Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn sinh học lớp 7

31 912 6
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng các tiết thực hành môn sinh học lớp 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tên đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC LỚP 7 A-MỞ ĐẦU Chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương về sinh học và là một môn khoa học thực nghiệm, Trong quá trình giảng dạy, người thầy phải đặt ra mục tiêu là giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành được phương pháp, kĩ năng, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại. Đối với bộ môn sinh học lớp 7 là môn khoa học rất lí thú và hấp dẫn vì đối tượng nghiên cứu là thế giới động vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đòi hỏi phải am hiểu, phải có kiến thức và kĩ năng để dẫn dắt các em khám phá thế giới động vật đa dạng và phong phú đó, khơi dậy ở các em sự hứng thú,yêu thích bộ môn sinh học, đặc biệt là qua các giờ thực hành. I/Lí do chọn đề tài : -Chương trình sinh học lớp 7 gồm 70 tiết,trong đó có 12 tiết thực hành,các tiết thực hành chưa được chú y đúng mức, một số bài thực hành việc tìm mẫu vật khó, một số bài đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng, kinh nghiệm thực hành cũng như kĩ năng sử dụng các thiết bị. nên chất lượng các tiết thực hành chưa cao, chưa đảm bảo được các yêu cầu sau của giờ thực hành : + Củng cố kiến thức đã học. + Hình thành kiến thức mới qua quan sát thí nghiệm, thực hành. + Rèn kĩ năng tay, dao mổ, panh ) 1 + Vừa củng cố quan sát, kĩ năng sử dụng thiết bị cho học sinh (Kính hiển vi,kính lúp cầm vừa mở rộng kiến thức đã học (đặc biệt là về tập tính của một số loài sinh vật )tăng sự hứng thú yêu thích môn học. - Chính vì những lí lo nêu trên, tuỳ thuộc vào dạng bài thực hành mà tôi đã áp dụng những biện pháp phù hợp, cùng với những kinh nghiệm cũng như kĩ năng thực hành của mình để tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành, vì thế chất lượng cuả các tiết thực hành nâng lên đáng kể. II/Mục tiêu của đề tài : Thông qua các tiết thực hành thực hiện các mục tiêu sau : - Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành như kĩ năng thu thập mẫu vật, xử lí mẫu, kĩ năng mổ và quan sát, kĩ năng đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ để xác định các thành phần cấu tạo trong của một số đại diện. - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học( đối với những bài thực hành bố trí ở cuối mỗi chương ).Hình thành kiến thức mới cho học sinh ( đối với những bài thực hành bố trí ở đầu chương. - Đối với những bài thực hành xem băng hình về tập tính động vật, vừa củng cố kiến thức đã học,rèn cho học sinh biết quan sát, tóm tắt những nội dung cơ bản của tiết thực hành đồng thời vừa mở rộng kiến thức bài học tìm hiểu thêm những tập tính khác của động vật, tạo sự hứng thú cho HS trong học tập. - Giúp cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, gắn lí thuyết với thực hành, phát huy tính chủ động, sáng tạo khám phá tri thức của học sinh,đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. III/ Thời gian thực hiện đề tài : Thực hiện trong các tiết sau :( Theo phân phối chương trình ) 1)Dạng bài hình thành kiến thức mới, tiết thực hành bố trí ở đầu chương, minh hoạ thông qua các tiết : Tiết 3 : Thực hành - quan sát một số động vật nguyên sinh 2 Tiết 24 : Thực hành : Mổ - quan sát tôm sông Tiết 34 : Thực hành : Mổ cá 2)Dạng bài thực hành củng cố kiến thức đã học, các tiết thực hành bố trí gần cuối chương, minh hoạ thông qua các tiết : Tiết 16 : Thực hành mổ và quan sát giun đất Tiết 21: Thực hành quan sát một số thân mềm. 3) 3) Dạng bài thực hành vừa củng cố vừa mở rộng kiến thức bài học Tiết 29 Thực hành – Xem băng hình về tập tính của sâu bọ Tiết 47 Thực hành – Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim IV/Quá trình thực hiện đề tài : * Thực trạng trước khi thực hiện đề tài : -Một số tiết thực hành có sử dụng kính hiển vi, lúp cầm tay để quan sát mẫu vật. Các thiết bị này học sinh đã được học về cấu tạo cũng như cách sử dụng ở lớp 6.Nhưng đại đa số là các em sử dụng không đúng cách, không có hiệu quả. -Các kĩ năng khác như kĩ năng thu thập mẫu vật, quan sát đối chiếu, chú thích cho tranh vẽ còn hạn chế . - Đối với các tiết thực hành mổ và quan sát cấu tạo trong của động vật, nếu không có biện pháp phù hợp thì học sinh mổ không thành công, không xác định được các bộ phận của từng hệ cơ quan. - Chưa hiểu rõ thế nào là tập tính? Có những kiểu tập tính nào ở động vật ? Chưa phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được để có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống, đồng thời thấy được sự đa dạng và phong phú của tập tính ở động vật. - Một số em chưa có động cơ học tập đúng dắn, thiếu nghiêm túc trong giờ thực hành gây khó khăn cho việc thực hiện hết các yêu cầu của bài, đặc biệt là bài thực hành hình thành kiến thức mới. 3 *Biên pháp thực hiện: - Giáo viên cần trang bị lại cho học sinh về các cách sử dụng kính hiển vi (cách lấy ánh sáng, cách lên mẫu vật, cách quan sát …), cách bảo quản kính sau khi sử dụng.Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bộ đồ mổ (kéo, panh, kim mũi mác, kim nhọn, dao mổ, kim ghim….) -Hướng dẫn cách lấy mẫu vật trong tự nhiên (trùng roi xanh, trùng giày, giun đất ),cũng như mẫu vật khác (tôm sông, cá, trai. ) -Ơ những tiết thực hành củng cố kiến thức đã học, giáo viên chuẩn bị đầy đủ các tranh vẽ liên quan đến kiến thức đã học để thông qua bài thực hành kết hợp với tranh vẽ củng cố cho học sinh kiến thức đã học - Ở những tiết thực hành hình thành kiến thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài, nắm được yêu cầu của để giờ thực hành tiến hành cho thuận lợi. Đồng thời giáo viên cần chuẩn bị tranh câm cho các nhóm để các em hoàn thành bài tập đối chiếu tranh vẽ với mẫu mổ để chú thích cho tranh câm. - Ở những tiết vừa củng cố vừa hình thành kiến thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh cần xem lại những kiến thức đã học liên quan đến bài thực hành đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu trước nội dung bài thực hành để học sinh tiếp cận kiến thức mới thuận lợi hơn.Giáo viên cung cấp kiến thức về các kiểu tập tính trong những bài lý thuyết có liên quan đến tập tính ở động vật. Giúp học sinh phân biệt rõ các kiểu tập tính phổ biến ở động vật… - Trong giờ thực hành giáo viên phải có sự sắp xếp tiến trình cho hợp lí, chuẩn bị đầy đủ thiết bị cho các nhóm.Hướng dẫn chi tiết cụ thể tiến trình thực hành để học sinh thực hiện được.(ví dụ như đặc điểm về hình dạng,màu sắc. của các bộ phận cần quan sát trong cấu tạo trong. ) -Đối với tiết thực hành mà mẫu vật quá nhỏ, học sinh gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác mổ, dễ làm nát nội quan thì giáo viên nên thực hiện biện pháp sau : mỗi nhóm chọn 1 em, hướng dẫn các em đó các thao tác mổ, để trong 4 tiết thực hành các em đó hướng dẫn lại cho các bạn trong nhóm, có như vậy thì tất cả học sinh trong các nhóm mới thực hiện được yêu cầu của bài. -Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm để có sự bổ sung, hướng dẫn, uốn nắn kịp thời và hướng dẫn học sinh cách tường trình thực hiện yêu cầu của bài thực hành B-NỘI DUNG 1) Dạng bài thực hành hình thành kiến thức mới : Bài thực hành được bố trí ở đầu chương, vậy làm thế nào để học sinh thông qua tiết thực hành có thể nắm bắt được kiến thức mới? Khi dạy dạng bài này, tôi tiến hành như sau : Tiết 3 : Thực hành: Quan sát động vật nguyên sinh Yêu cầu :Học sinh quan sát và phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của trùng roi, trùng giày, củng cố kĩ năng sử dụng và quan sát dưới kính hiển vi Chuẩn bị : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thu thập mẫu vật. Nên lấy mẫu vào ngày ấm áp, khô ráo. Mẫu đựng trong lọ rộng miệng để chỗ có ánh sáng khuyếch tán.Đối với trùng roi thì lấy mẫu ở váng nước xanh ở ao hồ trong 5-10 ngày vẫn quan sát được.Đối với trùng giày thì lấy mẫu ở cống rãnh.Nếu trời mưa liên tục, mật độ động vật nguyên sinh trong nước sẽ rất ít, khó quan sát, nên chủ động nuôi cấy từ rơm rạ khô hoặc bèo Nhật Bản. Nội dung : a) Quan sát trùng giày : -Trước hết giáo viên nên hướng dẫn lại cho học sinh cách sử dụng kính hiển vi ( như cách lấy ánh sáng, cách làm tiêu bản để quan sát, cách điều chỉnh các nút chỉnh thô và nút chỉnh tinh, cách di chuyển tiêu bản qua, lại, lên, xuống để quan sát mẫu vật ) 5 - Để hạn chế sự di chuyển của trùng giày, tạo điều kiện cho học sinh quan sát trùng giày một cách thuận lợi, giáo viên có thể tiến hành theo các cách sau : Cách 1 : Trải một ít sợi bông lên lam, nhỏ 1 giọt nước có chứa trùng giày lên đó và đậy lamen lên. Các sợi bông sẽ tạo thành các ô nhốt trùng giày, nhưng cũng không nên cho nhiều sợi bông quá vì tạo nhiều khe hở cho chúng lách qua. Cách 2 : Nhỏ 1 giọt cồn pha loãng lên lam, rồi nhỏ lên 1 giọt nước có chứa trùng giày, làm tăng độ nhớt hạn chế sự vận chuyển của chúng. -Tiếp đến giáo viên hướng dẫn học sinh để kính ở độ phóng đại nhỏ để quan sát tổng thể cơ thể trùng giày, có thể thấy được cơ thể chúng có hình khối, không đối xứng, giống như chiếc giày, có màu nâu nhạt. -Để có thể quan sát được chi tiết cấu tạo trong của trùng giày, giáo viên có thể làm như sau:pha một ít xanh mêtilen, nhỏ một giọt xanh mêtilen lên lam kính ơ mép trên của lamen, để giấy thấm ở mép đối diện để thấm bớt nước, điều chỉnh kính đến độ phóng đại cỡ 400 lần ta có thể quan sát các phần cấu tạo chi tiết như không bào tiêu hoá, không bào co bóp, nhân lớn, nhân nhỏ. Giáo viên treo tranh yêu cầu vẽ H3.1, học sinh quan sát, đối chiếu với mẫu vật quan sát để xác định rõ các thành phần cấu tạo của cơ thể trùng giày Hình 3.1 quan sát trùng giày ( 1) Nhân nhỏ; 2) nhân lớn; 3) miệng; 4) Hầu; 5) không bào tiêu hoá; 6) Lỗ thoát; 7) không bào co bóp ) Để có thể quan sát được trùng giày di chuyển, giáo viên hướng dẫn chọn một con trùng giày nào đó trên tiêu bản, di chuyển tiêu bản để theo dõi tiếp cách 6 di chuyển của trùng giày, học sinh sẽ thấy được cách di chuyển của trùng giày là vừa tiến vừa xoay. b)Quan sát trùng roi : -Tương tự như trên giáo viên hướng dẫn học sinh cách lấy mẫu vật có chứa trùng roi, nơi có váng nước có màu xanh.Sau khi lấy được mẫu vật nhớ phải để nơi có nhiều ánh sáng, nếu để nơi thiếu ánh sáng thì trùng roi sẽ mất màu xanh lục đặc trưng, khó nhận dạng để quan sát. -Cách làm tiêu bản :Dùng ống hút lấy một giọt nước trên mặt cốc nước có trùng roi ở phía có nhiều ánh sáng ( để mật độ trùng roi nhiều),nhỏ lên lam rồi đậy nhẹ lamen lên đó. Dùng giấy thấm hút bớt nước ở phía mép đối diện của lamen. - Cách quan sát :Để học sinh có thể quan sát thấy được về hình dạng bên ngoài cũng như cách di chuyển của trùng roi, giáo viên yêu cầu học sinh phải quan sát H3.3 để nắm được hình dạng ngoài của trùng roi. Để kính ở độ phóng đại nhỏ để quan sát hình dạng ngoài(HS quan sát thấy cơ thể trùng roi có hình chiếc lá nhỏ,dẹp,có màu xanh lục,kích thước nhỏ hơn trùng giày rất nhiều ). Để quan sát được cách di chuyển của trùng roi, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện đúng các yêu cầu sau : Đầu tiên học sinh vẫn để kính ở độ phóng đại nhỏ như trên,học sinh sẽ nhận thấy dưới kính hiển vi các trùng roi như những chiếc lá nhỏ lắc qua lắc lại trong nước.Tuy nhiên ở độ phóng đại này học sinh chưa thấy rõ cách di chuyển của trùng roi. Tiếp đó học sinh chuyển kính sang độ phóng đại lớn hơn 300-400 lần để quan sát rõ cách di chuyển của trùng roi ( Học sinh thấy được cách di chuyển của trùng roi cũng giống như trùng giày : vừa tiến vừa xoay) Học sinh có thể kết hợp mẫu vật quan sát với H3.3, để xác định các bộ phận trên cơ thể trùng roi 7 Hình 3.3 Trùng roi ( 1.Roi, 2. Điểm mắt, 3.Hạt diệp lục ) Tiết 24 :Thực hành : Mổ và quan sát tôm sông. Yêu cầu : -Củng cố kĩ thuật mổ động vật không xương sống - Mổ và quan sát cấu tạo mang,nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang - Nhận biết một số nội quan của tôm : Hệ tiêu hoá, hệ thần kinh Chuẩn bị : Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con tôm sông( còn sống ), bộ đồ mổ, lúp cầm tay Để giờ thực hành đạt được yêu cầu đề ra, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ bài, nắm chắc các thao tác kĩ thuật mổ : mổ ở mặt lưng ( vì chuỗi hạch thần kinh nằm ở bụng ). Phối hợp dao mổ và kẹp, dùng kẹp để nâng và kéo để cắt, dùng đinh ghim găm trong ván mổ, sau đó đổ ngập nước mẫu mổ. Đây là bài thực hành khó, yêu cầu đạt cao. Giáo viên nên chọn một số học sinh tham gia chuẩn bị trước, để các em học sinh đó hướng dẫn lại cho các bạn cùng nhóm trong buổi thực hành chính thức. Nội dung : a) Mổ và quan sát mang tôm : Giáo viên treo hình H23.1 Cách mổ mang tôm sông(cụm từ chú thích: đốt gốc chân ngực, lá mang,bó cơ ) Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ để học sinh nắm được cách mổ. Trên cơ sở đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách mổ mang tôm: thì 8 dùng kẹp nâng và dùng kéo để cắt bỏ phần giáp đầu ngực ở hai bên đầu như hình vẽ 23.1. Tiếp đến là dùng kẹp để kẹp đốt gốc chân ngực rồi khẽ gỡ một chân ngực kèm lá mang, thấy được 3 đặc điểm của lá mang ( bám vào gốc chân ngực, thành mỏng và có lông phủ ) Giáo viên lưu ý cho học sinh về cách mổ khác rất dễ thực hiện :Một tay cầm kéo chọc thủng màng da giữa 2 tấm kitin phía đuôi. Đặt tôm nằm sắp trên ván mổ, cắm kim găm vào những tấm kitin, lưu ý phải làm cho thật nhẹ nhàng vì những tấm kitin dễ tách khỏi cơ thể Học sinh tiến hành mổ, đối chiếu với hình H23.1. Sau đó học sinh chú thích cho hình vẽ như sau : Chú thích 1) Lá mang 2) C u t o hình lông chim c a láấ ạ ủ mang 3) Bó c ơ b)Mổ và quan sát cấu tạo trong : Cách mổ :Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu lệnh trang 77, giáo viên treo hình vẽ H23.2, về cách mổ để quan sát cấu tạo trong của tôm. Học sinh tiến hành mổ theo 2 bước : Đổ ngập nước cơ thể tôm,dùng kẹp khẽ nâng tấm lưng và cắt bỏ ra ngoài và bắt đầu quan sát -Cơ quan tiêu hóa : Giáo viên treo tranh vẽ H23.3A Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thông tin SGK, đối chiếu mẫu mổ với các gợi ý trong hình vẽ trên để nắm được các bộ phận của hệ tiêu hoá. Trên thực tế nếu giáo viên chỉ tiến hành theo trình tự như trên thì đa số các nhóm mổ không thành công và các em không xác định đúng các bộ phận của hệ tiêu hoá vì các lí do sau: 9 + Để có mẫu mổ tốt, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm, nhưng vì số học sinh đông ( 8 nhóm, mỗi nhóm 5-6 em ) thì giáo viên không thể hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm được.Mặt khác nếu không có kinh nghiệm các em sẽ làm cho tuyến gan nát và không quan sát được các bộ phận còn lại. + Học sinh chưa có kĩ năng đối chiếu mẫu mổ với hình vẽ nên chưa xác định được các bộ phận của hệ tiêu hoá. - Do vậy để đạt được yêu cầu của giờ thực hành tôi tiến hành như sau : + Chọn mỗi nhóm một em học sinh, hướng dẫn các em tham gia chuẩn bị trước để các em nắm chắc cấu tạo và nhuần nhuyễn về cách mổ để hướng dẫn lại cho các bạn cùng tổ trong buổi thực hành chính thức + Hướng dẫn học sinh cách xác định, đối chiếu mẫu mổ với hình vẽ : Hệ tiêu hoá của tôm bắt đầu từ miệng, tiếp đến là đoạn thực quản ngắn (phần này thường khó quan sát thấy ), tiếp đến là dạ dày có phần đầu phình to phần sau thuôn lại và có màu nâu sẫm, nhích về phía sau là tuyến gan có màu vàng nhạt.Để quan sát được ruột, lấy kim nhọn luồn xuống dưới và nhích về phía sau của dạ dày, sau đó khẽ nâng nhẹ đầu kim nhọn lên ta thấy nối tiếp với dạ dày là ruột : là ống nhỏ có màu hồng thẫm( hoặc có màu đen khi trong ruột có thức ăn ). Với cách hướng dẫn chi tiết, cụ thể đa số học sinh đã xác định được các bộ phận của hệ tiêu hoá, chú thích được cho hình vẽ. -Cơ quan thần kinh : Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội tạng và cơ ( đổ ngập nước mẫu mổ ), tránh làm đứt ruột mảnh và nhỏ nằm gần mặt lưng. Học sinh quan sát hệ thần kinh, đối chiếu mẫu mổ với các gợi ý có trong hình vẽ H23.3, để chú thích cho hình 23.3c Học sinh chú thích được cho hình vẽ :H23.3B, C 10 Dạ dày [...]... viên có thể thực hiện tốt tất cả các tiết thực hành bộ môn sinh học lớp 7, tôi có đề nghị bộ giáo dục cung cấp đủ băng, đĩa cho tiết thực hành : Tiết 28 Xem băng về tập tính của sâu bọ Tiết 45 xem băng về đời sống và tập tính của chim Tiết 52 xem băng về đời sống và tập tính cuả thú E- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Sách giáo khoa : sinh học 7 (Nhà xuất bản giáo dục ) 2) Sách giáo viên : sinh học 7 (Nhà xuất... được một đến hai lần, vừa khó sử dụng, vừa đễ gãy, giáo viên phải linh động tìm thiết bị khác để sử dụng - Cần có người chuyên phụ trách phòng thực hành, hỗ trợ cho giáo viên trong khâu chuẩn bị, vệ sinh thiết bị, kiểm tra thiết bị - Phát huy những kĩ năng mà học sinh hình thành được qua các tiết thực hành, mở các cuộc thi kĩ năng thực hành đối với bộ môn sinh học ( đặc biệt là môn sinh học lớp 7 và lớp. .. về biển … Thông qua một số bài học đã cung cấp cho học sinh những kiến thức về tập tính, giúp học sinh hiểu về tập tính và các kiểu tập tính phổ biến ở động vật Vận dụng cụ thể vào các tiết thực hành về tìm hiểu tập tính ở một số loài động vật như thế nào cho có hiệu quả Tiết 29: Thực hành xem băng hình về tập tính của sâu bọ Yêu cầu : Thông qua giờ thực hành học sinh biết được các kiểu tính tập ở... Kích thích bên ngoài Cơ quan thụ cảm Thần kinh Liên hệ ngược Vận động Hệ thống thần kinh Thần kinh Kích thích bên trong Liên hệ ngược Cảm giác Các cơ quan thực hiện Bắt đầu từ ngành thân mền, ở một số loài có hệ thần kinh phát triển nên hình thành một số tập tính Có hai loại tập tính bẩm sinh và tập tính học được Qua một số bài học hình thành cho học sinh các kiểu tập tính phổ biến ở động vật * Tập... săn mồi là tập tính học được, hình thành trong quá trình sống, qua học tập bố mẹ … Khi dạy bài 19 “ Một số thân mềm khác “ Đây là bài học đầu tiên có đề cập đến tập tính, giáo viên cần hình thành ở học sinh khái niệm về tập tính và cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển là thần kinh phát triển Thông báo đến học sinh một số tập tính phổ biến ở động vật Trong bài học này học sinh biết được tập... được yêu cầu của bài thực hành Qua kiểm tra bài thu hoạch tôi thấy đa số các em đã hoàn thành tốt bài thu hoạch, nắm được kiến thức của bài mới thông qua tiết thực hành ở dạng bài thực hành củng cố kiến thức đã học : học sinh có sự chuẩn bị bài cũ chu đáo, nghiên cứu trước các nội dung thực hành, kết hợp với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên,giúp các em có thể củng cố lại kiến thức đã học đồng thời rèn... chuẩn bị mẫu mổ sẵn .Học sinh quan sát xác định các bộ phận : áo, mang, khuy cài áo, tua miệng… Chú thích cho hình vẽ H20.6 bằng cách đánh số vào ô trống cho thích hợp 3) Dạng bài thực hành vừa củng cố vừa mở rộng kiến thức bài học Ở dạng này bài thực hành được bố trí cuối chương Đây là những bài thực hành xem băng hình về tập tính của động vật Để có thể tiến hành các tiết thực hành này thành công bản thân... một số loài chim khác, như di chuyển ( bay, bơi, chạy,… ) HS biết được loại thức ăn và cách bắt mồi ở mỗi loài chim HS biết được cách sinh sản phong phú ở chim (Giao hoan, làm tổ, ấp trứng nuôi con …) C-KẾT LUẬN Qua các tiết thực hành vận dụng các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy các em rất hào hứng sôi nổi tham gia giờ thực hành, với sự hướng cụ thể chi tiết của giáo viên chất lượng của các giờ thực. .. trên, trong thực tế em biết ở sâu bọ còn có những tập tính nào ? Học sinh thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập sau : Tên ĐV Tập tính kiếm ăn, săn mồi Tập tính tự vệ, tấn công Loại thức ăn Cách tự vệ Cách kiếm ăn Tập tính sinh sản Một số tập tính khác Cách tấn công 1 2 3 * Qua thảo luận nhóm học sinh trả lời các câu hỏi ở mục yêu cầu Thu hoạch :Học sinh hoàn thành bảng, qua đó nắm được các tập tính... qua học tập có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sông Thấy được tập tính ở động vật rất đa dạng và phong phú Thông qua cách tiến hành giờ thực hành như trên ,học sinh không những củng cố được kiến thức mới,đối chiếu giữa lí thuyết với thực tế,ở bài thực hành nào các em cũng đều thực hiện được các yêu cầu của bài,nên các em rất hào hứng,sôi nổi ham tìm tòi khám phá, sự hứng thú trong học tập giúp cho các . : MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC LỚP 7 A-MỞ ĐẦU Chương trình sinh học phổ thông là những kiến thức đại cương về sinh học và là một môn khoa học thực nghiệm, . sinh học lớp 7 gồm 70 tiết, trong đó có 12 tiết thực hành ,các tiết thực hành chưa được chú y đúng mức, một số bài thực hành việc tìm mẫu vật khó, một số bài đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng, kinh. những kinh nghiệm cũng như kĩ năng thực hành của mình để tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành, vì thế chất lượng cuả các tiết thực hành nâng lên đáng kể. II/Mục tiêu của đề tài : Thông qua các

Ngày đăng: 27/05/2015, 16:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan