Sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp Lực

17 666 0
Sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp Lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp LựcSử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp LựcSử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp LựcSử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp LựcSử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp Lực

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ông cha ta xưa đã có câu: “ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Câu nói vừa chỉ ra tinh thần đoàn kết trong công việc lại vừa nói lên tính cần thiết của việc hợp tác theo nhóm hay theo “ e-kip” để mong muốn có hiệu quả công việc cao nhất. Đối với học sinh- sinh viên ngành Y- Dược việc được tiếp xúc và làm quen với nhóm làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một cơ hội tốt để các em nhanh chóng bắt nhịp với công việc sau này. Chúng ta đều biết đặc trưng của ngành Y là làm việc theo ca, “kíp”, tổ, đội, và nếu như các em không được làm quen trước thì sau này rất khó thích ứng nhanh với công việc, hơn nữa làm việc theo nhóm đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Nói đến việc chia nhóm trong học tập thì không có gì mới bởi nó rất quen thuộc trong phương pháp dạy học xưa và nay. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này một cách khoa học không phải người giáo viên nào cũng vận dụng tốt. Khi còn là sinh viên tôi cũng từng tham gia những nhóm học tập và tôi cảm thấy việc học tập theo nhóm phát huy rất tốt vai trò tích cực học tập, chủ động và sáng tạo của bản thân. Chính vì vậy khi ra trường và được làm việc trong môi trường giáo dục, là giáo viên dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tôi luôn luôn trăn trở và mong muốn lồng ghép phương pháp này để giảng dạy cho học sinh của tôi. Giải phẫu - Sinh lý là môn học cơ sở cho các môn học khác,kiến thức của môn học phục vụ đắc lực cho quá trình tiếp nhận kiến thức các môn học tiếp theo. Khối lượng kiến thức rất lớn, khô khan và khó hiểu làm cho học sinh không mấy hứng thú, say mê với môn học này, nhiều học sinh học Giải phẫu – Sinh lý theo hình thức đối phó và cảm thấy việc không phải thi lại là một thành công. Một số học sinh chăm học hoặc thích thú với môn học này cũng gặp không ít khó khăn khi phải làm việc độc lập để tiếp nhận những kiến thức mang tính chất tổng quát, trìu tượng và khó nhớ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, nắm bắt được những khó khăn của môn học và tâm lý “sợ” học của học sinh tôi luôn luôn tìm tòi và thay đổi phương pháp giảng dạy của mình sao cho phù hợp với thực 1 tế tại nhà trường và cũng để học sinh khi học môn của tôi không còn thấy “sợ” mà thay vào đó là sự hứng thú, say mê. Chính những điều đó là động lực thôi thúc tôi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp Lực”. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận của phương pháp làm việc nhóm. 1.1. Lịch sử hình thành phương pháp làm việc nhóm. Làm việc nhóm hay còn gọi là hình thức Team Building. Hình thức này xuất hiện trên thế giới vào khoảng đầu thế kỷ XX. Eltol Mayo (1880-1949) là người đầu tiên nghiên cứu hoạt động này bằng việc khai sáng ra “hoạt động tương quan giữa người với người”. Sau ông có biết bao nhiêu nghiên cứu, phân tích và thử nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau đã chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc theo nhóm. Từ đó, làm việc theo nhóm được ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực. Giáo dục cũng bắt đầu hình thành phương pháp dạy học trong đó người dạy học chia đối tượng người học của mình thành các nhóm nhỏ và giao cho họ những vấn đề bắt buộc họ phối hợp với nhau để tìm hiểu và giải quyết vấn đề đó một cách triệt để và hiệu quả nhất. Chính nhờ hình thức dạy học này mà đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và độc lập của người học trong việc chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại. Cùng với phương pháp dạy học trực quan sinh động thì hình thức chia nhóm trong quá trình học đem lại những hiệu quả đáng kể nâng cao chất lượng đào tạo, tạo hứng thú và say mê đồng thời cũng là một hình thức gắn kết tinh thần tập thể. 1.2. Một số khái niệm liên quan. 1.2.1. Nhóm: Là một tập hợp hai hay nhiều người cùng chia sẻ mục tiêu. Các thành viên trong nhóm luôn tương tác nhau, theo đó hành vi của mỗi thành viên bị chi phối bởi hành vi của các thành viên khác. 2 1.2.2. Nhóm học tập: là một tập hợp những người có năng lực bổ trợ nhau cùng chịu trách nhiệm chung thực hiện những mục tiêu học tập được giao. Như vậy chúng ta thấy rằng, trong nhóm có sự hoạt động tập thể, đồng lòng, chung sức tất cả vì một sự thành công của nhóm. Trong học tập, khi chúng ta chia nhóm sẽ tạo ra sự cạnh tranh, phấn đấu thi đua giữa các nhóm cũng như giữa các thành viên trong nhóm để tự khẳng định mình trước tập thể. 1.3. Tiêu chuẩn thành lập các nhóm học tập. - Số lượng các thành viên trong nhóm phải vừa đủ và phù hợp với quy mô của lớp học để tận dụng tối đa sự tham gia đóng góp của các thành viên. - Có sự đồng đều trong nhóm về: giới tính, trình độ và năng lực tiếp thu cũng như giải quyết vấn đề. - Hình thành nhóm nên chú ý không để những thành viên có những mâu thuẫn sâu sắc vào cùng một nhóm để tránh những xung đột không cần thiết ảnh hưởng đến công việc học tập chung của nhóm. 1.4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm học tập. Một nhóm học tập được xem là đạt hiệu quả khi nhóm phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định mà người giáo viên trực tiếp lập ra nhóm đó yêu cầu, có thể kể đến như sau: - Khả năng tiếp nhận và giải quyết vấn đề của nhóm đúng hướng, kiến thức mà nhóm đúc kết được trong quá trình làm việc đáp ứng được nhu cầu bài học và có ý nghĩa thực tiễn. - Trong nhóm các thành viên tích cực xây dựng nhóm, hăng say vì công việc chung của nhóm, đoàn kết giữa các thành viên. - Tất cả các thành viên trong nhóm phải được giải trình ý kiến trước tập thể cũng như nhóm để tạo nên thành quả hoạt động của nhóm. Từ những cơ sở lý luận nêu trên đã có tác dụng định hướng cho tôi trong việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại để sử dụng một cách có hiệu quả phương pháp làm việc và 3 học tập theo nhóm nhỏ của học sinh trong quá trình dạy học môn Giải phẫu- Sinh lý. 2. Thực trạng việc sử dụng phương pháp làm việc nhóm tại Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. 2.1. Vài nét sơ lược về trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực thành lập năm 2009 theo quyết định số 2167/QĐ-UBND. Đây là trường tư thục với mô hình đào tạo Viện - Trường đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Trường chịu sự quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng thời hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Hợp Lực. Do mới được thành lập nên nhà trường còn gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giáo viên. Hiện tại trường có 166 giáo viên (86 giáo viên cơ hữu và 47 giáo viên thỉnh giảng), 17 phòng học lý thuyết, 11 phòng thực hành lâm sàng và tiền lâm sàng, 5 phòng ban chức năng, 7 phòng bộ môn, đảm nhận công tác giảng dạy, quản lý và giáo dục cho gần 2000 học sinh của cả 3 ngành học: Y sỹ đa khoa, Điều dưỡng đa khoa và Dược sỹ trung học. Ngoài ra trường còn có bệnh viện đa khoa Hợp Lực là cơ sở thực tập nâng cao tay nghề và bổ sung kiến thức lâm sàng cho học sinh. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng nhà trường không ngừng đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra những cán bộ ngành Y có đủ đức, đủ tài phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. 2.2. Thực trạng việc sử dụng phương pháp làm việc nhóm tại trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực 2.2.1. Thuận lợi: Trong quá trình công tác tại trường tôi nhận thấy có một số điều kiện thuận lợi để áp dụng có hiệu quả phương pháp làm việc nhóm vào giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý, cụ thể: 4 - Môn Giải phẫu - Sinh lý nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường và phòng đào tạo vì đây là môn học cơ sở tạo tiền đề cho các môn học khác. Phòng đào tạo khuyến khích các giáo viên trong bộ môn thay đổi phương pháp giảng dạy tích cực theo hướng “ Lấy người học làm trung tâm”, tránh hình thức truyền thụ một chiều tạo tâm thế học tập ỷ lại trong học sinh. - Phòng đào tạo và tổ bộ môn thường xuyên tổ chức họp chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần. Tổ chức thao giảng, dự giờ để rút kinh nghiệm giảng dạy. Đây là điều kiện tốt để giáo viên bộ môn chúng tôi mạnh dạn áp dụng thử nghiệm phương pháp làm việc nhóm trong môn học của mình. - Đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường nói chung và của bộ môn nói riêng còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết với công việc, tiếp cận với khoa học công nghệ và các phương pháp giảng dạy tích cực một cách nhanh nhẹn và nhạy bén. - Nhà trường trang bị cho bộ môn hai phòng thực hành Sinh lý và Giải phẫu với tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho học tập như: Mô hình, tranh ảnh, các vật dụng làm thí nghiệm… Giáo trình dùng cho môn học đã được biên soạn phù hợp và được kiểm nghiệm qua hội đồng chuyên môn nhà trường tạo được sự thống nhất, đồng bộ. - Thư viện nhà trường có tương đối nhiều đầu sách tham khảo môn Giải phẫu - Sinh lý cho cả giáo viên và học sinh. - Sự phân bố sỹ số lớp học không quá đông dao động trong khoảng 45 - 55 học sinh nên thuận lợi cho việc chia nhóm để làm việc có hiệu quả. Đồng thời các em học sinh ngoan, có ý thức cao trong học tập. 2.2.2. Khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên thực trạng tại nhà trường còn cho thấy những khó khăn nhất định: - Phương pháp làm việc nhóm còn khá mới mẻ và rất ít áp dụng đối với các môn học lý thuyết, một số môn thực hành có áp dụng phương pháp này 5 nhưng chưa cho thấy hiệu quả cao. Chính vì lẽ đó mà kinh nghiệm của giáo viên trong quá trình áp dụng phương pháp này vào giảng dạy còn rất hạn chế. - Môn lý thuyết Giải phẫu - Sinh lý từ trước vẫn sử dụng phương pháp dạy học cổ điển: Giáo viên thuyết trình, học sinh lắng nghe và ghi chép bài. Sự huy động tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh còn rất ít. Học sinh học theo hình thức thụ động nên khả năng nhớ và vận dụng kiến thức vào thực tế chưa tốt thể hiện trên chính kết quả học tập của các em. Bảng thống kê điểm thi hết học phần môn Giải phẫu - Sinh lý của ba lớp Y sỹ 2A, Y sỹ 2B, Y sỹ 2C đã thể hiện rõ điều đó. Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm dưới TB Y Sỹ 2A 5 hs =8,9% 16 hs =28,6% 26hs=46,4% 8 hs =16,1% Y Sỹ 2B 2 hs = 4,2% 6 hs =12,8% 22 hs = 46,8% 17 hs =36,2% Y Sỹ 2C 0 hs = 0% 7 hs =12,3% 20 hs =35,1% 30 hs =52,6% - Trong các giờ thực hành Giải phẫu- Sinh lý giáo viên phân chia nhóm chưa hợp lý, chưa có sự cân đối về mặt học lực giữa các thành viên trong nhóm, chưa cân đối về giới tính. Thường phân nhóm học tập theo danh sách lớp (theo vần A,B,C) . Do đó, xảy ra tình trạng nhiều nhóm tập trung những học sinh có học lực yếu bên cạnh những nhóm học sinh có học lực khá và giỏi hơn sẽ không những không tạo được hiệu quả mà còn có tác động ngược chiều làm giảm chất lượng học tập. - Nhiều học sinh chưa có hứng thú với việc học tập theo nhóm nên có tâm lý ỷ lại vào các thành viên tích cực trong nhóm. Các bài tập nhóm về nhà đôi khi trở thành bài tập cá nhân của những học sinh tích cực, ham học hỏi bởi không có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau. - Hoạt động của nhóm chưa được duy trì thường xuyên, các nhóm chưa có địa điểm để tập trung các thành viên và tổ chức học tập. 6 - Nhà trường chưa có chỗ ở nội trú cho học sinh, các thành viên trong nhóm nhiều người ở xa nhau nên việc tập trung để học tập cũng gặp nhiều khó khăn. Từ những khó khăn mà bộ môn Giải phẫu - Sinh lý đang gặp phải trong vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cũng như những vấn đề khi chia nhóm trong các giờ thực hành, tận dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có tôi đã mạnh dạn tiến hành phương pháp dạy học chia thành nhóm nhỏ áp dụng cho môn lý thuyết Giải phẫu - Sinh lý và thực tế đã cho thấy sự chuyển biến rõ rệt từ kết quả học tập của các em. 3. Các biện pháp thực hiện nhằm sử dụng hiệu quả phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng phương pháp làm việc nhóm nói riêng cần có sự cải tiến đồng bộ cả về phía giáo viên, học sinh và những phương tiện phục vụ cho quá trình học tập môn Giải phẫu – Sinh lý. Một số biện pháp tôi đã làm và thấy có hiệu quả, tác động đáng kể đến tính tích cực, chủ động sáng tạo và cách làm việc có tinh thần tập thể (hoạt động nhóm hiệu quả) của học sinh. Cụ thể như sau: 3.1. Đối với giáo viên. Phương pháp tổ chức làm việc nhóm không chỉ được sử dụng trong các giờ lên lớp mà nên tiếp tục duy trì ngoài giờ thông qua những bài tập về nhà. Để tổ chức được các nhóm học tập cho học sinh người giáo viên phải tiến hành các công việc một cách tuần tự và có khoa học. Thứ nhất: Giáo viên soạn giáo án theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Giáo viên đọc giáo trình xác định kiến thức cơ bản của mỗi bài, lựa chọn kiến thức và những vấn đề đưa ra làm chủ đề cho các nhóm thảo luận, nghiên cứu. Sau đó, giáo viên soạn giáo án một cách thật chi tiết, trong giáo án phải thể hiện rõ công việc của giáo viên và học sinh trong suốt buổi học. Giáo viên chú ý dự đoán những tình huống có thể gặp phải hoặc những câu hỏi học sinh có thể hỏi trong quá trình học tập theo nhóm nhỏ để 7 không phải mất thời gian khi tiến hành giảng dạy, tránh hiện tượng cháy giáo án. Ví dụ: Soạn giáo án bài “Sinh lý máu” (phần đặc điểm của 3 loại tế bào máu). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài giảng Thời gian - Cho học sinh quan sát trên màn hình máy chiếu hình ảnh của 3 loại tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. - Phân công cho các nhóm các vấn đề để các em tự nghiên cứu tìm hiểu + Nhóm 1: Tìm hiểu những đặc điểm của hồng cầu. + Nhóm 2: Tìm hiểu những đặc điểm của bạch cầu. + Nhóm 3: Tìm hiểu những đặc điểm của tiểu cầu. - Quan sát hình minh họa. - Nhận nhiệm vụ phân công, tiến hành thảo luận nhóm. - Trình bày những đặc điểm của hồng cầu. - Trình bày những đặc điểm của bạch cầu. - Trình bày những đặc điểm của tiểu cầu. - Nêu những ý kiến nhận xét, bổ sung cho các nhóm bạn. - Hồng cầu: sinh ra từ tủy đỏ của các xương dẹt. Tuổi thọ từ 100 – 120 ngày. Đường kính 7 – 7,5µm. Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt, không nhân, bên trong chứa huyết cầu tố Hemoglobin. Số lượng hồng cầu trung bình ở máu ngoại vi: + Nam: 4,2 – 4,5.10 12 /lít + Nữ: 3,8 – 4,2.10 12 /lit. Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí và tham gia vào hệ đệm điều hòa pH máu. - Bạch cầu: sinh ra từ tủy xương và các hạch bạch huyết.Tuổi thọ ngắn. Đường kính 8 -15µm. Bạch cầu hình hơi tròn, có nhân, không màu. Số lượng: 5,0 – 8,0.10 9 /lit. Phân loại: Bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt. 8 - Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và bổ sung cho nhau. - Rút ra kết luận - Lắng nghe, ghi chép. Bạch cầu làm nhiện vụ thực bào và sinh kháng thể để bảo vệ cơ thể. - Tiểu cầu:hình đa giác, không màu, không nhân, tụ lại thành đám, dễ vỡ Số lượng: 150 – 300.10 9 /lít. Tiểu cầu tham gia cơ chế đông máu và cầm máu để bảo vệ cơ thể. Thứ hai: Giáo viên đi sâu tìm hiểu đối tượng học sinh,vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự các lớp để nắm được quy mô lớp học (sĩ số, tỷ lệ Nam : Nữ ), học lực của các thành viên trong lớp, ngoài ra nên quan tâm đến điều kiện hoàn cảnh gia đình phương tiện đi lại của học sinh…. Những vấn này rất quan trọng là cơ sở khoa học để giáo viên chia nhóm phù hợp với mục đích học tập vŕ phů hợp với điều kiện ăn ở đi lại của học sinh có như vậy việc sắp xếp thời gian để các em làm các bài tập nhóm ở nhà sẽ hiệu quả cao hơn. Thứ ba: Sau khi thực hiện hai bước trên khi giảng dạy giáo viên bắt đầu chia nhóm sao cho đảm bảo những tiêu chuẩn của một nhóm học tập như: Số lượng thành viên không quá đông, cân bằng về học lực, về giới tính, phù hợp với điều kiện để đảm bảo nhóm có thể họp và làm việc thường xuyên. Thứ tư: Chọn những vấn đề phù hợp với mục tiêu bài học và năng lực học tập của học sinh. Phân công các vấn đề này cho các nhóm, hướng dẫn cho các em mục đích cần đạt tới cho mỗi vấn đề không nên xác định hướng đi cho học sinh mà nên để học sinh linh hoạt lựa chọn cách giải quyết vấn đề (vì có rất nhiều cách để giải quyết một vấn đề) nhằm thoát khỏi lối giảng dạy “ áp đặt” đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo của học sinh. 9 Thứ năm: Sau khi các nhóm làm xong việc và trình bày vấn đề trước tập thể lớp, giáo viên phải rút ra kết luận, nhấn mạnh nội dung bài học. Giáo viên chú ý nhận xét các nhóm trên tinh thần công bằng, chính xác. Khen thưởng những nhóm có kết quả làm việc tốt, rút kinh nghiệm những nhóm làm việc chưa có hiệu quả. Đây cũng là một bước đóng vai trò quan trọng, nếu giáo viên nhận xét không công bằng sẽ gây nên tâm lý bất mãn trong học sinh và làm ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các em. Khen - chê đúng là một động lực thúc đẩy hoạt động nhóm ngày càng có hiệu quả. Thứ sáu: Sau mỗi buổi học giáo viên giao cho mỗi nhóm những những vấn đề cụ thể liên quan tới bài học sau, yêu cầu các em về nhà làm bài tập. Nên lồng ghép công nghệ thông tin vào trong bài tập nhóm đặc biệt là các bài tập về nhà. Tôi thường yêu cầu các em trình bày vấn đề của mình như một bài thuyết trình và khuyến khích các em sử dụng phần mềm Power Point để thể hiện quá trình giải quyết vấn đề đó. Biện pháp này đem lại hiệu quả cao, lồng ghép kiến thức và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, đồng thời mỗi lần các em trình bày trước tập thể sẽ rèn luyện khả năng thuyết trình và kỹ năng giao tiếp. 3.2. Biện pháp đối với học sinh. Học sinh là đối tượng được tiếp nhận phương pháp dạy học mới của giáo viên, để phát huy được hiểu quả cũng như vai trò của phương pháp học tập theo nhóm yêu cầu ở học sinh phải thể hiện sự tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Học sinh phải đọc trước tài liệu ở nhà trước khi đến lớp, có thể tập trung những câu hỏi liên quan đến bài học để đem ra thảo luận trước nhóm trong buổi học. Khi được giáo viên giao những “Bài tập lớn” về nhà thì phải tập trung cả nhóm để cùng nhau trao đổi đưa ra cách giải quyết hợp lý, đồng thời cũng thống nhất quan điểm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề. 10 [...]... tiện dạy học Môn Giải phẫu - Sinh lý đặc thù là môn khoa học hình thái, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì yêu cầu về phương tiện dạy học cũng phải được cải thiện hơn nữa Phương tiện dạy học góp phần không nhỏ trong thành công của việc sử dụng phương pháp làm việc nhóm Giáo viên nên vừa tận dụng triệt để số mô hình, tranh ảnh, mẫu vật có sẵn tại phòng thực hành của bộ môn, ngoài ra... của biện pháp thắt ống dẫn tinh là: A B 4 Hiệu quả đạt được khi sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý Tôi dùng phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm của mình Cụ thể, tôi theo dõi trên 6 lớp ngành Y sỹ đa khoa chia thành 2 nhóm + Nhóm 1: gồm 3 lớp y sỹ 2A, 2B, 2C Ba lớp này tôi dạy học theo phương pháp thuyết trình, sử dụng trực... tượng học sinh làm 13 việc theo nhóm sẽ vượt trội hơn Qua khảo sát thấy sự chênh lệch rõ ràng: Nhóm 1 là 20%, nhóm 2 là 80% 4.4 Điểm tổng kết môn học Điểm tổng kết môn học là yếu tố khách quan cho thấy sự hiệu quả từ sự thay đổi phương pháp dạy học cũ sang phương pháp làm việc nhóm Tỷ lệ học sinh đạt hiệu quả cao trong học tập hơn hẳn, ngoài ra tôi còn thấy rõ sự hứng thú của các em đối với môn học vốn... chia thành các nhóm nhỏ đang thực sự phát huy hiệu quả trong giảng dạy và học tập môn Giải phẫu - Sinh lý Điều làm tôi thật sự vui mừng đó là bây giờ học sinh không còn sợ học môn này nữa mà các em trở nên tích cực hơn trong học tập, chủ động và sáng tạo Đôi lúc làm tôi bất ngờ vì khả năng thuyết trình và giải quyết vấn đề của các em Nếu áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo có sự phối hợp của cả giáo... một số giải pháp với Ban giám hiệu nhà trường và phòng đào tạo như sau : - Mở những buổi học ngoại khóa cho học sinh giúp các em làm quen và nâng cao dần kỹ năng làm việc theo nhóm - Lãnh đạo nhà trường nên quan tâm và đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình,….), bổ sung phong phú nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh tại thư viện nhà trường - Chuẩn hóa và áp dụng rộng... sinh thì kết quả đó còn có thể được nâng cao hơn nữa Tôi thấy rằng, phương pháp này không chỉ áp dụng được cho môn Giải phẫu - Sinh lý mà còn có thể nhân rộng phạm vi ra các môn học khác như: Tiếng anh, Nội, Ngoại, Sản… Tôi sẽ còn tiếp tục nghiên cứu đề tài này để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, tìm tòi và lồng ghép những phương pháp khác nhau để có hiệu quả dạy học tốt nhất Qua thời gian làm. .. trong việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho chính học sinh của mình, và tôi thấy rằng việc gần gũi để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của các em sẽ định 15 hướng rất tốt cho người giáo viên khi lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, bởi: “ Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” 2 Đề xuất Để nâng cao hơn nữa hiệu quả từ phương pháp học tập theo nhóm, ... biệt đó Nhóm Loại giỏi Nhóm 1 1 hs = 0,6% Nhóm 2 Loại khá Loại TB Loại yếu 26 hs = 16,3% 98 hs = 61,2% 35 hs = 21,9% 13 hs = 8,2 % 66 hs =41,5% 79 hs = 49,7% 1 hs = 0,6% 14 Nhìn vào bảng biểu và biểu đồ ở trên ta thấy rất rõ nét sự chênh lệch về kết quả thi hết học phần giữa 2 nhóm thực nghiệm: Không sử dụng và có sử dụng phương pháp làm việc nhóm III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Phương pháp dạy học... trực quan sinh động trong giảng dạy nhưng trong quá trình học tôi không tổ chức thành các nhóm nhỏ để học + Nhóm 2: gồm 3 lớp y sỹ 2D, 2E, 2G Ba lớp này tôi cũng dạy theo phương pháp như 3 lớp trên nhưng về mặt tổ chức lớp học, mỗi lớp tôi chia thành 4-5 nhóm học tập để đảm nhận những nhiệm vụ nhất định trong mỗi tiết học mà tôi giao cho Sau khi kết thúc môn học tôi nhận thấy kết quả từ 2 nhóm có sự... tôi ghi lại trong quá trình giảng dạy để thấy rõ hơn về hiệu quả của phương pháp giảng dạy này 12 4.1 Mức độ tiếp thu bài học và ứng dụng vào thực tế - Nhóm 2 các em tiếp thu bài nhanh hơn và khi ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế cũng như vào các giờ thực hành rất hiệu quả Qua các bài kiểm tra và các bài lượng giá kiến thức tôi thấy tỷ lệ hiệu quả về vấn đề này ở nhóm 1 là 30% ở nhóm 2 là 70% . điều đó là động lực thôi thúc tôi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp làm việc nhóm trong giảng dạy môn Giải phẫu - Sinh lý tại trường Trung cấp Y- Dược Hợp Lực . II. NỘI DUNG. tồn tại để sử dụng một cách có hiệu quả phương pháp làm việc và 3 học tập theo nhóm nhỏ của học sinh trong quá trình dạy học môn Giải phẫu- Sinh lý. 2. Thực trạng việc sử dụng phương pháp làm việc. việc nhóm tại Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. 2.1. Vài nét sơ lược về trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực. Trường Trung cấp Y - Dược Hợp Lực thành lập năm 2009 theo quyết định số 2167/QĐ-UBND.

Ngày đăng: 25/05/2015, 21:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan