QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

290 653 0
QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng xu thế chung của thế giới, là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong xóa đói, giảm nghèo, song lại phải đương đầu với những thách thức lớn lao về môi trường. Những thách thức này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sớm tìm ra các giải pháp giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường ở Việt Nam.

1 | P a g e MỞ ĐẦU Cùng xu thế chung của thế giới, là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong xóa đói, giảm nghèo, song lại phải đương đầu với những thách thức lớn lao về môi trường. Những thách thức này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sớm tìm ra các giải pháp giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trường ở Việt Nam. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp khác nhau để BVMT. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã khẳng định: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội”. Nghị quyết khẳng định: “Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 2 | P a g e môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Bên cạnh đó, trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định quan điểm:“Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới…” Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường. Định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về môi trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết 24-NQ/TW cũng khẳng định “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 3 | P a g e chính, dân sự theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật”. Bằng những nỗ lực của mình, Việt Nam đang dần dần hình thành một hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường với sự ra đời của hàng loạt văn bản pháp luật quy định nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như: biện pháp hành chính (đây là biện pháp áp dụng chủ yếu), biện pháp hình sự, biện pháp dân sự và bước đầu sử dụng một số công cụ kinh tế. Tuy nhiên, biện pháp hành chính với đặc trưng “Mệnh lệnh – kiểm soát” sẽ chỉ có giá trị trong phạm vi các quan hệ về quản lý nhà nước, còn biện pháp hình sự chỉ được áp dụng khi có các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường nguy hiểm cho xã hội và được xét trong phạm vi mối quan hệ giữa hai chủ thể là Nhà nước và công dân. Nhà nước cũng đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn giới hạn về chất thải và thông qua các biện pháp giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự…buộc các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ pháp luật. Do đó, một thực tế rất dễ nhận thấy là ở Việt Nam hiện nay thiên về sử dụng các biện pháp Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 4 | P a g e hành chính trong lĩnh vực pháp luật môi trường. Nếu chỉ nhìn vào các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay chúng ta sẽ thấy có nhiều quy định liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước. Đây là một điều rất không bình thường, gây ra một hiệu ứng không tốt trong xã hội vì công tác bảo vệ môi trường dường như chỉ là công việc riêng của Nhà nước, chưa trở thành sự nghiệp của toàn dân. Với chức năng cung cấp dịch vụ công cho người dân, Nhà nước thể hiện vai trò quan trọng của mình trong công tác bảo vệ môi trường là một điều tất yếu. Song nếu quá chú trọng tới việc sử dụng các biện pháp, các công cụ tác động mang tính chất công quyền mà coi nhẹ các công cụ mang tính chất kinh tế, các biện pháp kích thích lợi ích đối với cộng đồng thì chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam có thể không mang lại kết quả như mong muốn. Môi trường với những đặc trưng riêng, hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi trường trong nhiều trường hợp chưa thể gây ra những hiệu ứng tức thời; thiệt hại rất khó xác định được và khó nhận biết hết, do đó phản ứng của xã hội sẽ không quá gay gắt và kịp thời. Trong trường hợp này, việc sử dụng các công cụ có tính chất kinh tế để tác động tới lợi ích của các chủ thể sẽ mang lại kết quả tốt hơn là các biện pháp hành chính. Trong bối cảnh trên, việc tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế chính là biện pháp tương đối có hiệu quả trong bảo vệ môi trường. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý nguồn tài nguyên và kiểm soát ô nhiễm môi trường chính là việc dùng những lợi ích vật chất kích thích các Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 5 | P a g e chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, khiến các biện pháp “kiểm soát ô nhiễm” trở nên mềm dẻo, hiệu quả, tiết kiệm chi phí hơn, kích thích phát triển công nghệ, cung cấp nguồn thu ngân sách cho Nhà nước để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm. Vì vậy, các công cụ kinh tế được xác định là một trong những biện pháp được sử dụng để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường thành công. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp sử dụng riêng biệt mà cần phải sử dụng kết hợp với các biện pháp khác như biện pháp hành chính, biện pháp giáo dục… Chính vì lí do trên, trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003, một trong những giải pháp thực hiện Chiến lược được đưa ra là: “Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường”. Đặc biệt, ngày 03/6/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã đưa ra năm giải pháp quan trọng, đặc biệt giải pháp thứ tư khẳng định “Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 6 | P a g e Vì thế, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, đánh giá đúng thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án - Mục đích nghiên cứu của luận án: làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, đánh giá thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ này trong bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. - Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định cụ thể như sau: + Làm rõ khái niệm công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. + Nghiên cứu các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. + Nghiên cứu các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. + Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về chính sách tài trợ để quản lý và bảo vệ môi trường. Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 7 | P a g e + Phân tích nội dung các quy định của pháp luật nhóm công cụ kích thích lợi ích kinh tế. + Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường. + Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về chế tài xử phạt trong bảo vệ môi trường. + Từ kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; các lý thuyết về khoa học môi trường gồm nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “Người thụ hưởng phải trả tiền”; pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Việt Nam, kinh nghiệm thế giới về xây dựng pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc sử dụng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. - Phạm vi nghiên cứu: pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường có thể được phân tích ở nhiều mức độ, góc độ khác Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 8 | P a g e nhau, tuy nhiên trong phạm vi một bản luận án không thể phân tích hết các vấn đề đó. Với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày nêu trên thì ngoài việc đưa ra nhận thức chung về pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường hiện hành ở Việt Nam, các quy định của pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở một số nước, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 4. Những điểm mới của luận án Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống quan niệm công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Thứ hai, luận án đã đã phân tích nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; nội dung chủ yếu của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; phân tích các yếu tố tác động đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Thứ ba, luận án đã phân tích và đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 9 | P a g e vệ môi trường ở Việt Nam. Từ đó, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế trong các quy định pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện hành. Thứ tư, luận án đã đề ra được phương hướng và các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Những kết luận và đề xuất, kiến nghị mà luận án nêu ra có cơ sở khoa học và thực tiễn đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. Ngoài ra, những vấn đề nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình về môi trường, cụ thể là phần pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Nguy n Ph ng Trinhễ ươ 10 | P a g e Chương 2. Những vấn đề lý luận về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Chương 3. Thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP” được chấp nhận rộng rãi khi Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) được chính thức công nhận vào năm 1972. Theo đó, “người gây ô nhiễm cần phải chịu các khoản chi phí để thực hiện các biện pháp (do cơ quan chức Nguy n Ph ng Trinhễ ươ [...]... sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được hiểu ở nghĩa gì? Giả thiết nghiên cứu: hiện nay vấn đề pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường chưa được hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; nội dung chủ yếu của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và các tiêu... chỉnh pháp luật đối với việc sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường có những yêu cầu gì? Giả thiết nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, luận án lập luận các yêu cầu đặt ra đối với việc sử dụng công cụ kinh tế. .. tế trong bảo vệ môi trường Nguyễn Phương Trinh 31 | P a g e Kết quả nghiên cứu: Đưa ra những yêu cầu đối với pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (2) Về khía cạnh pháp luật thực định: + Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường? Việc thực hiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam. .. phương pháp hệ thống để nêu lên những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu việc hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Ở mục 4.3 Chương 4, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam Kết... của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Kết quả nghiên cứu: đưa ra khái niệm pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường; xác định được nhu cầu điều chỉnh pháp luật, nội dung chủ yếu của pháp luật và các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường • Câu hỏi nghiên cứu: Kinh nghiệm sử dụng. .. được khái niệm pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT; kinh nghiệm pháp luật về Nguyễn Phương Trinh 27 | P a g e sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam như thế nào? - Có nhiều cách hiểu về CCKT trong BVMT, tuy nhiên, một cách chung nhất thì CCKT trong BVMT được... trên chỉ dừng lại ở việc mô tả, diễn giải pháp luật mà chưa nêu lên các vấn đề lý luận về pháp luật sử dụng các CCKT trong BVMT như: nội dung của pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT; nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và các tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Cụ thể là chưa đưa... nghiệm sử dụng pháp luật về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở một số nước trên thế giới như thế nào? Giả thiết nghiên cứu: Các nước trên thế giới sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường chủ yếu là những công cụ nào? Kết quả nghiên cứu: Bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong việc sử dụng pháp luật về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên... pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống Nguyễn Phương Trinh 33 | P a g e để đưa ra quan niệm về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam - Ở mục 2.3 Chương 2, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để phân tích kinh nghiệm của các nước và gợi mở cho Việt Nam trong. .. Đánh giá pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường dưới góc độ lịch sử, so sánh với các nước Căn cứ vào nội dung điều chỉnh pháp luật, tác giả chia thành nhóm các quy phạm về chủ thể; các quan hệ sử dụng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong việc sử dụng các công cụ kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu: tìm ra được những hạn chế, bất cập trong . trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 3 vệ môi trường Chương 3. Thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam Chương 4. Quan điểm, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công. vệ môi trường, đánh giá thực trạng pháp luật về sử dụng các công cụ này trong bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong

Ngày đăng: 22/05/2015, 14:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan