luận văn chuyên ngành chứng khoán Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý

65 792 0
luận văn chuyên ngành chứng khoán Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế MỤC LỤC SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế LỜI MỞ ĐẦU Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO – thời điểm nền kinh tế chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hội nhập, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi đa dạng. Trong tất cả những biến chuyển đó, từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, cổ phần hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, các chính sách về tỷ giá và lãi suất,… càng ngày càng nhận thấy rõ vai trò của đầu tư tài chính với tư cách vừa là động lực, vừa là sự thụ hưởng từ sự phát triển và suy thoái của nền kinh tế. Kể từ ngày chính thức khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) vào 07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 11 năm hoạt động. Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng với số lượng công ty niêm yết ngày càng tăng trên cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến thị trường có nhiều thăng trầm, với rất nhiều cơ hội cho các chủ thể tham gia vào thị trường nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Việc thị trường chứng khoán tăng giá cực mạnh vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã gây ra nhiều luồng nhận định về giá trị các tài sản đầu tư này. Trong cơn phấn khích của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua những cảnh báo của các chuyên gia phân tích về giá trị cổ phiếu, thậm chí còn cho rằng không có giá trị ảo, chỉ có giá trị thật đang được giao dịch trên thị trường, và mọi phân tích là xa rời thực tế. Thế nhưng, sự suy thoải của thị trường chứng khoán đã khiến nhà đầu tư mất đến 70% - 80% tài sản, rồi sự phát nổ của bong bóng của thị trường vào năm 2008. Trước bối cảnh đó, các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán cũng tỏ ra lo ngại và dè dặt hơn. Nếu như trước đây phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chạy theo tâm lý bày đàn là chính thì hiện nay họ quan tâm nhiều hơn tới các chỉ số cơ bản, các biểu đồ kĩ thuật, các mô hình định giá hay chỉ đơn giản là những nhận định, phân tích thị trường, Điều này càng chứng tỏ rằng các nhà đầu tư dường như đã thận trọng hơn và chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều. SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 1 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế Xuất phát từ tầm quan trọng của việc định giá, chuyên đề thực tập này được thực hiện với đề tài : “Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý” Chuyên đề thực tập này gồm có 2 chương: Chương 1: Lý thuyết về phân tích và định giá cổ phiếu Chương này trình bày tổng quan về phân tích và định giá cổ phiếu trong đó nêu ra các khái niệm, các bước phân tích trong phân tích cơ bản và các phương pháp định giá cổ phiếu nói chung. Qua đó giúp người đọc có được những hình dung sơ bộ về những việc có thể làm xoay quanh việc phân tích và định giá cổ phiếu. Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý Chương này sẽ áp dụng lý thuyết ở chương I để phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý. Nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán cũng như tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt-Ý. Từ đó, các nhà đầu tư quan tâm có thể phần nào hiểu rõ công ty hơn và đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý vào cổ phiếu VIS. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Trần Chung Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Liên đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện chuyên đề này và các thầy cô trong Khoa Toán Kinh tế đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, đặc biệt là anh Đỗ Ngọc Bách – Trưởng nhóm phân tích dữ liệu phòng thông tin thị trường (phòng MI), anh Nguyễn Đình Quang – Trưởng phòng tư vấn đầu tư của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT đã tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi thực tập tại quý công ty. Tôi xin chân thành cám ơn! SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 2 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế CHƯƠNG I LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 1.Giá hợp lý và giá thị trường của cổ phiếu 1.1.Giá thị trường của cổ phiếu Cổ phiếu phổ thông của công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường nên có “ giá “ do thị trường xác định tại từng thời điểm. Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thới điểm khác nhau gọi là giá thị trường (thị giá). Thị giá của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân tố tác động chính tới thị giá là quan hệ cung cầu cổ phiêu trên thị trường. 1.2.Giá hợp lý của cổ phiếu 1.2.1.Khái niệm Giá hợp lý của cổ phiếu còn được gọi là “giá nội tại” là mức giá thể hiện một bộ phận giá trị của công ty niêm yết. Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu có giá trị cao và ngược lại. 1.2.2.Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu Khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, họ kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai mà cổ phiếu đó mang lại, do đó giá cổ phiếu phải thể hiện luồng thu nhập tương lai đó. Để xác định giá cổ phiếu tại một thời điểm hiện tại cần xác định giá trị hiện tại của luồng thu nhập tương lại từ cổ phiếu. Đây cũng là nguyên tắc chung cho mọi mô hình định giá. Thông thường hai mức giá: thị giá và giá hợp lý sai lệch nhau. Nếu thị giá cao (thấp) hơn giá hợp lý thì cổ phiếu đang được thị trường định giá cao (thấp). Nếu mà hai mức giá trùng nhau thì cổ phiếu được thị trường định giá đúng. 2.Phương pháp phân tích cổ phiếu 2.1.Khái niệm Phân tích cổ phiếu là quá trình hình thành và diễn biến của giá cổ phiếu. Nội dung bao gồm: SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 3 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế • Phân tích, xác định quy luật diễn biến của giá cổ phiếu. • Xác định cổ phiếu có được định giá đúng hay không? • Từ đó xây dựng mô hình phân tích, định giá nhằm đưa ra chiến lược đầu tư. 2.2.Phương pháp phân tích cơ bản 2.2.1.Khái niệm Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường. 2.2.2.Những yếu tố cần quan tâm trong phân tích cơ bản 2.2.2.1.Các yếu tố vĩ mô – môi trường kinh doanh của công ty  Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật Môi trường chính trị luôn có tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán.Đặc biệt là những ngành kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách của nhà nước. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện để các công ty yên tâm sản xuất kinh doanh và ổn định chung cho cả nền kinh tế vĩ mô.  Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của toàn bộ thị trường mà trong lý thuyết gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường và bản thân doanh nghiệp hay từng ngành không thể tránh được. Các chính sách của chính phủ có tác động đến tất cả các ngành nghề và công ty trong nền kinh tế, nhưng tùy vào đặc thù của từng công ty mà chịu ảnh hưởng khác nha. Một vài yếu tố vĩ mô quan trọng như: -Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) -Chính sách lãi suất và lạm phát -Tỷ giá hối đoái -Việc làm  Phân tích ngành Các ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi của các yếu tố vĩ mô. Triển vọng của ngành trong nền kinh tế quyết định kết quả của mỗi công ty SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 4 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế trong ngành có thể đạt được. Do đó, việc phân tích ngành diễn ra trước việc phân tích công ty. Phân tích ngành cần tính toán các chỉ số trung bình ngành làm mốc so sánh với chỉ số của từng công ty trong ngành và so sánh với các ngành khác trong quốc gia hay trong khu vực kinh tế đó. 2.2.2.2.Các yếu tố vi mô – phân tích công ty Trong phân tích công ty, ta phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính của công ty. Việc phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Ngoài ra, khi phân tích chúng ta cần chú ý tới các yếu tố phi tài chính.Việc nghiên cứu các yếu tố này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn nữa về công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nền kinh tế đang phát triển, khi mà thông tin không được minh bạch trong các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể điều chỉnh những nhận định của mình về tiềm lực cũng như khả năng của doanh nghiệp. Sau đây là các tiêu thức quan trọng trong việc phân tích:  Nghành nghề kinh doanh Doanh nghiệp đó đang sản xuất kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào là chủ yếu, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trên doanh thu và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Biết được lĩnh vực kinh doanh chính của công ty giúp NĐT có cái nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng có thể tác động tới doanh nghiệp như môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp, thiên tai, đối thủ cạnh tranh .  Cơ cấu sở hữu vốn Những ai đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu công ty? Hiện nay công ty có bao nhiêu cổ phiếu lưu hành, số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng? Thông thường, một công ty có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt trong dài hạn và kỳ vọng về SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 5 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế nó tăng cao. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, khi đó lượng cung cổ phiếu ra thị trường bị hạn chế, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu.  Hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát Hội đồng quản trị (HĐQT) bao gồm những ai, tỷ lệ vốn góp của họ, chiến lược đề ra có vì quyền lợi của cổ đông không? Liệu có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ? Liệu có mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban lãnh đạo? .Ngoài ra cần quan tâm số lượng cổ phiếu nắm giữ của các thành viên trong HĐQT, trong Ban giám đốc, trong Ban kiểm soát và những người liên quan. Nếu số lượng nắm giữ cổ phiếu càng lớn thì rõ ràng là họ đều đặt niềm tin vào khả năng tăng trưởng của công ty và đó là tín hiệu tốt.  Giá trị thương hiệu và hệ thống phân phối Thương hiệu và hệ thống phân phối cho biết sự phát triển của công ty. Sẽ chẳng một công ty nhỏ nảo nào mà mọi người đều biết tới thương hiệu của nó và công ty đó lại có hệ thống phân phối rộng khắp. Một công ty có thương hiệu tốt thì cổ phiếu của nó cũng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn.  Hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành) Tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. . Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả  Hệ số thanh toán nhanh SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 6 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho). Hệ số thanh toán nhanh (thanh toán tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống như trương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.  Hệ số nợ Hệ số nợ = Nợ Tổng tài sản Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy một hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.  Hệ số đòn bẩy tài chính – Nợ dài hạn/VCSH Nợ dài hạn/VCSH = Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Hệ số cho biết trong cơ cấu vốn dài hạn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đi vay là bao nhiêu %, và VCSH chiếm bao nhiêu %. Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro càng cao.  Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi tiền vay Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi hàng năm như thế nào? Nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả không và chỉ tiêu này được các chủ nợ quan tâm. SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 7 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế  Vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phảthu bình quân Tỷ số cho biết tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp  Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Vòng quay tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Hệ số này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty nói riêng và của ngành nói chung. Hệ số này càng cao cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty, của ngành vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.  Vòng quay tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 8 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế Tài sản cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế.  ROA – Lợi suất trên tổng tài sản ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Đây là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Nó cho biết một đồng tài sản bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tùy vào tình hình cụ thể và phạm vi người ta dùng lợi nhuận sau thuế hoặc EBIT để so sánh với tổng tài sản.  ROE – Lợi suất trên VCSH ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu (VCSH) Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chú sở hữu bỏ ra kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này khá quan trọng với các nhà đầu tư khi họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 2.3.Phân tích kỹ thuật 2.3.1. Khái niệm Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó. Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là: • Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu) SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 9 [...]... ty cổ phần thép Việt-Ý 3.1 Lịch sử hoạt động của công ty cổ phần thép Việt-Ý Công ty cổ phần thép Việt-Ý được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là nhà máy thép Việt-Ý thuộc công ty Sông Đà 12 Ngày 20/02/2004, công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép kinh doanh số 0503000036 và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần Thực hiện... cổ phần và lợi nhuận trên mỡi cổ phần đó: P/E = Giá thị trường mỡi cổ phần/ Lợi nhuận mỡi cổ phần Hệ số P/E được định nghĩa một cách nhất quán, với tử số là giá trị của vốn cổ phần trên mỡi cổ phiếu và mẫu số là lợi nhuận trên mỡi cổ phần ( Earnings per share – EPS ) – thước đo lợi nhuận vốn cổ phần Vấn đề lớn nhất với hệ số P/E nằm ở sự khác nhau của lợi nhuận trên mỡi cổ phiếu được sử dụng để tính toán... cổ phiếu của một công ty giao dịch công khai thì cổ tức là dòng tiền duy nhất bạn nhận được Mô hình đơn giản nhất để định giá vốn cổ phần là mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM) Mô hình là công cụ hữu ích để định giá nhiều công t 3.1.1.Cơ sở lý thuyết và các giả thiết Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư thường kỳ vọng sẽ nhận được hai loại dòng tiền là dòng cổ tức trong suốt thời gian nắm giữ và một mức giá. .. của những công ty chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả cổ tức Cụ thể trong trường hợp đó thì giá trị của công ty sẽ bị định giá thấp Mô hình DDM hai giai đoạn sẽ phù hợp đối với những công ty có tỷ lệ tăng trưởng cao và kỳ vọng sẽ duy trì tỷ lệ này trong một thời gian cụ thế 3.2.Phương pháp định giá tương đối – P/E 3.2.1.Bội số P/E Hệ số P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường của mỡi cổ phần và lợi nhuận... một số công thức quan trọng như sau: Mô hình M&M Mô hình CAPM kb = rf + βb (rm − rf ) kb = r f ks = ρ + (ρ − kb )(1 − τc ) WACC = ρ(1 − τc B S B ) V ρ = rf + βU (rm − rf ) k s = rf + β L (rm − rf ) WACC = B S (1 − τc )kb + k s V V Từ đó rút ra công thức: B βL = βU (1 + (1 − τc ) ) S Khi đó ta sẽ coi Ks chính là chi phí vốn cổ phần Ke CHƯƠNG II PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VIỆT-Ý... Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 Chuyên đề thực tập 20 Khoa Toán Kinh Tế Việc ước lượng ri và coi đó là Ke Mô hình APT sẽ được trình bày chi tiết tại chương V-Mô hình đa nhân tố và lý thuyết định giá cơ lợi trong sách Mô hình phân tích và định giá tài sản tài chính của PGS-TS Hoàng Đình Tuấn 3.3.2.3 Sử dụng kết hợp CAPM và phân tích tài chính công ty Đó chính là việc kết hợp giữa CAPM và M&M... nghiệp thép đã 2 lần điều chỉnh giá thép với tổng mức tăng khoảng 600 nghìn đồng/tấn ( Giá thép cuộn thế giới ) Theo VSA, thép nội phải đương đầu với thép nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là nguy cơ từ thép nhập khẩu từ các nước ASEAN có thuế suất NK bằng 0% và thép SV: Nguyễn Văn Trung Lớp: Toán Tài chính 49 Chuyên đề thực tập 27 Khoa Toán Kinh Tế Trung Quốc ( Giá quặng thép thế giới ) Những năm qua, tuy ngành. .. nghành thép nói chung và công ty thép Việt ý khi mà nhà cung cấp phôi thép chính cho thị trường thế giới là Trung Quốc liên tục điều chỉnh chính sách về thuế và hạn ngạch xuất khẩu thép và phôi thép như : tăng thuế xuất khẩu lên 25%, đóng của các nhà máy thép có công suất dưới 2 triệu tấn/năm Điều này làm cho thị trường phôi thép thế giới trở lên khan hiếm Trong nước, các công trình ít triển khai và nhu... và có sự suy giảm về khối lượng giao dịch thì điều này thể hiện cường độ di chuyển của đường giá là khá yếu Bởi vì khi đường giá di chuyển với 1 chút cường độ thì chỉ làm cho những nhà đầu cơ quan tâm đến nó mà thôi 3.Các mô hình định giá cổ phiếu 3.1.Phương pháp định giá cổ phiếu trên cổ tức – Mô hình chiết khấu cổ tức (Divident Discount Model – DDM) Theo quan điểm chặt chẽ nhất, khi bạn nắm giữ cổ. .. đầu vào tránh phụ thuộc bên ngoài,…Tất cả điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong thời điểm khó khăn này 2.Hiện trạng và định hướng phát triển ngành thép Việt Nam 2.1.Hiện trạng ngành thép Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20 Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên cho ra lò mẻ gang đầu tiên vào năm 1963 Năm 1975, Nhà máy luyện cán thép Gia Sàng đã đi vào sản xuất Công . định giá cổ phiếu. Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý Chương này sẽ áp dụng lý thuyết ở chương I để phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý 2.2.2.2.Các yếu tố vi mô – phân tích công ty Trong phân tích công ty, ta phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính của công ty. Việc phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá tình hình tài chính. 49 1 Chuyên đề thực tập Khoa Toán Kinh Tế Xuất phát từ tầm quan trọng của việc định giá, chuyên đề thực tập này được thực hiện với đề tài : Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý” Chuyên

Ngày đăng: 27/05/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan