luận văn quản trị marketing Xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng

70 515 1
luận văn quản trị marketing Xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, ngày càng nhiều ngân hàng mới ra đời, và đặc biệt là sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài. Để có thể tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi các ngân hàng phải tạo cho mình một hình ảnh, một thương hiệu riêng trong lòng công chúng. Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Ngoài việc sử dụng các phương tiện như quảng cáo, khuyến mãi để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng. Thì việc sử dụng công cụ truyền thông quan hệ công chúng sẽ đem lại một hiệu quả rất cao không thua kém gì các phương tiện quảng cáo, khuyến mãi. Bởi hoạt động quan hệ công chúng không chỉ giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu, giúp khách hàng biết và hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Mà độ tin cậy của nó rất cao, tạo thiện cảm với công chúng, cũng như chi phí dành cho hoạt động quan hệ công chúng thấp hơn nhiều so với các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Xuất Nhập khấu Việt Nam tại Đà Năng (Chi nhánh cấp 1), em đã nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động quan hệ công chúng đối với ngân hàng hiện nay. Em hy vọng rằng việc tìm ra giải pháp để đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng tại ngân hàng, sẽ giúp ngân hàng gia tăng hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Vì vậy em đã chọn đề tài: "Xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng. Nội dung của đề tài gồm có 3 phần: Phần 1 : Cơ sở lý luận về quan hệ công chúng Phần 2 : Thực trạng quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng Phần 3 : Định hướng và giải pháp xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến PHÂN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG I. Khái niệm về công chúng và các đối tượng công chúng 1. Khái niệm về công chúng Công chúng là tất cả mọi người xung quanh bạn, nó nhiều có những mối liên hệ nào đó với bạn. Họ tiếp nhận những thông tin về bạn và từ đó có sự nhìn nhận của riêng họ về bạn. (nguồn: Quan hệ công chúng, biến công chúng thành fan của doanh nghiệp- Bussiness Edge) Như vậy: Công chúng của một doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên quan đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. 2. Các đối tượng công chúng của doanh nghiệp Mặc dù các nhóm công chúng của tổ chức có thể khác biệt với các tổ chức khác, nhưng có thể phân thành 10 nhóm công chúng điển hình, các nhóm công chúng khác có thể xuất phát từ những nhóm này: (nguồn: phá vỡ bí ẩn PR- Frank Jefkins) - Cộng đồng - Nhân viên tiềm năng - Nhân viên - Nhà cung cấp dịch vụ - Nhà đầu tư - thị trường tiền tệ - Nhà phân phối - Người tiêu dùng hay sử dụng - Các giới có ảnh hưởng đến dư luận - Các đoàn thể, hiệp hội thương mại - Giới truyền thông SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến II. Các khái niệm & lợi ích của quan hệ công chúng (nguồn:tài liệu phá vỡ bí ẩn_ Frank Jefkins) 1. Các khái niệm về quan hệ công chúng Theo từ điển Bách khoa toàn thư thế giới (The World Book Encyclopedia, năm 1990) thì PR là : "Một số hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp, truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm công chúng" Theo Viện Quan Hệ Công chúng Anh - Institute of Public Relations (IPR) thì PR là: "PR là một sự nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một số tổ chức và công chúng". Việc cắt nghĩa này đã nhấn mạnh đến hoạt động của PR được tổ chức thành một chiến dịch. Nó là một chương trình hoạt động mang tính liên tục và có kế hoạch hẳn hơi. Tương tự như IPR, Frank Jefkins, năm 2004 (tác giả cuốn Public Relations - Frameworks do Financial Times xuất bản) ông đã định nghĩa "PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó, nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan dấn sự hiểu biết lẫn nhau” . Tháng 8/1878, tại thành phố Mexico, trong cuộc họp giữa các viện sỹ thông tấn PR đến từ nhiều nước trên thế giới, đã đưa ra định nghĩa về PR: "PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng". Trên tinh thần kế thừa những quan niệm trước, định nghĩa này đã trở nên quen thuộc với các chuyên gia PR. 2. Vai trò của PR ( Nguồn: www.marketingvietnam.net & www.lantabrand.com ) Về cơ bản vai trò chính của PR là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhóm công chúng bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Nói cách khác PR giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng của họ. (P. Kotler) SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến Với nhóm công chúng đối nội, thông điệp này là những chỉ đạo, ý kiến, tầm nhìn của lãnh đạo để chuyển tải đến nhân viên. Nhằm đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra cũng như xoa dịu các bất đồng trong doanh nghiệp (nếu có). Với nhóm công chúng đối ngoại, các thông điệp này là nhằm giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. PR dễ dàng gây thiện cảm với công chúng nên đi sâu vào trong tâm trí khách hàng và thương hiệu ngày càng được mở rộng hơn. Do PR ít mang tính thương mại vì sử dụng các phương tiện trung gian như hoạt động tài trợ, bài viết trên báo (tin, phóng sự) PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp: - Tung ra sản phẩm mới - Làm mới sản phẩm cũ - Nâng cao uy tín - Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế - Doanh nghiệp gặp khủng hoảng Mối quan hệ công chúng tốt đẹp đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp . Làm cho mọi người biết đến doanh nghiệp . Làm cho mọi người hiểu về doanh nghiệp . Xây dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp . Củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp . Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên . Bảo vệ doanh nghiệp trước những cơn khủng hoảng PR đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ba lợi ích chính của hoạt động PR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn - lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth). Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp. III. Bản chất của quan hệ công chúng ( Tài liệu quan hệ công chúng, biến công chúng thành fan của doanh nghiệp- Business Edge) 1. Nhận thức của công chúng Nhận thức của công chúng là những suy nghĩ hay quan điểm của riêng họ về doanh nghiệp, một loại sản phẩm, một loại dịch vụ hoặc một nhãn hiệu nào đó. Công chúng có thể nhìn nhận tốt hay xấu về doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, nhận thức của công chúng không phải lúc nào cũng đúng. Bởi nhận thức của công chúng về doanh nghiệp hoặc một sản phẩm nào đó phụ thuộc rất nhiều vào thông tin mà họ nhận được. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến 2. Quan hệ công chúng là quá trình thông tin tác động đến nhận thức công chúng Để tác động đến nhận thức của công chúng, doanh nghiệp cần phải cung cấp cho họ những thông tin về doanh nghiệp (mục đích là tôn vinh các hoạt động của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, . . .). Dựa trên những thông tin nhận được, công chúng sẽ hiểu doanh nghiệp của bạn là ai, ở đâu và đang làm gì cho họ. Từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp bạn hay không. Chính vì vậy, quan hệ công chúng là quá trình trao đổi thông tin hai chiều (nguồn:Posted on Nov 11, 2008 under Marketing, Quan hệ công chúng (PR)) Trong mô hình trên, doanh nghiệp chuyển tải thông điệp tới công chúng qua nhiều kênh thông tin khác nhau (báo chí, sự kiện, giao tiếp cá nhân, tài liệu, ). Công chúng tiếp nhận thông tin từ các kênh thông tin để định hình nên nhận thức của họ đối với các doanh nghiệp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong quá trình truyền tin, doanh nghiệp có thể gặp một số cản trở hoặc thuận lợi từ môi trường xã hội, nhưng doanh nghiệp vẫn phải đạt kết quả cuối cùng là làm cho công chúng hiểu, quan tâm và ủng hộ mình. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Môi trường xã hội Doanh nghiệp Công chúng Hiểu, quan tâm và ủng hộ Thông điệp Kênh thông tin Môi trường xã hội Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến IV. Phân biệt quan hệ công chúng với một số thuật ngữ khác 1. Phân biệt quan hệ công chúng và tiếp thị (nguồn:tài liệu phá vỡ bí ẩn_ Frank Jefkins) Theo định nghĩa của Viện nghiên cứu thị trường đặc quyền của Anh, (năm 2004) "Tiếp thị là một quá trình quản lý, có nhiệm vụ xác định, dự đoán, và đáp ứng yêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận" - Như vậy so sánh giữa khái niệm tiếp thị và quan hệ công chúng, ta nhận thấy sự khác biệt ở đối tượng của chúng: + Tiếp thị chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng + Quan hệ công chứng lại nhắm vào đối tượng rộng hơn. Đó là công chúng (khách hàng chỉ là một trong những đối tượng công chúng của doanh nghiệp) - Tiếp thị có chức năng giống như chức năng sản xuất, nghĩa là tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm/ dịch vụ. Còn quan hệ công chúng có chức năng hỗ trợ cho quá trình sản xuất và kinh doanh. - Quan hệ công chúng và Tiếp thị là hai chức năng quản lý khác biệt. Nhưng chúng có mục tiêu bổ sung cho nhau. Hoạt động quan hệ công chúng có hiệu quả sẽ tạo nên một sự nhìn nhận thân thiện từ phía công chúng, từ đó sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động tiếp thị. 2. Phân biệt quan hệ công chúng và quảng cáo Viện những người hoạt động trong ngành quảng cáo của Anh Institute of Practitiones in Advertising (năm 2004) đưa ra định nghĩa: "Quảng cáo trình bày thông điệp bán thuyết phục và hợp lý nhất cho những khách hàng tương lai để có thể bán sản phẩm hay dịch vụ với mức giá thấp nhất có thể". Quan hệ công chúng và quảng cáo là hai lĩnh vực khác nhau trong một quy trình tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.Theo AL& Lau ra Ries (năm 2004) thì " PR tạo ra sự tin tưởng mà quảng cáo không làm được". Hơn nữa, quảng cáo được công chúng nhìn nhận như là một hoạt động quảng bá. Còn PR , khi thông điệp xuất hiện trên báo chí, đài, nó mang giá trị đáng tin cậy hơn nhiều. 2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu” (nguồn: “Marketing report”, 1999) SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến Trong quảng cáo, thông điệp được doanh nghiệp gửi tới công chúng được kiểm soát dễ dàng, còn trong PR phụ thuộc vào báo chí, đài. Quảng cáo là hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông phải trả tiền để khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Còn PR cũng sử dụng các phương tiện truyền thông để cưng cấp thông tin cho công chúng nhưng không chỉ để họ biết mà còn hiểu rõ hơn về sản phẩm (tính năng, cách sử dụng, ) hoặc hiểu rõ hơn về doanh nghiệp (tôn chỉ hoạt động, chiến lược phát triển, ) Nếu quảng cáo là cuộc chiến dành lại thị phần thì PR là hoạt đông nhằm tranh thủ tình cảm của công chúng. Quảng cáo giúp tác động đến hình ảnh của sản phẩm của người tiêu dung thì PR lại "thu phục nhân tâm" của họ. Nếu quảng cáo thường giới thiệu một cách phóng đại hình ảnh của sản phẩm, thì PR vận dụng các phương tiện truyền thông như một phương tiện phản ảnh những sự kiện do PR mang lại, chứ không phải để nhằm ca ngợi, tung hê thương hiệu hay sản phẩm. Theo Ai Ries năm 2004 (quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi) cho rằng, quảng cáo không xây dựng được thương hiệu mà chỉ có PR mới đảm đương được trọng trách này. Và quảng cáo chỉ có thể duy trì được thương hiệu do thông tin đại chúng tạo ra. Qua đó ta thấy PR, quảng cáo có những ưu thế riêng. Tuy nhiên, để tăng khả năng tác động đến khách hàng, quan hệ công chúng thường phải được kết hợp với quảng cáo. 3. Phân biệt quan hệ công chúng và tuyên truyền (nguồn:Tài liệu phá vỡ bí ẩn_Frank Jefkins) Tuyên truyền là một cách vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý kiến, hành vi hay niềm tin. Chiến dịch tuyên truyền có thể sử dụng với các lý do khác nhau. Như vậy tuyên truyền giống như quảng cáo, có khuynh hương thiên lệch theo từng chủ đề. Trong khi đó để thực hiện PR tốt thì nên trình bày sự thật, không thiên lệch hay không có sự tự tán dương. Tuyên truyền cũng là hình thức giao tiếp, nhưng rất khác PR. Bởi để thành công PR phải đáng tin cậy, trong khi tuyên truyền có thể gây ra sự nghi ngờ, hoặc bất đồng. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến 4. Phân biệt quan hệ công chúng và khuyến mãi Khuyến mãi bao gồm các chiến lược ngắn hạn, thường ngay tại một thời điểm bán và cả trong tiếp thị trực tiếp, để giới thiệu, hay "làm mới" lại sản phẩm, hoặc tăng lượng hàng bán. Khuyến mãi là hình thức tiếp thị mang tính cá nhân nhiều hơn so với quảng cáo trên phương tiện truyền thông đồng thời khuyến mãi cũng có những khía cạnh PR như: thông tin có quả khuyến mãi nhưng nếu trao trễ, sẽ là cho khách hàng thất vọng. 5. Phân biệt quan hệ công chúng và dư luận (nguồn:Tài liệu phá vỡ bí ẩn_Frank Jefkins) Dư luận là kết quả của việc cung cấp thông tin Kết quả của dư luận tốt hay xấu thường nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể hay vấn đề liên quan. Dư luận tốt hay xấu phụ thuộc vào hành vi và thông tin, và như như vậy cũng tương tự như PR vì PR liên quan nhiều đến hành vi của các cá nhân, tổ chức, sản phẩm và dịch vụ. V. Quy trình xây dựng chương trình quan hệ công chúng : (Nguồn: Tài liệu Phá Vỡ Bí Ẩn_Frank Jefkins) 1. Đánh giá tình hình Đây là kế hoạch dựa trên những mục tiêu, nhưng mức độ thành công của nó phụ thuộc vào kỹ năng và hiệu suất dược áp dụng. Điều quan trọng là phải nắm bắt tình hình,chẳng hạn bằng cách đặt câu hỏi : chúng ta đang ở đâu ? công chúng hiểu không chính xác những vấn đề nào. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Đánh giá tình hình Xác định mục tiêu Xác định nhóm công chúng Xây dựng thông điệp Lựa chọn kênh thông tin Hoạch định ngân sách Đánh giá kết quả Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến Trước khi một chương trình PR được đặt ra ,cần phải làm rõ điểm khởi đầu của nó. Công chúng nhìn nhận như thế nào về chương trình của chúng ta ?. Nếu chúng ta dự đoán hay giả định hoặc hành động theo cảm tính và bản năng thì chúng ta có thể mắc sai lầm và chương trình PR sẽ trở nên vô dụng. Tiến trình chuyển đổi những tình huống cơ bản nhờ hoạt động PR Tình huống tiêu cực Tình huống tích cực Đối nghịch Thông cảm Thành kiến Chấp nhận. Thờ ơ Quan tâm Thiếu hiểu biết Kiến thức Đây là những tình huống cơ bản mà các chuyên viên PR thường phải đối mặt. Và như vậy mục đích sau cùng của PR là cung cấp kiến thức để giúp mọi người hiểu biết . Đôi khi điều này được áp dụng ngay cả với những điều kiện mà đối tượng tiếp nhận không thích hay không đồng ý. PR không nhất thiết là cố gắng làm cho người khác nghĩ về mình một cách tuyệt vời mà quan trọng là hiểu đúng. Một trong những mục tiêu lý tưởng của PR là sự chấp nhận của công chúng, bởi vì khó có thể chấp nhận điều gì nếu không hiểu đúng. Đối nghịch : chúng ta cần đưa ra các câu hỏi: Mức độ của sự đối nghịch đến đâu. Sự đối nghịch ấy thể hiện dưới hình thức nào ? Tại sao nó tồn tại ? Có thể giải quyết được hay không ? Và giải quyết như thế nào ? Thành kiến: Nguyên nhân của sự thành kiến có thể do ảnh hưởng của gia đình, giáo dục, tôn giáo và xã hội hay môi trường hay chỉ đơn giản là sự hiểu lầm. Chúng ta có thể áp dụng học thuyết của Leon Festinger để giải thích về vấn đề này. Lúc đầu người ta có những thái độ bảo thủ đối với những tư tưởng mới và kháng cự sự thay đổi nhưng khi chuyển sang chấp nhận một tư tưởng mới thì họ sẽ trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho các tư tưởng đó và bác bỏ tư tưởng cũ. Thờ ơ: Đây là kẻ thù tệ hại nhất của sự hiểu biết, nó có thể là sản phẩm của sự ích kỷ, lười biếng, thiêu trí tưởng tượng, hay là kết quả của buổi thuyết trình không thú vị và kém thuyết phục về một đề tài. Bí quyết của việc thông tin PR thành công là phải thu hút sự quan tâm và có giá trị đối với người nhận. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 [...]... vậy mục tiêu của chương trình quan hệ công chúng phải gắn với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu cần phải cụ thể và có thể đo lường được để sau này có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả của chương trình quan hệ công chúng Các chương trình quan hệ công chúng đều nhằm đến mục tiêu tác động đến công chúng Tuỳ theo mức độ tác động, mục tiêu của chương trình quan hệ chúng cụ thể như... cũng phải nhận ra rằng trong các nhóm công chúng sẽ xuất hiện những thế hệ mới Vì vậy đây là một tiến trình liên tục 2 Xác lập mục tiêu Như ta đã biết chức năng của quan hệ công chúng là nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quan hệ công chúng giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì quan hệ tốt đẹp với công chúng để ngày càng nhiều người mua hàng của doanh nghiệp hơn và hoạt động... khách hàng bị tác động mạnh bởi yếu tố văn hóa, xã hội Đối với người dân TP Đà Nẵng việc tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại còn chưa phổ biến, chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, nên ngân hàng cần xây dựng quy trình cho phù hợp với đặc điểm văn hóa của dân cư ở đây - Môi trường công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực ngân hàng Bởi... điện thanh toán quốc tế Tháng 02/2008, Eximbank vinh dự nhận được danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức bình chọn lấy ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trên cả nước B Tình hình hoạt động của ngân hàng Eximbank Đà Nẵng: I Tổng quan về ngân hàng Eximbank Đà Nẵng ( EIB-ĐN) (www .Eximbank. com.vn) 1 Sự ra đời của Eximbank Đà Nẵng ( EIB-ĐN) Ngày 28/01/1994 trên cơ... ngân hàng - Tổ Vi Tính : cài đặt chương trình, truyền dữ liệu qua các phòng ban II Môi trường kinh doanh của ngân hàng Eximbank: * Môi trường vĩ mô ( SGK kinh tế môi trường) Mặc dù ngân hàng không thể kiểm soát được yếu tố của môi trường vĩ mô, nhưng môi trường vĩ mô lại ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng Eximbank nói và hệ thống ngân hàng tại Tp Đà Nẵng Môi trường vĩ mô bao gồm : -... đốc ngân hàng, Chi Nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Đà Nẵng (EIB- ĐN) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ tạm thời 92 Hoàng Diệu TP .Đà Nẵng Từ ngày 30/04/1996 cho đến nay chi nhánh hoạt động tại 48 Trần Phú TP .Đà Nẵng, EIB-ĐN hoạt động theo điều lệ của EIB-VN Mối quan hệ giữa EIB-ĐN với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước ngày càng đa dạng EIB-ĐN quan hệ với... WTO thì quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng trở nên bình đẳng nên sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng gay gắt hơn cả Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chật hẹp có khoảng 886.069 người dân nhưng có đến 3 văn phòng đại diện khu vực miền Trung và khoảng 50 chi nhánh ngân cấp I của các tổ chức tín dụng; trong đó có 36 ngân hàng cổ phần và liên doanh; 9 ngân hàng thương mại nhà nước,1 công ty... CHÚNG TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK ĐÀ NẴNG A Giới thiệu chung về ngân hàng Eximbank Việt Nam: (www .Eximbank. com.vn) I Giới thiệu chung về ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam: Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank) Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại... tranh với các ngân hàng trên địa bàn, Eximbank Đà Nẵng đã cung cấp các sản phẩm mới như: chiết khấu giấy tờ có giá, tư vấn đầu tư, home-banking, SMS-banking… b Chính sách giá Đối với dịch vụ ngân hàng thì giá cả được thể hiện dưới hai hình thức lãi suất và phí dịch vụ - Lãi suất của ngân hàng Nhìn chung so với các ngân hàng khác trên địa bàn TP Đà Nẵng, lãi suất huy động vốn của ngân hàng là cao, bởi... một chương trình PR thực hiện để làm một việc tích cực và hiệu quả mà có thể được ghi nhận kết quả khi nó hoàn tất SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34 H08 - K8.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Lê Đức Tiến Thành công trong việc đạt được những mục tiêu có thể được đo lường bằng cách quan sát nguyên cứu thị trường PHẦN 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI NGÂN HÀNG . " ;Xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng. Nội dung của đề tài gồm có 3 phần: Phần 1 : Cơ sở lý luận về quan hệ công chúng Phần 2 : Thực trạng quan hệ công chúng. trạng quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng Phần 3 : Định hướng và giải pháp xây dựng chương trình quan hệ công chúng tại ngân hàng Eximbank Đà Nẵng. SVTH : Phạm Quang Huy - Lớp : 34. quả của chương trình quan hệ công chúng. Các chương trình quan hệ công chúng đều nhằm đến mục tiêu tác động đến công chúng. Tuỳ theo mức độ tác động, mục tiêu của chương trình quan hệ chúng cụ

Ngày đăng: 23/05/2015, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan