Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tỉnh Nam Định

117 1.6K 3
Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có diện tích tự nhiên 35.376,62 ha trong đó đất nông nghiệp có khoảng 20.902,5 ha giới hạn bởi sông Ninh Cơ ở phía tây, sông Hồng ở phía bắc, tỉnh lộ 51B và sông Sò ở phía tây nam, bao gồm đất đai của huyện Giao Thủy và phần lớn huyện Xuân Trường (phần huyện Xuân Trường nằm ở phía bắc tỉnh lộ 51 B). Hệ thống thủy lợi Xuân Thủy có khoảng 244km kênh cấp I. Hầu hết các kênh này đều có nguồn gốc từ sông suối tự nhiên được cải tạo mà thành kênh tưới tiêu kết hợp và liên thông với các sông ngoài qua các cống điều tiết. Nguồn nước cấp cho hệ thống chủ yếu lấy từ sông Hồng qua sông Ngô Đồng (sông Sò), qua một số cống lấy nước khác nằm trên đê hữu Hồng và trên đê tả sông Ninh Cơ. Cũng như nhiều hệ thống thủy lợi khác ở đồng bằng Sông Hồng, trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy đang có sự chuyển dịch rất mạnh về cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất dành cho sản xuất các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa và cây màu lương thực đang có xu hướng giảm dần, ngược lại đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng rau và một số loại cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng lên… Trên thực tế nhu cầu cấp nước cho các ngành dùng nước trên hệ thống đã có nhiều thay đổi khác với thiết kế ban đầu. Trên hệ thống đang tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng đáp ứng của các công trình thủy lợi đã có… Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, khả năng cấp nước, đề xuất các giải pháp cải tạo, nâng cao hiệu quả cấp nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy là rất cần thiết. Vì lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tỉnh Nam Định” được đề xuất nghiên cứu. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực tiễn của một số biện pháp cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng Đối tượng nghiên cứu là các công trình cấp nước cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy. Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của một số biện pháp khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy sẽ được đề xuất trong luận văn. Các vấn đề khác có thể đề cập đến trong quá trình nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu tổng quan để có thể thấy được bức tranh toàn diện về hệ thống này. 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi và hiện trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi trong hệ thống thủy lợi Xuân Thủy. - Tính toán yêu cầu nước cần cấp cho các đối tượng sử dụng nước trong hệ thống ở thời điểm hiện tại và sau năm 2020 và tính toán cân bằng nước trên hệ thống. - Phân tích các mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong quá trình quản lý khai thác và phục vụ cấp nước của hệ thống. Ví dụ như mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng cấp nước của hệ thống - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của một số giải pháp đề xuất. - Đề xuất một số giải pháp cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống. Giải pháp đề xuất có thể là: xây dựng bổ sng một số công trình cấp nước mới cho hệ thống như cống lấy nước tự chảy, trạm bơm cấp nước … hoặc cải tạo nâng cấp một số công trình. 3 5. Phương pháp nghiên cứu a) Nghiên cứu tổng quan Thu thập tài liệu liên quan đến hệ thống. Tổng quan kết quả nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài để rút ra vấn đề chung có thể áp dụng cho đề tài. b) Nghiên cứu thực địa Điều tra, khảo sát ngoài thực địa để đánh giá hiện trạng khai thác, vận hành công trình; hiện trạng sử dụng đất và xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất; các đặc điểm tự nhiên và xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến hệ thống…. Đặc biệt khảo sát kỹ hiện trạng cấp nước. c) Nghiên cứu nội nghiệp Tổng hợp, phân tích các số liệu và các tài liệu đã điều tra, thu thập được. Nghiên cứu, tính toán, tìm nguyên nhân của hiện tượng để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục. 6. Bố cục của luận văn Luận văn được trình bày trong 3 chương chính không kể phần mở đầu và kết luận gồm: Chương 1: Tổng quan về hệ thống thủy lợi Xuân Thủy Chương 2: Yêu cầu cấp nước Chương 3: Cơ sở khoa học của một số biện pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi Xuân Thủy 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI XUÂN THỦY 1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy 1.1.1. Vị trí ranh giới, địa lý hành chính Hệ thống thuỷ lợi Xuân Thuỷ nằm ở phía Nam tỉnh Nam Định, gồm 39 xã và 3 thị trấn của hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ có tọa độ địa lý từ 20 o 10’27” đến 20 o 22’32” vĩ độ Bắc và từ 106 o 17’44” đến 106 o 36’22” kinh độ Đông. Được giới hạn bởi: - Phía Bắc giáp Sông Hồng. - Phía Tây giáp Sông Ninh Cơ. - Phía Đông & Nam giáp Biển Đông. - Phía Tây nam giáp huyện Hải Hậu. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Đặc điểm địa hình hệ thống thủy lợi huyện Xuân Thủy được chia làm 3 vùng rõ rệt: 1. Vùng phía Bắc sông Ngô Đồng (sông Sò): bao gồm toàn bộ phần đất huyện Xuân Trường nằm phía trong đê có cao trình bình quân (+0,6) đến (+0,7). Trong vùng khu vực lòng chảo thấp, cao trình (+0,3m) đến (+0,4) nằm ở các xã Xuân Thủy, Xuân Ngọc, Xuân Bắc, Xuân Đài, Xuân Tân… Những vùng cao nằm ven sông Hồng và sông Ninh Cơ cao trình (+0,9) đến (+1,1) gồm các xã Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Thành, Xuân Phong, Xuân Ninh… 2. Vùng phía Nam sông Ngô Đồng: bao gồm toàn bộ diện tích huyện Giao Thủy (phần nằm trong đê): hướng dốc địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao trình phổ biến (+0,7) ÷ (+0,8). Vùng cao ven thượng lưu sông Ngô Đồng, sông Hồng, kênh Cồn Nhất có cao trình (+0,9) đến (+1,0) gồm các xã Hoành Sơn, Giao Tiến, một phần Giao Hà, Giao Nhân, Giao Châu… Đặc biệt có một số khu vực 5 Cồn Cát nằm ở phía nam huyện có cao trình (+2,0) đến (+2,5) gồm các xã Giao Lâm, Giao Phong, Giao Tiến. Những vùng thấp nằm sát biển có cao trình (+0,2) đến (+0,4) gồm một phần các xã Giao Châu, Giao Long, Giao Hải, Giao An và Giao Thiện. 3. Vùng bãi sông, bãi biển nằm ngoài đê: gồm có bãi sông Sò có diện tích 132ha thuộc các xã Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, Xuân Hòa, Xuân Vinh có cao trình tự nhiên trung bình (+0,8) đến (+1,0). Vùng bãi Cồn Lu – Cồn Ngạn cao trình trung bình (+0,7). Nhìn chung, Cao trình đất phân bố không đều, xu thế thấp dần từ ven đê sông Hồng, sông Ninh Cơ về sông Sò và Biển. Ngoài ra, ở xa đầu mối tưới có một số vùng cao ở xã Giao Phong, Giao Thịnh và một số vùng ven kênh Cồn Nhất, Cồn Năm, Cồn Giữa. Nếu lấy mực nước triều cao trung bình nhiều năm 2,5 m tại Vịnh Bắc Bộ (vị trí trạm thuỷ văn Ba Lạt, cách cửa sông Hồng 8 km) để so sánh thì phần lớn diện tích các huyện Giao Thuỷ sẽ ngập chìm trong nước biển. Do vậy ngay từ thời Lý, cha ông ta đã phải đắp đê sông, biển để bảo vệ cho hầu hết các khu vực thuộc đồng bằng để chống lũ trong mùa lũ và chống xâm nhập triều, mặn vào trong đồng trong mùa cạn. 1.1.3. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng Đại bộ phận đất đai thuộc hệ thống thủy lợi Xuân Thủy là đất phù sa cổ do sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp. Trải qua quá trình canh tác lâu đời, dưới tác dụng của con người và thiên nhiên nên có phần thay đổi về bản chất: 1) – Về thành phần cơ lý: chủ yếu là đất thịt nặng và đất thịt trung bình, một số vùng cao ven sông là đất cát và cát pha. Tỷ lệ so với diện tích canh tác của toàn huyện (%) - Đất thịt nặng chiếm 57% - Đất thịt trung bình chiếm 37% - Đất thịt nhẹ chiếm 2,5% - Đất cát và cát pha chiếm 3,5% 6 2) – Độ chua: - Diện tích có độ PH > 5,5 chiếm 84% - Diện tích có độ PH = 4,5 chiếm 9,6% - Diện tích có độ PH < 4,5 chiếm 6,4% 3) – Độ mặn: - Diện tích đất không mặn chiếm 67,4% - Diện tích đất mặn vừa chiếm 24% (% CL - từ 0,15 đến 0,25) - Diện tích đất mặn (% CL- từ 0,25 đến 0,35) chiếm 6,6% 4) – Hàm lượng lân trong đất: - Đất nghèo lân (5 ÷10 mg P2O5/100 g đất) chiếm 13,2% - Đất trung bình (10 ÷ 15 mg P2O5/100 g đất) chiếm 19,8% - Đất nhiều lân (>15mg P2O5/100 g đất) chiếm 67% 5) – Hàm lượng đạm trong đất: - Đất nghèo đạm (<5mg NH4 / 100 g đất) chiếm 39% - Đất trung bình (5 ÷ 10 mg NH4 / 100 g đất) chiếm 34,6% - Đất giàu đạm (> 10 mg NH4 / 100 g đất) chiếm 26,4% Nhìn chung ruộng đất Xuân Thủy thuộc loại đất trung bình ít chua, khá về lân, nghèo về đạm, dễ tiêu. Vì vậy phải bồi dưỡng cải tạo thường xuyên bằng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, thau chua, rửa mặn, tăng độ phì nhiêu trong đất đồng thời đáp ứng yêu cầu tưới và tiêu nước để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp. 1.1.4. Đặc điểm khí hậu 1.1.4.1. Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 23,6 o C. Tổng nhiệt độ toàn năm khoảng 8.620 o C. Hàng năm có 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 20 o C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 16,7 o C. Mùa hạ có 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ trung bình trên 25 0 C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29.4 0 C. 7 1.1.4.2. Độ ẩm Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm ở vùng nghiên cứu đạt 85,8%. Ba tháng mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) là thời kỳ ẩm ướt nhất, độ ẩm trung bình tháng đạt 89- 92% hoặc cao hơn. Hai tháng đầu mùa đông là thời kỳ khô hanh nhất, độ ẩm trung bình đạt 82%, nhiều ngày dưới 80%. Độ ẩm ngày cao nhất có thể đạt tới 98% và thấp nhất có thể xuống dưới 64%. 1.1.4.3. Bốc hơi Lượng bốc hơi bình quân năm khá cao, đạt 1.118mm. Từ tháng 4 đến tháng 8 là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau) có lượng bốc hơi nhỏ nhất. 1.1.4.4. Mưa Tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở khu vực nghiên cứu là 1.640,8mm. Số ngày mưa trung bình năm khoảng 130 đến 140 ngày. Các tháng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau là những tháng ít mưa hoặc có lượng mưa rất nhỏ, lượng mưa trung bình tháng đạt từ 20mm đến 40mm, thậm chí có những năm hàng tháng trời không mưa làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 1.1.4.5. Gió, bão Hướng gió thịnh hành trong mùa hè là gió Nam và Đông nam còn mùa Đông thường là gió Bắc và Đông bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,9m/s. Các tháng từ tháng 7 đến tháng 9 có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường gây mưa lớn trong vài ba ngày, gây thiệt hại về người và của cho các huyện ven biển. Tốc độ gió lớn nhất có thể lên tới 40m/s. 1.1.4.6. Mây Lượng mây trung bình năm chiếm khoảng 75% bầu trời. Tháng u ám nhất cớ lượng mây cực đại chiếm 90% bầu trời. Tháng 10 là quang đãng nhất, lượng mây trung bình chỉ chiếm 60% bầu trời. 8 1.1.4.7. Nắng Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.400 giờ. Các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiều nắng nhất, trên 150 giờ mỗi tháng. Các tháng 2, tháng 3 trùng với những tháng u ám là tháng rất ít nắng, chỉ đạt 34 đến 38 giờ mỗi tháng. 1.1.4.8. Các hiện tượng thời tiết khác Nồm và mưa phùn là hiện tượng thời tiết khá độc đáo xảy ra vào cuối mùa đông. Trung bình mỗi năm có khoảng 10 đến 20 ngày có sương mù. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu vào các tháng đầu mùa đông, nhiều nhất vào tháng 11, 12. Hàng năm có từ 30 đến 40 ngày mưa phùn, tập trung vào tháng 2, tháng 3 sau đó là các tháng cuối đông và đầu mùa xuân. Mưa phùn tuy chỉ cho lượng nước không đáng kể nhưng lại có tác dụng rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp vì nó duy trì được tình trạng ẩm ướt thường xuyên, giảm bớt nguy cơ hạn hán. Bảng 1.1: Các yếu tố khí tượng đặc trưng của vùng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm Nhiệt độ (oC) 16,7 17,2 19,3 23 27,1 29 29,4 28,7 27,6 25,1 21,8 18,5 23,6 Độ ẩm (%) 86 89 92 91 86 84 83 85 85 84 82 82 85,8 Bốc hơi (mm) 88 92 94 97 98 96 96 97 95 93 87 85 93,2 Vận tốc gió (m/s) 2 2 1,8 2,1 2 2,2 1,6 1,7 1,9 1,8 1,8 1,9 1,9 Số giờ nắng (h) 2,19 1,2 1,21 2,68 5,63 5,31 5,87 4,92 4,78 4,71 3,98 3,34 3,8 Lượng mưa 27,4 30,1 40,5 67,8 163,1 175 172,1 311,7 359 223 50,1 21 1640,8 1.1.5. Đặc điểm thủy văn 1.1.5.1. Mạng lưới sông ngòi Trên địa bàn hệ thống có 2 sông lớn là sông Hồng, sông Ninh Cơ bao quanh và nhiều kênh mương nội đồng… Trong đó có 60 kênh cấp 1 với chiều dài là 244km; 743 kênh cấp 2 với tổng chiều dài 838km góp phần vào việc tưới tiêu và 9 cung cấp nước dùng cho người dân địa phương. Con sông lớn nhất và là nguồn cung cấp nước chính của hệ thống là sông Hồng chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Ngoài ra, sông Ninh Cơ là chi lưu của sông Hồng cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp nước tưới cho hệ thống thủy lợi Xuân Thủy nhất là vào mùa kiệt khi mặn xâm nhập sâu vào sông Hồng làm cho các cống tưới trên triền sông Hồng không thể mở cống lấy nước để phục vụ sản xuất. Độ dốc chung của sông ngòi rất nhỏ, dòng sông uốn khúc quanh co. Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển. - Sông Hồng: Chảy qua phía Bắc của hệ thống, đây là con sông có hàm lượng phù sa lớn, là nguồn nước tưới cho lưu vực, đồng thời cũng là con sông nhận nước tiêu. Mùa lũ trên sông Hồng bắt đầu từ tháng VI đến hết tháng X. Về mùa lũ nước sông thường dâng lên rất cao, chênh lệch giữa mực nước sông và cao độ đất trong đồng từ 1 ÷1.5m ảnh hưởng lớn đến việc tiêu úng. Lũ của sông Hồng chảy qua hệ thống thủy nông Xuân Thủy mang tích chất lũ ở hạ du mập và có nhiều đỉnh. Đỉnh lũ lớn nhất năm thường xuất hiện vào giữa tháng VII đến cuối tháng VIII. Lượng nước phân bố giữa các tháng không đều, mùa lũ từ tháng VI đến tháng X chiếm tới 80% lượng nước toàn năm, riêng tháng IX chiếm 20%. Mùa cạn lượng dòng chảy nhỏ, mức độ ô nhiễm nặng gây khó khăn cho việc sử dụng nước trong hệ thống. - Sông Ninh Cơ: Sông Ninh Cơ là phân lưu cuối cùng ở bờ hữu sông Hồng, nằm hoàn toàn trên địa phận tỉnh Nam Định, nhận nước sông Hồng ở Mom Rô và đổ ra biển tại cửa Lạch Giang. Trong những năm gần đây, diễn biến sông có chiều hướng phức tạp và gây khó khăn cho công tác lấy nước và thoát lũ trên địa bàn tỉnh. Kết quả điều tra cho thấy trên sông Ninh cơ bị bồi lắng mạnh tạo nhiều bơn nổi giữa dòng có chiều dài lớn. Tại cửa Mom Rô dòng sông cong tạo ra bên lồi, bên lở, lòng sông bị tắc nghẽn có chỗ chỉ còn rộng 80 – 100m (tại khu vực cửa Mom Rô). Chính vì vậy lượng nước phân từ sông Hồng sang sông Ninh khá nhỏ, về mùa lũ tổng lưu 10 lượng lũ của sông Hồng phân vào sông Ninh chỉ đạt khoảng 5 – 7% tổng lưu lượng sông Hồng. Trong khi lưu lượng sông Hồng phân vào cửa sông Đào Nam Định khoảng 5.970m 3 /s thì lượng phân vào sông Ninh chỉ khoảng 1.736m 3 /s. - Sông Sò: Chảy từ Ngô Đồng đến Hạ Lạn chiều dài 22,7km, bị bồi lấp từ khi xây dựng cống thay cửa Ngô Đồng bỏ ngỏ rồi xây dựng đập Nhất Đỗi. Hiện nay sông này từ đập Nhất Đỗi ra biển chỉ còn lại là một lạch biển, làm giảm khả năng tiêu úng. - Quan hệ giữa mực nước trong đồng và mực nước trong các sông lớn: Về mùa kiệt trong 1 ngày có 8 T đến 10 T mực nước ngoài sông cao hơn trong đồng do tác động của thủy triều lên xuống. Song do ảnh hưởng của mặn xâm nhập vào nội đồng nên việc thời gian mở cống lấy nước rất hạn chế. Về mùa lũ mực nước ngoài sông thường cao hơn mực nước trong các sông nội đồng. Mỗi khi có mưa lớn sinh úng nội đồng vì quá sức chứa của các kênh, sông trục, mực nước các sông nội đồng tăng nhanh đến khi mực nước trong sông và trên đồng xấp xỉ nhau thì bắt buộc phải tiêu khẩn cấp lượng nước trong sông bằng động lực, các trạm bơm hoạt động nhiệm vụ triệt để hoặc bơm vợi. Trường hợp đặc biệt mực nước ngoài sông lớn tới mức không được bơm qua đê thì mực nước trong sông trục đành để nguyên không rút xuống thấp được. Những trường hợp đó trong đồng chịu úng tạm thời đến khi nước sông ngoài rút tới mức được phép bơm (dưới báo động III). [...]...11 Hỡnh 1: Quỏ trỡnh mc nc Hmax ti cng Cn Nht ti Xuõn Thy v lu Q trìnhm nướ Hm tại cố cồ nhất - xuânthủy, uá ực c ax ng n lưulượ xảbìnhq ng uânng hồHò Bình ày a từthángI đếnthángV 3.2 độ mặn năm 2004 độ mặn năm 2010 2.8 2.4 Mực nước (m) 0 20 40 Diễn biến mực nước Hmax tại cống Cồn Nhất Xuân Thủy - Nam Định 2.0 độ mặn S (o/oo) lng bỡnh quõn ngy h Hũa Bỡnh t thỏng I n thỏng V 1.6 Năm... Quá trình lưu lượng xả hồ Hòa Bình Lưu lượng (m3/s) 2000 Năm 2004 Năm 2010 1500 1000 500 0 1/1 10/I 20/I 1/II 10/II 20/II 1/III 10/III 20/III Ngày - Tháng 1/IV 10/IV 20/IV 1/V 10/V 20/V 30/V 3.0 Diễn biến mực nước trạm Ba Lạt Mực nước (m) 2.0 1.0 Năm 2004 Năm 2010 0.0 -1.0 -2.0 1/1 10/I 20/I 1/II 10/II 20/II 1/III 10/III 20/III Ngày - Tháng 1/IV 10/IV 20/IV 1/V 10/V (Ngun: Quy hoch h thng thy li Nam. .. lu vc ti m cú khi trc tip nh hng n nng sut lỳa khi phi s dng ngun nc nhim mn cú mn cao Nguy c phỏt sinh bnh lựn sc en, dch bnh gia sỳc, gia cm luụn tim n nguy c bựng phỏt 1.1.6 ỏnh giỏ v iu kin t nhiờn, nhng mt thun li v khú khn i vi quy hoch phỏt trin thy li +) Thun li: - H thng thy nụng Xuõn Thy phớa ụng Nam tnh Nam nh; xung quanh bao bc bi sụng Hng v sụng Ninh C cú ngun ti nguyờn nc mt di do (gm... Giao Thu - tnh Nam nh" c phờ duyt DAT ti quyt nh s 2565/Q-UBND ngy 18/8/2005 ca U ban nhõn dõn tnh Nam nh 27 - Cn Ngn: L vựng t kinh t mi quai ờ ln bin vựng ca Ba Lt (sụng Hng) nm ngoi tuyn ờ bin huyn Giao Thu cú din tớch t nhiờn l 6.993,72 ha (trong ú din tớch t canh tỏc d kin l 4.850,57 ha) Hin ti, do cha thc hin c hon chnh tuyn ờ bao bo v, ch p c 7,5 km ờ (xp x 50% chiu di thit k) v cao trỡnh mt... s gi m cng ly nc gim, mc dự mt s thi im mc nc m bo nhng nc cú mn cao nờn cỏc cng khụng th m ly nc c + Mc nc trờn ton h thng sụng Hng Thỏi Bỡnh nm 2011 mc rt thp Trờn sụng Hng ti H Ni mc nc thp nht 0,22m lỳc 7h ngy 8/III/2011, trờn sụng o ti Nam nh l -0,62m lỳc 19h ngy 16/III/2011, õy l mc nc thp nht trong lch s s liu quan trc c ti Nam nh, trờn sụng Ninh C ti Phỳ L 1,02m lỳc 15h ngy 16/III/2011 Mc... tng: - V giao thụng ng b: xõy dng mi tuyn ng tnh l 489, ng quc l ven bin Thỏi Bỡnh Nam nh Ninh Bỡnh i qua a bn t TT Ngụ ng TT Qut Lõm Ngoi ra, cỏc tuyn ng liờn xó, ni xó ang ngy c u t nõng cp gúp phn ci thin b mt nụng thụn mi - Phỏt trin mng li cp in, bu chớnh vin thụng, cp thoỏt nc, x lý cht thi ỏp ng yờu cu ngy cng cao ca i sng nhõn dõn v phc v sn xut Chỳ trng cung cp cỏc dch v cho cỏc khu ụ th mi,... cp nc ti 1.3.1 Gii thiu quy mụ, nhim v cụng trỡnh H thng thy li Xuõn Thy trc õy l mt phn ca h thng thu li Nam nh - Ngụ ng c xõy dng t nm 1935 Qua nhiu giai on quy hoch, xõy dng b sung - c bit l sau giai on Quy hoch thy li t nm 1963 - 1966, hon chnh thy nụng 1973 - 1976 v quy hoch b sung, nõng cao h thng thu nụng Xuõn Thu nm 1996 n nay v c bn ó tr thnh mt h thng thy nụng tng i hon chnh, li dng tt quy... Gia, cỏc kờnh ny ngoi nhim v ti ti ch cũn l kờnh trung chuyn ngun nc thuc h tip nc (kờnh Lỏng) Xuõn Thu xung khu vc min Trung v min Nam ca h thng thy nụng Trong lu vc ti Ngụ ng cũn cú kờnh Giao Sn thuc h tip nc Xuõn Thu lm nhim v tip nc t khu vc min Bc xung khu vc min Nam h thng thy nụng - Cn Nht: Thuc a phn huyn Giao Thu, cú din tớch t nhiờn F TN = 5.013,88 ha (Trong ú din tớch canh tỏc F CT = 2.311,12ha),... ti l Cng chỳa, Cn Nht, Cn Nhỡ, Cn T - Kờnh ti Cn Nht cựng vi cỏc kờnh ụng Bỡnh, Bỡnh in, Diờm in va cú nhim v ti trc tip va l cỏc kờnh ca h tip nc xung khu vc Min Nam h thng thy nụng - Cn Nm - Hng Tng: Thuc a phn huyn Giao Thu nm khu vc Min Nam h thng thy nụng tip giỏp tuyn ờ bin huyn Giao Thu v Vnh Bc B, cú din tớch t nhiờn F TN = 6.488,55 ha (trong ú din tớch canh tỏc F CT = 3.688,19ha) c cp ngun... cho nụng nghip Mn ó nh hng n ngun nc ti cho khu vc Xuõn Thy Hng nm v mựa kit, lu lng ngun nc ngt gim, nc thy triu dõng cao a nc mn t bin ụng thõm nhp sõu vo cỏc trin sụng, nh hng ln n vic ly nc ca cỏc cng u mi, gõy nhiu khú khn cho sn xut nụng nghip v chiờm xuõn Trong nm 2010 mn ó lờn cao v xõm nhp sõu vo ca sụng nh hng n cụng tỏc ly nc phc v vựng trng cõy v ụng v sinh hot ca nhõn dõn vựng Xuõn Thy Cỏc . tài Nghiên cứu cơ sở khoa học của một số giải pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống thủy lợi Xuân Thủy tỉnh Nam Định được đề xuất nghiên cứu. . của hệ thống - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của một số giải pháp đề xuất. - Đề xuất một số giải pháp cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả cấp nước của hệ thống. . hệ thống thủy lợi Xuân Thủy Chương 2: Yêu cầu cấp nước Chương 3: Cơ sở khoa học của một số biện pháp cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi và nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống thủy

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI XUÂN THỦY

    • 1.1.Tổng quan về điều kiện tự nhiên trên hệ thống thủy lợi Xuân Thủy

      • 1.1.1. Vị trí ranh giới, địa lý hành chính

      • 1.1.2. Đặc điểm địa hình

      • 1.1.3. Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng

      • 1.1.4. Đặc điểm khí hậu

        • 1.1.4.1. Nhiệt độ

        • 1.1.4.2. Độ ẩm

        • 1.1.4.3. Bốc hơi

        • Lượng bốc hơi bình quân năm khá cao, đạt 1.118mm. Từ tháng 4 đến tháng 8 là các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất trong năm. Các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau) có lượng bốc hơi nhỏ nhất.

        • 1.1.4.4. Mưa

        • 1.1.4.5. Gió, bão

        • 1.1.4.6. Mây

        • 1.1.4.7. Nắng

        • 1.1.4.8. Các hiện tượng thời tiết khác

        • Bảng 1.1: Các yếu tố khí tượng đặc trưng của vùng

          • 1.1.5. Đặc điểm thủy văn

            • 1.1.5.1. Mạng lưới sông ngòi

            • Hình 1: Quá trình mực nước Hmax tại cống Cồn Nhất tại Xuân Thủy và lưu lượng bình quân ngày hồ Hòa Bình từ tháng I đến tháng V

              • (Nguồn: Quy hoạch hệ thống thủy lợi Nam Định)

              • 1.1.5.2. Tài nguyên nước mặt

              • 1.1.5.3. Tài nguyên nước ngầm

              • 1.1.5.4. Dòng chảy bùn cát

              • 1.1.5.5. Đặc điểm thủy triều

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan