Một số bài văn tả lễ hội.

5 1.3K 0
Một số bài văn tả lễ hội.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lễ hội đua thuyền Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em. Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuyển bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn. Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng. Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy! Nguyễn Trọng Thăng(lớp 6D, trường THCS Trần Phú, xã Hòa Kiến. TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) Sapa là tỉnh miền núi thuộc Lào Cai, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh và những tập tục văn hóa truyền thống khác nhau. Một số lễ hội chính của người dân Sapa. Lễ quét làng của người Xá Phó Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng.Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng. Lễ hội "Nào Cống" Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống. Lễ Tết nhảy Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van. Trước Tết, nam thanh niên ôn luyện các điệu nhảy múa. Các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới. Lễ Tết nhảy thường diễn ra ở nhà ông trưởng họ và các thành viên trong họ đều tấp nập đến giúp trưởng họ chuẩn bị Tết. Tết nhảy diễn ra từ cuối giờ Thìn đến giờ Dậu với tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Đó là nghệ thuật múa nhảy đan xen với nghệ thuật âm nhạc. Đó là nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích dòng họ, công lao tổ tiên. Đó là nghệ thuật tạo hình với các loại tranh thờ, tranh cắt giấy, điêu khắc tượng gỗ sinh hoạt tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn. Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước đây, vào những ngày tốt của tháng đầu năm hàng năm, người Dao ở Giàng Tả Chải thường tổ chức lễ “Nhặn Sồng” (1) ở khu rừng cấm của làng. Từ đầu thập kỷ 50, do sự gia tăng dân số, nạn phá rừng làm nương rẫy cũng phát triển, nên chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Đồ cúng lễ là một con lợn (to hay nhỏ tuỳ thuộc số người đến dự nhiều hay ít). Con lợn này luân phiên hàng năm từng hộ gia đình trong làng nuôi dưỡng. Lợn dâng cúng phải là lợn có lông đen tuyền, khoẻ mạnh, béo tốt. Địa điểm cúng thường tổ chức ở khu rừng cấm của cả làng – nơi thờ thần thổ địa, thần thường ngự ở một gốc cây to hoặc một hòn đá lớn trong rừng cấm. Sau khi ông “Chứ lồng” - người chủ lễ dâng cúng thần, đọc lời quy ước. Người dân đến dự đều có quyền tự do thảo luận, bàn bạc. Hội Gầu Tào của người Mông Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con - đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào - đó là hội cầu mệnh. Ở Sa Pa, sáng ngày mồng một tết làm lễ mở hội. Ở Mường Khương mở hội vào ngày mồng ba tết. Sau phần cúng khai hội của thầy cúng, mọi người cùng tham gia các cuộc thi trò chơi. Hội Roóng Poọc của người Giáy Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch người Giáy ở Tả Van (huyên SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Từ sáng sớm, làn sương còn giăng mù mịt từng đoàn người tíu tít nói cười trong mây, hồ hởi về dự hội. Người Mông từ Hầu Thào, Lao Chải dồn xuống, người Dao từ Bản Hồ, Bản Phùng ngược lên, du khách từ thị trấn SaPa cũng tới dự làm cho lễ hội đông vui tới vài nghìn người. (Nguồn: Theo laocai.gov.vn) LỄ HỘI QUÊ TA LÀNG TẢ THANH OAI TRƯỚC NĂM 1945. Từ xa xưa cho đến 19/8 năm 1945. Hằng năm quê ta “vào đám” (lễ hội) tháng Giêng. Hội chính vào 4 ngày: 13, 14, 15, 16 tháng Giêng âm lịch. Để chuẩn bị cho những ngày “vào đám” trước đó 5-7 ngày dân làng đã tất bật, tưng bừng náo nhiệt, họp hành, ăn nhậu linh đình, uống thả sức, ăn tha hồ, còn thì gói phần mang về để cả gia đình cùng hưởng thụ, dù chỉ còn ít hay nhiều không câu nệ, vì người ta thường nói: “một miếng việc làng bằng sàng só bếp:”. Mỗi chàng thanh niên trai tráng nếu được mang danh hiệu “linh bàn” thì phải nộp đủ “lệ làng”, như: lệ “sôi linh”, lệ “sôi cân, lợn cân” với phe giáp, nhất là đến lượt “làm cỗ thờ” gồm có bánh dầy, bánh chưng, bánh gai, bánh cắt. Đặc biệt là mứt cà và mâm “cỗ yến”. Toàn bộ “mâm cỗ thờ” là đồ chay đặc biệt. Người đứng trông coi “cỗ thờ” là cụ “Thủ Mừ”. Tất cả những người tham gia làm cỗ đều được kén chọn là người thanh tâm, trong sạch. Từ việc đãi gạo cho việc sửa lá đều phải chở thuyền ra giữa dòng sông, tìm dòng trong sạch nhất. Mọi công việc đều phải rất thận trọng nếu không thì chỉ sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn tới “tai vạ”. Các phe giáp tưng bừng nhộn nhịp họp bàn kén quân Kiệu, chọn “Tổng cò”, bầu người đàn anh “ông khẩu”, cử “Chạ Đồng Văn” vv. Sau khi lựa chọn các “Hiệp” kéo quân cờ tới Đình để nhận mũ áo. Toàn Mũ võ sĩ và áo Nậu bằng nỉ đỏ, thêu hoa văn thật là cổ kính. Mở đầu “vào đám” là 2 ngày “Tập Kiệu” (12-14) . Đám rước “tập kiệu”, Kiệu Giáp, vua Ông đi trước, Kiệu Ất, vua Bà đi sau, phía trước là Tàn vàng, Tán tía, Bát bửu, Gương vàng, cờ, quạt chiêng trống nghiêm trang, phường Bát âm, “Chạ Đồng Văn, tiếng nhạc vang vang tưng bừng nhộn nhịp “Chạ Đồng Văn” cứ liên tục đổ hồi thì “Tổng cò” cũng chẳng thề phất cờ để toàn đám rước nhích bước. Người đàn anh “Trống khẩu” mỗi khi hô “chạ nghe” thế là tất cả hàng người đều tập trung đôi “mắt ngọc” vào cỗ Kiệu, nhất là 8 người “quân kiệu” toàn tâm toàn ý vào đôi tay, để chỉ “chớp mắt” là kiệu đã sang vai. Đêm 14 rạng ngày Rằm, dân làng rước khám thờ Vua ông, Vua bà đi theo đường “Ngự đạo” tới “Minh Ngự Lâu”. Con đường Ngự đạo chưa đầy nửa cây số từ đình Hoa Xá đến Ngự Lâu, ấy vậy mà đám rước đi từ chập tối đến quá nửa đêm mới hạ kiệu. “Minh Ngự Lâu” là nơi xưa kia vua Lê Hoàn sai cung nữ đưa cô gái quê người làng Tó “Kẻ Tó” tới đó để tắm gội rồi sau đó lên xe về cung vua. Nay hàng năm rước thần tượng tới đó để “Mộc dục” (tắm gội). Trong ngày Rằm rước sách linh đình, rước cỗ thờ rồi đến việc trên đình Tổ Thị rước Giầu vàng tới Ngự Lâu để chào mừng lễ kỷ niệm vua Lê Hoàn gặp người hiếu nghĩa có “Tường Vân” hộ mệnh. Sau trở thành Thánh phi. Xã Tả Thanh Oai thờ làm Thành Hoàng. Sau khi lễ Mộc dục các vị chức sắc phong thần tượng có mũ áo chỉnh tề, Vua ông mặc áo vóc tía, mũ miện Đế Vương, Vua bà mặc áo vóc vàng đội mũ Thánh phi lên kiệu Bát cống để “Hồi loan”. Đêm Rằm rạng 16 trên đường “Ngự Đạo” đám rước long trọng bực nhất trong 4 ngày đêm. Trên kiệu ngoài đèn hương đặc biệt có 2 cốc hoa Thuỷ Tiên có nước. Chợt nghe 2 tiếng “Chạ Nghe” hàng người xúm xung quanh kiệu đều trố mắt nhìn lên trên kiệu 2 cốc hoa Thuỷ Tiên không hề sóng sánh, tua Tàn vàng chỉ hơi rung rinh không hề trao đảo, mọi người đều đồng thanh hô “khéo!” thỉnh thoảng đàn anh “Trống Khẩu” lại hô to “Chúc Thánh cung” đáp lại như tiếng sấm vang “Vạn vạn tuế” hai biên đường Ngự Đạo hàng trăm cây Đinh liệu (Bó nứa) sáng rực góc trời, làm tăng thêm vẻ thiêng liêng sầm uất. Những người đến chiêm ngưỡng để cầu phúc cầu duyên không chỉ riêng người làng mà còn không ít người các xã lân cận và những bà con người làng đi làm ăn nơi xa xôi cũng nhớ ngày Hội làng về dự lễ và thăm quê hương đất Tổ. Ngày 16 lễ “Giã đám”đặc biệt đám rước Giầu vàng từ đình Hoa Xá lên đình Tổ Thị đông vui vô kể. Để tạm kết thúc mục lễ hội quê ta. Có câu thơ rằng: Làng ta lễ hội tháng Giêng Lư sử của xã cổ truyền vinh quang Đi Nam là những người làng Ngày Rằm rước Kiệu ở làng rất vui Kẻ buôn người bán khắp nơi Về dự lễ hội nghỉ ngơi mấy ngày Những người công tác đó đây Nghỉ phép về dự những ngày vui xuân Đồng hương thăm hỏi đầu xuân Miệng chào thân mật ân cần bắt tay Chúc nhau gặp lắm dịp may Năm sau lại đến hội này chúc nhau. LỄ HỘI CỔ LOA Sáng nay, 12/2, hàng ngàn du khách và dân sở tại đã trống giong cở mở đổ dồn về khu di tích Cổ Loa để nhớ về vị vua đầu tiên xây thành chống giặc và huyền thoại tình yêu giếng Ngọc Mỵ Châu Đúng 9 giờ sáng, đoàn rước của 9 xã (Cổ Loa, Văn Thượng, Mạch Tràng, Sàn Dã, Ngoại Sắt, Đài Bi, Cầu Cả, Thư Cưu và xã Liên Hà cũng được gọi là anh cả Quậy) đã tề tựu đông đủ trước sân Đền Thượng - trung tâm Loa Thành để làm lễ dâng hương nhằm tưởng nhớ vị Vua đã có công xây thành, đắp lũy chống giặc ngoại xâm. Câu chuyện xây thành Cổ Loa với những vòng thành như vỏ ốc (loa: ốc) hoặc nỏ thần Kim Quy tại địa danh này đã được các nhà khảo cổ dần vén bức màn bí ẩn. Dấu vết các vòng thành cổ, những mũi tên đồng, dấu vết lò đúc đồng v.v đã có rất nhiều hiện vật được trưng bày nhằm giới thiệu với quan khác quốc tế cũng như những nhà nghiên cứu nhưng huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu thì bao lâu nay vẫn chỉ là huyền thoại. Các nhà văn hóa chỉ có thể đưa ra kết luận sơ cứng như: Tình yêu lầm lẫn của nàng Mỵ Châu đã dẫn đến câu chuyện mất nước: Tôi nhớ ngày xưa chuyện Mị Châu / Trái tim lầm chỗ để trên đầu / Nỏ thần vô ý trao tay giặc / Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu. Như vậy, lễ hội Cổ Loa có vẻ như một bài học cảnh tỉnh cần phải nhắc đi nhắc lại mỗi năm một lần để mọi người dân Việt phải ghi lòng tạc dạ chuyện an nguy của nước nhà bao giờ cũng phải đặt trên tình riêng, hạnh phúc cá nhân. Nhưng ý nghĩa của huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu có phải chỉ là bài học giản đơn như thế? Tại sao những viên ngọc trai nơi nàng Mỵ Châu gặp nạn nếu đem rửa nước giếng Ngọc nơi chàng Trọng Thủy trẫm mình lại trở nên trong hơn và phát sáng? Tình yêu có hóa giải được thù hận giữa con người với con người hoặc cao hơn, giữa các quốc gia? Chỉ nguyên mấy câu hỏi này thôi, huyền thoại giếng Ngọc Mỵ Châu cũng đã xứng đáng là một kiệt tác văn hóa của nhân loại. Lễ hội Cổ Loa sẽ kéo dài đến 16 tháng giêng âm lịch. • Lê Anh Dũng Việt Báo (Theo_VietNamNet) . Mông Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ta nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ. tết của người Dao đỏ Tả Van giầu bản sắc, độc đáo nhưng đều thấm đậm tính nhân văn. Lễ hội “Nhặn Sồng” & “Nào Sồng” Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa). Trước. thắng cảnh và những tập tục văn hóa truyền thống khác nhau. Một số lễ hội chính của người dân Sapa. Lễ quét làng của người Xá Phó Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ,

Ngày đăng: 26/05/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan