KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ TÂN PHÁT

100 281 0
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ TÂN PHÁT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất chi phí Chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và tính cho một thời kỳ nhất định. Như vậy, bản chất chi phí sản xuất của doanh nghiệp là: - Những phí tổn (hao phí) về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh gắn liền với mục đích kinh doanh, được đo lường bằng thước đo tiền tệ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định. - Lượng chi phí phụ thuộc vào khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một yếu tố sản xuất đã hao phí. Nói chung, xét về thực chất thì chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá thành nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất cần phải Sv: Bùi Mỹ Lệ 1 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại chi phí cơ bản:  Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ + Chi phí khấu hao tài sản cố định + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phớ khác bằng tiền  Phân loại chi phí sản xuất căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, người ta sắp xếp các chi phí cú cựng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Cách phân loại này còn được gọi là phân loại chi phí theo yếu tố. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí: + Chi phí nguyên liệu và vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao máy móc thiết bị + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền Sv: Bùi Mỹ Lệ 2 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa Việc phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có ý nghĩa quan trọng, nó là cơ sở cho việc lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán sản phẩm sản xuất theo yếu tố, lập kế hoạch cân đối, xác định mức tiêu hao vật chất trong phạm vi từng doanh nghiệp.  Một số cách phân loại khác: Ngoài những cách phân loại trên, chi phí còn được nhận diện theo nhiều tiêu thức khác như theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, theo khả năng quy nạp chi phí vào đối tượng kế toán chi phí, theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp… Điều này tùy thuộc yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp. 1.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Xét về bản chất, giá thành sản phẩm được đo lường và tính toán bằng tiền cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Nó là kết quả của việc tiêu dùng chi phí sản xuất ra sản phẩm. 1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và xây dựng kế hoạch giá thành cũng như các yêu cầu về giá cả hàng hoá thì giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo cỏc tiờu thức để phân loại giá thành: a. Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành ba loại sau: Sv: Bùi Mỹ Lệ 3 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa - Giá thành thực tế - Giá thành kế hoạch - Giá thành định mức Tiêu chuẩn phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán, từ đó điều chỉnh kế hoạch định mức chi phí cho phù hợp. b. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành: Theo tiêu chuẩn phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất sản phẩm(Zsx) Zsx = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ(Ztb) Ztb = Zsx + CPBH + CPQLDN Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài những cách phân loại giá thành sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong kế toán tài chính, trong công tác quản trị, doanh nghiệp còn thực hiện phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán chi phí chi tiết hơn. Theo tiêu thức này thì giá thành sản phẩm được chia thành: + Giá thành sản xuất toàn bộ (Zsx toàn bộ) Zsx toàn bộ = CPNVLTT + CPNCTT + ĐPSXC + BPSXC + Giỏ thành sản xuất theo biến phí (Giá thành sản xuất bộ phận)(Zxsbp) Zsxbp = CPNVLTT + CPNCTT + BPSXC + Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất (Zsxhl) Zsxhl = BPSX + ĐPSX * n / N = CPNVLTT + CPNCTT + BPSXC + ĐPSXC * n / N Sv: Bùi Mỹ Lệ 4 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa • n : mức hoạt động thực tế • N : mức hoạt động chuẩn + Giá thành toàn bộ theo biến phí (Zbp) Zbp = Zsxbp + BPBH + BPQLDN = CPNVLTT+CPNCTT+ BPSXC + BPBH + BPQLDN + Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ (Ztb) Ztb = Zsx toàn bộ + CPBH + CPQLDN = Zsxbp + ĐPSX + CPBH + CPQLDN = Zbp + ĐPSX + ĐPBH + ĐPQLDN = Zsxhl + CP h/đ dưới công suất + CPBH + CPQLDN 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Về mặt lượng có sự khác nhau là do phạm vi tính toán của mỗi chỉ tiêu là khác nhau. Phạm vi tính toán của chi phí sản xuất là trong một kỳ nhất định không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn phạm vi tính giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau: Giá thành sản phẩm = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí dở dang cuối kỳ 1.1.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Và để thực hiện mục tiêu phấn Sv: Bùi Mỹ Lệ 5 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách hợp lý, do đó cần thực hiện các yêu cầu sau: - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất của doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác đinh đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm thích hợp, xác định phương pháp tính giá thành phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định bằng phương pháp thích hợp để trên cơ sở đú tớnh giá thành thực tế cho từng đối tuợng, từng đơn vị theo đúng quy định, đúng kỳ hạn, đúng phương pháp, đảm bảo tính chính xác. - Kiểm tra việc thực hiện các định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật dự đoán chi phí phục vụ quản lý sản xuất nhằm đẩy mạnh việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả mọi chi phí phục vụ cho yêu cầu hạch toán ở doanh nghiệp. - Định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và nhiệm vụ hạ giá thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ… những khả năng tiềm tàng có thể khai thác và phương hướng cần phấn đâu là không ngừng hạ giá thành một cách hợp lý. Trong thực tế mỗi doanh nghiệp lại có quy trình sản xuất mang tính đặc trưng khỏc nhau,vỡ thế tùy thuộc vào tình hình thực tế phát sinh mà mỗi doanh nghiệp đề ra các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sao cho hiệu quả nhất. 1.1.5. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất Sv: Bùi Mỹ Lệ 6 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp, chi phối chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán cần phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau: - Trước hết cần nhận thức được đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán khác có liên quan. - Cần xác định đúng đắn đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, và đối tượng, phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm thực tế của doanh nghiệp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý có sự phân công phân nhiệm rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên, từng cán bộ kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phận kế toán yếu tố chi phí. - Tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ kế toán phải phù hợp các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. - Tổ chức vận dụng các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã chọn. - Xác định đúng đắn giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Thường xuyên kiểm tra các thông tin về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các bộ phận có liên quan. - Tổ chức lập và phân tích báo tài chính và báo cáo quản trị về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho nhà quản trị ra quyết định nhanh chóng phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh, và có biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sv: Bùi Mỹ Lệ 7 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa 1.2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí sản xuất được tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc tập hợp chi phí sản xuất là xác đinh nơi phát sinh chi phí hoặc đối tượng chịu chi phí. Tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất khoa học, hợp lý chính là cơ sở để nâng cao năng suất, hiệu quả của công tác kế toán chi phí sản xuất. Đồng thời còn là cơ sở để tính giá thành theo đối tượng tính giá thành đã xác định. 1.2.2. Phương pháp tập hợp CPSX Để tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, kế toán có thể sử dụng những phương pháp sau: • Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép. • Phương pháp phân bổ gián tiếp Sv: Bùi Mỹ Lệ 8 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa Phương pháp này áp dụng trong điều kiện chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng liên quan. Việc phân bổ cho từng đối tượng được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: H = T C Trong đó: H: hệ số phân bổ chi phí C: tổng chi phí cần phân bổ T: tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp: C i = H x T i Trong đó: C i : phần chi phí phân bổ cho đối tượng i T i : đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i Với phương pháp này, mức độ chính xác của chi phí sản xuất tính cho từng đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn được lựa chọn phân bổ. 1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất 1.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung, tài khoản sử dụng Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng Sv: Bùi Mỹ Lệ 9 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính Luận văn cuối khóa trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được quản lý theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kì được xác định theo công thức: Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ = Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ + Trị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có) Để kế toán chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621: Chi phí NVL trực tiếp. Tài khoản này phản ánh toàn bộ hao phí về NVL chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm. Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu của TK621 như sau: Bên Nợ: -Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kì. Bên Có: -Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho. -Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có). -Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kì. -Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường. Tài khoản 621 không có số dư. Sv: Bùi Mỹ Lệ 10 Lớp: CQ 46/21.16 [...]... THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ TÂN PHÁT 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CƠ KHÍ TÂN PHÁT 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH dịch vụ cơ khí Tõn Phỏt  Trụ sở chính: Phòng 208A, A3 Ngõ 129,Nguyễn Trãi, Q Thanh Xuân, Hà Nội  Điện thoại: 04.913393545-04.38589367  Ngành nghề hoạt động: Cơ Khớ-Nhà... thành là thành phẩm hay nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tính giá thành theo các phương pháp sau: - Tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm - Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm 1.5 TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh... nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được phản ánh trờn cỏc sổ kế toán khác nhau 1.5.1 Theo hình thức nhật ký chung Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán doanh nghiệp có thể mở các sổ, bảng kế toán sau: - Các sổ cái và sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627, TK 154(631) - Sổ nhật ký chung - Bảng tính giá thành sản phẩm Sv:... sản xuất tạo ra một loại sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định: Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDDĐK +CPPS trong kỳ - CPSXDDCK Tổng giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm = - Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp tính giá thành. .. TK 621, TK 622, TK 627, TK 154(631) 1.5.5 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy: 1.5.5.1 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy - Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, tổ chức phân loại, mã... khóa là khối lượng tính toán nhiều và việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp mang nặng tính chủ quan 1.4 KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.4.1 Đối tượng tính giá thành 1.4.1.1 Khái niệm và căn cứ xác định Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm Để xác định... quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu Đó là việc đánh giá sản phẩm dở dang 1.3.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Tuỳ thuộc vào đặc điểm... sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành đơn vị sản phẩm QTC Sv: Bùi Mỹ Lệ = Tổng giá thành của nhóm sản phẩm Tổng khối lượng sản phẩm quy tiêu chuẩn 22 Lớp: CQ 46/21.16 Học Viện Tài Chính  Luận văn cuối khóa Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Giá thành thực tế sản phẩm loại A = Giá thành sản phẩm chuẩn * Hệ số quy đổi sản phẩm loại A Tổng giá thành thực tế sản phẩm A = Giá. .. theo lương Kết chuyển chi phí gồm: BHXH,BHYT,KPCĐ vượt định mức 1.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung a Nội dung, tài khoản sử dụng Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung bao gồm: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ Sv: Bùi Mỹ Lệ... mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh Ngược lại, trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường, phần chi phí không được phân bổ được ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ - Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế phát sinh Để kế toán tập hợp và . CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN. quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sao cho hiệu quả nhất. 1.1.5. Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất Sv:. nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ + Chi phí

Ngày đăng: 28/05/2015, 14:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan