Luận án Tiến sĩ Chính trị học Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay

177 579 4
Luận án Tiến sĩ Chính trị học Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ALoun Bounmixay những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở CộNG HòA dân chủ nhân dân lào hiện nay luận án tiến sĩ chính trị học Hà Nội - 2013 Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ALoun bounmixay những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở CộNG HòA dân chủ nhân dân lào hiện nay Chuyên ngành : Chính tr hc Mã s : 62 31 20 01 luận án tiến sĩ chính trị học Ngời hớng dẫn khoa học: 1. gS.TS. Nguyễn Văn Huyên 2. PGS.TS. Lê Minh Quân Hà Nội - 2013 L ỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các s ố liệu trong luận án là trung thực. Những k ết luận nêu trong luận án chưa từng được công bố ở bất c ứ công tr ình khoa học nào khác. T¸c gi¶ luËn ¸n ALOUN BOUNMIXAY MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29 Chương 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO 30 2.1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị 30 2.2. Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thống Lào 50 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66 Chương 3: NH ỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUY ỀN THỐNG LÀO 67 3.1. Những nét khái quát của văn hóa chính trị truyền thống L ào 67 3.2. Những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường 80 3.3. Những giá tr ị: y êu nước và đoàn kết dân tộc 93 3.4. Những giá tr ị : đ ề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa v à bảo vệ công lý 103 3.5. Những giá trị: hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 125 Chương 4: Ý NGH ĨA C ỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 126 4.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần định hướng cho công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân lào hiện nay 126 4.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với việc xây dựng và phát triển đội ng ũ cán b ộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 135 4.3. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào trong việc phát triển văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 146 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 160 KẾT LUẬN 161 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đ Ã CÔNG B Ố 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CHDCND : cộng hòa dân chủ nhân dân NDCM : nhân dân cách mạng VHCT : văn hóa chính trị XHCN : xã hội chủ ngh ĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn liền với quá trình đ ấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đ ã đư ợc hình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đ ã góp ph ần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là v ũ khi đ ể nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. C ũng nh ư ở các quốc gia khác trên thế giới, VHCT Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống chính trị, mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay, ranh giới giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càng trở nên "phẳng" hơn thì văn hóa nói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trở nên yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn các sắc thái để thể hiện sự khác biệt, tính độc đáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đ ạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đ ã n ỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, trình đ ộ dân trí nói chung, trình đ ộ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân Lào hiểu rõ h ơn về quyền lợi, ngh ĩa v ụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ ngh ĩa (XHCN). Đ ảng và Nhà nước Lào đ ã ban hành nhi ều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát 2 triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó có nền VHCT nhân dân Lào. Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng được nâng cao, các giá trị VHCT truyền thống Lào đ ã th ực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phần định hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn là động l ực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng L ào đi lên cùng các quốc gia trong khu v ực v à trên thế giới. Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đ ã phát huy s ức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường c ũng đã xu ất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt; lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống dân tộc bị coi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thể hiện sự giảm sút đáng lo ngại. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước Lào. Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên để giữ gìn bản sắc VHCT dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị VHCT truyền thống của đất nước Lào, xây dựng VHCT Lào tiên tiến, thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của nền chính trị, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng trở nên cấp bách ở CHDCND Lào hiện nay. VHCT là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở CHDCND Lào, đ òi h ỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phác hoạ những giá trị của 3 VHCT Lào, làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển nền VHCT Lào, góp phần tăng cường và phát huy tính tích cực chính trị của mọi người dân trong quá trình tham gia quản lý nhà n ư ớc và xã hội, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực lãnh đ ạo của đội ng ũ cán b ộ đảng viên ở CHDCND Lào. Mặt khác, nếu xây dựng được một nền VHCT phù hợp với yêu cầu mới và với điều kiện chính trị mới ở Lào, một nền VHCT vừa tiên tiến, vừa đậm bản sắc dân tộc Lào, đặc biệt là một nền VHCT Lào được nâng cao theo yêu cầu và trình độ quốc tế và khu vực thì nó sẽ có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá trình đổi mới để phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay. Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý ngh ĩa đ ối với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến s ĩ Chính tr ị học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án: Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý ngh ĩa c ủa chúng đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: Đ ể thực hiện đ ược mục đích nêu trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ ch ủ yếu sau đây : - Làm rõ lý luận về VHCT và cơ sở hình thành VHCT truyền thống Lào. - Xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào. - Phân tích ý ngh ĩa c ủa những giá trị VHCT truyền thống Lào đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu VHCT Lào với những giá trị truyền thống tiêu biểu của nó và hướng kế thừa, phát huy giá trị VHCT truyền thống Lào phục vụ công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu làm rõ những giá trị VHCT truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào và ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới hiện nay (từ 1986 đến nay). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ ngh ĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn PhômViHản và các văn kiện, các nghị quyết của Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam v.v về văn hóa và VHCT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh v.v trong từng vấn đề đ ã đ ặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về VHCT truyền thống, luận án đ ã phân tích, nhằm xác định và rút ra được những giá trị VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích và làm rõ những ý ngh ĩa và vai trò to lớn của các giá trị VHCT truyền thống trong công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý ngh ĩa lý lu ận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý ngh ĩa lý luận: Luân án cung cấp thêm những lu ận chứng khoa học cho việc l àm rõ cơ s ở h ình thành VHCT Lào; xác định các giá trị truyền thống VHCT Lào và ý ngh ĩa của các giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND L ào hiện nay. [...]... công trình cũng có đóng góp về lý luận và thực tiễn cho các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế 23 và văn hóa, cũng như công tác gi ảng dạy trong các trưởng lý luận và trong hệ thống các trường đại học ở CHDCND Lào Văn hóa chính trị của đội ngũ ®¶ng viªn tỉnh Xa Văn Na Khệt Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ chính trị học của Băng Lít KhămLiêngChănThiLạt (2004), và Văn hóa chính. .. đổi mới và hội nhập (2009) của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Cộng sản số 7/97; Tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền trong VHCT truyền thống Việt Nam (2010), của Nguyễn Hoài Văn, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, v.v Một số luận văn, luận án khoa học đã b ảo vệ: Văn hóa chính trị Việt Nam và vai trò của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (1998), Luận văn thạc sĩ c ủa Lê Tấn Lập, Học viện Chính. .. trúc VHCT của người cán bộ lãnh đ ạo, đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao VHCT của chủ thể chính trị này, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc nghiên cứu và học tập trong các chuyên ngành khoa học như: Chính trị học, Văn hóa học, Nhà nước pháp luật ở CHDCND Lào Văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị học của Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ... những ai quan tâm tới cội nguồn văn hóa truyền thống và sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện đại Chính trị học - những vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Chính trị học, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh do GS TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên và tập thể tác giả (2007), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Theo cuốn sách, chính trị học là khoa học nghiên cứu toàn bộ lĩnh v ực hoạt động chính. .. giá trị VHCT ở CHDCND Lào thời gian qua là nguồn tư liệu quý giá để tác giả kế thừa, phát triển, phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ của mình 29 Chương 2 VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ 2.1.1 Khái niệm văn hóa VHCT là một loại hình của văn hóa, nghĩa là nó th ể hiện khía cạnh chính trị. .. tưởng chính trị và văn hóa (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào; Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đ ạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1945 - 1975 (2004), Ban Tuyên huấn Trung ương Lào; Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2010), Viện Khoa học Xã hội quốc gia Lào Các công trình nêu trên đã phân tích và khẳng định về giá trị VHCT truyền thống Lào và nêu lên ý nghĩa của nó đối với công cuộc. .. tưởng - Văn hóa số 12/2004 và số 1, 2/2005; Văn hóa Hồ Chí Minh 18 và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên (2005), T/C Lịch sử Đảng, số 12 và Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa (2005) của Phạm Hồng Chương, Tạp chí Cộng sản, số 15; Tiếp cận triết học về VHCT và xây dựng VHCT Việt Nam hiện nay (2005) của Nguyễn Văn Huyên, Thông tin Chính trị học, số 1; Hệ giá trị văn hóa truyền thống. .. động của văn hóa nghệ thuật, cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan lãnh đ ạo và quản lý về văn hóa nghệ thuật ở CHDCND Lào hiện nay Văn hóa nghệ thuật Lào được hình thành có liên quan chặt chẽ với VHCT Lào Xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước CHDCDN Lào trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ triết học của Xi 21 Lửa BunKhăm (2001), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc... nghiên cứu về văn hóa thẩm mỹ và nền văn hóa thẩm mỹ chưa được chú ý, việc xây dựng và phát triển nền văn hóa thẩm mỹ ở nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế lại càng là vấn đề mới mẻ Vì vậy, đây là một công trình mới cấp bách, có ý nghĩa lý luận thực tiễn đối với việc xây dựng nền văn hóa mới ở CHDCND Lào hiện nay Công trình đã làm sáng t ỏ khái niệm nền văn hóa thẩm mỹ và quy luật... đạo và quản lý văn hóa, cho các công trình nghiên cứu giảng dạy và học tập ở các Học viện chính trị cũng như các trư ờng Đại học khoa học xã hội - nhân văn Đồng thời, 22 đây cũng là m ột công trình tham gia góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa nói chung, văn hóa thẩm mỹ nói riêng ở nước CHDCND Lào hiện nay Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở CHDCND Lào hiện nay, Luận án . Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ALoun Bounmixay những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở CộNG HòA dân chủ nhân dân lào hiện. NGH ĨA C ỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 126 4.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần. nay luận án tiến sĩ chính trị học Hà Nội - 2013 Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ALoun bounmixay những giá trị văn hóa chính trị truyền thống lào và ý nghĩa đối với công cuộc

Ngày đăng: 21/05/2015, 18:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan