báo cáo thực tập tham quan tại nhà máy nước Quảng tế II xã Xuân Thủy, TP huế

27 3.2K 26
báo cáo thực tập tham quan tại nhà máy nước Quảng tế II xã Xuân Thủy, TP huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HUẾ, THÁNG 6/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN Năm học 2013-2014 I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Mở đầu: Là sinh viên khoa khoa học môi trường, ngoài việc tiếp thu tốt những kiến thức học trên lớp, thì vấn đề thực tiễn là một phần không thể thiếu đối với những nhà môi trường trong tương. Chính vì điều đó, ngay từ cuôi năm 2 chúng em đã được học học phần “Tham quan thực tế” để có thể nâng cao kiến thức và kĩ năng làm việc của bản than trong suốt qua trình học tập và nghề nghiệp trong tương lai. 1.2. Mục đích thực tế • Quan sát các quy trình vận hành của các cơ sở. Cụ thể:  Nhà máy nước Quảng Tế: Quy trình vận hành của hệ thống sản xuất nước từ khi nhận nước từ nguồn cho đến khi cho ra sản phẩm, các công đoạn trong việc xử lý bùn thải tại cơ sở được thực hiện như thế nào.  Trạm quan trắc quốc gia tự động về môi trường không khí và môi trường nước: Biết được cấu tạo của hệ thống đo tự động nước và không khí, nguyên lý vận hành, thông số kĩ thuật cần đo và các hoạt động liên quan đến công tác bảo dưỡng các thiết bị đo tự động  Bãi chôn lấp rác Thủy Phương: nắm được quy trình thu gom rác tại các tại phương, cấu tạo của của một bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh như thế nào và quy trình chon lấp được tiến hành như thế nào từ bắt đầu chon lấp cho đến khi hình thành được bãi chon lấp hoàn chỉnh hợp vê sinh, các công đoạn xử lý mùi, nước rỉ rác tại bãi chon lấp rác.  Nhà máy bia Huế: xác đinh được cấu tạo hệ thống xử lý và quy trình xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất bia, xác định được các thông số chất lượng nước sau khi xả thải ra môi trường ngoài.  Vườn quốc gia Bạch Mã:Tìm hiểu về các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia và tác dụng của du lịch sinh thái đến việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bạch Mã. • Từ các kiến thức tích lũy được qua chuyến tham quan thực tế sẽ có những định hướng cụ thể trong tương lai về nghề nghiệp, công việc cần phải làm. 1.3.Phương pháp thực tế - Thời gian: 5 ngày (ngày 12,13,14,16,19/6/2014) - Nội dung:Tham quan, nhận thức II.NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP A.NHÀ MÁY NƯỚC QUẢNG TẾ 1- Khái quát về nhà máy nước Quảng Tế II - Thông tin chung: • Tên cơ sở: NHÀ MÁY NƯỚC QUẢNG TẾ II • Địa chỉ: xã Xuân Thủy, thành phố Huế • Trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) • Được xây dựng năm 1997 với công suất thiết kế toàn bộ là 55.000 m 3 /ngày đêm bao gồm 02 đơn nguyên, công suất giai đoạn 1 gồm 1 đơn nguyên là 27.500 m 3 /ngày đêm -Đặc điểm: • Nhà máy xử lý nước Quảng Tế II đưa vào sử dụng từ năm 1998, có công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại, thiết bị đồng bộ và bán tự động. • Nhà máy đã sử dụng công nghệ lắng Multifloor và lọc Aquazua-H . Công nghệ này có tải trọng cao nên khối tích công trình nhỏ, bằng 1/5 so với bể lắng ngang. Với việc ứng dụng công nghệ này, HueWACO tiết giảm nhiều chi phí xây dựng bể lắng và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc cung cấp nước sạch. • Năm 2008, nhà máy tiếp tục ứng công nghệ đúc không trát và hút bùn tự động, dùng bể thu hồi nước rửa lọc, sân phơi bùn thân thiện với môi trường, đan lọc 2 tầng và hệ thống giám sát điều khiển từ xa-SCADA khi đầu tư nâng cấp mở rộng giai đoạn 2. Sử dụng Polime trợ lắng, PAC thay phèn nhôm… để tăng cường hiệu quả keo tụ, bảo đảm độ đục nước sau xử lý dưới 0,2 NTU, thấp hơn 10 lần tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế quy định. -Mục tiêu: Cấp nước an toàn và ngon cho thành phố Huế và vùng lân cận 2-Mô tả các hoạt động của cơ sở 2.1. Quy trình xử lý nước cấp Nước thô được bơm về từ Nhà máy Vạn Niên, theo một tuyến ống DN800 bằng gang cầu Pháp (lắp đặt năm 1997) vào đến hệ thống cửa thu tạo phản ứng với chất keo tụ PAC tại bể khuấy nhanh (bể tạo bông cặn) và khuấy chậm (bể phát triển bông cặn). Nước sau khi tạo bông cặn đến bể lắng MULTIFLO với các tấm lament, rồi vào các bể lọc nhanh AQUAZUR, với cát lọc thạch anh, đường kính hạt cát từ 0,9 đến 1,2 mm, chiều dày lớp lọc từ 1,0 đến 1,2m. Quá trình súc rửa lọc bán tự động bằng nước rửa ngược và khí. Trước khi vào bể chứa V=4000m 3 , nước được khử khuẩn bằng Clo, với hệ thống định lượng cloromet (trước đây) hoặc khử khuẩn bằng nước javen được điện phân trực tiếp từ muối, với hệ thống bơm định lượng. Từ bể chứa, nhờ trọng lực, nước vào mạng lưới phân phối (vì nhà máy được xây dựng ở cao độ +40m) qua tuyến ống gang DN800 hoà với nhà máy Quảng Tế 1 để cung cấp nước cho nhân dân thành phố Huế và các vùng phụ cận. Chất keo tụ PAC được đưa vào cửa thu trước bể tạo bông bằng các bơm định lượng. Định mức các hoá chất xử lý tuỳ thuộc vào nguồn nước và được xác định bởi Phòng Quản lý chất lượng nước. a. Công đoạn khuấy trộn. Mục đích: • Làm cho hoá chất phân phối nhanh, đều, hiệu quả vào trong dòng chảy của nước nguồn. • Đây là điều kiện thiết yếu để keo tụ khi sử dụng các hoá chất keo tụ như phèn nhôm hoặc PAC. b.Công đoạn lắng Mục đích: Máy khuấy • Loại ra khỏi nước những hạt cặn có kích thước và trọng lượng lớn Kỹ thuật: • Bể lắng ngang • Bể lắng đứng • Bể lắng lamen và ống thu nước sau lắng c.Công đoạn lọc Mục đích: • Loại bỏ các cặn bẩn có kích thước nhỏ còn lại sau giai đoạn lắng. Bể lắng lamen • Lọc cát thạch anh, cát Mangan, than anthracite và than HT hạt • Rửa lọc tự động hoặc bán tự động • Nước sau khi lọc than hoặc kết hợp vừa lọc cát và lọc than sẽ được khử trùng bằng UV và javel/Clo. d.Công đoạn khử trùng Mục đích: • Khử trùng các vi sinh vật gây bệnh bằng Javen hoặc Clo và duy trì một lượng dư nhất định để phòng tái nhiễm bẩn trên mạng cấp 2.2. Quản lý môi trường • Hệ thống xử lý bùn: Nước sau khi xử lý thường có một lượng bùn nhất định thì bùn từ các hệ thống xử lý nước sẽ đưa qua hệ thống xử lý bùn gồm hai bể xử lý, ở đây bùn sẽ tiếp tục được lắng và phần nước trên mặt sẽ được lưu hồi về hệ thống xử lý nước còn lượng bùn còn lại sẽ được đưa ra bãi phơi bùn và sẽ chuyển giao cho công ty Môi trường Đô thị • Thực hiện Đánh giá tác động môi trường, Cam kết BVMT đối với các Nhà máy. • Thực hiện tốt các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường và quản lý các chất thải công nghiệp • Đóng phí môi trường đầy đủ theo đúng quy định. Sân phơi bùn 2.3.Kiểm soát chất lượng nước Phòng Quản lý chất lượng nước: đạt ISO/IEC17025 Chức năng: • Triển khai kế hoạch cấp nước an toàn theo WHO. • Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nước • Giám sát và điều chỉnh quá trình xử lý nước SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) • Tham mưu các biện pháp bảo vệ nguồn nước • Đào tạo đội ngũ công nhân vận hành xử lý nước KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 01:2009/BYT Tần suất pH 6,5 - 8,5 1 ngày/lần Độ đục NTU ≤ 2 1 ngày/lần Clo dư mg/l 0,3 - 0,5 1 ngày/lần Độ Oxy hóa Mg O/l ≤ 2 1 tuần/lần Sắt tổng mg/l ≤ 0,3 1 tuần/lần Mangan mg/l ≤ 0,3 1 tuần/lần Choliform tổng Vi khuẩn / 100ml 0 1 tuần/lần Arsen mg/l ≤ 0,01 6 tháng/lần Kẽm mg/l ≤ 3 2 năm/ lần XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Mối nguy Giải pháp kiểm soát Ô nhiễm nguồn nước - Xây dựng bản đồ giám sát nguồn nước - Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguồn nước - Lắp đặt phao chắn dầu, chắn rác tại điểm thu - Dự phòng than hoạt tính Kiểm tra chất lượng nước không chặt chẽ -Lắp đặt hệ thống kiểm tra chất lượng nước liên tục Thiếu hụt hóa chất xử lý nước -Lập kế hoạch và triển khai thực hiện dự phòng hóa chất và máy móc thiết bị Áp lực nước mạng yếu, Clo dư nước mạng không đạt -Xây dựng trạm tăng áp và châm Clo bổ sung Nguồn điện không ổn định -Lắp đặt máy phát điện dự phòng XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ GS VÀ GIỚI HẠN KS CÔNG ĐOẠN CHỈ SỐ GIÁM SÁT GiỚI HẠN KiỂM SOÁT Nguồn Cá chỉ thị < 2 con chết Lắng pH NTU 7,0 - 7,5 < 20 % NTU nguồn Lọc Fe Mn < 0,05 mg/l < 0,02 mg/l Tẹc NTU Clo dư < 0,2 NTU 0,5 - 0,7 mg/l Mạng NTU Clo dư < 0,3 NTU 0,3 - 0,5 mg/l 2.3. Khó khăn và thách thức • Nguồn nước ô nhiễm bởi đô thị hóa và công nghiệp hóa. • Mực nước biển dâng bởi sự biến đổi khí hậu, nguy cơ tái nhiễm mặn. • Tỷ lệ khách hàng tin tưởng uống nước trực tiếp tại vòi còn thấp. • Sự phối hợp kiểm soát ô nhiễm nguồn nước bởi các bên liên quan còn chưa mạnh. • Khách hàng yêu cầu ngày càng cao hơn. • Nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao còn hạn chế. • Công nghệ các nhà máy tiếp nhận từ chương trình nước sạch nông thôn còn lạc hậu. 2.4.Giải pháp • Quản lý chất lượng nước chặt chẽ, nâng cao độ chính xác của phép phân tích. • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực • Duy trì hàm lượng Clo dư mạng ổn định • Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hang: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, trung tâm chăm sóc khách hàng,… • Thí nghiệm và áp dụng các HC xử lý nước mới • Đầu tư máy móc thiết bị kiểm tra chất lượng nước, bảo dưỡng thiết bị • Áp dụng ISO 14000, sản xuất thân thiện với môi trường • Áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. • Giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch. 3. Nhận xét của bản thân Kiến thức đã học có liên quan đến nhà máy nước Quảng Tế II: quy trình xử lý nước, các hợp chất sử dụng để khử trùng nước, các hóa chất độc hại có trong nước cần được xử lý và yêu cầu chất lượng nước đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt ăn uống của con người và các họa động sản xuất được tích lũy chủ yếu từ môn học “Hóa môi trường” Kiến thức bản thân cần tích lũy để đáp ứng công việc: Quy trình vận hành của hệ thống sản xuất nước từ khi nhận nước từ nguồn cho đến khi cho ra sản phẩm, các công đoạn trong việc xử lý bùn thải tại cơ sở được thực hiện như thế nào. Đề xuất: Chuyến thực tế tại cở sở chỉ mang tính chất tham quan, quan sát và tìm hiểu dưới hình thức Sermina nên sinh viên chưa có nhiều kiến thực cụ thể về quy trình vận hành của nhà máy nên cần được thực hành và sử dụng một số thiết bị đơn giản liên quan đến xử lý nước và nước thải (như cân phân tích, công nghệ SCADA…) và đề xuất được cơ sở phân tích và chỉ rỏ hơn về quy trình xử lý nước, nước thải và bùn thải B.TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 1.Khái quát về Trạm quan trắc môi trường a. Trạm quan trắc chất lượng không khí - Tên cơ sở: Trạm quan trắc môi trường không khí tự động Quốc gia đặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Điạ chỉ: Trạm được đặt trong khuôn viên của Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, số 82 đường Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Trạm được đầu tư trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và nước” được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1698/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2007 và giao cho Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường thực hiện. - Khánh thành: ngày 16/3/2013 - Nhiệm vụ: thực hiện quan trắc tự động, liên tục 24/24h, các thông số quan trắc bao gồm: các thông số khí tượng (nhiệt độ trong trạm, nhiệt độ ngoài trạm, độ ẩm, áp suất, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt) và các thông số môi trường (SO 2 , CO, O 3 , NO, NO2, NO x , Bụi PM 10 , PM 2.5 , PM 1 và BTEX). - Đây là một trong 6 trạm trong cả nước về đo chất lượng không khí tự động đó là: Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Phú Thọ. b.Trạm quan trắc chất lượng nước -Tên cơ sở: Trạm quốc gia quan trắc môi trường nước tự động -Địa chỉ: 444 Chi Lăng, thành phố Huế -Trạm quốc gia quan trắc môi trường nước tự động, cố định trên sông Hương được đầu tư trong khuôn khổ dự án “Tăng cường thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và nước “ được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại quyết định số 1698/QD BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2007. -Trạm được bàn giao và chính thước đưa vào hoạt động dưới sự quản lí của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 23/5/2014. -Chức năng: Trạn quan trắc có thông số cơ bản trong môi trương nước bao gồm: TSS, TDS(hoặc EC), pH,DO,Độ dục ,Nhiệt độ và Natri. 2.Mô tả các hoạt động của cơ sở a.Trạm quan trắc chất lượng không khí tự động a.1.Các thông số quan trắc: Với 21 thông số cần quan trắc: • Chất lượng không khí (6 thông số: O 3 , SO 2 , NO, NO 2 , NO x , CO). • Vi khí hậu: 7 yếu tố  Hướng gió  Tốc độ gió  Độ ẩm  Nhiệt độ bên ngoài  Bức xạ  Áp suất  Nhiệt độ bên trong • Thông số khí độc (5 thông số: benzen, toluen, MP-xylen, oxylen, elthylen benzen). • Thông số bụi (3 thông số: PM 2.5 , PM 1 , PM 10 ). a.2. Các thiết bị máy của Trạm Nguyên lí hoạt động cho từng Module: • APNA (NO, NO 2 , NO X ): giảm áp suất quang hóa điều biến dòng khí ngang. • APSA (SO 2 ): phát xạ huỳnh quang tử ngoại UVF. • APMA (CO): công nghệ hấp thụ quang phổ hồng phân tán điều khiển dòng khí ngang. • APOA (O 3 ): phương pháp hấp thụ tử ngoại NDUV điều khiển dòng khí ngang. Thiết bị thu thập dữ liệu • Màn hình IO - Expander + IO expander lưu trữ 21 thông số. • Phần mềm IO – VIS hiển thị quản lí các thông số quan trắc thông qua Dataloger. Thiết bị hiêu chuẩn • Máy APMC pha trộn khí chuẩn từ các bình khí để cung cấp cho các quá trình hiệu chuẩn. • Van điều khiển cho APMC. • Máy nén khí. • Bình khí chuẩn SO 2 , NO, CO. • 3 cục lọc:  Charcoal (than hoạt tính)  Siluagel  Mix: sodalime, Characoal, Molecula sieve. Hệ thống cấp điện cho trạm • ATS: Chuyển nguồn tự động giữa điện lưới và máy phát. • Máy phát điện 10 KVA. • Nguồn nuôi dự phòng UPS. • Tủ điện tổng của trạm. Thiết bị phụ trợ • Ống lấy mẫu khí Manifol. • Bơm hút mẫu khí, sinh khí N 2 . • Đầu lấy mẫu bụi. • 2 điều hòa chạy luân phiên. • Quạt hút, báo cháy báo khói. a.3.Một số công việc trong quá trình vận hành Vận hành trạm lần đầu • Kiểm tra, bật hệ thống điện • Bật các thiết bị chính (4 module) Grimm Dataloger BTEC Bật bơm hút, máy sinh khí N 2 Kiểm tra hệ thống van Kết nối phần mềm. Hiệu chuẩn Trong (tự động, cài đặt giờ) Ngoài (thủ công) • Khởi động các thiết bị:  Bật màn hình.  Mở APMC.  Mở các bình khí CO, NO, SO 2 . • Thực hiên hiệu chuẩn  Vặn van của Module tương ứng.  Truy cập hiệu chuẩn CAL.  Trên APMC lựa chọn loại khí tương ứng với Modul cần hiệu chuẩn.  Nhập nồng độ bình khí (trường hợp nếu lần đầu tiên).  Cài đặt các nồng độ spantrong khoảng đo thực tế.  Lựa chọn điểm chuẩn zero hay span tương ứng với Modul.  Đợi ổn định: - Ấn zero set - Ấn span set  Đưa thiết bị về màn hình chính, khóa màn hình chính.  Vặn van về vị trí SAMPLE. • Kết thúc hiệu chuẩn. Phát hiện lỗi và cách xử lí Trong quá trình vận hành của hệ thống sẽ xuất hiện các lỗi ảnh hưởng đến quá trình hoạt động cũng như làm giảm độ chính xác của thiết bị và độ tin cậy của số liệu. Các lỗi: • Xuất phát từ hệ thống Modul và các thiết bị. • Lỗi khách quan (thời tiết, sự cố môi trường, con người). Khi có lỗi xảy ra, trong bộ phận phân tích alarm sẽ hiển thị góc thấp bên phải của màn hình . Ngoài ra, power on led sẽ thay đổi từ xanh sang đỏ. • Lỗi nhỏ: cán bộ kiểm tra và tìm cách xử lý, theo dõi số liệu • Lỗi lớn:  Báo lãnh đạo, xin ý kiến chỉ đạo  Phối hợp với người ở ngoài tổng cục hoặc công ty cung cấp trang thiết bị.  Được cắt cử người vào tâm trạm để sửa. Vệ sinh, bão dưỡng, thay thế các thiết bị • Thiết bị Grimm  Lưới thép chắn bụi phía đầu lấy mẫu.  Chai thủy tinh nhỏ đựng bụi ở phía trong. • Các thiết bị AP  Màn lọc làm sạch khí và bảo vệ máy. Khoảng 2 đến 3 tuần , tùy vào chất lượng môi trường không khí mà thao tác. • Các bộ phận khác  Cục lọc (6 tháng thay 1 lần).  Mannifol  Chai thủy tinh  Máy phát điện • Ngừng hoạt động cho trạm  Dừng hoạt động phần mềm Dataloger.  Dừng hoạt động các thiết bị chính.  Máy Grimm.  BTEX, bơm hút khí, sinh khí N 2 .  Ngắt nguồn điện: - Rack 1, Rack 2 - Atomat Rack 1, Rack 2, Table, Light. - Atomat leakgo, Mair. - Atomat main power. - UPS. a.4. Quy trình thao tác phục vụ vận hành Kiểm tra bên ngoài trạm • Thiết bị khí tượng. • Máy phát điện. Kiểm tra các hệ thống bên trong trạm • Kiểm tra các mùi lạ bên trong trạm. • Quan sát hoạt động và kết quả hiển thị của các Modul. • Kiểm tra 3 bình khí chuẩn. • Kiểm tra hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ. • Kiểm tra tủ điện. • Kiểm tra hệ thống hút. • Quan sát số liệ trên phần mềm IOVIS. • Kiểm tra việc hiệu chỉnh của từng Modul. • Kiểm tra thời hạn thay thế của các Modul. • Vệ sinh trạm. • Ghi chép đầy đủ vào nhật kí vận hành và kiểm tra trạm. b.Trạm quốc gia quan trắc tự động môi trường nước b.1. Hệ thống quan trắc mặt nước trên song. Bao gồm: Nhà trạm. Hệ thống bơm lấy mẩu trên sông Hương. • Bao gồm phao,lưới chắn rác và hệ thống ống dẩn nước. • Nước mẩu phân tích là nước mạt trên sông Hương (tầng nước cách mặt sông 0,5m) Hệ thống cấp nguồn điện. • Điện từ nguồn lưới điện. • Máy phát điện 5KVA. • Hệ thống ATS. • Hệ thống UPS 5KVA. Hệ thống phân tích chất lượng nước. • SC1000: thiết bị phân tích chất lượng nước(thu nhận dư liệu,hiệu chuẩn,cài đặt sensor…) • Đầu đo TSS • Đầu đo dẩn điện - TSS: Sensor độ dẩn điện cảm ứng tạo ra một dòng điện cường độ thấp trong một chu kì khép kín của dung dịch,sau đó cường độ dòng điện này xác định độ dẩn điện của dung dịch. • Đầu đo pH: Phần chính của sensor là bầu thủy tinh cảm biến pH,bầu thủy tinh này cho phép ino cảm biến H+ sẻ dich chuyển vào trong để tạo ra sự câm bằng bên trong và bên ngoài dung dịch.Sự dịch chuyển của các ion này tao ra sự thay đổi diện thế và máy sẻ đọc điện thế này để chuyện thành giá trị Ph. • Đầu đo oxi hòa tan DO: Sensor này vận hành như phim và phát ra một điện thế .Điện thế có tỉ lệ thuần với nồng độ oxi hòa tan. • Đầu đo độ đục: Nguyên lí của sensor dựa vào sự hấp thụ kết hợp ánh sáng hồng ngoại.Từ sensor phát ra một tia sáng bước sống hồng ngoại 860nm.Tia sáng này bị phản xạ bởi nhửng hạt trong nước,các tia phản xạ được chiếu bằng đầu dò quang học.Khi đo độ dục của nước thì đầu dò nhận ánh sáng tán xạ góc 90 độso với tia tới. • Đầu đo nitrat: Sensor sự dụng công nghệ điện cực chọn lọc ion để đo các ion nitrat.Điện cực chọn lọc ion có màng đặc biệt mà chỉ có một ion dặc biệt có thể bám vào.Kết quả là hình thành trên bề mạt một điện thế chuyên biệt. • Đầu đo làm sạch DO. • Đầu đo làm sach pH. • Đầu đo làm sạch Nitrate. • Máy lấy mẩu tự động SD900. Hệ thống bơm lấy mẩu. Hệ thống bơm lấy mẩu được thiết kế hai bơm chạy luân phiên. • Trạng thái: Đèn báo Run(chạy)/Stop (dừng)/Fail (lổi). • Swich Auto/Manual có tác dụng chuyển đổi trạng thái bơm.  Auto các bơm sẻ chay luân phiên nhau mổi 3h.  Manual dùng để chạy kiểm tra bơm. Hệ thống làm mát tủ điều khiển. • Tủ điều khiển đước làm mát bằng 2 quạt thông gió gắn trên tủ. Hệ thống truyền số liệu [...]... hệ thống xử lý nước thải tại khu công nghiệp Phú Bài (Nơi nước thải của nhà máy bia Huế sau khi qua giai đoạn xử lý ban đâu, nước thải sẽ tập trung ở đây và xử lý lần 2 trước ki thải ra môi trường) Mong muốn cán bộ hướng dẫn tham quan hướng dẫn chậm và kĩ hơn về quá trình xử lý nước thải, các hồ xử lý nước thải và việc ứng dụng sử dụng “con men” để xử lý nước thải tại nhà máy sau khi sản xuất bia đến... công đoạn xử lý mùi, nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác • Đề xuất: Được cơ sở cho vào tham tham quan quy trình phân loại rác, các loại rác dung để sản xuất phân Compost và quy trình sản xuất phân Compost trong nhà máy; được tham quan bãi chon lấp rác Thủy Phương thêm 1 lần nữa để được tham quan và hướng dẫn về nguyên lý hoạt động của hồ xử lý sinh học sau khi xây dựng xong D CÔNG TY BIA HUẾ I.Khái quát cơ... động nước và không khí, nguyên lý vận hành, thông số kĩ thuật cần đo và các hoạt động liên quan đến công tác bảo dưỡng các thiết bị đo tự động • Đề xuất: Đề xuất cán bộ hướng dẫn tham quan tại tram quan trắc chất lượng nước giới thiệu kỉ hơn về công việc của cán bộ làm việc tại trạm và ìm hiểu về các sự cố có thể xảy ra tại trạm quan trắc tự động và việc xử lý sự cố được tiến hành như thế nào • • C.NHÀ... Bia Huế Với quyết định bán đi 50% phần vốn sở hữu của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bia Huế chính thức trở thành Công ty 100% vốn nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Calrsberg (Đan Mạch) II. Mô tả hoạt động của nhà máy bia Huế 1.Sơ đồ quy trình sản xuất bia 2 Quy trình vận hành và xử lý nước thải 2.1.Mục đích Đảm bảo cho quy trình vận động được thống nhất, hệ thống xử lý hoạt động bình thường và chất lượng nước. .. hình chất lượng nước vào) bởi 2 bơm bùn MB6&MB7 Trước khi thải bùn phải mở van khi đặt nước bơm bùn, đồng thời phải quan sát mực nước bể bùn ( phòng trường hợp đường ống bị nghẽn bùn), khi mực nước bể bùn đến mức cao thì sẽ tự động đóng Bể điều hòa: • Máy trộn dưới nước (2 cái) đặt cách đáy bể điều hòa 1,5m; khi mức nước thấp hơn 1,5m máy sẽ ngừng chạy Mức nước thấp bể điều hòa (bảo vệ máy trộn) được... trạm quan trắc tự động và việc xử lý sự cố được tiến hành như thế nào • • C.NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THỦY PHƯƠNG-HUẾ I Khái quát về cơ sở thực tập - Tên cơ sở: Nhà máy xử lý rác Thủy Phương, Huế - Địa chỉ: xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế - Thuộc công ty cổ phẩn đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, chi nhánh Thừa Thiên Huế - Đây là bãi rác hợp vệ sinh đầu tiên của Việt Nam - Bãi rác được thành lập... không đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường • Giai đoạn 2 (1994-2011) Nhà máy Bia Huế chính thức liên doanh với Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch), cùng với tỉnh Thừa Thiên Huế mỗi bên góp vốn 50% Đây là bước ngoặt trọng đại trong quá trình phát triển của đơn vị Từ đây, Nhà máy Bia Huế chính thức mang tên Công ty Bia Huế Giai đoạn này Bia Huế đã không ngừng phát triển, công suất và sản lượng tiêu thụ đã tăng... . HUẾ, THÁNG 6/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO THỰC TẬP THAM QUAN Năm học 2013-2014 I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Mở đầu: Là sinh viên khoa khoa học môi trường, ngoài việc tiếp. đã học liên quan đến trạm quan trắc: Các thông số cần đo đạc đối với chất lượng môi trường (Chất lượng môi trường nước và môi trường không khí) được tích lũy chủ yếu trong môn học “hóa môi trường •. nước thải và bùn thải B.TRẠM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 1.Khái quát về Trạm quan trắc môi trường a. Trạm quan trắc chất lượng không khí - Tên cơ sở: Trạm quan trắc môi trường không khí tự động Quốc

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan