luận văn kế toán Bàn về hạch toán kế toán ngoại tệ

30 516 0
luận văn kế toán  Bàn về hạch toán kế toán ngoại tệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh MỤC LỤC - CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐÃ THỰC HIỆN VÀ CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC KHOẢN MỤC TIỀN TỆ CUỐI NĂM TÀI CHÍNH ĐƯỢC PHẢN ÁNH VÀO TK413 VÀ PHẢN ÁNH LUỸ KẾ TRÊN BCĐKT. 21 SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh PHẦN MỞ ĐẦU Nước ta là một trong những nước đang phát triển và đã đạt được một số thành tựu to lớn trong việc cải cách nền kinh tế, ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Nền kinh tế nước ta đã và đang hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, khẳng định tên tuổi của mình trên trường quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu nền kinh tế thời mở cửa đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về thị trường cũng như pháp luật, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động liên quan trực tiếp với doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. Với bất kỳ hoạt động giao dịch bên ngoài nước nào của doanh nghiệp đều có thể liên quan đến ngoại tệ. Chính vì vậy việc kiểm soát ngoại tệ là một vấn đề cấp thiết và hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp rất cần được quy định rõ ràng, khoa học, hợp lý nhằm phản ánh trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để theo kịp các thay đổi của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cũng phải có những điều chỉnh thông qua việc ban hành các chế độ, chính sách mới cho phù hợp với môi trường mới. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của kế toán Việt Nam, đồng thời tập hợp những thay đổi của nhiều văn bản pháp lý được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau. Ngoại tệ và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ được đề cập rất đầy đủ trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và còn được điều chỉnh qua chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC và thông tư 105/2003/TT-BTC .Điều này cho thấy, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của các DN có liên quan, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là vô cùng đa dạng và phức tạp dẫn đến những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Bàn về hạch toán kế toán ngoại tệ” làm đề tài nghiên cứu để có thể bàn luận, trao đổi, học hỏi và đóng góp một số ý SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 1 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh kiến của mình nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán về tỷ giá hối đoái ngoại tệ ở Việt Nam hiện nay. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án gồm 2 phần : Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán kế toán ngoại tệ ở Việt Nam Phần 2: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán ngoại tệ ở Việt Nam Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài nghiên cứu của em còn nhiều điểm thiếu sót, em rất mong thầy cô nhận xét, góp ý để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Trong quá trình làm đề án, em đã được sự chỉ dẫn nhiệt tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Mai Anh và các thầy cô trong khoa Kế toán . Em xin trân trọng cảm ơn cơ cùng toàn thể các thầy cô đã gúp đỡ và sẽ cho ý kiến về bài viết của em. SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 2 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM I. Chế độ kế toán Việt Nam về ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.1. Những vấn đề chung về ngoại tệ 1.1.1. Ngoại tệ Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của một doanh nghiệp. 1.1.2. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi giữa hai loại tiền. Nó là giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được biểu diễn qua số đơn vị tiền tệ của quốc gia khác xác định trong một thời gian và không gian cụ thể. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa USD và VND ngày 10/03/2012 là: 1USD= 20673 đồng VN. Tỷ giá hối đoái ngoại tệ được hình thành khách quan và phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ. Do vậy, tỷ giá ngoại tệ sẽ thường xuyên biến động và sẽ kéo theo sự biến động về giá trị của ngoại tệ hiện có ở doanh nghiệp và các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, do đó việc xác định tỷ giá hối đoái là công việc rất phức tạp. Phân loại: căn cứ vào ý nghĩa và tác động của tỷ giá hối đoái thì chia làm 3 loại: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá hối đoái được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mức tỷ giá hối đoái này được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Trung ương xác định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, thanh toán tín dụng, hợp tác đầu tư và là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như khu vực và toàn bộ nền kinh tế thế giới. SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 3 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh - Tỷ giá hối đoái thực tế: là loại tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều hành chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền tệ và điều hành thị trường ngoại hối, được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá trong nước và chỉ số giá quốc tế. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực tế cho chúng ta biết tỷ lệ mà dựa vào đó hàng hóa của một nước được trao đổi với hàng hóa của nước khác. Tỷ giá hối đoái thực tế đối khi còn được gọi là tỷ lệ trao đổi. - Tỷ giá hối đoái ngang giá sức mua: được xác định bằng tỷ lệ giữa giá trị (chi phí sản xuất, giá thành hoặc giá cả) của cùng một lượng hàng hóa đó tính bằng đồng ngoại tệ ở thị trường nước ngoài. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái - Cán cân thương mại Cán cân thương mại là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. - Lạm phát Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm , với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa thị trường trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dung hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. - Tâm lý số đông Đây cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu trên thị trường. các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Mặt khác giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 4 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng loạt bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. 1.1.3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. 1.2. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ Trong điều kiện hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động xuất – nhập khẩu của các nhà doanh nghiệp càng phong phú, đa dạng. Vì vậy các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, vật tư, chi phí và các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để tập hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán ngoại tệ ở các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc này đòi hỏi khi có các nghiệp vụ kinh tế - tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VND theo tỷ giá hối đoái hợp lý để ghi sổ kế toán. Các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị ngoại tệ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ, và điều chỉnh tỷ giá hối đoái kịp thời và chính xác. - Khi có sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán phải ghi nhận kịp thời khoản chênh lệch đó. Cuối kỳ hạch toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái Trong quá trình hạch toán, khi có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi thành VND theo các nguyên tắc sau: Đối với doanh thu, chi phí, tài sản hành thành có gốc là ngoại tệ thì sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm phát sinh nghiệp vụ để quy đổi thành VND; SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 5 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh Đối với ngoại tệ mua bằng tiền VND thì tỷ giá hối đoái nhập quỹ là giá mua thực tế; Đối với ngoại tệ thu được do bán hàng hoặc thu các khoản nợ thì tỷ giá hối đoái nhập vào là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng công bố ở thời điểm thu tiền; Khi ghi nhận các khoản vay, khoản thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm ghi nhận nợ; Khi ghi nợ hoặc thu nợ có gốc là ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái đã dung để ghi nhận nợ ( nếu thời điểm ghi nhận và thời điểm thanh toán trong cùng một năm) hoặc tỷ giá thực tế cuối năm trước ( nếu hai năm khác nhau); Đối với ngoại tệ tại quỹ hoặc gửi ngân hàng khi xuất ra thì tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế của ngoại tệ nhập vào theo một phương pháp thích hợp như nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước, tỷ giá bình quân cả kỳ dự trữ, tỷ giá hạch toán. 1.4. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.4.1. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và thông tư 105/2003/TT-BTC hướng dẫn ra đời đã tạo ra khung pháp lý hướng dẫn hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh cho hầu hết các loại doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân và đã theo kịp quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10):Chênh lệch tỷ giá phát sinh được chia làm hai loại: Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hoặc thanh toán nợ phải trả hay ứng trước để mua hàng hoặc vay, cho vay… bằng đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 6 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh Chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện là chênh lệch từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc tiền tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán ở thời điểm cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá này phát sinh nhằm đảm bảo tính trung thực của Báo cáo tài chính mà cụ thể là Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại một thời điểm. Theo thông tư 105 hướng dẫn VAS 10, tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ phát sinh ngoại trừ hai trường hợp được phép hạch toán lũy kế trên Bảng cân đối kế toán: Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động) và chênh lệch tỷ giá do hợp nhất Báo cáo tài chính với cơ sở kinh doanh hoạt động tại nước ngoài. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định được phân bổ vào doanh thu, chi phí tài chính trong vòng 3 năm kể từ khi chính thức đi vào hoạt động. Thực hiện nguyên tắc bù trừ: “Bù trừ” là nguyên tắc cơ bản khi lập báo cáo tài chính, nó cho phép bù trừ các nghiệp vụ có tính chất tương tự nhau. Cụ thể, các khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện được tập hợp trên tài khoản 413, sau khi bù trừ giữa bên Nợ và bên Có, số dư còn lại được kết chuyển sang doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ kinh doanh. 1.4.2. Theo thông tư 201/2009/TT-BTC 1.4.2.1. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của nghiệp vụ ngoại tệ trong kỳ Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau: (a) Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 7 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm. (b) Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập, hoặc chi phí trong năm tài chính, cụ thể: Đối với nợ phải thu: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Đối với nợ phải trả: - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ. - Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ. (c) Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. 1.4.2.2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải quy đổi số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra "đồng Việt Nam” theo tỷ giá quy định. Khoản chênh lệch giữa tỷ giá sau khi quy đổi với tỷ giá đang hạch toán trên sổ kế toán được xử lý như sau: - Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ ngắn hạn (1 năm trở xuống) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì không hạch toán vào SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 8 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh chi phí hoặc thu nhập mà để số dư trên báo cáo tài chính, đầu năm sau ghi bút toán ngược lại để xoá số dư. - Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: • Đối với các khoản nợ phải thu dài hạn: Đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau: - Trường hợp chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm. - Trường hợp chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm. • Đối với các khoản nợ phải trả dài hạn: Đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, chênh lệch còn lại được xử lý như sau: - Trường hợp chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái thì chênh lệch tỷ giá hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số dư ngoại tệ dài hạn phải trả trong năm đó. Số chênh lệch tỷ giá còn lại sẽ được theo dõi và tiếp tục phân bổ vào chi phí cho các năm sau nhưng tối đa không quá 5 năm. - Trường hợp chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính. SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 9 [...]... giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Bên Có: - Các khoản tiền ngoại tệ rút ra từ Ngân hàng - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Số dư bên Nợ: Số tiền ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện còn gửi tại Ngân hàng 2.1.3 Tài khoản 007 – Ngoại tệ các loại Bên Nợ: Số ngoại tệ thu vào ( Nguyên tệ) Bên Có: Số ngoại tệ xuất ra ( Nguyên tệ) Số dư bên Nợ: Số ngoại tệ còn lại... SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp Đề án môn học 22 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM I.Đánh giá chung về chế độ hạch toán tỷ giá ngoại tệ ở Việt Nam 1.1 Ưu điểm Trước khi có VAS 10, việc hạch toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh tại Việt Nam được hướng dẫn theo các văn bản pháp quy như Thông tư 44, Thông tư 77 Những hướng dẫn trong văn bản này chưa theo... dụng SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp Đề án môn học 25 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh II Một số kiến nghị và giải pháp về hạch toán ngoại tệ ở Việt Nam Từ những phân tích ở trên, để giúp doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn trong hạch toán kế toán nói chung và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nói riêng, Bộ Tài chính nên có hoàn thiện hệ thống quy định hướng dẫn hạch toán tỷ giá hối đoái,... tác hạch toán để kế toán Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh đất nước, tiến tới hồ nhập với hệ thống kế toán thống nhất trên toàn thế giới DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp Đề án môn học 1 29 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp/ GS.TS Đặng Thị Loan / 2006/ NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân/ Hạch toán ngoại tệ/ Tr 217 2 Chuẩn mực kế toán. .. phản ánh chính xác giá trị thật của ngoại tệ Từ những lý do đó trên thực tế, mặc dù đã có hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nhưng hầu hết các doanh nghiệp – nhất là các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ – vẫn lúng túng và khó khăn ghi sổ kế toán Nhiều doanh nghiệp bỏ qua qui định phải ghi sổ kế toán ngoại tệ theo tỷ giá thực tế, họ cứ ghi... SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp 28 Đề án môn học GVHD: Th.S Nguyễn Thị Mai Anh Hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm Việc ra đời của chuẩn mực kế toán số 10 và các thông tư quy định hạch toán tỷ giá hối đoái đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ sở cụ thể trong việc hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ và nâng cao hiệu... Tiền mặt ngoại tệ Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt ngoại tệ nhập quỹ - Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện thừa khi kiểm kê - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kì Bên Có: - Các khoản tiền mặt ngoại tệ xuất quỹ - Các khoản tiền mặt ngoại tệ phát hiện... đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên, chế độ kế toán hiện hành về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ vẫn còn tồn tại một số vướng mắc gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng Bài viết này đã nêu lên một số ý kiến đóng góp và kiến nghị trong việc hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ Em hy vọng rằng cơ quan ban hành chế độ kế toán cụ thể sẽ có được những giải pháp tốt nhất... doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi bằng ngoại tệ thì cũng không nên sử dụng tỷ giá hạch toán để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam mà chỉ nên sử dụng tỷ giá thực tế theo các trường hợp cụ thể Về mặt tài khoản sử dụng để hạch toán xử lý chênh lệch ngoại tệ, em cũng xin có một số phân tích và kiến nghị như sau: Với quy định xử lý hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá trong TT105 tức là đã ghi... khoản mục - Nếu hạch toán chênh toán ngược để xóa số dư có gốc ngoại lệch tỷ giá vào chi phí - Nợ dài hạn: tệ (Sau khi làm cho kết quả kinh + Hạch toán vào chi phí tài bù trừ) doanh của công ty bị chính trong năm và được tính lỗ thì có thể phân bổ vào chi phí hợp lý khi tính (không quá 5 năm) thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm sau để công + Nếu hạch toán chênh lệch SV: Hà Thị Hoa Lớp: Kế toán tổng hợp . LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGOẠI TỆ Ở VIỆT NAM I. Chế độ kế toán Việt Nam về ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái 1.1. Những vấn đề chung về ngoại tệ 1.1.1. Ngoại tệ Ngoại tệ. và kết luận, đề án gồm 2 phần : Phần 1: Cơ sở lý luận chung về hạch toán kế toán ngoại tệ ở Việt Nam Phần 2: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán ngoại tệ ở Việt. dẫn đến những quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Bàn về hạch toán kế toán ngoại tệ làm đề tài nghiên cứu để có thể bàn luận, trao đổi, học hỏi và đóng góp

Ngày đăng: 28/05/2015, 12:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của một doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái đã được ghi nhận ban đầu, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, được xử lý như sau:

  • - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính được phản ánh vào TK413 và phản ánh luỹ kế trên BCĐKT.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan