Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình

116 814 0
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Đồng bằng sông Hồng, với địa hình đa dạng ( địa hình biển, ven biển, đồng bằng, gò đồi, bán sơn địa, núi đất, núi đá vôi), Ninh Bình có nhiều cảnh quan du lịch, di tích lịch sử như vườn quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc-Bích Động, Địch Lộng, đền vua Đinh Lê, nhà thờ Phát Diệm, Chùa Non Nước, Khu du lich Tràng An…, có vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước. Ninh Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế tổng hợp bao gồm các ngành Công nghiệp, dịch vụ-du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên trong thời gian qua các tiềm năng này của Ninh Bình chưa được phát huy và mang lại hiệu quả cao. Huyện Nho Quan nằm ở phía Tây-Nam của tỉnh, cũng như những vùng chiêm trũng khác, thuộc khu phân lũ của sông Hoàng Long. Đời sống nhân dân còn rất nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp bấp bênh. Ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại huyện Nho Quan nói riêng và Ninh Bình nói chung mới chỉ mang tính chất tận dụng các loại hình mặt nước sẵn có như ao, hồ nhỏ, các khu ruộng trũng ngập nước và sông suối tự nhiên mặc dù đã hình thành từ lâu đời. Thực tế tiềm năng diện tích ruộng trũng có thể chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh là rất lớn, tiểm năng này vẫn chưa được khai thác một cách tương xứng. Nguyên nhân là do việc chuyển đổi các diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản hiện nay vẫn mang tính tự phát và thiếu các quy hoạch chuyển đổi phù hợp nên hệ thống cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi được chuyển đổi hầu như chưa có, hệ thống ao nuôi được thiết kế quá đơn giản. Qua khảo sát cho thấy người dân thường tận dụng ngay bờ ruộng cũ để làm bờ ngăn, do vậy thường xuyên bị rò rỉ mất nước, chiều cao bờ thấp rất khó khăn trong nuôi trồng nhất là mùa mưa lũ.Điểm quan trọng nữa là hệ thống xử lý cấp và thoát nước thải vẫn chưa được đề cập đến nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu phục vụ mục đích nông nghiệp là chính. 2 Làm thế nào để người dân vùng chiêm trũng có được cuộc sống ổn định và sản xuất đạt hiệu quả cao thoát khỏi cảnh nghèo là một vần đề hết sức cần thiết và cấp bách. Chủ trương phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình định hướng sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách về GDP trên đầu người so với cả nước, trên cơ sở khai thác tiềm năng, nguồn lực và tiềm lực của tỉnh. Trong đó đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ruộng trũng là một trong những chủ trương được ưu tiên hàng đầu của tỉnh. Ba xã Quỳnh Lưu, xã Phú Lộc, xã Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan có diện tích ruộng trũng rất lớn chỉ cấy được một vụ chiêm, còn vụ mùa đất để hoang. Đây là mặt hạn chế trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại có thế mạnh trong việc chuyển đổi sang canh tác kết hợp phát triển việc nuôi cá trong ruộng lúa. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, do nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chưa có nên chưa hình thành được những vùng nuôi lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Hệ thống kênh mương trong vùng chưa hoàn chỉnh, chưa liên thông thuận tiện, chất lượng đào đắp chưa cao và lại ít có kinh phí tu sửa nạo vét cho nên rất hạn chế trong việc cung cấp, thoát nước nuôi trồng thuỷ sản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua khảo sát các trục kênh đều bị bồi lắng và khả năng chuyển tải nước kém. Trên kênh chưa có các hệ thống cống điều tiết, cống lấy nước vì vậy việc phân phối nước cho hệ thống gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm vừa qua, một số người dân địa phương đã tự đầu tư đắp bờ, nạo vét kênh để nuôi thuỷ sản, nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế nên chưa đồng bộ và có nhiều vùng đã xuống cấp; do vậy nhiều vùng nuôi không được quản lý theo quy trình, năng suất thấp, và rất nhiều rủi ro cho người nuôi. Vì vậy để phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững, phát huy thế mạnh của vùng thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản là vô cùng cấp bách và cần thiết. Đây là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế vùng. 3 Chính vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình” là cấp thiết, sẽ tập trung giải quyết được các vấn đề cho nuôi trồng thủy sản, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sản xuất và phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần ổn định chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. - Nghiên cứu hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đáp ứng được nhu cầu nước cho vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp. Từ đó hình thành vùng nuôi tập trung quy mô khoảng 530 ha tại 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình phục vụ cho hình thức nuôi trồng thuỷ sản quảng canh cải tiến chủ lực là nuôi cá rô phi đơn tính ghép với các đối tượng là cá truyền thống, năng suất đạt từ (3,0 đến 3,3) tấn/ha/vụ, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu thuỷ sản. - Nghiên cứu chất lượng môi trường nước tại khu nuôi tập trung, đánh giá được chất lượng nước cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản từ đó đề xuất biện pháp công trình và phi công trình để đảm bảo chất lượng nước theo định hướng phát triển bền vững. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp thủy lợi để đáp ứng đủ cho vùng quy hoạch tập trung nuôi trồng thủy sản tại 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 4 - Đánh giá môi trường nước ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của vùng nghiên cứu từ đó đưa ra các phương án bảo vệ môi trường định hướng phát triển bền vững. 3.2. Phương pháp tiếp cận a. Tiếp cận tổng hợp: Xem khu vực nghiên cứu là 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn Thành thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, trong đó các điều kiện cấu thành hệ thống gồm: địa hình, địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, con người, phương thức quản lý, khai thác .v.v…, là các thành phần của hệ tương tác có quan hệ ràng buộc, tác động lẫn nhau. b. Tiếp cận hệ kinh tế – sinh thái – môi trường: Mục tiêu cơ bản của việc quy hoạch tài nguyên nước là quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên phục vụ lợi ích con người và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên sẽ tác động tới hệ sinh thái và môi trường. Vì vậy cách tiếp cận này bảo đảm nguyên tắc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đặc biệt với vùng nghiên cứu là vùng nuôi trồng thủy sản và đối tượng nuôi chủ lực là cá rô phi nên nước thải ra rất ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu không có biện pháp xử lý. c. Tiếp cận tích hợp thông tin (ảnh viễn thám, bản đồ và hệ thống GIS): Vùng nghiên cứu có cấu trúc địa hình phức tạp, điều kiện tự nhiên biến động. Do vậy để nắm bắt thông tin cập nhật về tài nguyên về đất, nước phục vụ công tác nghiên cứu đòi hỏi phải tích hợp các thông tin như ảnh vệ tinh; khai thác bản đồ chuyên ngành ( bản đồ sử dụng đất, bản đồ về các vị trí khai thác nước ngầm, bản đồ các vùng dân cư, đường xá ) và so sánh, đối chiếu với tài liệu khảo sát mặt đất. 5 d. Tiếp cận kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu và tiếp thu công nghệ: + Tiếp cận các kết quả nghiên cứu về tài nguyên nước vùng trũng thuộc khu phân lũ của sông Hoàng Long để ứng dụng vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu. + Sử dụng các công cụ tiên tiến để triển khai thực hiện đề tài như: Sử dụng các phần mềm tính toán để phục vụ công tác tính toán, dự báo diễn biến nguồn nước tại vùng nghiên cứu . 3.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu; - Phương pháp sử dụng mô hình toán. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Tây bắc tỉnh Ninh Bình, Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam với diện tích tự nhiên gần 460 km2, gồm có thị trấn Nho Quan và 26 xã. - Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình - Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư - Phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa - Phía Nam giáp với thị xã Tam Điệp. Hình 1.1: Vị trí địa lý tỉnh Ninh Bình 7 Hình 1.2: Vị trí địa lý của huyện Nho Quan trong tỉnh Ninh Bình Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long ra sông Đáy. Ngoài ra còn có sông Lạng và sông Bến Đang. Huyện có quốc lộ 12B, 45, tỉnh lộ 438, 477, 492 chạy qua. Vùng quy hoạch cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km nằm trên trục quốc lộ 1 A, là tuyến giao thông xuyên Bắc Nam cùng với các tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống sông Ngòi đã tạo cho vùng quy hoạch một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu, tiếp cận với các tỉnh trên cả nước đặc biệt là Hà Nội. 8 Hình 1.3. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu a. Xã Quỳnh Lưu Quỳnh Lưu là một xã miền núi nằm ở phía nam huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Xã này nằm trên Quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La đồng thời cũng là điểm cuối của Quốc lộ 38B nối tới thành phố Hải Dương. Xã cũng có Đại lộ Tràng An (đường nối chùa Bái Đính - Cúc Phương) đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 24 km. Xã này xưa là quê hương của anh hùng Lương Văn Tụy. Đây cũng là xã được công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở Ninh Bình, được coi là quê hương của cách mạng Ninh Bình. Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch thành đô thị tại ngã ba Anh Trỗi. + Diện tích: 16,92 km² + Dân số: 7622 người Vùng nghiên cứu 9 + Mật độ dân số: 450 người/km² Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã: + Phía đông giáp xã Sơn Lai, Nho Quan + Phía nam giáp các xã Sơn Hà và Quảng Lạc, Nho Quan + Phía tây giáp các xã Phú Long và Phú Lộc, Nho Quan + Phía bắc giáp xã Sơn Thành, Nho Quan b. Xã Phú Lộc Phú Lộc là một xã miền núi nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Được thành lập theo quyết định số 199/QN ngày 22/7/1964 trên cơ sở tách từ xã Yên Phú. Xã này nằm trên quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và quốc lộ 45 đi Thanh Hóa, ngã ba Rịa là một nút giao thông trong xã. Xã cũng nằm trên Đại lộ Tràng An (đường nối chùa Bái Đính - Cúc Phương) đi qua. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 24 km. Theo đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Ninh Bình thì xã này được quy hoạch thành đô thị Rịa. + Diện tích: 9,55 km² + Dân số: 5975 người + Mật độ dân số: 626 người/km² Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã: + Phía đông giáp xã Quỳnh Lưu, Nho Quan + Phía nam giáp các xã Phú Long, Kỳ Phú huyện Nho Quan + Phía tây giáp xã Văn Phú huyện Nho Quan + Phía bắc giáp các xã Thanh Lạc và Sơn Thành huyện Nho Quan Hiện nay có một đơn vị bộ đội là Trung đoàn 202 đóng quân trên địa bàn xã Phú Lộc. Phú Lộc là một trong 5 xã của huyện Nho Quan được chọn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đối chiếu với bộ tiêu chí Quốc gia về XDNTM 10 thì đến 2011 Phú Lộc mới chỉ đạt 2 trong tổng số 19 tiêu chí. Việc XDNTM ở Phú Lộc gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Hơn 8 km đường trục xã xuống cấp; tỷ lệ đường liên thôn, liên xóm cứng hóa chỉ đạt khoảng 10%. Hệ thống kênh mương, đường giao thông nội đồng phần lớn chưa được kiên cố hóa. Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung hoc phổ thông tuy đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 song vẫn chưa đạt yêu cầu của bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới. Trạm y tế xã đã được xây dựng từ lâu, cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Việc bố trí sắp xếp khu dân cư của xã không đồng đều, kiến trúc nhà ở lộn xộn, chắp vá, thiếu hệ thống tiêu, thoát nước… Mục tiêu xã là tăng thu nhập của người dân lên gấp 4 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12% xuống dưới 6% và chuyển dịch cơ cấu lao động từ 80% nông nghiệp xuống 30% vào năm 2015. Người dân Phú Lộc sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa trong khi diện tích canh tác toàn xã chỉ có gần 500 ha, trong đó trên 200 ha vùng trũng cấy 1 vụ lúa. Giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác của xã hiện mới đạt 33 triệu đồng/ha. Trong khi đó xã gần như không có nghề phụ, toàn xã chỉ có 10 doanh nghiệp xây dựng, 1 cơ sở may công nghiệp với số lượng công nhân không nhiều. Hiện nay xã đã chuyển đổi 250 ha cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi cá-lúa nâng cao thu nhập. Bên cạnh đó xã tập trung vào việc phát triển 20 ha trồng rau sạch, khuyến khích người dân chăn nuôi các cây, con đặc sản. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp, dịch vụ phát triển trên địa bàn nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm sử dụng nhiều lao động. c. Xã Sơn Thành Sơn Thành là một xã nằm ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Được thành lập theo quyết định số 199/QN ngày 22/7/1964 trên cơ sở tách từ xã Thành Công. Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 23 km. [...]... nước trong các vùng nuôi trồng thủy sản a Xã Quỳnh Lưu Vùng nuôi trồng thuộc xã Quỳnh Lưu có hệ thống sông Bến Đang chạy dọc theo khu nuôi nên rất thuận lợi cho việc cấp và thoát nước cho khu nuôi b Xã Phú Lộc Vùng nuôi trồng thuộc xã Phú Lộc cũng có hệ thống sông Rịa ở sát bên khu nuôi trồng c Xã Sơn Thành Vùng nuôi xã Sơn Thành có diện tích 110 ha có sông chảy qua Nước sông ở các vùng này có một... trong tỉnh nên các thuỷ vực nuôi cá ít xảy ra hiện tượng trộm cắp đáng kể 1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản của vùng nghiên cứu 1.3.1 Tổ chức quản lý và sản xuất thủy sản tại địa phương Tỉnh Ninh Bình cơ quan quản lý thuỷ sản là sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn mà trực tiếp là chi cục bảo vệ và phát triển thuỷ sản nằm trong sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi cục bảo vệ và phát triển thuỷ sản. .. 1, 2, 3 ở Ninh Bình năm 2008 1.1.2 Địa hình Huyện Nho Quan là huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng ĐBSH và vùng Bắc Trung bộ, vùng quy hoạch có địa hình khá phức tạp mang tính chất đặc trưng của vùng núi cao và vùng bán sơn địa Đồng thời đây cũng là vùng đất trũng nằm trong khu vực phân lũ phía Nam đồng bằng sông Hồng Địa hình của vùng Quy hoạch mang đặc điểm của ba vùng rõ rệt nhất a Vùng núi... nghiệp trồng lúa, màu và các cây công nghiệp ngắn ngày 12 d Vùng đồng chiêm trũng Đây là vùng mang đầy đủ các nét đặc trưng của vùng chiêm trũng đồng bằng sông Hồng, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và luôn bị tác động lớn của thiên tai lũ lụt làm mất mùa Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn Vùng chiêm trũng có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển ngành thủy sản 1.1.3 Khí hậu Vùng quy hoạch. .. khuyến ngư và quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuỷ sản 33 Huyện Nho Quan có phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý cả lĩnh vực thuỷ sản, trong phòng còn có bộ phận thuỷ sản chuyên lo theo dõi việc sản xuất và quản lý sản xuất thủy sản của huyện Việc tổ chức nuôi trồng thuỷ sản trong huyện còn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu theo đơn vị hộ gia đình, chưa có tổ chức như hợp tác xã thuỷ sản. .. để tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của nước ta Ngành Nông nghiệp & PTNT có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị xuất khẩu thuỷ sản sau: - Công ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Hà Nội; - Công ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản 2 Quảng Ninh; - Công ty chế biến xuất khẩu thuỷ sản Nghệ An… Những đơn vị trên sẵn sàng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn, trên... nghiệp lớn và các đơn vị chế biến xuất khẩu 36 Mạng lưới các nhà máy chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu trong nước đủ năng lực để bao tiêu toàn bộ sản phẩm cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh… với khối lượng lớn Hiện tại đang thiếu nguồn nguyên liệu trên để đáp ứng của nhu cầu thị trường xuất khẩu Như vậy nếu vùng nghiên cứu đầu tư xây dựng vùng nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa của 3 xã Quỳnh Lưu,... cho trồng lúa Cụ thể với vùng I của xã Quỳnh Lưu thì hiện tại có trạm bơm Bến Vực (đang xây dựng) vừa làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp cho khu nuôi trồng I của xã, khu nuôi trồng của xã Phú Lộc hiện tại cũng đã có một trạm bơm tiêu với công suất 16000m3/h Nâng cấp các tuyến đường đã có làm trục giao thông chính của vùng nghiên cứu, đồng thời kết hợp với các trục giao thông mới được nâng cấp Khu vực vùng. .. nhất a Vùng núi cao Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại với các loại cây trồng và cây ăn quả đồng thời cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các loại đại gia súc và các loại con nuôi đặc sản b Vùng bán sơn địa Vùng này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng c Vùng đồng bằng Vùng này có nhiều thuận... bộ vào vùng biển Nam Định -Ninh Bình Khu vực đổ bộ T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tổng Qninh - T Hoá 1 17 22 33 25 4 - 1 103 N Định-N .Bình - 3 1 3 3 - - - 10 ( Nguồn: Đề án khai thác tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên Bắc Bộ ) 1.1.4 Địa chất Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch . một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế vùng. 3 Chính vì vậy, đề tài : Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình là cấp thiết,. Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp thủy lợi để đáp ứng đủ cho vùng quy hoạch tập trung nuôi trồng thủy sản tại. vững. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi nghiên cứu: 03 xã Quỳnh Lưu, Phú Lộc, Sơn

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài

      • 2.1. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

      • 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

      • 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

        • 3.1. Nội dung nghiên cứu

        • 3.2. Phương pháp tiếp cận

        • 3.3. Phương pháp nghiên cứu

        • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

          • 1.1. Đặc điểm tự nhiên

          • 1.1.1. Vị trí địa lý

          • 1.1.2. Địa hình

          • 1.1.3. Khí hậu

          • a. Nhiệt độ

          • b. Chế độ mưa

          • c. Độ ẩm

          • d. Lượng bốc hơi

          • e. Số giờ nắng

          • f. Gió

          • 1.1.4. Địa chất

          • 1.1.5. Thủy văn

            • -Sông Rịa

            • -Sông Đào Nam Định

            • -Các sông trục nội đồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan