Xây dựng kế hoạch mua hàng đối với sản phẩm trà xanh C2 trên thị trường của công ty URC Việt Nam

34 694 0
Xây dựng kế hoạch mua hàng đối với sản phẩm trà xanh C2 trên thị trường của công ty URC Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tất cả các dòng sản phẩm nước ngọt đóng chai (readytodrink tea) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Cụ thể là trà xanh là chất liệu dùng để chế biến thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng nghìn năm nay, đặc biệt ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam,Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…Vì thế, nhóm chúng tôi quyết định chọn loại mặt hàng này cụ thể là trà xanh C2 để nghiên cứu nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng nhằm mục đích xác định nhu cầu mua hàng cho kỳ dinh doanh tiếp theo của đơn vị.

1 | P a g e Lời nói đầu Tất cả các dòng sản phẩm nước ngọt đóng chai (ready-to- drink tea) trở thành một chủ đề được thảo luận nhiều trong thời gian gần đây. Cụ thể là trà xanh là chất liệu dùng để chế biến thức uống phổ biến trên thế giới từ hàng nghìn năm nay, đặc biệt ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam,Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…Vì thế, nhóm chúng tôi quyết định chọn loại mặt hàng này cụ thể là trà xanh C2 để nghiên cứu nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng nhằm mục đích xác định nhu cầu mua hàng cho kỳ dinh doanh tiếp theo của đơn vị. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: khu vực đường Hồ Tùng Mậu. Với chiều dài hơn 5 km, từ cầu vượt Dịch Vọng đi cầu Diễn, rồi đổ ra quốc lộ 32. đường Hồ Tùng Mậu cũng là một trong những khu vực mà thị trường nước giải khát diễn ra sôi động: Với khoảng 30 điểm bán hàng lớn nhỏ bao gồm các đại lý vừa và nhỏ và các cửa hàng bán lẻ. Đây là khu vực thị trường mà chúng tôi đang hướng tới. 2 | P a g e Để tìm hiểu rõ về phản ứng của khách hàng như thế nào đối với sản phẩm trà xanh C2. Nhóm đã nghiên cứu những khách hàng là sinh viên, công nhân, bác sĩ và một số nghề nghiệp khác trong đó tập trung là sinh viên đặc biệt là trường đại học Thương Mại. 3 | P a g e I. Lý thuyết về lập kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại 1.1 Nội dung và căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng: 1.1.1 Nội dung kế hoạch mua hàng: Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thường được xây dựng theo tháng, quý, theo năm, theo mặt hàng, theo đơn vị mua hàng. Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp thương mại thường được chia thành các nhóm chính: - Kế hoạch phục vụ nhu cầu bán ra của doanh nghiệp (mua hàng hóa, mua nhãn mác bao bì) - Kế hoạch mua hàng đáp ứng nhu cầu vận hành của doanh nghiệp (tài sản, trang thiết bị, dịch vụ…) - Kế hoạch mua hàng có nội dung chủ yếu sau: - Mặt hàng (tên, mã hiệu, tiêu chuẩn, ) - Số lượng - Hình thức mua - Giá mua dự tính - Thời điểm mua - Nhà cung cấp dự tính - Ngân sách mua hàng 1.1.2. Căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng; 4 | P a g e 1.1.2.1. Căn cứ vào giá trị hàng mua (nguyên lý Pareto) Doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng khác nhau cới từng loại hàng hóa khác nhau tùy theo mức độ quan trọng của giá trị hàng mua. Hàng mua có giá trị càng cao thì kế hoạch mua hàng càng được xây dựng cụ thể và chi tiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng cách phân loại ABC theo nguyên lý Pareto. Cách phân loại này chủ ý đến giá trị hàng hóa và dịch vụ cần mua. Phân tích ABC về doanh số mua theo chủng loại hàng hóa cho phép doanh nghiệp xây dựng kế hoạch mua hàng phù hợp. 1.1.2.2. Căn cứ vào mức độ rủi ro trong mua hàng: Kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro khi mua hàng. Rủi ro trong mua hàng càng cao, doanh nghiệp càng cần phải quan tâm và sâu sát đến công tác mua hàng để giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường mua hàng với số lượng ít hơn, ưu tiên các nhà cung cấp truyền thống, quy trình phân tích và đánh giá nhà cung cấp chặt chẽ, sự giám sát của quản lý cấp cao chặt chẽ hơn. 5 | P a g e Rủi ro trong mua hàng cao hay thấp được xác định dựa trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng, gây trở ngại cho quá trình mua hàng của doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, như : nguy cơ phá sản của nhà cung ứng; khoảng cách địa lý của nguồn hàng; mua hàng phân tán, nhỏ lẻ; thời hạn giao hàng; nhà cung cấp có sức ép lớn; mức độ liên kết giữa các nhà cung cấp; sản phẩm mới và tốc độ biến động của công nghệ, các yếu tố liên quan đến pháp luật,… Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có thể kể tới như: công tác xác định mua hàng của doanh nghiệp; truyền thông nội bộ phục vụ mua hàng; thủ tục hành chính mua hàng của doanh nghiệp; năng lực đội ngũ mua hàng;… Các yếu tố thuộc nhóm gây trở ngại lớn có thể gây tình trạng gián đoạn trong cung ứng, hoặc có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ. 1.1.2.3. Căn cứ vào tình hình thị trường: Tình hình thị trường là căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch mua hàng. Để tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến 6 | P a g e cung và cầu trên thị trường, xu hướng biến động của nhu cầu và cung ứng, vị thế của nhà cung cấp, các yếu tố pháp lí, các quy trình, các hệ tiêu chuẩn hiện hành,… Doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố cạnh tranh trong mua và bán. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp thương mại, các tập đoàn phân phối quốc tế có ảnh hưởng mạnh đến nhà cung cấp trên thị trường, gây sức ép buộc các nhà cung cấp này áp dụng chính sách phân biệt trong cung cấp hàng hóa với các doanh nghiệp thương mại nội địa. Khi nghiên cứu thị trường cung ứng, doanh nghiệp phải tính toán được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cung ứng. vị thế này thể hiện ở các điểm sau: doanh số mua hàng của doanh nghiệp, vị thế của nhà cung ứng trên thị trường, động cơ của nhà cung ứng. nắm bắt được các thông tin này sẽ giúp cho công tác triển khai mua hàng được tiến hành tốt hơn. 1.1.2.4. Các căn cứ khác: 7 | P a g e Ngoài các căn cứ nêu trên còn có các căn cứ khác để xác định kế hoạch mua hàng như: - Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp - Khả năng tài chính của doanh nghiệp - Đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ - Khả năng dự trữ của doanh nghiệp - Những điều kiện về pháp lý/ tiêu chuẩn hiện hành 1.2. Xác định nhu cầu mua hàng: 1.2.1 Quy trình xác định nhu cầu mua hàng: Xác định mua hàng là nội dung quan trọng nhất trong hoạch định mua hàng. Xác định nhu cầu mua hàng nhằm xác định được danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần mua đáp ứng chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm bắt nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp là bước thu thập dữ liệu để triển khai công tác mua hàng hiệu quả trong thời điểm trước mắt và sau này. Quy trình xác định nhu cầu mua hàng cụ thể hóa chính sách mua hàng của doanh nghiệp. Với donh nghiệp thương mại, nhu cầu mua hàng thường được xác định theo nhóm sản phảm chú trọng đến 8 | P a g e những nét đặc trưng của từng nhóm. Có 3 quy trình cơ bản để xác định nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp: - Down – top (dưới – trên) : các bộ phận trong doanh nghiệp chủ động đưa xác định và đề xuất nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cần mua. - Top- Down –Top ( trên –dưới- trên ) cấp doanh nghiệp đề xuất các loại hàng hóa và dịch vụ cần mua để tham khảo ý kiến các đơn vị kinh doanh và ra quyết định. - Top- Down ( trên – dưới ) cấp trên sẽ gợi ý các hàng hóa cần mua sau đó bên dưới sẽ quyết định cần và nên mua hàng hóa và dịch vụ nào. Việc xác định nhu cầu mua hàng được xác định theo hai hướng: - Xác định nhu cầu mua hàng với những mặt hàng đang tiêu thụ ổn định - Xác định nhu cầu mua các hàng hóa mới. 1.2.2. Nội dung xác định nhu cầu mua hàng 1.2.2.1. Các loại nhu cầu cần mua hàng của doanh nghiệp: 9 | P a g e Thông thường nhu cầu mua hàng của DNTM thuộc 2 nhóm chính: - Nhóm đáp ứng nhu cầu hoạt động hành chính và vận hành của doanh nghiệp. Khi triển khai mua hàng hóa thuộc nhóm này, cần lưu ý những yếu tố thuộc về bảo mật thông tin tránh rò rỉ cho các đối thủ cạnh tranh nắm bắt, đảm bảo các yếu tố về sở hữu trí tuệ, lưu ý đến công tác bảo dưỡng và bảo trì nếu là mua sắm các trang thiết bị,… - Nhóm phục vụ nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Nhu cầu mua hàng này phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường dựa trên quan điểm mua cái thị trường cần. Cụ thể, doanh nghiệp thương mại sẽ có các laoij nhu cầu mua hàng sau: - Mua hàng hóa thông thường để bán. - Mua vật tư, nguyên liệu để phục vụ cho quá trình kinh doanh. - Mua dịch vụ - Mua và thuê tài sản cố định. - Mua công nghệ và sở hữu trí tuệ 10 | P a g e 1.2.2.2. Xác định nhu cầu mua hàng hóa thông thường: Nhu cầu mua hàng được xác định trước hết là căn cứ vào nhu cầu sản xuất và bán ra của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp thương mại thương dựa vào công thức cân đối sau để xác định nhu cầu mua hàng: M + Dđk = B + Dck Trong đó: M - Lượng hàng hoá cần mua vào trong toàn bộ kì kinh doanh. B – Lượng hàng bán ra (theo kế hoạch) của doanh nghiệp trong kì Dđk - Lượng hàng hoá tồn kho của doanh nghiệp đầu kì kinh doanh Dck – Lượng hàng hoá dự trữ cuối kì (kế hoạch) để chuẩn bị cho kì kinh doanh tiếp theo. Từ công thức cân đối có thể xác định nhu cầu mua (nhập) vào trong kỳ như sau: M = B + Dck - Dđk [...]... lọai kem… Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnh Bình Dương Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2 Năm 2005, công ty URC đầu tư nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Việt nam Singapore Được sản xuất trên hệ... đi lại … II/ Xây dựng kế hoạch mua hàng 2.1 Giới thiệu chung về công ty URC Việt Nam và sản phẩm trà xanh C2 URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines 15 | P a g e Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và... dựng kế hoạch mua hàng - Căn cứ vào giá trị hàng mua của các kỳ kinh doanh trước và nhu cầu của khách hàng qua điều tra khảo sát ở biểu đồ trên ta thấy + nhóm A: trà xanh C2 hương chanh + nhóm B: trà xanh C2 hương cam, hương dâu, hương đào + nhóm C: trà xanh C2 hương táo Biểu đồ 1 Hương vị ưa thích của khách hàng - Căn cứ vào tình hình thị trường Trà không phải là thức xa lạ với ẩm thực và văn hóa Việt. .. đơn đặt hàng: với đại lý cấp 1 của công ty • Mua hàng theo hợp đồng mua hàng: Cũng có thể mua hàng từ nhiều các nhà phân phối khác khi nhà sản xuất không đáp ứng được đơn hàng Để đề phòng trường hợp các nhà sản xuất không đáp ứng kịp đơn đặt hàng, ta luôn luôn phải có phương án thay thế 2.2.2.4 Giá mua dự tính Ở Hà Nội ta có thể mua các sản phẩm trà xanh C2 ở các đại lý cấp 1 với giá rẻ nhất Đối với đại... lượng sản phẩm tiêu thụ + Trên 80% khách hàng mua với số lượng ít / lần ( 1-2 chai ) 26 | P a g e + Dưới 20% khách hàng mua với số lượng nhiều/lần ( 3 chai trở lên) + Khoảng 60% khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thường xuyên sản phẩm + Khoảng 40% khách hàng ít tiêu dùng sản phẩm ( trong đó có trên 3% khách hàng không tiêu dùng sản phẩm ) Vậy dựa trên những kết quả trên, chúng tôi đưa ra nhu cầu mua hàng. .. số lượng trà xanh C2 mua theo hương vị như sau: 264 thùng trà xanh C2 hương chanh/tháng tức 66 thùng/tuần , 74 thùng trà xanh C2 hương cam/tháng tức 19 thùng/tuần, 44 thùng trà xanh C2 hương dâu/tháng tức 11thùng/tuần, 44 thùng trà xanh C2 hương đào/tháng tức 11thùng/tuần và 14 thùng trà xanh hương táo/tháng tức 3 thùng/tuần 21 | P a g e 2.2.2.3 Hình thức mua hàng (Mua như thế nào?) • Mua hàng theo... động và kiểm soát được đầu vào của doanh nghiệp - Mục tiêu thiết lập quan hệ đối tác lâu dài với nhà cung cấp,… 1.3.2 Xác định phương án mua hàng: Phương án mua hàng được xây dựng dựa trên cơ sở chính sách và kế hoạch mua hàng của doanh nghiệp Phương án mua hàng phải đảm bảo chi tiết, nhưng cũng không cứng nhắc để đảm bảo tính linh hoạt trong công tác mua hàng Phương án mua hàng thường được các doanh nghiệp... tổng chi phí cho việc mua hàng cho 1 tháng của đại lý là: 49.146.000 2.3 Xác định nhu cầu mua hàng 2.3.1 Quy trình xác định nhu cầu mua hàng Sản phẩm trà xanh C2 là loại sản phẩm đang tiêu thụ ổn định trong các kỳ trước của đại lý Do vậy với sản phẩm này, Đại lý đã có những hợp đồng nguyên tắc với các nhà cung ứng Quy trình mua hàng được triển khai từ dưới lên tức là từ các gian hàng chuyển đến bộ phận... An Toàn Vệ sinh Thực phẩm do Bộ Y Tế cấp năm 2009 Hiên nay, trên thị trường, C2 đã nhận được sự ủng hộ và yêu thích từ phía các khách hàng và đang trở thành một trong những sản phẩm trà xanh hàng đầu trên thị trường Việt Nam cũng như trong tâm trí người tiêu dùng Uống trà xanh C2 không chỉ là một thói quen tốt mà còn thể hiện một phong cách sống hiện đại và lành mạnh Trà xanh C2 – Mát Lạnh & Thanh... URC Việt Nam tại Hà Nội + công ty TNHH Babylon (Phố Triều Khúc - Thanh Xuân Bắc Thanh Xuân – Hà Nội) 28 | P a g e PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ( Về nhu cầu sử dụng sản phẩm trà xanh C2 trên địa bàn đường Hồ Tùng Mậu) Chúng tôi là nhóm thảo luận số 10 môn học quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại - Trường Đại học Thương Mại đang nghiên cứu về nhu cầu sử dụng sản phẩm trà xanh C2 của công ty URC Việt Nam . lại …. II/ Xây dựng kế hoạch mua hàng 2.1 Giới thiệu chung về công ty URC Việt Nam và sản phẩm trà xanh C2 URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty tiên phong của Philippin với. các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2. Năm 2005, công ty URC đầu tư nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Việt nam Singapore cứ xây dựng kế hoạch mua hàng 2.2.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch mua hàng - Căn cứ vào giá trị hàng mua của các kỳ kinh doanh trước và nhu cầu của khách hàng qua điều tra khảo sát ở biểu đồ trên

Ngày đăng: 28/05/2015, 07:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan