Giảng dạy và giáo dục cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc hiểu biết thêm về quyền và chủ quyền Biển đảo Việt Nam – Luật Biển Việt Nam

29 610 0
Giảng dạy và giáo dục cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc hiểu biết thêm về quyền và chủ quyền Biển đảo Việt Nam – Luật Biển Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biển, đảo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát nước ven biển như nước ta và của cả thế giới. Xu thế biển là tìm cách “tiến ra biển” để khai thác lợi ích kinh hiện chủ quyền và các quyền chủ quyền của mình. Vì thực tế ở nước nào cũng vậy, do nguồn tài nguyê thác triệt để nên ngày càng cạn kiệt khi đó biển, đảo tuy song nó hiện chứa nguồn tài nguyên rất dồi dào. Biển liền. Vì vậy mà các nước có biển, nhất là các nước lớn cách vươn ra biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để chiếm và tự do khai thác biển phục vụ việc phát triển đất nước bất 123doc.org Nhúng Toàn màn hình Thích 0 Like 0 0 Tải xuống 50,000₫ 1 / 29 Lên đầu trang Bình luận về tài liệu giang-day-va-giao… Facebook social plugin Also post on Facebook Posting as Người An Tiến ▾ Comment Add a comment... Chọn để tìm tài liệu bạn cần ... Tìm kiếm Nhiều Cộng đồng Nguyễn V… Event: Trải nghiệm "CHƯƠNG TRÌNH RFD" cùng 123doc6/29/2015 Giảng dạy và giáo dục cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc hiểu biết thêm về quyền và chủ quyền Biển http://123doc.org/document/2775466-giang-day-va-giao-duc-cho-hoc-sinh-truong-thpt-ngoc-lac-hieu-biet-them-ve-quyen-va-chu-quyen-bien-dao-viet-nam-luat-… 2/6 146 2 0 74 0 0 giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố hồ ... 40 0 0 NGHIÊN cứu TÌNH HUỐNG về PHỐI hợp GIẢNG dạy GIỮA GIÁO VIÊN bản NGỮ và ... Từ khóa liên quan nghiên cứu khả năng chú ý và ghi nhớ của … giao duc dao duc cho hoc sinh thong qua gi… một vài biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực h… phương pháp giảng dạy đạo đức cho học sinh giáo dục đạo đức cho học sinh giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và tự do khai thác biển phục vụ việc phát triển đất nước bất tế về luật biển đã được cam kết và đã xảy ra tranh chấp. Có nhiều nước thực thi đúng luật, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình và công lý trên biển; song cũng có nước ỷ thế nước to uy hiếp hiếp nước yếu mà cụ thể ở dây là Trung Quốc với yêu sách Đường chín khúc” thò xuống hầu h

A ĐẶT VẤN ĐỀ Biển, đảo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước ven biển như nước ta và của cả thế giới Xu thế hiện nay của các nước có biển là tìm cách “tiến ra biển” để khai thác lợi ích kinh tế của biển, đảo; thực hiện chủ quyền và các quyền chủ quyền của mình Vì thực tế ở nước nào cũng vậy, do nguồn tài nguyên trên đất liền bị khai thác triệt để nên ngày càng cạn kiệt khi đó biển, đảo tuy mênh mông, hoang sơ song nó hiện chứa nguồn tài nguyên rất dồi dào Biển rộng hơn và giàu hơn đất liền Vì vậy mà các nước có biển, nhất là các nước lớn đều đã và đang tìm mọi cách vươn ra biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để chiếm biển, nắm chủ quyền và tự do khai thác biển phục vụ việc phát triển đất nước bất chấp công ước quốc tế về luật biển đã được cam kết và đã xảy ra tranh chấp Có nhiều nước thực thi đúng luật, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình và công lý trên biển; song cũng có nước ỷ thế nước to uy hiếp nước nhỏ, nước mạnh uy hiếp nước yếu mà cụ thể ở dây là Trung Quốc với yêu sách “ Đường lưỡi bò hay Đường chín khúc” thò xuống hầu hết Biển Đông ( chiếm 80% diện tích ), giải quyết yêu sách bằng vũ lực tạo nên áp lực về chính trị gây hoang mang cho nhân dân các quốc gia có biển trong đó có Việt Nam Mấy chục năm nay trên biển Đông âm ỉ, có khi nổ ra tranh chấp về chủ quyền biển, đảo Thách thức to lớn nhất là tranh chấp chủ quyền trên các đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Song có thể nói hiện nay sự hiểu biết pháp luật về biển, đảo và ý thức thực hiện pháp luật của nhân dân ta còn chưa cao, chưa đầy đủ đặc biệt là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường Vì vậy mà có người chưa quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giữ gìn, phát triển biển, đảo Một số người lại nóng lòng thể hiện thái độ, cách nhìn nhận không phù hợp Vì vậy việc thông qua môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh mà bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy cùng với các môn học có liên quan khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân, bản thân phải tìm hiểu thêm, nắm bắt được những 1 bằng chứng lịch sử liên quan đến biển đảo, Công ước quốc tế về luật biển năm 1982 và đặc biệt là Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 gồm 7 chương 55 điều qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hoạt động giảng dạy chính khóa, ngoại khóa để giáo dục cho học sinh yên tâm hơn hiểu biết sâu sắc hơn quyền và chủ quyền biển đảo Việt nam, từ đó xây dựng cho các em niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm công dân về bảo vệ đất nước, bảo vệ biển đảo trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế và tuyên truyền đến mọi người dân hiểu về luật biển Việt nam, quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia Việt nam về biển đảo Đó là cơ sở, là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Giảng dạy và giáo dục cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc hiểu biết thêm về quyền và chủ quyền Biển đảo Việt Nam – Luật Biển Việt Nam ” để giảng dạy cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc năm học 2012 – 2013 và các năm học tiếp theo B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Cơ sở lý luận của vấn đề: Thời xa xưa con người chủ yếu chỉ hoạt động trên đất liền Về sau do yêu cầu của cuộc sống, nhất là nhờ sự phát triển khoa học-kỹ thuật, người ta dần dần quen sống trên biển; ngày càng thực hiện nhiều sinh hoạt đi lại, đánh bắt hải sản, nghiên cứu, khai thác tài nguyên Cách sinh hoạt của con người từng bước hình thành những tập quán chung (gọi là tập quán quốc tế) và những thỏa thuận thành văn giữa các nhà nước với nhau Đó gọi chung là luật biển quốc tế Luật biển quốc tế từng bước phát triển, nhằm mục đích chủ yếu là phân chia chủ quyền trên biển, việc sử dụng, khai thác biển, bảo vệ môi trường biển và hợp tác giữa các quốc gia trong các lĩnh vực này Nước ven biển luôn muốn mở rộng chủ quyền của mình trên biển và các đảo; còn quốc gia không có biển, từ xa đến thì muốn được tự do trên biển về các mặt đi lại, sử dụng, nghiên cứu, thăm dò, khai thác Hai khuynh hướng này đối lập nhau 2 * Những bằng chứng chứng minh tính hợp pháp về chủ quyền Biển đảo Việt Nam "Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tháng Tư năm Tân Mão (1711) đã điều động quân lính và những người có trách nhiệm mang các phương tiện đo vẽ đi thuyền ra “đo bãi cát vàng Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu” (Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 126) Sự kiện nổi bật nhất thời Gia Long trong việc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lễ thượng cờ và cắm mốc chủ quyền trên hai quần đảo đó Sự kiện trọng đại ấy được miêu tả hết sức vắn tắt trong Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 922 bằng một câu: “Sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy” Mười bảy năm sau, năm 1833, giám mục Giăng Lu-i Ta-be (Jean Louis Tarberd), người đã nhiều năm truyền giáo ở Đàng Trong (phần đất từ đèo Ngang trở vào) trong một công trình của mình đã viết khá rõ về sự kiện trọng đại đó: “Chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chú tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của ngài, vì vậy mà ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong (thời này xứ Đàng Trong được hiểu là nước Việt Nam chúng ta)” (1) Tiếp tục ý tưởng của vua cha, năm 1833, Minh Mệnh đã nói với Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu Gần đây thuyền buôn thường bị hại Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới, dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh được nạn mắc cạn Đó cũng là việc lợi muôn đời” (sđd, tr.743) Tháng Sáu năm Ất Mùi (1835), Bộ Công cho dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi Đại Nam Thực lục có ghi: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm sóng êm), cồn Bạch Sa (cát trắng) chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, 3 tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước (1 trượng bằng 10 thước, 1 thước đo đất bằng 0,47m) ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch) Năm ngoái, vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được Đến đây mới sai Cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 4 trượng) Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong Mười ngày làm xong rồi về”… Từ khi nước ta bị Pháp đô hộ, chủ quyền ngoại giao đều nằm trong tay Pháp Lúc đó, họ thay mặt nước ta để ký kết, ban hành một số văn bản pháp luật áp dụng cho nước ngoài Thí dụ như một nghị định của chính phủ Pháp ban hành năm 1926 nghiêm cấm nước ngoài vào đánh cá trong các lãnh hải của xứ Đông Dương thuộc Pháp - phạm vi biển cách bờ ba hải lý (một hải lý bằng 1.852 m) Pháp cũng ký một số hiệp ước song phương với Trung Hoa hoặc ra tuyên bố về biển, đảo với các nước (1887, 1921, 1932 ) Những văn bản đó là “công pháp quốc tế” ban đầu có liên quan đến biển, đảo của nước ta Sau 1945 đến 1975, Chính phủ Quốc gia Việt Nam (thời Bảo Đại) và Việt Nam Cộng hòa (từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu) đều có ban hành văn bản pháp luật, ra tuyên bố tuyên cáo với các nước về chủ quyền biển và việc quản lý, sử dụng biển, đảo Việt Nam Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã từng tham gia Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất vào năm 1958 Hội nghị này đã thông qua bốn công ước quốc tế liên quan đến biển, đảo, việc đánh bắt cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển Sau khi đất nước độc lập, thống nhất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ ba (từ 1973 đến 1982) Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea) từ năm 1982 4 Bên cạnh đó, nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để điều chỉnh quan hệ biển, đảo Như Tuyên bố ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Tuyên bố ngày 12-11-1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia ngày 17-6-2003; Nghị định số 30/CP ngày 29-1-1980 về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển Việt Nam; Bộ luật Hàng hải ngày 30-6-1990; Luật Dầu khí ngày 6-7-1993 v.v Việt Nam ta là một nước nằm trên bờ biển Đông, ở tuyến hàng hải chủ yếu thông thương giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương Biển Đông của nước ta và tám nước láng giềng: Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan đang chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, đặc biệt là dầu khí Biển, đảo nước ta có tiềm năng tài nguyên rất đáng kể, phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên sinh vật (cá, tôm, san hô, đồi mồi, chim yến ); tài nguyên thực vật, tài nguyên khoáng sản (dầu khí, than đá, quặng sắt, titan, cát thủy tinh, phân chim ); tài nguyên giao thông- vận tải biển, tài nguyên du lịch Dầu khí với trữ lượng đã thăm dò, khảo sát khoảng 3-4 tỷ m3 dầu quy đổi Riêng về hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5-1,8 triệu tấn một năm Một nguồn lợi mà các nước trên thế giới đều khao khát Ở biển Đông, nước ta có khoảng 3.000 đảo phân phối không đều, chủ yếu tập trung ở hai khu vực biển Bắc bộ và Nam bộ Những đảo và quần đảo ven biển như: Cô Tô, Cái Bầu (Quảng Ninh); Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Hòn Lớn, Hòn Tre (Khánh Hòa); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú Quý (Bình Thuận), Côn Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu); Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du (Kiên Giang) Người dân Việt Nam có quyền tự hào về tổ quốc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc mà từ ngàn xưa ông cha ta đã gây dựng 5 Đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ngoài khơi biển phía Đông, chạy dài từ khu vực tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào đến các tỉnh Nam bộ, bao gồm nhiều đảo nhỏ, bãi cát ngầm, bãi đá, bãi san hô Năm 1974, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; 1988, Trung Quốc cùng với một số quốc gia có biển khu vực Đông Nam Á tiếp tục chiếm một số đảo lớn của quần đảo Trường Sa đi trái với luật pháp quốc tế, Công ước quốc tế về luật Biển năm 1982 Với Việt Nam công tác biển, đảo luôn được đặt dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước; luôn được sự quan tâm, ủng hộ của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân cả nước, kể cả đồng bào định cư ở nước ngoài; luôn có sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ hệ thống chính trị Chính vì vậy, mặc dù tình hình biển Đông diễn biến hết sức phức tạp, nhưng công tác biển, đảo của ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thể hiện: - Khẳng định rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển; giữ vững các vùng biển, đảo do ta quản lý; duy trì được hòa bình và ổn định ở biển Đông - Các hoạt động kinh tế, đặc biệt là dầu khí và nghề cá trên biển Đông vẫn được triển khai thường xuyên; lợi ích quốc gia được giữ vững - Giữ được cục diện quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc và các nước liên quan - Ta đã tuyên truyền để dư luận quốc tế ngày càng hiểu rõ hơn lập trường đúng đắn, chính nghĩa của ta trên biển Đông; hiểu rõ tính phi lý trong yêu sách sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc - Cơ bản tạo được sự đồng thuận trong xã hội, đa số cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, tri thức trẻ, học sinh và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý vấn đề biển Đông II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1 Tính tích cực: 6 Diễn biến việc tranh chấp và giải quyết chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc và tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Đài Loan và Brunei Theo các tài liệu lịch sử và các tài liệu pháp lý hiện có, có thể khẳng định các nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoà bình, thực sự và liên tục ít nhất từ thế kỷ thứ XVII, sau đó chính quyền Đông Dương lại tiếp tục củng cố chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này thông qua các hoạt động như thành lập chính quyền, cử lính ra đồn trú, lập các trạm thông tin, dự báo khí tượng cũng như xây dựng các đèn biển trên hai quần đảo Cho đến tận đầu thế kỷ XX không có nước nào yêu sách chủ quyền trên hai quần đảo đối với Việt Nam Các bản đồ cổ của Trung Quốc cũng chỉ thể hiện phạm vi lãnh thổ phía Nam đến đảo Hải Nam Trải qua thời gian dài với nhiều biến chuyển lịch sử, cùng với ý đồ mở mang lãnh thổ, năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa và năm 1974 tiếp tục dùng lực lượng hải quân và không quân đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Trên quần đảo Trường Sa, chúng ta đang thực hiện chủ quyền quốc gia và quản lý hành chính trên 21 đảo, đá và bãi cạn nửa nổi nửa chìm Thông qua sách trắng các năm 1979, 1981 và 1989, Việt Nam đã thể hiện quan điểm trước sau như một, khẳng định chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo này, bên cạnh công tác đàm phán ngoại giao, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng các biện pháp hoà bình, chúng ta cũng tiếp tục củng cố vị trí của mình trên quần đảo Trường Sa Để giải quyết vấn đề chủ quyền, Việt Nam đã mở diễn đàn đàm phán các vấn đề trên biển thực chất là giải quyết vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Trung Quốc, đến nay đã đàm phán được 8 vòng Cùng với hoạt động đàm phán song phương, chúng ta kiên trì đấu tranh, khẳng định chủ quyền quốc gia trên hai quần đảo tại tất cả các diễn đàn quốc tế có liên quan và đồng thời tiếp tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý lịch sử về chủ quyền của ta 7 trên hai quần đảo Tháng 11/2002 tại Pnonh Penh (Campuchia), các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), được đánh giá là một bước tiến quan trọng, là cơ sở để duy trì ổn định khu vực trong khi các bên tiếp tục tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông Một số đảo đá và bãi cạn khác thuộc quần đảo Trường Sa đang bị một số nước và vùng lãnh thổ chiếm đóng trái phép, các bên tranh chấp cũng đưa ra các lập luận, ban hành các văn bản pháp luật để biện minh cho việc chiếm đóng này a Trung Quốc: Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với cả hai quần đảo bằng việc vẽ đường đứt khúc 9 đoạn trên Biển Đông, mà ta thường gọi là "đường lưỡi bò" trên bản đồ Nam Hải chư đảo do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1947 và được CHND Trung Hoa in lại năm 1950, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong cái gọi là "biên giới trên biển" của Trung Quốc Mặc dù bị hầu hết các nước có yêu sách và lợi ích liên quan trong khu vực phản đối nhưng qua việc theo dõi các động thái trên biển và trên các phương tiện tuyên truyền của Trung Quốc, có thể thấy Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ và từng bước thực hiện yêu sách này Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã liên tục ban hành nhiều văn bản pháp luật để cụ thể hoá các yêu sách của mình trên Biển Đông Hiện nay, Trung Quốc chiếm giữ 7 bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa b Philipin: Philipin công bố Sắc lệnh 1596 tháng 2/1979 về vùng Kalayaan, theo đó hầu hết quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lãnh thổ của Philipin và được sáp nhập vào tỉnh Palawan Lập luận của Philipin về việc xác định vùng Kalayaan là tính kế cận và quyền lợi an ninh quốc phòng của Philipin đối với quần đảo này Hiện nay, Philipin đang chiếm đóng 9 đảo, đá thuộc quần đảo Trường Sa c Malaysia: Ngày 02/12/1979, Malaysia xuất bản bản đồ qui định về phạm vi lãnh hải và ranh giới thềm lục địa, theo đó một phần phía Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Malaysia Hiện nay, Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa 8 d Đài Loan: Ngày 21/5/1992, Đài Loan thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền và lãnh hải, theo đạo luật này toàn bộ quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Đài Loan Hiện nay, Đài Loan đang chiếm đóng trên đảo Ba Bình, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa Tháng 8/2003, Đài Loan đã cho cắm cờ trên bãi Bàn Than (bãi đá san hô nửa nổi nửa chìm, rộng khoảng 400m, dài khoảng 200m thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Ba Bình khoảng 4 km về phía Đông và cách đảo Sơn Ca khoảng 6,5 km về phía Tây) và mới đây, ngày 23/3/2004, phía Đài Loan đã xây dựng một nhà cao chân trên bãi này Như vậy, đến nay Đài Loan đang chiếm giữ một đảo và một bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa e Brunei: Năm 1993, Brunei đưa ra Tuyên bố về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý nhưng chưa đưa ra toạ độ cụ thể Tuy nhiên, phần chồng lấn với Việt Nam và Malaysia trên quần đảo Trường Sa tương đối nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể tới tranh chấp Brunei cũng là nước duy nhất trong các bên yêu sách không chiếm giữ vị trí nào trong quần đảo Trường Sa 2 Phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 a G:ải quyết vùng chồng lấn thềm lục địa với Malaysia Giữa Việt Nam và Malaysia tồn tại một vùng chồng lấn biển và thềm rộng khoảng 2.800 km2 được hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa được Malaysia thể hiện trên bản đồ xuất bản năm 1979 Ngày 05/6/1992, tại Kuala Lumpur (Malaysia), hai nước đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu khí của hai nước ký các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác tiềm năng dầu khí ở khu vực này Việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau Hiện nay, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này đang tiến triển tốt b Giải quyết vùng chồng lấn ba nước Việt Nam - Thái lan - Malaysia 9 Vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng khoảng 7.250 km 2, trong đó có khoảng 875 km 2 là vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam Thái Lan - Malaysia Ba nước đã thỏa thuận thông qua đàm phán, thương lượng để giải quyết vấn đề này, trước mắt đã thoả thuận được một số nội dung chủ yếu liên quan tới mô hình hợp tác và các vấn đề kỹ thuật c Giải quyết phân định biên giới biển với Campuchia Ngày 07/7/1982, Chính phủ hai nước Việt Nam - Campuchia đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử, ngoài nội dung xác định vùng nước lịch sử giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan, Hiệp định cũng thoả thuận sẽ hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước vào thời điểm thích hợp Hiện nay, hai nước đang tập trung tiến hành đàm phán phân định biên giới trên đất liền, vấn đề biên giới trên biển sẽ được tiếp tục đàm phán, giải quyết trong thời gian tới • Quan điểm Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tranh chấp Biển đảo Nhà nước ta đã có những chủ trương gì trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo hiện nay ? - Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC), Luật Biển Việt Nam Yêu cầu chiến lược của ta là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; giữ quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung Quốc, các nước ASEAN và các nước khác Chủ trương cụ thể là: 1 Trong xử lý vấn đề biển Đông, cần giữ vững độc lập, tự chủ, gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế 2 Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường thực hiện và bảo vệ hoạt động kinh tế biển, nhất là 10 các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát, xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của quần chúng nhân dân trước các vụ việc xảy ra đối với tàu cá và tàu khai thác thăm dò dầu khí của Việt Nam - Những ngày gần đây, lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống đối Nhà nước Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô - Những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; tạo ra các yếu tố gây mất ổn định chính trị; đồng thời tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta - Một bộ phận quần chúng do thiếu thông tin, ngộ nhận tham gia biểu tình tự phát, coi đó là thể hiện tinh thần yêu nước; trong khi số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước đang ráo riết lợi dụng vấn đề trên để tiến hành hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước - Âm mưu, ý đồ của họ là chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động hằn thù dân tộc, gây chia rẽ quan hệ Việt – Trung hòng lợi dụng để tập hợp lực lượng, gây mất an ninh trật tự và ổn định chính trị đất nước 3 Tính pháp lý Luật biển của Nước CHXHCN Việt Nam ra đời để khẳng định chủ quyền Biển đảo của quốc gia với cộng đồng quốc tế Luật Biển Việt Nam bao gồm bảy chương và 55 điều: Có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2013 Chương I: Những quy định chung Gồm có 7 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, việc áp dụng pháp luật, giải thích từ ngữ, nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, chính sách quản lý và bảo vệ biển, hợp tác quốc tế về biển, quản lý nhà nước về biển 15 a Ðiều 1 của Luật Biển Việt Nam nêu rõ phạm vi điều chỉnh của luật là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển, quản lý và bảo vệ biển, đảo Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong luật là sự tiếp nối lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề này, đã được nêu rõ trong Nghị quyết năm 1994 của Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biên giới quốc gia năm 2003 b Về nguyên tắc và chính sách quản lý, bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nêu rõ quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên c Luật Biển Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là giải quyết các tranh chấp liên quan biển, đảo với các nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế Nhà nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó nêu nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể về biển và đại dương d Về cơ chế quản lý biển, quản lý biển là một công việc lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước Ðể bảo đảm nguyên tắc quản lý biển thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Luật Biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển Chương II: Vùng biển Việt Nam 16 Gồm có 14 điều quy định về việc xác định đường cơ sở, chế độ pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa), đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo a Về đường cơ sở, Luật Biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố Hiện nay ta đã có đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến đảo Thổ Chu Một số khu vực hiện nay chưa có đường cơ sở như Vịnh Bắc Bộ và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì Chính phủ sẽ xác định và công bố sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn b Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải Việt Nam Nội thủy của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Vùng trời, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển của nội thủy và lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của nước ta Nhà nước ta thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất ra đến mép ngoài cùng của rìa lục địa Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì phần thềm lục địa mở đến 200 hải lý Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý, thềm lục địa của ta được mở rộng đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định Nhà nước ta đã căn cứ vào quy định của Công ước, tiến hành khảo sát thực tế đáy biển, xác định giới hạn thềm lục địa ở những khu vực mở rộng ra ngoài 200 hải lý Năm 2009, Chính phủ đã gửi báo cáo về ranh giới thềm lục địa mở rộng của Việt Nam ở hai khu vực cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa xem xét Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật Biển Việt Nam quy định tàu, thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải 17 Việt Nam Luật Biển Việt Nam cũng quy định quyền tự do hàng hải, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam; cũng như quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trên thềm lục địa Việt Nam Việc thực hiện các quyền và hoạt động nói trên phải phù hợp Công ước Luật Biển 1982, các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và luật pháp Việt Nam về biển c Ðối với các đảo, quần đảo, Luật Biển Việt Nam khẳng định Nhà nước ta thực hiện chủ quyền trên các đảo, quần đảo Việt Nam Phù hợp Ðiều 121 của Công ước Luật Biển 1982, Luật Biển Việt Nam quy định đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; còn đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Chương III: Hoạt động trong vùng biển Việt Nam Gồm có 20 điều quy định về nội hàm của việc đi qua không gây hại, nghĩa vụ khi thực hiện quyền này, quy định tuyến hàng hải và phân luồng giao thông Luật Biển Việt Nam quy định rõ những hành vi mà tàu, thuyền nước ngoài không được làm khi đi qua lãnh hải nước ta Cụ thể là không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc; luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào; thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam; tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền; phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu, thuyền; bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc 18 xuất nhập cảnh; cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển, đánh bắt hải sản trái phép; nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép, v.v Tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo đảm hàng hải, đường dây cáp ngầm, bảo tồn tài nguyên biển, giữ gìn môi trường biển Luật Biển Việt Nam cũng nêu rõ Chính phủ quy định công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải, khi cần thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam Luật Biển Việt Nam cũng quy định tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác khi ở trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam phải nổi trên mặt nước Trong chương này, Luật Biển Việt Nam cũng quy định về vấn đề tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển; đồng thời nêu cụ thể những hành vi bị cấm, như đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh Việt Nam; khai thác tài nguyên, lắp đặt sử dụng thiết bị công trình, khoan đào, nghiên cứu khoa học một cách trái phép; tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí chất nổ, chất độc hại, mua bán người, hoạt động cướp biển, phát sóng trái phép Chương IV: Phát triển kinh tế biển Chương này có năm điều quy định các nguyên tắc phát triển biển, các ngành kinh tế biển ưu tiên phát triển, vấn đề quy hoạch phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế biển trên các đảo và hoạt động trên biển Các nguyên tắc phát triển kinh tế biển là phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn trên biển; phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; 19 du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển Luật Biển Việt Nam là luật cơ bản về biển của nước ta Ngoài Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã có các luật chuyên ngành như Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, v.v Những nội dung cụ thể của các ngành kinh tế biển được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành Chương V: Tuần tra, kiểm soát trên biển Chương này có ba điều quy định về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển; nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển Luật Biển Việt Nam quy định rõ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển, gồm: Hải quân nhân dân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Công an Nhân dân, các đơn vị quân đội đóng trên các đảo, quần đảo, các lực lượng tuần tra kiểm soát chuyên ngành hải quan, thủy sản, giao thông vận tải, môi trường, y tế và kiểm dịch Các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng Ngoài các lực lượng chuyên trách nêu trên, khi cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền sẽ huy động sự tham gia của các lực lượng bán chuyên trách Chương VI: Xử lý vi phạm Chương này có bốn điều quy định về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp bảo đảm tố tụng, xử lý vi phạm, biện pháp đối với đối tượng là người nước ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, đúng pháp luật giữa các cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm Luật Biển Việt Nam Chương VII: Ðiều khoản thi hành 20 Luật Biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 Chính phủ sẽ ban hành những quy định hướng dẫn thi hành các điều khoản được giao ở trong luật Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982 Ðây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội khóa IX đề ra là bổ sung quy định của luật pháp quốc gia phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 TỔ CHỨC GIẢNG DẠY CHÍNH KHÓA a Về phía giáo viên: - Triển khai đến toàn bộ giáo viên giảng dạy trực tiếp môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh thực hiện giảng dạy đầy đủ nội dung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với 3 khối học 10, 11, 12 - Đ/c Tổ trưởng chuyên môn tổ chức một buổi hội thảo công bố đề tài đến các thành viên trong tổ và mời thêm đại diện Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, giáo viên các tổ bộ môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân…cùng tham gia và đóng góp, xây dựng ý kiến để đề tài được hoàn thiện và thực thi 21 - Bố trí giảng dạy lồng ghép nội dung hiểu biết về Biển đảo cũng như giáo dục cho học sinh hiểu biết thêm về thực trạng cũng như Luật Biển Việt Nam vừa được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 vào những tiết thực hành của 3 khối học mà do lý do thời tiết ( trời mưa ) không thể học ngoài trời được sau đó tổ chức học bù lại khi điều kiện cho phép b Về phía học sinh: - Tích cực học tập, chuẩn bị trang phục, học cụ để tập luyện, và ghi chép bài đầy đủ nội dung theo chương trình quy định - Nắm vững kỹ năng, kiến thức để từ đó trở thành những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền những hiểu biết của mình về chủ quyền Biển đảo cũng như luật Biển đến đông đảo quần chúng nhân dân nơi cư trú được rõ 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA a Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đề tài đến tất cả giáo viên và học sinh trường THPT Ngọc Lặc để mọi người cùng nắm được, từ đó phối kết hợp tổ chức các hoạt động về Biển đảo b Phối hợp với Đoàn trường tổ chức thi “ RUNG CHUÔNG VÀNG ” chủ đề về Biển đảo với nội dung kiến thức: - Kiến thức Biển đảo Việt Nam - Công ước Quốc tế về luật Biển năm 1982 - Luật Biển Việt Nam năm 2013 c Phối hợp với một số cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ “Gần lắm Trường Sa” hay “Nối vòng tay biển”; viết thư cho bộ đội nơi đảo xa; sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề “Tuần lễ công dân biển” đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu biển - đảo trong tâm hồn mỗi học sinh d Sưu tầm các video clip liên quan đến vấn đề Biển đảo mang tính tích cực có nội dung giáo dục, tính pháp lý cao tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp luật pháp Việt Nam trình chiếu cho học sinh xem một cách rộng rãi, có tính chất tuyên truyền 22 e Phát đề cương ôn tập, tìm hiểu cho học sinh 3 khối 10, 11, 12 nghiên cứu sau đó viết bài thu hoạch hiểu biết về chủ quyền biển đảo Việt Nam f Thành lập ban giáo khảo chấm các bài thu hoạch, công bố cơ cấu giải thưởng mang tính động viên và trao giải thưởng vào sáng thứ 2 chào cờ IV KIỂM NGHIỆM 1 Giáo viên: Tổ chức tập huấn về kiến thức biển đảo cho toàn bộ giáo viên một cách đại trà, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam sâu rộng và cụ thể đến mỗi đối tượng học sinh trong mỗi vùng miền khác nhau - Đã có 86/ 91 cán bộ giáo viên là đoàn viên Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, Đoàn thanh niên trường THPT Ngọc Lặc tham gia học tập và tổ chức các hoạt động, phong trào về Giáo dục hiểu biết về Biển đảo chiếm 94,50%, họ đã tỏ ra rất hào hứng và nhận thức được ý thức trách nhiệm của bản thân một cách sâu sắc hơn - 100% cán bộ GV tham gia xem đây là bài học hết sức bổ ích sau khi kết thúc đợt hoạt động và đề nghị sang năm học tới tiếp tục tổ chức tuyên truyền thêm 2 Học sinh: Đã góp phần nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm công dân tình yêu, Biển - Đảo trong tâm hồn mỗi học sinh, sẵn sàng đứng lên góp góp công sức của mình bảo vệ và xây dựng quyền và quyền chủ quyền Biển đảo - Đã có 1.556/ 1.556 học sinh học tập và tham gia các phong trào do Giáo viên lựa chọn đề tài này phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức thực hiện chiếm 100% 23 C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN - Thực tế hiện nay, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiến thức về biển đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam Với số lượng bài học về biển đảo còn hạn chế trong chương trình môn GDQP & AN, Địa lí, Lịch sử… chưa thể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và hiểu biết cụ thể về các vấn đề biển đảo Việt Nam Mặt khác, các bài học này chỉ nêu vài nét khái quát về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội ở vùng biển chứ không nói lên được giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị… về Biển đảo để học sinh có thể hiểu biết hơn từ đó các em mới ý thức trách nhiệm của bản thân trước vận mệnh của đất nước, định hướng nghề nghiệp…cho nên khi đưa ra lý do chọn và triển 24 khai vận dụng đề tài này cho giáo viên và học sinh trường THPT Ngọc Lặc thực hiện, bản thân thấy cũng hợp lý và được đồng nghiệp, học sinh đánh giá cao và hưởng ứng nhiệt tình, đầy đủ - Thông qua giáo viên và học sinh đề tài có thể là công cụ để tuyên truyền rộng rãi đến quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Ngọc Lặc hiểu biết hơn về giá trị vật chất và tinh thần của Biển đảo, vững tin trước chủ trương, đường lối, luật biển, chính sách ngoại giao của Đảng, nhà nước ta về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển đông với các nước trong khu vực trên cơ sở hòa bình và tuân thủ luật pháp Quốc tế II ĐỀ XUẤT - Các Bộ Ngành có liên quan cần tổ chức nhiều lớp tập huấn về kiến thức biển đảo cho toàn bộ giáo viên một cách đại trà, đây là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Việt Nam sâu rộng và cụ thể đến mỗi đối tượng học sinh trong mỗi vùng miền khác nhau Mỗi địa phương, đặc biệt là các tỉnh/thành giáp biển đều chú trọng việc tuyên truyền thành tựu KT - CT XH với việc nhấn mạnh vai trò của kinh tế biển Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế biển hiệu quả - Xây dựng hệ thống phần mềm học tập về biển đảo, chủ quyền biển đảo, các Công ước Liên hiệp Quốc về biển đảo, luật biển Việt Nam,… Tăng cường in ấn các ấn phẩm, xuất bản nhiều sách viết và giới thiệu về biển đảo Việt Nam Mở các trung tâm triển lãm tranh ảnh về biển đảo Giới thiệu các bộ phim, video, phóng sự về biển đảo Việt Nam - Nếu có thay sách giáo khoa vào năm 2015 nên đưa thêm phần chủ quyên Biển đảo Việt Nam vào sách giáo khoa để học sinh năm rõ kiến thức và hiểu rõ vấn đề hơn như các quốc gia có Biển vẫn làm 25 Đảo Trường Sa lớn một phần đất thiêng liêng của Tổ quốc: Ảnh sưu tầm Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013 26 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT Mai Đình Võ Trịnh Bá phòng 27 Mục Lục: A Đặt vấn đề :…………………………………………………………………… B Giải quyết vấn đề:……………………………………………………………… I Cơ sở lý luận:…………………………………………………………………… II Thực trạng vấn đề:……………………………………………………………… 1 Tính tích cực:…………………………………………………………………… 2 Tính tiêu cực:…………………………………………………………………… III Giải pháp và tổ chức thực hiện:……………………………………………… 1 Tổ chức giảng dạy chính khóa:………………………………………………… 2 Tổ chức hoạt động ngoại khóa:………………………………………………… IV Kiểm nghiệm:………………………………………………………………… 1 Số lượng giáo viên tham gia:…………………………………………………… 2 Số lượng học sinh tham gia:…………………………………………………… C Kết luận và đề xuất:…………………………………………………………… I Kết luận:………………………………………………………………………… II Đề xuất:………………………………………………………………………… 28 Tài liệu tham khảo 1 Sách giáo khoa GDQP&AN lớp 10, 11, 12 2 Báo CAND online 3 Việt báo.vn 4 Nhip sống xã hôi.vn 5 Báo QĐND online 6 Biển Đông.net 7 Việt báo Việt Nam mobile 29 ... tài “ Giảng dạy giáo dục cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc hiểu biết thêm quyền chủ quyền Biển đảo Việt Nam – Luật Biển Việt Nam ” để giảng dạy cho học sinh Trường THPT Ngọc Lặc năm học 2012 – 2013... lồng ghép nội dung hiểu biết Biển đảo giáo dục cho học sinh hiểu biết thêm thực trạng Luật Biển Việt Nam vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 vào tiết thực hành khối học mà lý thời tiết... biển đảo Giới thiệu phim, video, phóng biển đảo Việt Nam - Nếu có thay sách giáo khoa vào năm 2015 nên đưa thêm phần chủ quyên Biển đảo Việt Nam vào sách giáo khoa để học sinh năm rõ kiến thức hiểu

Ngày đăng: 25/05/2015, 21:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan