Bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn đời thừa” của nam cao

4 756 4
Bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn đời thừa” của nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao Tội đã từng đọc những truyện ngắn trữ tình, đầy chất thơ cùa Thạch Lam khi ông viết Cô hàng xén, Tối ba mươi, Dưới bóng hoàng lan… để hiểu vì sao người ta coi trang văn của ông là nhừng trang thơ ngọt ngào, đâm thắm, tinh tế và dịu nhẹ. Tôi cũng từng đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân khi ông viết Ờ hoa, Người lái đò sông Đà… đế’ biết do đâu người ta nhận xét trang văn của Nguyễn là những trang hoa và mĩ từ được sử dụng một cách khéo léo và tinh tế. Thế nhưng, khi khi đọc truyện ngắn của Nam Cao, chỉ với Đời thừa thôi cũng đủ dể hiểu vì sao Nam Cao được coi là nhà vân hiện thực xuất sắc với nghệ thuật phân tích tâm lí tài ba, và trang văn cúa ông là những trang đời có sức sống, sức khái quát mãnh liệt. Tất nhiên, hẳn có nhiều người còn thắc mắc và hồ nghi. Bởi lẽ, cái hiện thực mà chúng ta đang nói ở đây, tức là trong sáng tác của Nam Cao không chỉ là hiện thực của một con người, mà cao hơn, đó là hiện thực của một thời, một giai đoạn, một tầng lớp, một giai câp trong xã hội. Nếu Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng thì Đời thừa lại đứng ở vị thế của một tác phẩm thành công viết về đề tài người trí thức. Điều đặc biệt là người trí thức trong sáng tác của Nam Cao không phải chỉ là con người với những gì đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất mà còn là con người với đầy đủ cái tôt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn. Hai mặt ấy đang vật lộn, dằng xé, day dứt, ăn nãn để hoàn thiện, và làm nên những vãn hay nhất của tác phẩm. Có người cho rằng: Viết về đề tài người trí thức là Nam Cao đang tự bộc bạch chính mình, cho nên cũng dễ viết cho hay. Tuy ahiên, nếu chỉ viết về mình mà dễ viết và viết dễ hay thì hẳn dã có nhiều trang văn nổi trội, ở đây, Nam Cao đang viết về mình, về hiện thực của giới mình với tất cả tình cảnh nghèo khó và đau đớn. Đặc biệt, nhà văn đi sâu vào những bi kịch tinh thần của họ, qua đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, vượt khỏi phạm vi đề tài ban dầu. Hơn thế nữa, viết về hiện thực của bản thân mình, của giới mình mà viết cho hay thì thật là không dễ. Con người ta chẳng ai muốn tự vạch ra cái xấu của mình, cũng chảng ai muốn người khác nói đến cái xấu của mình. Thế nên, đế’ viết cho hay, Nam Cao cần chân thực, và đế chân thực, trước hết bản thân ông phải luôn luôn trăn trở, giày vò giữa sống và viết, phải là người hiểu dược những biến thái tinh vi giằng co, dai dẳng trong tâm hồn con người đang ở trạng thái ăn nãn để hướng tới cái tốt đẹp, cái hoàn thiện và cũng phải là người có tài năng phi thường, có lòng trung thực vô ngần mới diễn tả được một cách xuất sắc tất cả những điều đó. Từ ngẩng lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đọc chăm chú quá…Từ thấy sợ. Đời thừa của Nam Cao đã mở đầu như thế. Một cách mở đầu không nhẹ, không thơ mà ngập ngừng ẩn chứa những điều sẽ xảy đến tiếp sau. Hộ là một trí thức, và lại là một nhà văn. Cách lựa chọn nghề nghiệp cho nhân vật của Nam Cao cũng thật lạ, nhưng hẳn không phải là ngẫu nhiên. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Minh Châu đã nói về Nam Cao khi viết về người trí thức là càng nọc mình ra trên trang giấy để mà hành hạ, đày ải, giày vò. Cho nên, văn Nam Cao đâu còn là văn nữa mà nó là tiếng kêu, tiếng rên của một tâm hồn bị cào xé. Nó là tâm, là huyết, là máu lệ hoá thăn thành chữ nghĩa (Chu Văn Sơn). Hộ là một nhà vãn. Cũng như Điền trong Trăng sáng, Hộ có một phần là hiện thân của Nam Cao, là người đưa ra những tuyên ngôn nghệ thuật về nghề văn của người cha khai sinh ra Hộ. Tuy nhiên, không chỉ có thế, ngòi bút tĩnh táo, sắc lạnh của Nam Cao còn phản ánh những vật vã, quăn quại của một con người trong cuộc sống hàng ngày, là tấn bi kịch tinh thần có thể huỷ hoại cả những đời người, đánh hỏng cả những nhân cách vốn trong trẻo, cao khiết. Bi lặch của Đời thừa, của Hộ cũng như những người trí thức chính là tấn bi kịch ấy. Hộ cứ bị giết chết những ước mơ đẹp nhất, cứ bị huỷ diệt dần những tâm tính tốt nhất. Bi kịch xảy ra với Hộ do vậy, không chỉ đơn thuần là bi kịch của một nhà văn mà cao hơn đó là bi kịch của một con người, bi kịch ấy cùng sóng đôi trong tâm hồn người nghệ sĩ để Hộ phải sống một cuộc đời thừa. Bi kịch tinh thần đầu tiên xảy đến với Hộ là bi kịch của một nhà văn. Trước kia, Hộ là một ngòi bút kiêu hãnh đặt nghệ thuật cao hơn tất cả, dám xả thân cho lí tưởng có ý chí, có hoài bão lớn về văn nghiộp và coi sáng tạo là nhân cách của người cầm bút. Nghĩa là một nghệ sĩ có quan niệm khắt khe về nghề nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, có ý chí lớn về nghề nghiệp và tâm huyết với đời. Đó là thời kì Hộ đang bay bổng trên đôi cánh của khát vọng tới những viễn tưởng đẩy hứa hẹn. Ay là khi Hộ mới chỉ viết chứ chưa thực sống. Giờ đây khi ghép mình vào đời Từ, phải gánh cả một gia đình, cuộc sống cơm áo vắt kiệt, đã làm tiêu tan bút lực của Hộ. Hộ đã từng coi thường đồng tiền, khinh những lo lắng tủn mủn, tẹp nhẹp về vật chất, giờ đây đồng tiền đang làm Hộ khốn đòn, đồng tiền đã biến Hộ thành tù nhân, thành nạn nhân từ lúc nào. Muôn nuôi sông vợ con Hộ cần phải có tiền. Muốn có tiền Hộ cần phải viết – viết nhiều, viết nhanh và viết ẩu. Đây có thể coi là cái mốc đầu tiên đánh dấu bi kịch của Hộ, là nguyên nhân khiến Hộ tự xỉ vả mình. Văn chương vốn được Hộ xem như cái Đạo thiêng liêng của kẻ viết thì giờ đây chính Hộ lại biến nó thành cái cần câu cơm. Sáng tạo được xem là tư cách thiêng liêng của người nghệ sĩ thì giờ đây đã bị lối viết lần hồi kiếm ăn biến thành trò khéo tay, quen tay tầm thường. Hộ đã từng coi khinh nhưng tác phẩm viết một cái gì rất nhẹ, rất nông đề người đọc quên ngay sau đó, thế nhưng giờ đây chính Hộ lại đang làm ra những tác phẩm như thế. Hộ đang trở thành chính những gì mà anh căm ghét, lên án, ghê tởm. Hộ đang chà đạp lên những gì mình đã tòn thp. Hộ coi mình là một kẻ đê tiện bởi: Sự cẩu thả trong bất lá nghè nào cũng là bất lương rồi nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đờ tiện. Hộ thấy mình là một kẻ vô ích, một người thừa. Anh Lự ăn năn, buồn chán và cám thấy nhục nhã ê chề khi chính mình đã phán lại nguyên tắc và lương tâm của một người cầm bút. Giá sử Hộ không ăn năn, giả sử Hộ coi chuyện đó là bình thường và tìm ra lí do đế lí giái cho hành động đó cúa mình là vì gia đình thì hàn lương tám Hộ đã không bị cắn rứt và Hộ cùng không rơi vào bi kịch. Người ta chỉ sa vào bi kịch khi V thức được về bi kịch của mình. Và Hộ là một nhà vãn chân chính, một nhà vân tré tuổi có lí tương và hoài bão nghề nghiệp thực sự cho nên Hộ phái ãn nàn. Nếu Hộ không ăn năn, không rơi vào bi kịch thi bản thân tác phẩm của Nam Cao cũng không có giá trị và ý nghĩa cho đến hôm nay. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì bút lực của Nam Cao cũng chưa có gì đáng bàn và bi kịch nghề văn cúa người trí thức cũng chỉ là những điều vốn dĩ đà quen. Cái độc đáo và khác biệt của Nam Cao khi viết về tấn bi kịch tinh thần của người trí thức là ớ chồ ỏng đà cho người đọc thấy được bộ mặt tinh thần của người trí thức từ mọi góc cạnh của đời sông, bởi trước khi là một nhà văn, nhà nghệ sĩ họ phải là những con người. Mà không phải con người dóng khung, tỉnh tại mà là con người trong đời sống đa dạng, phức tạp đầy màu thuần. Phải chăng, đó chính là nguồn gốc xuất phát điếm đế cuộc vật lộn không nhân nhượng giữa cái tốt và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn; lòag vị tha, cao thượng và sự vị kỉ… luỏn luôn giáng co trong tâm thức của người nghệ sĩ và ở Đời thừu là của Hộ. Để thoát khỏi bi kịch thứ nhất, bi kịch của một nhà vãn Hộ đã tìm ra cứu cánh đó là sự hi sinh. Hi sinh vì vợ con, vì gia đình, và đó là niềm an úi. Nếu Hộ quyết tâm đi theo lí tưởng để được là một nh;\ vãn thì Hộ sẽ phải từ bỏ gia đình. Như thế’Hộ sẽ không còn là một con người. Hi sinh lí tưởi:” vì gia đình, Hộ không còn là một nhà văn như Hộ trước kia, thế nhưng ít ra Hộ vẫn còn là một con người, con người với lẽ sống tình thương. Anh đã từng phán hác lại quan điểm của một triết gia phương Tây nào đó cho rằng Ké mạnh là kẻ giẫm dạp Lên dôi vai của người khác và phải biết ác, biết tàn nhản để sống cho mạnh mẽ. Hộ cho rằng Kẻ mạnh không plìái. là ké giẫm đạp lên đôi vai của kẻ khác mà kẻ mạnh là kẻ giúp dỡ người khác trên đôi vai của chinh mình. Thì chính Hộ đã thực hiện theo nguyên tác ấy khi Hộ đưa tay ra cứu vớt cuộc đời Từ. Từ yêu chồng bàng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó dối với người nuôi, bản thân Từ không chỉ yêu Hộ mà còn có cả sự biết ơn, lòng trung thành vì Hộ đã cưu mang mẹ con Từ giữa lúc Từ không còn thiết sống. Hành động ấy của Hộ đã cho thấy bán thân Hộ đã thực hiện theo đúng nguyên tắc tình thương của mình và giờ khi Hộ quyêt định hi sinh lí tưởng cho gia đình cũng là điều dề hiểu. Thê nhưng, khi lựa chọn tình thương gia đình Hộ lại rơi vào bi kịch thứ hai, bi kịch cùa một con người. Và lần này, cả hai bi lậch cùng sóng đôi trong tâm jhồn Hộ đà được Nam Cao lách ngòi bút vào một nơi rất sâu, diễn tả rất tinh và rất trúng. Hộ những tưởng hi sinh lí tưởng vì gia đình thì anh sẽ được sống yên thân và ôn định. Nào ngờ, nghiệp văn chương không tha cho Hộ. Nó cứ đeo đẳng và sống dậy trong anh bất cứ lúc nào khi có thời cơ, khiến Hộ vi phạm cà vào lẽ sống tình thương của mình. Tôi chợt nhớ đến câu nói của Xantưkôp Xêđun khi ông khẳng định: Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chí mình nó không thừa nhận cái chết. Có lẽ, VI vậy mà cũng dề hiểu khi lí tưởng vãn chương không tha cho Hộ. Ay là khi gặp một bạn văn chương hay nghe tin về sự thành đạt của một đồng nghiệp. Cái mặc cảm sống vỏ ích, sống thừa, mặc cảm thua kém đã hành hạ Hộ một cách đau đớn. Hộ thấy ân hận, sầu đời. Ban đầu Hộ tìm đến rượu. Nhưng rượu không cứu rỗi được tâm hồn Hộ mà nó dần dần phá phách, huỷ hoại tí\m hồn Anh. Từ một ông Thánh nhân từ, đề cao lẽ sống tình thương Hộ đã trở thành một kẻ thò bạo và tàn nhẫn. Cơn giận của lí tướng không được thực hiện đã bị Hộ mù quáng trút xuống đầu vợ con – những người mà chính Hộ đã nâng đỡ lên bằng tình yêu thương của mình. Và theo cái đà ấy, Hộ đã trớ thành một kẻ tồi tệ, khốn nạn, một tên Chí Phèo tri thức chi biết chửi mắng và ãn vạ. Nhưng Hộ sa vào bi kịch cùng chính vì lẽ trong tâm hồn anh, cái phần người cùa lẽ sống tình thương vẫn còn tồn tại. Nó chỉ bị men rượu che khuất di chứ không hề bị tiêu diệt. Chính vì vậy mà Hộ đã nhìn ra được tất cả sự thảm hại của con người mình. Hộ khóc. Tiếng khóc của Hộ ở cuối tác phẩm là một sự thức tỉnh. Hộ đã khóc một cách cay đắng và chua xót. Khóc một cách bất lực và tuyệt vọng. Khóc khi nhận ra con người thực của chính minh đã rơi vào bi kịch ra sao. Lương tâm của Hộ đã trừng phạt anh một cách kliỏng khoan nhượng, không buông tha. Hộ nghẹn ngào: Anh… anh…chi là… một thằng… khốn nạn. Có thể nói Nam Cao rất tinh táo khi viết và ông còn tỉnh táo hơn khi để cho nhân vật cúa mình khóc. Ai cló đã từng nói Nước mắt lù một miếng kính biến hình vũ trụ. Và quả thực như vậy. Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh sau bao nhiêu năm say, lòng mơ hồ buồn đã rưng rưng nước mắt. Giờ đến .Hộ. Ngựời trí thức – nhà văn – con người ấy đã khóc khi nhận ra sự thảm hại của cuộc đời mình. Nam Cao đã để cho Từ nói với chồng: Không!… Anh chí là một người khổ sở. Đó cũng là lời bào chữa của Nam Cao bởi khổ sở đã biến con người thành khốn nạn. Nam Cao kết thúc thiên truyện băng tiếng ru ai oán. Thực chất, đó cũng là lời châ’t vấn xã hội. Ông lên tiếng kết án một xã hội thù địch với khát khao vươn lên, hoàn thiện của con người. Một xã hội không vun xới cho những ước mơ cao đẹp, không vun trồng cho những tàm tính tốt đẹp mà chỉ đánh hỏng những đời người, thì đó là một xã hội phi nhân tính. Hẳn cũng không phải là ngầu nhiên khi Nam Cao đật tên cho tác phẩm của mình là Đời thửa. Đó là những con người, những cuộc đời thừa, những tâm hồn đang bị giày xéo bởi những bi kịch không tìm được lối ra. Viết về người trí thức có lẽ đương thời không ai viết được thành công như Nam Cao. Người đời đã dành tặng cho Nam Cao nhiều danh hiệu, nhiều mĩ từ, mĩ cảm khi đọc văn chương của ông. Song, tôi biết có một điều chắc chắn nhất là ông đã sống và viết theo đúng nguyên tắc của mình. Cuộc đời và văn phong của ông vì thế sẽ- không bao giờ là cuộc đời thừa cả. Và như thế, Nam Cao cùng văn phẩm của ông mãi mãi sống trong lòng bạn đọc mọi thời đại . Bi kịch tinh thần của người tri thức trong truyện ngắn Đời thừa” của Nam Cao Tội đã từng đọc những truyện ngắn trữ tình, đầy chất thơ cùa Thạch Lam. mà cao hơn đó là bi kịch của một con người, bi kịch ấy cùng sóng đôi trong tâm hồn người nghệ sĩ để Hộ phải sống một cuộc đời thừa. Bi kịch tinh thần đầu tiên xảy đến với Hộ là bi kịch của. quại của một con người trong cuộc sống hàng ngày, là tấn bi kịch tinh thần có thể huỷ hoại cả những đời người, đánh hỏng cả những nhân cách vốn trong trẻo, cao khiết. Bi lặch của Đời thừa, của

Ngày đăng: 22/05/2015, 06:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan