luận văn thạc sĩ VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

103 831 1
luận văn thạc sĩ VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi tới Tiến sỹ Lê Hùng Sơn lời cảm ơn chân thành vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài chính - Ngân hàng, các thầy cô giáo giảng dạy sau Đại học - Đại học Kinh tế quốc dân đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện về các lĩnh vực, môn học sau Đại học. Tôi xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã luôn tạo điều kiện cho tôi được theo học những giảng viên tốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn các cán bộ thuộc Cụm cảng Hàng không miền Bắc, Cục hàng không Việt Nam đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của Luận văn. Hà Nội, tháng 10/2008 Người thực hiện Luận văn Ngô Thị Quỳnh Hoa MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ACI Hiệp hội cảng Hàng không quốc tế (viết tắt của Tiếng Anh: Airports Council International) IATA Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (viết tắt của Tiếng Anh: International Air Transport Association) ICAO Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (viết tắt của Tiếng Anh: International Civil Aviation Organisation) CHK Cảng Hàng không CCHK Cụm cảng Hàng không DNCI Doanh nghiệp công ích DNNN Doanh nghiệp nhà nước HKDD Hàng không dân dụng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU i 2.Mục tiêu nghiên cứu i 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu i 5. Kết cấu luận văn i 1.1 Tổng quan về cảng hàng không ii MỞ ĐẦU Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Đánh giá những khó khăn thuận lợi và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần tăng cường huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề huy động vốn cho đầu tư phát triển tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc - Phạm vi nghiên cứu: Thực tế nhu cầu vốn tại các Cảng Hàng không thuộc Cụm cảng Hàng không miền Bắc giai đoạn 2003-2007 và huy động vốn cho đầu tư phát triển tới năm 2020 Kết cấu luận văn Phần mở đầu. - Chương 1: Vốn và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc. - Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc. i CHƯƠNG I VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Đưa ra các quan điểm khác nhau về vốn, đề cập đến các đặc trưng cơ bản của vốn, qua các đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường khái quát lên định nghĩa về vốn như sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh. Đề cập đến vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và nêu ra cách phân loại vốn theo các cách quản lý vốn. 1.2 Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Đưa ra 3 hình thức huy động vốn: - Huy động vốn bằng tăng vốn chủ sở hữu: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tự bổ xung, phát hành cổ phiếu - Huy động vốn bằng tăng vốn vay: Vây Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động vốn nước ngoài, vay thông qua các định chế tổ chức. - Các hình thức huy động vốn khác: Thuê tài sản (thuê vận hành, thuê tài chính), Tín dụng thương mại. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của doanh nghiệp. * Nhân tố bên trong - Hiệu quả sử dụng vốn: Sử dụng vốn có hiệu quả hay không có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm tăng khả năng tạo thêm vốn thông qua hoạt động tài chính của chính bản thân doanh nghiệp ii - Tính khả thi của dự án: Là một yếu tố rất quan trọng để các nhà cho vay vốn thẩm định và quyết định có cho vay vốn hay không - Chi phí vốn: Chi phí tiền vay cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của dự án, ảnh hưởng đến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được * Nhân tố bên ngoài - Chính sách kinh tế của Nhà nước: Chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm khuyến khích hay hạn chế các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư vào những ngành nghề lĩnh vực có lợi cho đất nước. Chính vì vậy trước khi quyết định huy động vốn nhằm tài trợ cho một quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải xem xét tới các chính sách kinh tế của Nhà nước -Thuế: Công cụ được Nhà nước sử dụng rất hữu hiệu để thu hút hay hạn chế đầu tư đó là công cụ thuế, lãi suất. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vốn vào các lĩnh vực, các ngành nghề theo định hướng của Nhà nước, Nhà nước thường có những ưu đãi nhất định trong đó ưu đãi về thuế có tác động quan trọng - Các yếu tố khác: Loại hình doanh nghiệp, ảnh hưởng của thị trường CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CỤM CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN BẮC 2.1 Giới thiệu chung về Cụm cảng Hàng không miền Bắc. Giới thiệu về lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cụm cảng Hàng không miền Bắc - Cụm cảng Hàng không miền Bắc được thành lập từ ngày 31/12/1998 theo Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg. Cụm cảng là DNNN hoạt động công ích, có trách nhiệm quản lý, điều hành Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các Cảng Hàng không địa phương: Cát Bi, Vinh, Điện Biên, Nà Sản. iii - Cụm cảng Hàng không Miền Bắc nhiệm vụ là: Quản lý và khai thác các Cảng Hàng không trong khu vực theo quy định của Pháp luật. Thực hiện thu các khoản phí, giá theo quy định của Nhà nước. Là chủ đầu tư các công trình, đề án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục Hàng không dân dụng. - Cụm cảng có 8 cơ quan phòng ban tham mưu giúp việc và 10 đơn vị thành viên hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Cụm cảng Hàng không miền Bắc giai đoạn 2003-2007 Phần này nêu ra đặc điểm kinh doanh, nguồn hình thành lợi nhuận, từ đó đánh giá thực trạng tài sản và nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của Cụm cảng Hàng không miền Bắc * Đặc điểm kinh doanh của CCHK miền Bắc: Khai thác Cảng Hàng không gắn liền với cung ứng dịch vụ công cộng. Thị trường của các Cảng Hàng không chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hoạt động vận chuyển của các hãng Hàng không có hoạt động vận tải tới Cảng Hàng không. Quá trình luân chuyển vốn chậm nhưng lợi nhuận thu được khả quan. * Cơ chế quản lý tài chính của Cụm cảng Hàng không miền Bắc Nguồn thu của Cụm cảng chủ yếu là thu nhập hàng không, thu nhập phi hàng không chiếm tỷ trong rất thấp (dưới 20% tổng số thu). Thu nhập hàng không phụ thuộc chủ yếu vào số lượng chuyến bay hạ cất cánh, số lượng hành khách và hành lý thông qua nhà ga. Chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu là: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí tiền lương, phụ cấp và chi phí quản lý đảm bảo hoạt động. * Thực trạng về tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003-2007 - Tổng giá trị tài sản của Cụm cảng Hàng không miền Bắc tại thời điểm 31.12.2007 là 2.091.042 triệu đồng bằng 4,02 lần so với giá trị tài sản iv (520.077 triệu đồng) khi mới chuyển sang doanh nghiệp công ích năm 1998. Tuy nhiên, quy mô CCHK miền Bắc là rất nhỏ khi so sánh CCHK miền Bắc có tổng tài sản chỉ bằng 176,16% giá trị nhà ga hành khách quốc tế T1 (1.187 triệu đồng). Tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn TSCĐ và đầu tư dài hạn, chứng tỏ rằng trong những năm qua Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá các trang thiết bị. - Báo cáo cho thấy khả năng thanh toán nợ của CCHK miền Bắc ở mức rất cao, CCHK miền Bắc hoàn toàn có khả năng thanh toán nợ ở bất cứ thời điểm nào trong năm mà không cần phải điều tiết từ các nguồn vốn khác. - Trong những năm vừa qua, hoạt động SXKD của CCHK miền Bắc đã có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Năm 2007 tổng doanh thu đạt 926.083 triệu đồng tăng 21,95 % so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 182.168 triệu đồng tăng 19,72% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuân trước thuế/doanh thu bình quân tăng 19%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng 7,5%. Tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của các CCHK miền Bắc là tương đối cao so với các doanh nghiệp khác trong ngành Hàng không cũng như toàn nền kinh tế. 2.3 Thực trạng huy động vốn tại các Cụm cảng Hàng không miền Bắc giai đoạn 2003-2007. Nêu ra đặc điểm cơ cấu vốn của Cụm cảng Hàng không miền Bắc đó là: quy mô vốn lớn trong đó chủ yếu là vốn cố định ; tỷ trọng vốn ngân sách có xu hướng ngày càng giảm, vốn vay trong và ngoài nước chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số vốn kinh doanh. Từ đó nêu ra thực trạng huy động vốn Cụm cảng Hàng không miền Bắc: - Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp: Nhà nước luôn giữ vai trò quan trọng trong việc sở hữu và quản lý các Cảng Hàng không. Tuy nhiên, xu hướng vốn v của Nhà nước ngày càng giảm dần do các nước phải thích nghi dần với cơ chế toàn cầu hoá nền kinh tế trên thế giới để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng quốc gia. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư mở rộng và hiện đại hoá CCHK miền Bắc là vô cùng hạn hẹp, các doanh nghiệp phải chủ động trong việc huy động vốn đầu tư. - Nguồn vốn tự bổ sung: Kết quả hoạt động kinh doanh của Cụm cảng Hàng không miền Bắc trong những năm vừa qua đều có sự phát triển, năm sau cao hơn năm trước, vì vậy quỹ đầu tư phát triển được trích ngày càng tăng. Nhờ vậy mà nguồn vốn tự bổ xung cũng được trích ngày càng cao. - Nguồn vốn vay: Do việc đầu tư cơ sở hạ tầng hàng không tại Cụm cảng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, nên vốn vay được xem là nguồn vốn chính để giải quyết được vấn đề thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên Cụm cảng hàng không miền bắc đã thực hiện vay vốn rất linh hoạt, tuỳ vào từng loại hình dự án mà thực hiện vay Nhà nước, vay các Ngân hàng thương mại, vay ODA. Nhà ga hành khách quốc tế Nội Bài là dự án đầu tiên mà Cụm cảng Hàng không miền Bắc thực hiện với nguồn vốn vay là chủ yếu. Trong đó toàn bộ phần xây dựng, CCHK miền Bắc vay Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển, phần vốn cho đầu tư trang thiết bị nhà ga thực hiện vay ODA và các Ngân hàng thương mại trong nước. 2.4 Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại các Cụm cảng Hàng không miền Bắc Nêu ra những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn: Trong giai đoạn từ 2003-2007 Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã huy động được 692.794 triệu đồng trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp 221.540 triệu đồng chiếm 31,98%, nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ xung từ lợi nhuận hàng năm là 471.254 triệu đồng chiếm 68,02%. Nhà ga hành khách T1 là kết quả thành công từ việc Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã thực hiện huy động vốn đa dạng tuỳ theo từng loại dự án. Qua đó đã giải quyết được vấn đề thiếu vốn cho việc đầu tư và nâng cấp các CHK . vi [...]... hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp 1.1.3.3 Căn cứ phạm vi huy động vốn, có thể chia thành: Vốn bên trong doanh nghiệp và Vốn bên ngoài doanh nghiệp * Vốn bên trong doanh nghiệp Là vốn có thể huy động được từ... chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có các cơ sở đánh giá chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Kiến nghị về mô hình hoạt động của CCHK miền Bắc: Đẩy nhanh việc chuyển đổi CCHK miền Bắc từ mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích thành các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tự chủ về hoạt động SXKD; Tách một số cảng Hàng... sau: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời 1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nó vừa là tiền đề vừa là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Một doanh nghiệp. .. các Cảng Hàng không miền Bắc 5 Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Vốn và các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc Chương 3:Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc 4 CHƯƠNG I VỐN... dụng vốn kém hiệu quả * Vốn bên ngoài doanh nghiệp Là vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bao gồm: vốn vay của các ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác; phát hành trái phiếu; các khoản nợ người cung cấp và nợ khác Vốn này có ưu điểm là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt hơn nhưng doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn... thuộc vào hoạt động kinh doanh và việc phân cấp quản lý nhà nước đối với mỗi doanh nghiệp Nguồn này có rất vai trò quan trọng, thể hiện nội lực của doanh nghiệp và góp phần nâng cao vị thế tài chính của doanh nghiệp 1.2.1.3 Phát hành cổ phiếu Đây là hình thức huy động vốn cơ bản của các công ty cổ phần Cổ phiếu là chứng chỉ góp vốn để tạo lập vốn cho doanh nghiệp Người mua cổ phiếu là người đầu tư vốn vào... góp của Luận văn - Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về vốn và vấn đề huy động vốn trong nền kinh tế thị trường - Phân tích một cách có cơ sở khoa học tình hình hoạt động kinh doanh 3 và thực trạng huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc trong giai đoạn hiện nay Từ đó nêu lên những vấn đề hạn chế trong huy động vốn của Cụm cảng Hàng không miền Bắc - Đề xuất những giải pháp huy động vốn. .. quản sử dụng vốn 1.2 Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.2.1 Vốn chủ sở hữu 1.2.1.1 Vốn ngân sách nhà nước Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được Nhà nước cấp vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp hoặc cấp bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh Trong cơ chế cũ, đây là nguồn vốn có vai trò quan trọng gần như là nguồn duy nhất của doanh nghiệp Chuyển sang... thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp - Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc - Đánh giá những khó khăn thuận lợi và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần tăng cường huy động vốn tại Cụm cảng Hàng không miền Bắc 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề huy động vốn cho... của vốn và các vấn đề huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Cụm cảng Hàng không miền Bắc giai đoạn 2003-2007 - Đánh giá thực trạng vốn và huy động vốn của Cụm cảng Hàng không miền Bắc trong giai đoạn 2003-2007 từ đó nêu lên những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động huy động vốn của Cụm cảng Hàng không miền Bắc - Luận . Bắc. i CHƯƠNG I VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp Đưa ra các quan điểm khác nhau về vốn, đề cập đến các đặc trưng. vốn. 1.2 Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Đưa ra 3 hình thức huy động vốn: - Huy động vốn bằng tăng vốn chủ sở hữu: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tự bổ xung,. hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp có các cơ sở đánh giá chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Kiến nghị về mô hình hoạt động của CCHK

Ngày đăng: 25/05/2015, 00:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan