bước đầu đã hình thành được những vùng chuyên canh lúa, hoa, màu cho hiệu quả kinh tế cao. Làm nên những thành công ấy, ngoài việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất phải kể đến việc đẩy mạnh thực hiện cơ giới hoá trong các khâu của sản xuất nông nghiệp. Nông Cống là một huyện đồng bằng cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 5 km về phía Tây, với diện tích gieo cấy lúa hàng năm là trên 9.000 ha. Sau đổi điền dồn thửa đã tạo nên hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng tương đối hoàn thiện rất thuận lợi cho việc ứng dụng đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2009 trở lại đây, cùng với việc xây dựng, thực hiện đề án “xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu cao”, việc sử dụng cơ giới hoá trong các khâu sản xuất đã góp phần giảm sức lao động thủ công, giảm chi phí sản xuất cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, cơ giới hóa nông nghiệp mới chủ yếu tập trung ở khâu làm đất, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa gạo. Các khâu khác như chăm sóc, thu hoạch lúa ở mức độ cơ giới vẫn còn rất thấp chủ yếu là lao động thủ công; khâu gieo cấy bằng máy chưa được thực hiện. Mặt khác chi phí đầu tư ban đầu cho cơ giới hoá rất cao, bình quân máy gặt đập liên hợp sản xuất trong nước 220 triệu đồng, máy Trung Quốc 250 triệu đồng, máy Nhật 600 triệu đồng. Nên cơ giới hoá trong nông nghiệp còn rất thấp và chưa đồng bộ. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa hiện nay, việc cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa từ làm đất, gieo cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch lúa, từng bước hình thành các cánh đồng mẫu lớn, giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực lao động thời vụ, tăng năng suất, chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất góp phần đổi mới cách tư duy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người sản xuất lúa. Trên cơ sở đó, UBND huyện Nông Cống xây dựng đề án “Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa giai đoạn 2012-2015”. II. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Thủ Tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg 1 ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Căn cứ Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của liên bộ: Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Căn cứ Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 28/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012-2015. Căn cứ Hướng dẫn liên ngành số 1487/HDLN-SNN&PTNT-TC ngày 13/8/2012 của Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012-2015. Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Thanh Hoá về cơ chế chính sách xây dựng VTCL năng suất, chất lượng, hiệu quả cao giai đoạn 2009-2013. Nghị quyết 12-NQ/HU ngày 09 tháng 3 năm 2009 của BCH Đảng bộ huyện Nông Cống về việc xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Nghị quyết 02-NĐ/HU ngày 20 tháng 9 năm 2010 về việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trang trại. Phần thứ nhất THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HOÁ TRONG SẢN XUẤT LÚA HUYỆN NÔNG CốNG 1. Về đất đai Sau khi thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 30/6/2006 của Huyện uỷ về đổi điền dồn thửa lần 2, đến nay mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa ruộng trồng lúa với diện tích từ 1000-2500m 2 /thửa, giảm bờ vùng, bờ thửa, hình thành những vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, với hệ thống giao thông nội đồng được mở rộng rất thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. 2. Về lao động Nông dân Nông Cống có kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời, lao động nông nghiệp cần cù sáng tạo có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Hiện nay đã có nhiều hộ nông dân đưa cơ giới hoá vào phục vụ sản xuất bước đầu đã và đang làm chủ được các phương tiện cơ giới hiện đại. Tuy nhiên, do vị trí địa lý của huyện là huyện ven đô, trong khi nhu cầu về lao động ở thành phố Thanh Hóa ngày càng cao, giá ngày công lao động cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp, vì vậy nhiều lao động của huyện đã không thích làm nông nghiệp đã đi đến thành phố tìm việc làm; thực trạng trên đã dần tác động đến sự chuyển dịch lao động nông nghiệp của huyện sang sản xuất phi nông nghiệp ngày càng nhiều. 2 Tình trạng thiếu lao động vào mùa vụ tại các xã trên địa bàn huyện càng ngày càng gia tăng, dẫn đến giá lao động nông nghiệp vào mùa vụ tăng, tâm lý lao động trẻ không muốn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp gia tăng dẫn đến cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn của huyện cần điều chỉnh về lao động, nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp đã trở nên cần thiết. Ở các địa phương dự kiến triển khai giai đoạn 1 cũng đã có sự khảo sát và chuẩn bị lao động có khả năng phù hợp để vận hành các loại máy móc trong các khâu sản xuất lúa. Các lao động còn lại có thể chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp khác, đồng thời có phần thu nhập từ quỹ đất của mình, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân. 3. Về máy móc Máy làm đất: Hiện có 358 máy làm đất đáp ứng được 99%. Tuy nhiên, các loại máy làm hầu hết có công suất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và chất lượng làm đất, nhất là dịch vụ cày ải vụ đông và làm đất vụ vụ mùa. Trên địa bàn huyện mới chỉ có 03 máy làm đất công suất trung bình (24-36 mã lực) là có khả năng đáp ứng được yêu cầu về tiến độ và chất lượng làm đất. Máy thu hoạch và vò tuốt lúa: + Máy gặt đập liên hợp: Từ năm 2009 đến nay thực hiện vùng thâm canh lúa năng suất chất lượng, hiệu quả cao đã khuyến khích nông dân đưa máy thu hoạch lúa vào sản xuất. Trên địa bàn huyện đã có 23 (hiện tại đã có27) máy gặt đập liên hợp, đáp ứng thu hoạch khoảng 20% diện tích, còn lại là gặt thủ công. + Máy vò, tuốt: toàn huyện có 465 đầu máy vò, đáp ứng được 100% diện tích lúa gặt bằng phương pháp thủ công. Máy cấy: trên địa bàn huyện chưa có máy cấy, chủ yếu là gieo mạ bằng thủ công để nhổ, xúc cấy. Mấy năm gần đây, một số xã đã đưa máy gieo xạ vào gieo cấy nhưng không mở rộng được diện tích, vì yêu cầu kỹ thuật ngâm ủ hạt giống, làm đất phải bằng phẳng và phải quản lý được khâu nước tưới giai đoạn gieo xạ. Máy phun thuốc Bảo vệ thực vật: hiện nay máy phun thuốc trừ sâu, bệnh đã được sử dụng vào sản xuất, nhưng rất hạn chế do sản xuất chưa đồng bộ, và chưa được nông dân hưởng ứng. Hầu hết nông dân đều phun thuốc bảo vệ thực vật bằng bình bơm tay, nên khi gặp dịch bệnh xảy ra trên diện rộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng trừ. 4. Một số vấn đề về sử dụng máy móc trong sản xuất lúa của huyện: Thực tế sản xuất đang đặt ra yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ và chất lượng làm đất và thu hoạch lúa. Ở một số địa phương đã xuất hiện một số chủ hộ nông dân đầu tư một số máy móc có công suất trung bình để làm đất, thu hoạch để làm dịch vụ nhưng do tình chất đầu tư không đồng bộ về cỡ máy trong các khâu sản xuất lúa nên đã tạo nên mâu thuẫn trong sản xuất như: Nếu trong khâu thu hoạch sử dụng máy gặt đập liên hợp có công suất lớn còn máy làm đất sử dụng máy có công suất nhỏ như hiện nay sẽ dẫn đến máy gặt đập liên hợp không phát huy được tác dụng do diện tích các thửa ruộng quá bé, máy làm đất nhỏ khó san phẳng lại mặt ruộng. Tính khoa học trong việc đầu tư hệ thống máy móc động bộ đi liền với hình thức tổ chức và diện tích đồng ruộng mới đưa lại hiệu quả cao đối với sản xuất, nếu không 3 bất cứ đầu tư máy móc thế nào cũng sẽ không đưa lại hiệu quả sản xuất cao. Sự đồng bộ giữa làm đất và thu hoạch sẽ dẫn đến nhu cầu sản xuất tập trung để có lợi cho cả người trồng lúa và người làm dịch vụ làm đất, thu hoạch lúa. Sự đồng bộ từ làm đất – gieo cấy – Thu hoạch giúp hạ giá thành cho dịch vụ làm đất và thu hoạch, thuận lợi cho công tác bảo vệ thực vật do được lựa chọn giống tốt hơn, làm đất và vệ sinh đồng ruộng tốt hơn… tạo được số lượng lúa hàng hoá tập trung, nâng cao hiệu quả vùng thâm canh lúa. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số mô hình đầu tư đồng bộ với hệ thống máy móc công suất phù hợp đã đưa lại hiệu quả. Ví dụ: Ở Đông Tiến, máy gặt đập liên hợp và máy làm đất có công suất phù hợp do 1 chủ hộ đầu tư, có sự hỗ trợ chỉ đạo của xã và của thôn nên hiệu quả rất rõ ràng trong khâu làm đất và thu hoạch lúa. 5. Lợi ích kinh tế khi thực hiện cơ giới hoá đồng bộ Việc ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí sản xuất như (Làm đất, gieo cấy, thu hoạch, phun thuốc BVTV,…), giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. Giải quyết bức xúc về lao động thời vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hoá tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho việc chỉ đạo, quản lý sản xuất và thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư vào sản xuất và thu mua sản phẩm cho nông dân; phát triển dịch vụ sản xuất, nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, góp phần thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 12, 13). So sánh chi phí một số khâu sản xuất bằng cơ giới hoá và bằng thủ công (Diện tích tính so sánh 01 ha). ĐVT: Nghìn đồng TT Khâu Cơ giới hoá Thủ công, máy CS nhỏ 1 Làm đất 2000 2800 2 Gieo cấy 4400 7400 3 Phun thuốc BVTV 500 800 4 Thu hoạch 4000 7000 Tổng cộng 10900 18000 Chênh lệch 7100 Như vậy, qua tính toán thực tế chi phí ở một số khâu sản xuất bằng cơ giới hoá và bằng thủ công cho thấy: chi phí sử dụng cơ giới hoá đồng bộ thấp hơn so với sử dụng lao động thủ công 7.100.000 đồng/ha. Ngoài ra, sử dụng cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa sẽ làm giảm căng thẳng về thời vụ, nâng cao chất lượng làm đất, làm cho đất bằng phẳng, tạo tầng đế cày sâu hơn tăng khẳ năng giữ nước, giữ phân bón của đất, xử lý tàn dư sâu bệnh, cỏ dại tạo 4 điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Mặt khác, cấy thưa tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, tăng khả năng quang hợp của quần thể ruộng lúa, giảm sâu bệnh và lượng thuốc BVTV góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo môi trường sinh thái bền vững. 6. Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân 6.1. Những tồn tại hạn chế Mặc dù những năm gần đây, Nhà nước và chính quyền và nhân dân các xã trên địa bàn huyện đã quan tâm và tập trung đầu tư mới, nâng cấp hạ tầng đồng ruộng phục vụ sản xuất nhưng tiến độ cơ giới hóa sản xuất lúa của huyện còn chậm xa so với tiến độ đầu tư hạ tầng. Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn tùy thuộc rất lớn vào trình độ và nguồn vốn của nông hộ. Cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn rất yếu, trong khi một số máy móc nhập từ nước ngoài có giá trung bình thường không phù hợp trong sản xuất, hoặc quá cồng kềnh; một số máy hoạt động tốt thì quá đắt tiền so với qui mô sản xuất và khả năng của người nông dân trong vùng. Các loại máy móc phục vụ cơ giới hóa chủ yếu vẫn là máy có công suất bé, cơ cấu kiểu cỡ máy thiếu đồng bộ cả về chủng loại và cỡ nguồn động lực hạn chế phát huy tác dụng lẫn nhau, chưa tạo được cánh đồng mẫu lớn. Chưa hình thành được mô hình sản xuất lúa với việc áp dụng đồng bộ hệ thống máy móc với cơ cấu, kiểu cỡ máy phù hợp với diện tích canh tác lớn, hiệu quả cao trên địa bàn huyện. Máy móc chủ yếu là do các hộ gia đình đầu tư làm dịch vụ phục vụ sản xuất, mang tính riêng lẻ; chưa hình thành được tổ chức sản xuất quy mô tổ dịch vụ hoặc HTX dẫn đến khâu điều hành, quản lý liên thông phối hợp các khâu công nghệ sản xuất lúa trên địa bàn các xã và vùng hạn chế dẫn đến chưa phát huy cao được hiệu quả đầu tư. 6.2. Nguyên nhân: Chưa có sự quan tâm đúng mức của huyện, xã về đầu tư cơ giới hóa đồng bộ; việc đầu tư máy móc trong sản xuất chủ yếu dựa vào cơ chế chung của nhà nước, của tỉnh và tự phát của hộ gia đình; thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ đầy đủ của chính quyền các cấp. Việc đổi điền dồn thửa mới chỉ phù hợp hơn với trình độ canh tác truyền thống, có cải tiến từng bước nhưng vẫn chưa đồng bộ với cơ giới hóa đồng bộ, diện tích ruộng bé nên rất khó khăn cho việc triển khai áp dụng cơ giới hóa; tập quán canh tác, sản xuất nhỏ của người nông dân chậm thay đổi và khó liên kết trong sản xuất; thiết bị cơ giới còn hạn chế về số lượng. Giá thành máy móc cao so với thu nhập của người nông dân, các doanh nghiệp chưa tìm thấy lợi ích đầu tư trong nông nghiệp; cơ chế hỗ trợ của nhà nước, của tỉnh chưa tạo được động lực cho nông dân, huyện chưa có cơ chế hỗ trợ. Các khâu canh tác trong sản xuất lúa chưa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch cũng là nguyên nhân cản trở việc tích cực của nhà đầu tư và nông dân; diện tích đất, chất lượng mặt ruộng cũng là nguyên nhân cản trở đưa tiến bộ kỹ thuật máy móc vào áp dụng trong sản xuấ lúa (đồng ruộng không bằng phẳng đã dẫn đến không thể 5 điều tiết mực nước phù hợp với chiều cao cây mạ non còn ngắn cây sử dung phương pháp cấy bằng máy). Sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu trong sản xuất chưa đảm bảo đã dẫn đến không áp dụng được đầy đủ các kỹ thuật từ sản xuất mạ đến cấy nên cơ giới hóa khâu sản xuất mạ và cấy bằng máy khó được triển khai thực hiện. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề ở nông thôn còn thấp cũng là một trong những trở ngại trong việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, năng xuất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, các dịch vụ cơ khí đi theo hoạt động này kém phát triển, đời sống của bà con nông dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn. Cơ sở chế biến (sơ chế) và dịch vụ cơ khí (xưởng sửa chữa, cung cấp vật tư, phụ tùng) ở nông thôn chưa phát triển cũng là rào cản cho phát triển cơ giới hoá. Phần thứ hai QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA ĐẾN NĂM 2014 I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 1. Quan điểm Đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch kinh tế xã hội, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Là động lực để thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, góp phần tích cực nâng cao đời sống người dân trên địa bàn huyện. Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn; là giải pháp tốt nhất để giảm lao động nông nghiệp, giải quyết căng thẳng về thời vụ sản xuất. Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế là huyện cửa ngõ phía Tây của thành phố Thanh Hóa có truyền thống thâm canh cây lúa từng bước hình thành vùng sản xuất lúa gạo tập trung quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cá nhân, tập thể HTX, lấy doanh nghiệp làm nòng cốt cho sự phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và xóa đói giảm nghèo. Phát triển cơ giới hoá đồng bộ trên địa bàn huyện tiến tối xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch hướng tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thành phố lớn, tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích. Đồng thời, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai và góp phần xây dựng thành công nông thôn mới. 2. Mục tiêu tổng quát Thực hiện cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa từ các khâu làm đất, gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch góp phần giải quyết các vấn đề: 6 Giải quết đáp ứng kịp thời vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết khí hậu; Giảm cường độ lao động năng nhọc cho người lao động. Giảm chi phí cho sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… giảm tổn thất sau thu hoạch; Tăng hiệu quả sử dụng đất, mở rộng diện tích canh tác đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn; Tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản, cải thiện môi trường và tăng cường khả năng bền vững của sản xuất nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo sản xuất; mở rộng và cải thiện chất lượng dịch vụ của HTX và các hình thức tổ chức sản xuất khác. Hình thành nghề sản xuất mới, đào tạo nghề lao động nông thôn; góp phần phân công và chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn trên địa bàn huyện theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Mục tiêu cụ thể: Năm 2012: Tổ chức chỉ đạo thực hiện mô hình điểm cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa từ các khâu: làm đất, gieo cấy (làm mạ khay, cấy máy), phun thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch) 03 mô hình ở 3 xã, với quy mô 60 ha/xã. Năm 2013: Hỗ trợ xây dựng mô hình thêm 04 xã, mỗi xã 60 ha Năm 2014: Hỗ trợ xây dựng mô hình thêm 03 xã. Đồng thời, phát triển, phát huy tối đa công suất máy móc, mở rộng diện tích thực hiện cơ giới hoá đồng bộ từng bước hình thành cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn toàn huyện. Năm 2015: Tổng kết và tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn huyện. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Về chỉ đạo, quy hoạch Tiếp tục đầy mạnh công tác quy hoạch, quy vùng sản xuất tập trung, khuyến khịch nông dân tiếp tục dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để hình thành cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cho các loại máy hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống giao, thuỷ lợi nội đồng đảm bảo tưới tiêu chủ động theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tạo điều kiện thuận lợi cho máy móc di chuyển trên đồng ruộng. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến từng hộ nông dân dân bằng nhiều hình thức để nông dân thấy rõ những lợi ích của việc áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất như: san bằng mặt ruộng, cơ cấu giống, lịch thời vụ gieo cấy tập trung, sử dụng giống cứng cây, … để có thể áp dụng đồng bộ cơ giới hóa có hiệu quả. Tuyên truyền, vận động, lựa chọn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HXT có vốn, có năng lực tham gia đầu tư thực hiện mô hình đạt hiệu quả. Khuyến khích thành lập các đội cơ giới hoá, đội sản xuất mạ khay. Từng bước gắn kết doanh nghiệp, HTX với nông dân trong sản xuất nhằm hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và hiệu quả; Phối hợp với các nhà sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để trình diễn các loại máy móc, các tiến bộ kỹ thuật mới trong cơ giới hoá sản xuất lúa, làm 7 cơ sở để các địa phương lựa chọn loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương mình. Thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để họ thực hiện các khâu: cải tạo ruộng đất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. 3.2. Giải pháp về lao động, kỹ thuật Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về cơ khí, trước mắt tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng, bảo trì, sửa chữa, đặc biệt an toàn lao động trong sử dụng máy móc, thiết bị máy nông nghiệp. Phối hợp với các công ty, doanh nghiệp chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, quản lý và sử dụng hiệu quả các loại máy cơ giới trong sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật sản xuất mạ khay cho các cá nhân, tập thể, HTX từ đó hình thành các tổ dịch vụ mang tính chuyên nghiệp phục vụ cho nông dân. Tăng cường công tác thăm quan, học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã đi trước trong việc ứng dụng cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất lúa để đúc rút kinh nghiệp trong việc chỉ đạo, điều hành và ứng dụng các kỹ thuật vào sản xuất góp phần tạo thành công trong việc thực hiện mô hình. 3.3. Giải pháp về đất Lựa chọn các vùng đất có diện tích ô thửa lớn càng ít hộ càng tốt, mặt ruộng bằng phẳng và chủ động tưới, tiêu thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất để quy vùng sản xuất tập trung theo tiêu chí xây dựng mô hình 60 ha/mô hình (có thể chia 2-3 vùng tập trung liền kề nhau, mỗi vùng từ 20-30 ha). Tuyên truyền, vận động các hộ dân tích cực dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tạo nên những ô thửa lớn từng bước hình thành những cánh đồng mẫu lớn thuận lợi cho việc cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất. 3.4. Giải pháp về thuỷ lợi và giao thông nội đồng Lựa chọn vùng có hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuận lợi, hàng năm phải được rà soát đánh giá hiện trạng, hiệu quả năng lực tưới, tiêu của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn để có kế hoạch tu sửa, xây dựng, nạo vét thường xuyên đảm bảo tưới, tiêu khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa máy móc vào sản xuất đạt hiệu quả. Phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Sông Chu xác định nhu cầu và thời gian tưới, tiêu hàng năm phù hợp với từng vùng, từng xứ đồng, đặc biệt là từng khâu, giai đoạn sản xuất bằng cơ giới. Thường xuyên tu bổ hệ thống giao thông nội đồng bước đầu cho máy móc di chuyển thuận lợi. 3.5. Giải pháp về quản lý và sử dụng máy: Hình thành tổ hợp hoặc HTX nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ giúp hộ nông dân thực hiện các khâu sản xuất lúa. Máy móc được quản lý theo nguyên tắc: Các loại máy do cá nhân, tổ hợp hoặc HTX hoặc doanh nghiệp đầu tư, thì chủ đầu tư tự quản lý, vận hành, chi phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, khấu hao máy móc do chủ đầu tư chịu trách nhiệm hạch toán từ lợi nhuận thu được từ hiệu quả kinh doanh, dịch vụ. 8 Máy móc đầu tư từ NSNN được quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước, UBND các xã triển khai đề án có trách nhiệm ký hợp đồng với người được giao máy về việc cam kết quản lý, sử dụng máy có hiệu quả. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng máy của người được giao máy để có biện pháp đôn đốc chỉ đạo kịp thời. Khi người được giao máy sử dụng không có hiệu quả hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp được UBND xã đồng ý sẽ được chuyển giao cho người khác sử dụng. Người được giao sử dụng máy có trách nhiệm bảo quản, bảo trì, sử dụng máy đúng quy định, tu sửa máy móc khi bị hỏng hóc. Trường hợp bị hư hỏng nặng mà chi phí sửa chữa quá lớn so với giá trị của máy chủ sử dụng phải bảo cáo Chủ tịch UBND xã, sẽ thực hiện thanh lý theo quy định hiện hành của Nhà nước (Chỉ có Chủ tịch UBND huyện mới có quyền quyết định thanh lý và được thực hiện qua cơ chế hội đồng bán đấu giá theo quy định của Chủ tịch UBND tỉnh). Trong trường hợp cần bán thanh lý máy móc của đề án Chủ tịch UBND các xã lập tờ trình báo cáo Chủ tịch UBND huyện quyết định, trong thời hạn 30 ngày nếu không được trả lời Chủ tịch UBND xã có quyền thành lập hội đồng bán đấu giá và nhập số tiền bán được vào tài khoản ngân sách xã. * Nhu cầu về máy móc, thiết bị (tính cho 01 mô hình) Để thực hiện mô hình cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa với diện tích 60 ha/mô hình cần phải đầu tư đầy đủ số lượng thiết bị máy móc, cụ thể: Máy làm đất 03 máy công suất từ 24 mã lực trở lên. Máy cấy 06 máy. Máy gieo hạt 02 máy. Máy phun thuốc trừ sâu 06 máy. Máy gặt đập liên hợp 02 máy. Khay nhựa sản xuất mạ khay: 7.200 cái. 3.6. Giải pháp về vốn đầu tư * Định mức hỗ trợ cho 01 mô hình - Huyện hỗ trợ cho tổ hợp, hộ gia đình hoặc HTX hoặc doanh nghiệp đầu tư thực hiện mô hình phải cam kết có đủ số lượng máy móc đối ứng theo yêu cầu thì mới được hỗ trợ, cụ thể: - Hỗ trợ 01 máy làm đất/mô hình (tổ hợp, hộ gia đình, HTX hoặc doanh nghiệp phải có 02 máy). - Hỗ trợ 03 máy cấy/mô hình (tổ hợp, hộ gia đình, HTX hoặc doanh nghiệp phải có 03 máy). - Hỗ trợ 01 máy gieo hạt/mô hình (tổ hợp, hộ gia đình, HTX hoặc doanh nghiệp phải có 01 máy). - Hỗ trợ 03 máy phun thuốc BVTV/mô hình ((tổ hợp, hộ gia đình, HTX hoặc doanh nghiệp phải có 03 máy). - Hỗ trợ 3.600 khay nhựa/mô hình (tổ hợp, hộ gia đình, HTX hoặc doanh nghiệp phải có 3.600 khay). - Riêng máy gặt đập liên hợp hỗ trợ 20% giá trị máy theo có chế vùng thâm canh lúa của tỉnh. 9 Lưu ý: Đối với máy gặt đập liên hợp: những cá nhân, tập thể tham gia thực hiện mô hình đã mua đủ máy gặt đập liên hợp và được hưởng cơ chế hỗ trợ của tỉnh thì không được hỗ trợ tiếp, những máy mua mới trong năm 2012 -2013 còn trong định mức sẽ được hưởng cơ chế theo quy định của tỉnh). Những máy mua vào cuối năm 2013 trở đi sẽ không còn cơ chế hỗ trợ). - Hỗ trợ tiền mua giống lúa cho các hộ nằm trong diện tích quy hoạch, quy vùng thực hiện mô hình với điều kiện mỗi vùng quy hoạch chỉ được gieo cấy 01 giống trong cơ cấu của huyện, mức hỗ trợ 900.000 đồng/ha. Mỗi một mô hình chỉ được hỗ trợ 01 vụ. * Nhu cầu về vốn Dự kiến tổng vốn đầu tư là 31,384 triệu đồng (Ba mươi mốt tỷ, ba trăm tám mươi bốn triệu đồng chẵn). Phân kỳ đầu tư: - Năm 2012: 9,328 triệu đồng - Năm 2013: 16,278 triệu đồng - Năm 2014: 5,698 triệu đồng - Năm 2015: 60 triệu đồng Phân theo nguồn vốn: - NS tỉnh: 2,480 triệu đồng. - NS huyện: 8,332 triệu đồng. - Nguồn khác (xã, dân góp, vốn khác): 20,572 triệu đồng. Bảng 1: Dự toán kinh phí đầu tư thiết bị, máy móc và mức hỗ trợ cho 01 mô hình ĐVT: Triệu đồng TT Danh mục Số lượng Đơn giá Tổng vốn Phân theo nguồn vốn Tỉnh Huyện Xã, hộ, Vốn khác 1 Máy gieo hạt (cái) 02 12 24 12 12 2 Máy làm đất (cái) 03 250 750 250 500 3 Máy phun thuốc BVTV (cái) 06 6 36 18 18 4 Máy cấy (cái) 06 110 660 330 330 5 Máy gặt đập liên hợp (cái) 02 620 1,240 248 992 6 Khay nhựa gieo mạ (cái) 7200 0.032 230.4 115.2 115.2 7 Hỗ trợ giống lúa 0.9 144 54 90 Tổng cộng 3,084.4 248 779.2 2057.2 Bảng 2: Phân bổ nguồn vốn theo kỳ thực hiện ĐVT: triệu đồng TT Hạng mục Số lượng Đơn giá Vốn đầu Phân kỳ theo năm Phân theo nguồn vốn 2012 2013 2014 2015 NS tỉnh NS huyện NVốn khác 10 [...]... cơ chế ưu đãi của Nhà nước để mua máy móc, thiết bị vật tư để thực hiện đề án cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa đạt hiệu quả 6 Đài truyền thanh huyện: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện đồng thời hướng dẫn cho các xã, thị trấn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, thôn để mọi người dân hiểu và tích cực tham gia cơ giới hoá đồng bộ trong sản. .. huyện đến cơ sở tăng cường chỉ đạo, phối hợp với chính quyền các xã vận động doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn huyện tích cực đầu tư máy móc nông nghiệp, dồn điền đổi thửa, tổ chức tiếp nhận công nghệ sản xuất mới để triển khai mô hình cơ giới hóa sản xuất đồng bộ một cách thiết thực, hiệu quả - Có Nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện đề án cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất. .. trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện về chỉ đạo và tổ chức thực hiện đề án trên địa bàn huyện cụ thể: 11 Trên cơ sở nội dung của đề án, tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện và những vấn đề cần điều chỉnh bổ sung cho Trưởng ban chỉ đạo đề án Đề xuất với UBND huyện việc áp dụng chính sách cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa giai đoạn 2012-2014 Phối hợp... Kết luận: Đề án Cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất luấ trên địa bàn huyện là đề án có tính khả thi cao, nếu tổ chức thực hiện có bước đi hợp lý, đầu tư trọng tâm, trọng điểm chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn, làm thay đổi phương thức sản xuất, tạo điều kiện để các xã sớm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới UBND huyện sớm nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ trình HĐND huyện quyết... khai thực hiện đề án về quy mô số lượng mô hình được thực hiện ở các năm tuỳ thuộc vào khả năng cân đối ngân sách của huyện Đề án cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa huyện Nông Cống giai đoạn 2012- 2015 sau khi được UBND huyện phê duyệt, chính quyền các cấp từ huyện đến xã theo chức năng của mình tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, các hộ... trong sản xuất lúa II UBND CÁC XÃ Tổ chức thông tin tuyên truyền về hiệu quả của cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa; vận động người có vốn ở địa phương đầu tư mua máy móc và tổ chức làm dịch vụ phục vụ sản xuất Chủ tịch UBND các xã chủ trì cùng với Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ (ở các địa phương có HTX) xây dựng phương án, kế hoạch và bố trí ngân sách hỗ trợ việc đưa cơ giới hóa vào... trường trong việc lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất tạo thành cánh đồng mẫu lớn cho việc trồng lúa Tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện uỷ và chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 Chủ trì tham mưu công tác sơ kết, tổng kết đề án hàng năm và kết quả hàng quý với Chủ tịch UBND huyện Giúp Chủ tịch UBND huyện theo dõi, quản lý việc thực hiện đề án và đề xuất thi... trình HĐND huyện cơ chế triển khai đông bộ trên tất cả các xã trên địa bàn huyện Đề án thành công sẽ góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện, sẽ góp phần quan trọng chuyển đổi phương thức sản xuất cây trồng, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả 2 Đề nghị: Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy: - Chỉ đạo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn... chi ngân sách hàng năm, tham mưu cho UBND huyện cơ chế khuyến khích cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa giai đoạn 2012 -2015 trình HĐND huyện quyết định hàng năm Bố trí sắp xếp nguồn vốn thực hiện hàng năm, tính toán cân đối nguồn kinh phí đồng thời xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để thực hiện Chủ động phối hợp với UBND các xã trình duyệt các dự án ưu tiên đầu tư kịp thời, đúng tiến độ... & Môi trường: Tham mưu cho UBND huyện giải pháp tiếp tục dồn điền đổi thửa tạo thành cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa; giúp các địa phương tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa phù hợp với đề án 4 Phòng Lao động Thương binh & Xã hội: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm và 05 năm theo đề án đào tạo nghề cho lao động ở các xã trình Chủ tịch UBND huyện quyết định trong kế hoạch hàng năm 5 Ngân hàng . trưởng ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM và Chủ tịch UBND huyện về kết quả thực hiện đề án. I. CÁC PHÒNG, BAN NGÀNH 1. Phòng Nông nghiệp: Là cơ quan thường. sẽ góp phần quan trọng chuyển đổi phương thức sản xuất cây trồng, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả. 2. Đề nghị: Đề nghị Ban Thường vụ Huyện. triển cơ giới hoá. Phần thứ hai QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HOÁ ĐỒNG BỘ TRONG SẢN XUẤT LÚA ĐẾN NĂM 2014 I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU 1. Quan điểm Đẩy mạnh cơ giới hoá đồng

Ngày đăng: 28/05/2015, 15:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan