Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất fipronil) bằng cỏ vetiver

66 876 0
Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất fipronil) bằng cỏ vetiver

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1.T NG QUAN V M T S LOÀI TH C V T X LÝ THU C B O V Ổ Ề Ộ Ố Ự Ậ Ử Ố Ả Ệ TH C V T VÀ X LÝ CH T TH I [9, 10, 11, 12, 14, 15]Ự Ậ Ử Ấ Ả 2 1.1.1.Cỏ Vetiver 2 1.1.4.Cây Chuối hoa 5 1.1.5. Cây bèo Tây 6 1.2.T NG QUAN V THU C B O V TH C V T [1, 7, 8, 13]Ổ Ề Ố Ả Ệ Ự Ậ 8 1.2.1.Định nghĩa Thuốc bảo vệ thực vật 8 1.2.3.Các dạng thuốc BVTV 10 1.2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan 11 1.2.5.Phân loại nhóm độc 13 1.2.6.Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến 13 1.3.TH C TR NG S D NG THU C B O V TH C V T TRÊN TH Ự Ạ Ử Ụ Ố Ả Ệ Ự Ậ Ế GI I VÀ VI T NAMỚ Ở Ệ 16 1.3.1.Thực trạng sử dụng TBVTV trên thế giới [1, 2, 3, 5, 6, 8] 16 1.3.2.Thực trạng sử dụng TBVTV tại Việt Nam [1, 2, 6, 7, 8] 18 Chương 2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 20 2.1.KH O SÁT T I À N NGẢ Ạ Đ Ẵ 20 2.1.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 20 2.1.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 22 2.2. KH O SÁT T I HUY N I N BÀN - QU NG NAMẢ Ạ Ệ ĐỆ Ả 24 2.2.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 24 2.2.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 25 2.3.KH O SÁT T I HUY N NÚI THÀNH - QU NG NAMẢ Ạ Ệ Ả 27 2.3.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 27 2.3.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 28 2.4.KH O SÁT T I HUY N I L C - QU NG NAMẢ Ạ Ệ ĐẠ Ộ Ả 30 2.4.1.Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 30 2.4.2.Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 31 2.5.T NG H P K T QU KH O SÁTỔ Ợ Ế Ả Ả 33 2.5.1.Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV 33 2.5.2.Tổng hợp kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV 35 Chương 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1. I T NG NGHIÊN C UĐỐ ƯỢ Ứ 38 3.1.1.Cỏ Vetiver [9, 10, 14, 17] 38 3.1.2.Thuốc bảo vệ thực vật [18, 19, 20] 41 3.1.3.Mô hình Wetland nhân tạo 47 3.2.PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ứ 49 3.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu 49 3.2.2.Phương pháp khảo sát thực tế 50 3.2.3.Phương pháp phân tích Fipronil trong nước 50 3.2.4.Phương pháp thực nghiệm trên mô hình 52 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 4.1.K T QU NGHIÊN C U HI U SU T X LÝ H P CH T FIPRONIL Ế Ả Ứ Ệ Ấ Ử Ợ Ấ THEO T C DÒNG CH Y C A N CỐ ĐỘ Ả Ủ ƯỚ 56 4.2.K T QU CH Y MÔ HÌNH V I N C NG M NHI M FIPRONIL Ế Ả Ạ Ớ ƯỚ Ầ Ễ TH C TỰ Ế 59 61 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp hóa chất. Việc sử dụng thuốc chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật là một loại hàng hóa thông dụng đối với những người làm nông nghiệp và bên cạnh đó nó cũng là một loại hàng hóa có tính độc hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu tới hệ môi trường sinh thái. Vấn đề môi trường đang ngày càng nóng bỏng hơn và nó là vấn đề cấp thiết không chỉ riêng Việt Nam mà là của tất cả các nước trên hành tinh chúng ta. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật nó không hiện hữu trước mặt chúng ta, nó là loại độc chất không có màu đặc trưng và cũng khó nhận biết bằng cảm quan, chứ không đen ngòm như các loại nước thải công nghiệp hay đô thị khi thải ra môi trường. Nó cũng không bốc mùi hôi thối liên tục khiến mọi người xung quanh phải bức xúc như các loại nước thải khác… nhưng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật nó lại âm thầm và lặng lẽ phá hủy môi trường sống của chúng ta. Trước những vấn đề trên, để góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của cộng đồng phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế, với đề tài:”Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất Fipronil) bằng cỏ Vetiver”. Đề tài được nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình Wetland nhân tạo nhằm đánh giá khả năng hấp thụ chất bảo vệ thực vật của cỏ Vetiver, từ đó đưa ra giải pháp giúp cải thiện môi trường, làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước ngầm do hóa chất bảo vệ thực vật gây ra và phần nào giúp cân bằng hệ sinh thái. Mục tiêu và hướng phát triển đề tài, mô hình nghiên cứu thử nghiệm thành công thì sẽ được áp dụng vào thực tế bằng việc trồng cỏ Vetiver thành các vành đai xanh tại các vùng sản xuất nông nghiệp nơi tiếp giáp giữ đồng ruộng và các hộ dân ven đồng. Với mô hình này nó vừa giúp giữ nước cho đồng ruộng, vừa tạo hàng rào có thể lấy cỏ làm thức ăn cho gia súc, có thể dùng cỏ làm các đồ mỹ nghệ và đặc biệt là có thể làm giảm hàm lượng thuốc bảo vệ thực thấm xuống nguồn nước ngầm được người dân sử dụng trực tiếp cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 1 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI [9, 10, 11, 12, 14, 15] 1.1.1. Cỏ Vetiver Cỏ Vetiver là một trong số rất ít loại cây rất đa năng vừa độc đáo, vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa hiệu quả và lại đơn giản dễ trồng, ít công chăm sóc. Là loại cây đã được biết đến từ khá lâu, nhưng với những tính năng độc đáo và vượt trội đó mà cỏ Vetiver nhanh chóng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong vòng 20 năm trở lại đây. Và chắc không có loài cây nào được đặt với nhiều cái tên độc đáo gắn liền với từng năng của cỏ Vetiver: nào là “cây cỏ lý tưởng”, “cây cỏ độc đáo”, “cây cỏ thần diệu”, cây cỏ đa năng”v.v , rồi thì “bức tường sống”, “hàng rào sống”, “neo đất sống”, “vành đai xanh”.v.v. Ở mỗi quốc gia khác nhau nó lại có những cái tên khác nhau. Ở Việt Nam, cỏ Vetiver còn được gọi là cỏ Hương Bài hay còn gọi là cỏ Hương lau với nguồn gốc chủ yếu từ Philippine, Thái Lan hoặc thuộc dòng Nam Ấn. Hình 1.1. Một số hình ảnh về cỏ Vertiver (Nguồn: http://www.vatgia.com/raovat/3780/4963987/co-nhan-tao-co-san-bong-co-san-golf.html http://www.vatgia.com/raovat/3780/6333789/co-vetiver-ban-cua-nha-nong.html) Đến nay, hệ thống cỏ Vetiver được nhiều nước sử dụng như một biện pháp kỹ thuật sinh học nhằm ổn định đất ở các khu vực ườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải, xử lý những vùng đất ô nhiễm, cải thiện môi trường, … Cỏ Vetiver có khả năng đặc biệt về xử lý ô nhiễm nước là do nó có thể hấp thụ nhanh chóng các kim loại nặng và các chất dinh dưỡng khác trong nước và có thể chịu được những chất này dù ở _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 2 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ hàm lượng rất cao. Tuy nhiên hàm lượng những chất này trong cỏ Vetiver nhiều khi không cao như ở một số giống cây siêu tích tụ khác vì nó phát triển rất nhanh và cho năng suất rất cao (năng suất cỏ khô đạt tới 100 tấn/ha/năm) nên cỏ Vetiver có thể tiêu giảm một lượng chất dinh dưỡng và kim loại nặng lớn hơn rất nhiều so với phần lớn các giống cây siêu tích tụ khác. Hình 1.2. Những ứng dụng của cỏ Vetiver (Nguồn: http://www.thevetiver.com/loi-ich-co-vetiver.html http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/341602/He-co-vetiver-re-ma-hieu- qua.html) Trước đây, hệ thống Vetiver được ngân hàng thế giới (World Bank) phát triển với mục đích bảo vệ nguồn đất và nguồn nước cho nông nghiệp vào những năm 1980. Khoảng 20 năm trở lại đây, mạng lưới Vetiver quốc tế (TVNI) đã hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển, đồng thời quảng bá hệ thống cỏ Vetiver như công cụ hữu dụng trong việc bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, cỏ Vetiver thực ra đã được trồng để lấy tinh dầu từ rất lâu nhưng ít ai biết đến các ứng dụng khoa học của nó. Từ năm 1999, mạng lưới Vetiver Việt Nam do ông Ken Crismier (chuyên gia của Mạng lưới Vetiver quốc tế -TVNI) làm điều phối viên được chính thức thành lập. Đến năm 2001 - 2003, sau nhiều thí nghiệm thành công thì Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông vận tải mới cho phép sử dụng cỏ Vetiver vào các mục đích giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở các công trình giao thông. Năm 2012 mới đây tại Hội thảo chuyên đề của Ủy ban nhân dân Đà Nẵng được tổ chức tại tòa nhà Đà Nẵng City hall, Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 29/08/2012 như là cuộc họp dự bị chuẩn bị cho “Hội nghị thế giới về cỏ Vetiver lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 4 năm 2015. _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 3 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ 1.1.2. Cây Lau Sậy Hình 1.3. Một số hình ảnh về cây Lau Sậy (Nguồn: http://my.opera.com/mietvuon/blog/show.dml/4315327 http://forum.bacsi.com/y-hoc-dan-gian/thuoc-trong-vuon-lau-say-44602.html http://www.baohoabinh.com.vn/256/9137/Huy_dong_tong_luc_xay_dung_duong_bang_ca n_lua.htm) Lau Sậy loài thực vật thuộc họ lúa, có rễ cắm sâu xuống lớp bùn đáy, một phần thân ngập trong nước một phần vươn lên khỏi mặt đất. Lau Sậy phát triển thành bụi, chúng thường mọc ở ven sông, các vùng đầm lầy, mọc trên nhiều môi trường ô nhiễm khác nhau. Lau Sậy phát triển tốt ở điều kiện nóng ẩm và ở nhiều khu vực ngập nước bỏ hoang của Việt Nam. Với hệ sinh vật phát triển vô cùng phong phú xung quanh rễ của chúng, cùng bộ rễ phát triển có thể phân huỷ chất hữu cơ và hấp thụ kim loại nặng trong nhiều loại nước thải khác nhau, như các loại nước thải làng nghề, nước thải chăn nuôi. Dựa vào đặc tính hút nước và khử khuẩn của cây Lau Sậy, bệnh viện nhân ái, tỉnh Bình Phước đã áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện. Chính vì vậy, các cánh đồng Lau Sậy có thể xử lý được nhiều loại nước thải có chất độc hại khác nhau và nồng độ ô nhiễm lớn. 1.1.3. Cây Thủy Trúc Thủy Trúc thuộc họ Cói, cây có nguồn gốc từ Madagasca (Châu Phi). Cây phát triển mạnh ở các vùng đất ngập úng, cây mọc thành bụi, thẳng đứng. Thủy Trúc là loài cây ưu sáng, thân tròn màu xanh đậm và các lá ở đỉnh lại lớn, các lá được bố trí đối xứng xếp vòng tròn xoè ra như hình chiếc ô, cong xuống rất đẹp. Cây Thủy Trúc với vẻ đẹp khá độc đáo nên được trồng nhiều với mục đích làm cảnh, nó còn được trồng như một hoa trong nhà mang tính phong thủy của ngôi nhà. Bên cạnh đó Thủy Trúc còn có những đặc tính bảo vệ môi trường như có thể lọc _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 4 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ không khí rất tốt, làm môi trường không khí trở nên trong lành. Khả năng làm sạch nước nhờ việc hấp thụ các loại chất thải, giúp chuyển hóa và phân hủy các chất bẩn, hấp thụ các kim loại nặng. Hình 1.4. Một số hình ảnh về cây Thủy Trúc (Nguồn: http://www.shoptenmien.com/danh-muc-ten-mien/17-quang-cao-marketing/1288-thuy- truc-thuytruccom.html http://www.thietkenhadepmost.com/cay-thuy-truc/) 1.1.4. Cây Chuối hoa Cây Chuối hoa có tên khoa học là Cannan Geniralis Bail, là loại cây bụi có hoa mọc thành chùm ở ngọn gồm nhiều hoa to xếp sát nhau, lá có cuống dài, phiến dạng thuôn bầu dục, gốc tròn, đỉnh thuôn, màu xanh bóng, gân bên mảnh song song với nhau, phát triển tốt trên các mô hình đất ướt. Cây Chuối hoa là loài thực vật với những đặc điểm nổi trội, đã được nghiên cứu về khả năng hấp thụ và xử lý các chất gây ô nhiễm nguồn nước và cho kết khá tốt. Trong điều kiện nước bị ô nhiễm nặng, cây Chuối hoa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt, sinh chồi mới và nhiều cây non. Cây Chuối hoa rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh ở trước nhà, công viên hay các quán café, resort … Ngoài mục đích làm cảnh Chuối hoa còn được trồng để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, trồng dọc các tuyến đường vừa tạo cảnh quan đô thị, vừa có thể hấp thụ các kim loại nặng. Cây Chuối hoa được ứng dụng nhiều vào thực tiễn như đề tài “Trồng cây Chuối hoa để xử lý ô nhiễm” do nhóm nghiên cứu của các sinh viên (gồm Lê Văn Sơn, Phạm Phú Lâm, Trịnh Vũ Long, Phan Thị Kim Ngà), Khoa Môi trường, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Hồ Công viên 29/3 là nơi mà nhóm sinh viên đã chọn làm địa điểm nghiên cứu và đề tài đã đạt giải nhất tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học, do Đại học Đà Nẵng tổ chức. _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 5 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ Hình 1.5. Một số hình ảnh về cây Chuối hoa (Nguồn: http://my.opera.com/khangchien/albums/showpic.dml?album=600376&picture=8378508 http://knxlandscape.com/VN/?action=Products&T=Detail&tID=90&cID=150) 1.1.5. Cây bèo Tây Cây bèo Tây hay còn gọi là bèo Lục bình, có nguồn gốc Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905. Bèo sinh trưởng phát triển rất nhanh và sống trôi nổi trên mặt nước. Bèo Lục bình có cuống lá phồng lên thành phao giúp bèo có thể nổi trên mặt nước, bèo có hoa màu tím hồng, mọc thành chùm ở ngọn, lá có dạng lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Rễ bèo thuộc dạng rễ chùm buông rủ xuống nước, có thể dài tới 1m và cây bèo Tây mọc cao khoảng 30 cm. Hình 1.6. Một số hình ảnh về cây bèo Tây (Nguồn: http://yhoccotruyen.vn/15832/beo-tay.html http://www.khuyennongtphcm.com/?mnu=6&s=600018&id=3288) - Những ứng dụng của cây Bèo Tây: + Ứng dụng làm thuốc với cái tên Phù bình, lá và thân có vị ngọt cay, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm giải độc lành da. Hoa hơi ngọt, tính mát, có tác dụng an thần, lợi tiểu, giải độc, trừ phong nhiệt. Người cao huyết áp mãn tính dùng hoa chế trà uống mỗi ngày cũng có tác dụng bình ổn. _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 6 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ + Bèo Tây nguồn thức ăn cho gia súc, từ xa xưa con người đã biết sử dụng bèo Tây làm thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bèo Tây này có thể cho ăn sống, nấu cám cho lợn hoặc ủ xanh cũng rất tốt, loại thức ăn này lại tương đối giàu protein thô (16 -17%), giàu khoáng đa lượng và vi lượng (10 -15%). + Tạo khí đốt từ…Bèo Tây. Theo (Petrotimes) - Các nhà khoa học Nga cam đoan rằng với sự hỗ trợ của một lò phản ứng đặc biệt, từ những đám bèo Tây tưởng chừng vô dụng có thể thu được khí đốt để sưởi ấm các ngôi nhà và thậm chí là toàn bộ thành phố. Theo tính toán, chi phí chiết xuất gas từ nồi hơi trên cơ sở bèo lục bình sẽ rẻ hơn 2 lần so với than đá, và hơn 3 lần nếu so với dầu mazut và đây sẽ là nguồn năng lượng mới của chúng ta. + Bèo Tây còn giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân, giúp tăng thêm thu nhập nhờ vào việc sử dụng bèo Tây làm đồ thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm mỹ nghệ từ cây bèo Tây không những được sử dụng ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hình 1.7. Một số sản phẩm mỹ nghệ từ bèo Tây (Nguồn: http://luyenchuong.com/forum/showthread.php?t=209439 http://trongraulamvuon.com/kinh-nghiem-lam-vuon/phan-troi-noi-ma-huu-dung-cay-luc- binh/ http://www.1000thuonghieu.com/?view=company&comid=52300) + Ứng dụng cây bèo Tây trong xử lý nước ô nhiễm hữu cơ, các hiện tượng phú dưỡng hóa ở các ao hồ có hiệu quả xử lý cao, bèo Tây còn xử lý được các kim loại nặng trong nước. Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước phú dưỡng do TS. Trần Văn Tựa cùng các cộng sự tại Viện Công nghệ môi trường đã triển khai thực hiện nghiên cứu Công nghệ sinh thái sử dụng thực vật thủy sinh trong xử lý nước phú dưỡng ở quy mô pilốt về khả năng loại bỏ yếu tố phú dưỡng môi trường nước của một số loại thực vật thủy sinh điển hình tại Việt Nam và cây _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 7 Đồ án Tổng hợp _______________________________________________________________________________ bèo Tây được ví như cái máy lọc nước sinh học. Ngoài ra còn rất nhiều loại thực vật khác có khả năng xử lý nước thải, hấp thụ các kim loại nặng v.v như cây Hoa Súng, cây cỏ Nến, cây cỏ Voi vừa có thể làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ, là cây thuốc chữa bệnh và có khả năng xử lý nước thải. Cây rau Ngổ loài thực vật phát triển rất mạnh, phù hợp với các khu vực ruộng lầy chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, đã được ứng dụng để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ cao v.v. 1.2.TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT [1, 7, 8, 13] 1.2.1. Định nghĩa Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là loại hóa chất có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực. Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý TBVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, TBVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Hình 1.8. Một số hình ảnh về thuốc bảo vệ thực vật (nguồn: tác giả) 1.2.2. Các nhóm thuốc BVTV Có nhiều cách để phân loại TBVTV phân loại theo đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,…) hoặc phân loại theo gốc hóa học (nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ,…). Các thuốc trừ sâu có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau: _______________________________________________________________________________ SVTH: Trịnh Xuân Mạnh 8 [...]... độc thuốc BVTV chỉ trong năm 2009, trong đó 138 người tử vong, đó là chưa kể số người bị mắc bệnh ung thư, bệnh lao phổi, bệnh về đường hô hấp Chương 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 2.1 KHẢO SÁT TẠI ĐÀ NẴNG 2.1.1 Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV Tại Đà Nẵng nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất nông nghiệp. .. việc khảo sát hiện trạng mua bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện phối hợp với nhau để nâng cao hiệu quả khảo sát, thu thập số liệu cũng như tiếp kiệm thời gian và chi phí đi lại Qua quá trình khảo sát nhiều ngày nhóm nghiên cứu đã nhận được kết quả khả quan và được ghi chép vào biểu mẫu khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật (xem phụ lục, mẫu 02) Qua thời khảo sát nhóm nghiên. .. vào biểu mẫu khảo sát đã chuẩn bị từ trước (xem phụ lục, mẫu 1) Hình 2.1 Một số cửa hàng bán TBVTB (nguồn: tác giả) Qua thời gian khảo sát trên địa bàn một số khu vực sản xuất nông nghiệp tại Đà Nẵng Nhóm nghiên cứu đã khảo sát được 16 cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các trung tâm bảo vệ thực vật, các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ Trong đó có cả một số hộ gia đình lấy thuốc về bán lại cho... Bàn – Quảng Nam nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất nông nghiệp trồng lúa dọc theo tuyến đường liên huyện, liên xã tìm các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV tìm hiểu các loại thuốc mà cửa hàng có bán Tên các loại thuốc được đánh dấu vào biểu mẫu khảo sát tương tự đối với mẫu khảo sát tại Đà Nẵng (xem phụ lục 1) Sau khi khảo sát tại khu vực Huyện... 2.2.2 Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV Tại Huyện Điện Bàn – Quảng Nam nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đi thực tế tới tận các vùng nông thôn nơi có sản xuất nông nghiệp lúa nước, tiếp cận với người dân vùng nông tìm hiểu về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất Dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương, kết hợp với tìm hiểu về các loại thuốc. .. 2.3.2 Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV Tại Huyện Núi Thành – Quảng Nam nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đi thực tế tới tận các vùng nông thôn nơi có sản xuất nông nghiệp lúa nước, tiếp cận với người dân vùng nông tìm hiểu về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất Dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương, kết hợp với tìm hiểu về các loại thuốc. .. 2.4.2 Khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc BVTV Tại Huyện Đại Lộc – Quảng Nam nhóm nghiên cứu cũng tiến hành đi thực tế tới tận các vùng nông thôn nơi có sản xuất nông nghiệp lúa nước, tiếp cận với người dân vùng nông tìm hiểu về hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất Dựa vào kết quả khảo sát hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật tại các địa phương, kết hợp với tìm hiểu về các loại thuốc. .. các loại thuốc có bán tại trên 30 cửa hàng nghiên cứu Do số lượng các loại thuốc là rất nhiều và mục tiêu của khảo sát là đánh giá được loại thuốc nào có bán nhiều trên thị trường và thường xuyên được sử dụng Biểu đồ 2.1 Hiện trạng mua bán thuốc bảo vệ thực vật Nhận xét: Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.1 ta nhận thấy rằng với 100 cửa hàng tiến hành khảo sát thì một số loại thuốc BVTV có bán nhiều ở các cửa.. .Đồ án Tổng hợp 9 _ 1.2.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại Bảng 1.1 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật - Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc trừ cỏ - Thuốc điều hòa sinh trưởng - Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ nhện 1.2.2.2 Phân loại theo gốc hóa học - Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp... 1.2.6.3 Thuốc trừ cỏ dại - Thuốc trừ cỏ được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất nông sản - Phân loại thuốc trừ cỏ: + Nhóm thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc khi sử dụng theo đúng khuyến cáo sẽ chỉ diệt cỏ dại . kiện thực tế, với đề tài: Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc bảo vệ thực vật (hợp chất Fipronil) bằng cỏ Vetiver . Đề tài được nghiên cứu thử nghiệm trên mô hình Wetland nhân tạo nhằm đánh giá khả năng. và các ngành công nghiệp hóa chất. Việc sử dụng thuốc chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật là một loại. nhằm đánh giá khả năng hấp thụ chất bảo vệ thực vật của cỏ Vetiver, từ đó đưa ra giải pháp giúp cải thiện môi trường, làm giảm sự ô nhiễm nguồn nước ngầm do hóa chất bảo vệ thực vật gây ra và phần

Ngày đăng: 27/05/2015, 23:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT XỬ LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI [9, 10, 11, 12, 14, 15]

      • 1.1.1. Cỏ Vetiver

      • 1.1.4. Cây Chuối hoa

      • 1.1.5. Cây bèo Tây

      • 1.2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT [1, 7, 8, 13]

        • 1.2.1. Định nghĩa Thuốc bảo vệ thực vật

          • 1.2.2.1. Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại

          • 1.2.3. Các dạng thuốc BVTV

          • 1.2.4. Giải thích một số thuật ngữ liên quan

            • 1.2.4.1. Tên thuốc

            • 1.2.4.2. Nồng độ, liều lượng

            • 1.2.4.4. Phổ tác động

            • 1.2.4.5. Phòng trị

            • 1.2.4.6. Độ độc

            • 1.2.4.7. Thời gian cách ly

            • 1.2.5. Phân loại nhóm độc

            • 1.2.6. Cách tác động của một số nhóm thuốc phổ biến

              • 1.2.6.1. Thuốc trừ sâu

              • 1.2.6.2. Thuốc trừ bệnh

              • 1.2.6.3. Thuốc trừ cỏ dại

              • 1.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

                • 1.3.1. Thực trạng sử dụng TBVTV trên thế giới [1, 2, 3, 5, 6, 8]

                • 1.3.2. Thực trạng sử dụng TBVTV tại Việt Nam [1, 2, 6, 7, 8]

                • Chương 2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

                  • 2.1. KHẢO SÁT TẠI ĐÀ NẴNG

                    • 2.1.1. Khảo sát hiện trạng mua bán thuốc BVTV

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan