Đáp án Ngữ Văn 12 Đề chẵn (Thi giữa kỳ)

2 374 0
Đáp án Ngữ Văn 12 Đề chẵn (Thi giữa kỳ)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG Đề chính thức Đề chẵn HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM THI GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn 12 I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Có ba phương thức trần thuật trong văn tự sự (HS đã được học ở THCS về ngôi kể): - Lời trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chyện tự giấu mình. - Lời trần thuật theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện. - Lời trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật. 0,5 2 Đoạn trích được trần thuật theo phương thức thứ ba: Người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu nhân vật, điểm nhìn của nhân vật. Ví dụ: Cách gọi tên chị Chiến, chú Năm hoặc những từ ngữ địa phương; hoặc một trong các câu “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu thoáng qua hình ảnh mẹ. Đêm nữa lại đến Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má ”) 0,5 II Bàn luận về vấn đề môi trường sống của con người hiện nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng 1 Thực trạng môi trường sống của con người đang bị hủy hoại (HS có thể trả lời câu hỏi Môi trường sống của con người là gì? Sau đó trình bày thực trạng) 0,5 2 Môi trường bị hủy hoại tác động tiêu cực tới đời sống, sản xuất, kinh tế, xã hội… 0,5 3 Nguyên nhân 0,5 4 Giải pháp 0,5 5 Liên hệ 0,5 III Cảm nhận về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 1 Giới thiệu chung - Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi này. - Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc nỗi dậy của dân làng Xô Man vùng lên chống Mỹ - Diệm. - Cây xà nu là một hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm. 0,5 2 Cảm nhận về hình tượng cây xà nu a. Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. - Cây xà nu hiện lên trong tác phầm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện. - Cây xà nu gần gũi, gắn bó với đời sống của dân làng Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ. 0,75 1 b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng. - Những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù gợi đến những mất mát, đau thương mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng miền Nam bị khủng bố ác liệt. - Sức sống mạnh mẽ của rừng xà nu vượt lên trên những hành động hủy diệt, tàn phá của kẻ thù thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam một mất một còn với kẻ thù. - Trong rừng, ít có loại cây ham mặt trời như cây xà nu. Đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lý tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam. - Những cánh rừng xà nu đại ngàn với sức sinh sôi mãnh liệt gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến. c. Nghệ thuật miêu tả cây xà nu - Kết hợp miêu tả ở nhiều điểm nhìn: vừa bao quát, vừa cụ thể; khi dựng lên hình ảnh của cả khu rừng, khi đặc tả cận cảnh một số cây. - Phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng mặt trời… - Nhà văn miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người (ứng chiếu giữa cây và người). Các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng hiệu quả, thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Giọng văn hào hùng, giàu sức biểu cảm, thấm đẫm chất trữ tình. 2,0 0,75 Đánh giá chung - Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. - Chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn đã thể hiện sống động hình tượng cây xà nu; làm nổi bật một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giàu chất tạo hình và giàu sức khái quát của Nguyễn Trung Thành. 0,5 IV.a Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ Nhặt 1 - Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng. 1,0 2 - Qua nhan đề trên, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận nhỏ bé, tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói. Đó cũng là hiện thực đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. 1,0 IV.b Phân tích ý nghĩa những câu nói của nhân vật bà Hiền 1 Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật bà Hiền với vẻ đẹp mang chiều sâu văn hóa, tâm hồn người Hà Nội. Vẻ đẹp ấy thể hiện sâu sắc nhất trong suy nghĩ và cách cư xử của nhân vật. 0,25 2 Câu nói của bà Hiền thể hiện những giằng xé âm thầm giữa tình yêu con với tình yêu nước, giữa nỗi lo âu với ý thức về danh dự. Bà Hiền tôn trọng danh dự của con, hiểu con nên chấp nhận đề con đi chiến đấu, nhưng bà không che giấu nỗi đau lòng, không vờ vui vẻ ồn ào. Với bà, đây là quyết định khó khăn nhưng hợp lý nhất. 0,75 3 Qua chi tiết này, tác giả muốn khẳng định cá tính và bản lĩnh của bà Hiền: không tạo uy tín, danh dự bằng lời nói không thành thực, luôn dám là mình. 0,75 4 Đánh giá khái quát - Qua nhân vật bà Hiền, “một hạt bụi vàng của Hà Nội”, tác giả ca ngợi vẻ đẹp và bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. - Nhân vật bà Hiền chỉ là một người bình thường nhưng kết tinh những phẩm giá của người Hà Nội, góp phần làm cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. 0,25 2 . TẠO BẮC GIANG Đề chính thức Đề chẵn HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM THI GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn 12 I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát. tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng. nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng mặt trời… - Nhà văn miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, đối chiếu thường xuyên với con người (ứng chiếu giữa cây và

Ngày đăng: 26/05/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan