Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

103 917 4
Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ĐỨC NGUYỆN

ĐỀ TÀI:

THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP – GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ĐỨC NGUYỆN

ĐỀ TÀI:

THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP – GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số : 60 31 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

Thành Phố Hồ Chí Minh – 2008

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác.

Tác giả

Phạm Đức Nguyện

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Danh mục các ngân hàng sáp nhập của Mỹ từ năm 1994 – 2003…………20

Bảng 2.1 Số lượng Ngân hàng TM Việt Nam ……… 24

Bảng 2.2 Tài sản và vốn điều lệ của các NHTMCP đến 31/12/2007……… 25

Bảng 2.3 Vốn điều lệ của một số NHTMCP tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2007… 27

Bảng 2.4 Vốn đầu tư nước ngoài trong các NHTMCP……….28

Bảng 2.5 Thị phần huy động vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007……….29

Bảng 2.6 Thị phần cho vay vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007……….31

Bảng 2.7 Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007……….32

Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP……….36

Bảng 2.9 Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của một số NHTMCP……… ……… 39

Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP………….……….41

Bảng 2.11 Qui định về vốn pháp định đối với NHTM……….44

Bảng 2.12 VNIndex và khối lượng giao dịch……….……… 45

Bảng 2.13 Giá cổ phiếu của một số NHTMCP trong những giao dịch gần đây 48

DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1: Chỉ số VNIndex giai đoạn 2004 – 2008………46

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG 1

1.1 Tổng quan chung về thâu tóm và sáp nhập 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Các hình thức thâu tóm và sáp nhập 1

1.1.2.1 Các hình thức thâu tóm 1

1.1.2.1 Các hình thức sáp nhập 2

1.2 Các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 4

1.2.1 Thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành .5

1.2.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 5

1.2.3 Chào mua công khai 6

1.2.4 Mua tài sản 7

1.2.5 Lôi kéo cổ đông bất mãn 7

1.3 Những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 8

1.3.1 Các lợi ích của hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 8

1.3.1.1 Lợi thế nhờ qui mô 8

1.3.1.2 Tận dụng được hệ thống khách hàng 8

1.3.1.3 Giảm được chi phí huy động do việc chạy đua lãi suất .9

1.3.1.4 Thu hút được nhân sự giỏi 10

1.3.1.5 Gia tăng giá trị doanh nghiệp 11

1.3.2 Các hạn chế của hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 11

1.3.2.1 Quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng 11

1.3.2.2 Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn 12

1.3.2.3 Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn 13

1.3.2.4 Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự 14

1.4 Mối quan hệ giữa thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của ngân hàng 15

1.5 Vai trò của ngân hàng đầu tư (Investment Banking) trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp 16

1.6 Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 24

2.1 Tổng quan về bức tranh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 24

2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 26

2.2.1 Qui mô vốn kinh doanh 27

2.2.2 Đối tác chiến lược nước ngoài 28

2.2.3 Hoạt động huy động vốn 29

Trang 6

2.2.5 Mạng lưới hoạt động: 31

2.2.6 Thực trạng về sản phẩm dịch vụ của khối ngân hàng TMCP 33

2.2.7 Thực trạng về công nghệ thông tin 34

2.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với khối NHTMCP 35

2.3.1 Những thuận lợi 35

2.3.2 Những khó khăn của khối NHTMCP 38

2.4 Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO 41

2.4.1 Các cam kết về tiếp cận thị trường: 42

2.4.2 Cam kết về đối xử quốc gia 43

2.5 Thị trường chứng khoán Việt Nam và sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng 44

2.5.1 Các qui định của Chính phủ về vốn pháp định của ngân hàng 44

2.5.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam 44

2.5.3 Sức hấp dẫn của cổ phiếu ngành ngân hàng 46

2.6 Môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 49

2.7 Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng tại Việt nam 52

2.7.1 Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng tại Việt nam trước 2004 52

2.7.2 Tình hình mua lại cổ phần tại các NHTMCP Việt Nam trong thời gian gần đây 53

2.8 Tính tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế quốc tế của quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP 64

3.1 Các biện pháp thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 64

3.1.1 Thăm dò tìm kiếm, đánh giá và khảo sát thận trọng các mục tiêu tiềm năng 64

3.1.2 Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp với thực tế 66

3.1.3 Tiếp xúc thương thảo với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu 69

3.1.4 Xác định giá thâu tóm một cách cẩn trọng và hợp lý 72

3.1.5 Lựa chọn các phương thức thanh toán của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng phù hợp 75

3.1.6 Xây dựng kế hoạch hòa hợp văn hóa và thương hiệu doanh nghiệp 76

Trang 7

3.2 Các giải pháp hạn chế sự thiếu hiệu quả sau sáp nhập ngân hàng 78 3.2.1 Tuyên truyền đầy đủ những thông tin cần thiết về việc sáp nhập .79 3.2.2 Đánh giá đúng tác động của sự cộng lực 80 3.2.3 Đánh giá đầy đủ và chính xác các khoản nợ xấu và nợ tiềm tàng 80 3.2.4 Lập kế hoạch hợp nhất phần mềm hệ thống giao dịch 81 3.3 Giải pháp về vai trò của ngân hàng đầu tư trong thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam 82 3.4 Giải pháp về vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết và quản lý hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng 83

Trang 8

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại

NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài

NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHLD Ngân hàng Liên doanh

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCTC Tổ chức tài chính

ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu NIM Hệ số lãi ròng biên tế

CAR Hệ số an toàn vốn

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Southernbank Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam OCB Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông ABB Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (AB Bank) SEAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) VP Ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh (VP Bank) HBB Ngân hàng thương mại Nhà Hà Nội (Habubank)

DongA Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)

Trang 9

VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế (VIB Bank) TCB Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Marit Bank Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (Maritime Bank) Ocean Bank Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

SaigonBank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

Trang 10

1.Tính thiết thực của luận văn

Giai đoạn từ năm 2006 đến nay ngành ngân hàng Việt Nam nổi bật lên với những phát triển vượt bậc tạo nên mức sinh lời rất hấp dẫn, vào cuối năm 2006, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn tự có bình quân của các ngân hàng thương mại đạt trung bình 17% - 18%, một số ngân hàng thương mại đạt trên 30% Đến những tháng đầu năm 2008, thị trường tài chính – ngân hàng chịu ảnh hưởng của những biến động bất lợi từ chính sách kinh tế vĩ mô Lạm phát tăng cao, tình trạng nhập siêu tăng cao, thị trường hối đoái biến động mạnh, những tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp xuất khẩu dưa thừa ngoại tệ nhưng ngân hàng thương mại không mua, đến những tháng giữa năm 2008 thì thị trường ngoại hối lại thiếu ngoại tệ tạo nên cơn sốt đồng US$, các doanh nghiệp nhập khẩu rất khó mua được US$ hoặc nếu mua được thì giá cũng rất cao, trong thời gian ngắn tỷ giá tăng giảm thất thường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Thị trường chứng khoán sụt giảm trầm trọng bất chấp những can thiệp mang tính hành chính của Nhà nước, thị trường tiền tệ thì khan hiếm tiền đồng, tính thanh khoản thấp, lãi suất thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên đến 40%/năm Các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn bằng cách tăng mạnh lãi suất huy động đến mức chóng mặt tạo nên cuộc đua về lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng thương mại Cá biệt một số ngân hàng còn chạy đua lãi suất tiền gửi ngày (24h) lên đến 20%/năm Dẫn đến hiện tượng dịch chuyển nguồn vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác mà không tạo nên sự tăng trưởng đáng kể số dư tiền gửi tại các ngân hàng Các doanh nghiệp khát vốn nhưng không hoặc rất khó để huy động vốn từ phía các ngân hàng thương mại trong nước Trong khi đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lại đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp dẫn đến phân khúc thị trường bị điều chỉnh dần sang phía

Trang 11

nắm giữ cổ phần trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang diễn ra hết sức phổ biến Có thể nhận thấy những áp lực thật sự trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, liệu các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói riêng có đủ sức cạnh tranh và tồn tại khi thời điểm mở cửa hoàn toàn lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đã đến gần trong khi còn manh mún thiếu liên kết hợp tác với nhau

Trong 10 năm trở lại đây, đã có nhiều cuộc thâu tóm và sáp nhập các ngân hàng lớn trên thế giới như JP Morgan Chase mua Bear Tearn năm 2008, Barclays PLC mua ABN Amro năm 2007, Mitsubishi Tokyo Financial Group mua UFJ Holding vào năm 2005, JP Morgan Chase mua Bank One vào năm 2004, Bank of America mua lại Fleet Boston Financial vào năm 2003… Thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới đang diễn ra liên tục cho thấy đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là một xu hướng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa Các ngân hàng đã tìm được những lợi ích đáng kể từ sự sáp nhập Ngân hàng hiện đại đòi hỏi có một quy mô lớn, tiềm lực mạnh mới đủ năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao tính tiện ích của các sản phẩm tài chính, cắt giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động Các ngân hàng nhỏ và yếu sẽ không đủ tiềm lực để đổi mới công nghệ, phát triển tiện ích sản phẩm sẽ bị mất dần thị phần, dễ dàng bị tụt hậu trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt Dẫn đến hậu quả tất yếu của cạnh tranh là các ngân hàng nhỏ rất dễ bị thâu tóm và sáp nhập Đồng thời các ngân hàng thương mại cổ phần lớn và dạng trung bình muốn gia tăng thị phần tăng tiềm lực cạnh tranh không có cách nào hiệu quả hơn là liên kết với nhau bằng hình thức sáp nhập để trở thành tập đoàn tài chính mạnh hoặc ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhờ sự cộng lực.

Trang 12

hàng thương mại cổ phần, thị trường mua bán và sáp nhập ở Việt Nam và thế giới cũng như việc áp dụng các kiến thức tài chính doanh nghiệp vào việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của khối ngân hàng thương mại cổ phần nhằm đề xuất giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng để tăng năng lực cạnh tranh là cần thiết.

2.Mục đích của luận văn

Thứ nhất làm rõ các khái niệm về thâu tóm và sáp nhập; các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng; các lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng;

Thứ hai:làm rõ về thực trạnh năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam; phân tích các xu hướng thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới nhằm rút ra xu hướng cho các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam;

Cuối cùng: theo các kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra các giải pháp giúp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thực hiện thành công thương vụ thâu tóm và sáp nhập.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việât Nam.

Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới Trên cơ sở nghiên cứu trên, luận văn đề xuất giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng để năng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

Trang 13

thành công và hiệu quả thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng.

4.Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính như:

 Sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp để so sánh đánh giá về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời gian qua.

 Sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để liên hệ kinh nghiệm các nước làm cơ sở đề xuất giải pháp và các biện pháp thực hiện thành công và hiệu quả giải pháp thâu tóm và sáp nhập ngân hàng nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh.

5.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thâu tóm và sáp nhập ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp thâu tóm và sáp nhập – nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thời kỳ hội nhập.

Trang 14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÂU TÓM VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG1.1Tổng quan chung về thâu tóm và sáp nhập

1.1.1 Khái niệm

Thâu tóm và sáp nhập là khái niệm được sử dụng để chỉ một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ lớn số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó Sau khi kết thúc chuyển nhượng công ty mục tiêu chấm dứt hoạt động (bị sáp nhập) hoặc trở thành công ty con của công ty thâu tóm Thương hiệu của công ty mục tiêu nếu được đánh giá là vẫn còn giá trị để duy trì thị phần sản phẩm thì được giữ lại như một thương hiệu độc lập, hoặc được gộp lại thành một thương hiệu chung.

1.1.2 Các hình thức thâu tóm và sáp nhập1.1.2.1 Các hình thức thâu tóm

- Thâu tóm mang tính thù nghịch (hostle takeover): là một hoạt động mà không được sự ủng hộ của Ban quản lý công ty mục tiêu Việc thâu tóm có thể ảnh hưởng xấu đến công ty mục tiêu và đôi khi gây tổn hại đến cả bên thâu tóm Hoạt động này diễn ra khi công ty thâu tóm thực hiện việc mua lại cổ phiếu của công ty mục tiêu thông qua phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, mua gom dần cổ phiếu trên thị trường, và các phương thức khác khi mà không đạt được sự đồng thuận của Ban điều hành công ty mục tiêu Cổ đông của công ty mục tiêu được trả tiền hoặc hoán đổi cổ phiếu và hoàn toàn mất quyền kiểm soát công ty.

- Thâu tóm có thiện chí (friendly takeover): là một hoạt động mà được ban quản lý của công ty mục tiêu hoan nghênh và ủng hộ Việc thâu tóm đó có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của cả hai bên

Trang 15

- Người mua mua tài sản của công ty mục tiêu Khoản tiền mà công ty mục tiêu nhận được từ việc bán cổ phiếu sẽ được trả lại cho cổ đông thông qua cổ tức hoặc tính thanh khoản Loại giao dịch này để lại cho công ty mục tiêu một công ty trống không, nếu bên mua mua toàn bộ tài sản Bên mua thường cấu trúc giao dịch như là một tài sản được mua

1.1.2.1Các hình thức sáp nhập

- Sáp nhập theo hàng ngang: là sự sáp nhập giữa hai công ty kinh doanh và cạnh tranh trên một dòng sản phẩm, trong cùng một thị trường Kết quả từ những thương vụ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần Do vậy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì họ không những làm giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại Ví dụ điển hình là thương vụ sáp nhập của hai công ty dầu lửa Exxon và Mobil, vụ kết hợp này tốn kém 78,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 1998.

- Sáp nhập theo hàng dọc: là sự sáp nhập giữa hai công ty nằm trên cùng một chuối giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của công ty sáp nhập trên chuỗi giá trị đó Các thương vụ dạng này được phân thành hai nhóm chính:

+ Sáp nhập tiến: thương vụ dạng này diễn ra khi một công ty mua một công ty phân phối sản phẩm của mình, hình thành nên một công ty mới với sự tham gia vào chuỗi giá trị gần như khép kín Chẳng hạn như công ty sản xuất khí gas mua công ty phân phối gas, sẽ hình thành nên một công ty mới với khả năng sản xuất và cung cấp gas tới người tiêu dùng.

Trang 16

+ Sáp nhập lùi: thương vụ này diễn ra khi một công ty mua một công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mình Chẳng hạn như một công ty in sách mua lại một công ty cung cấp giấy in cho mình, sau thương vụ sáp nhập sẽ hình thành nên một công ty với qui mô và mô hình kinh doanh hoàn thiện và chủ động hơn.

Ví dụ điển hình là vào năm 1993, công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, Merck, mua Công ty Medco Containment Services, nhà buôn lớn nhất về hàng dược phẩm kê toa, với 6 tỷ USD Thương vụ kết thúc, Merk từ hãng dược phẩm lớn nhất trở thành nhà sản xuất và phân phối dược phẩm lớn nhất Thương vụ này không bị phản đối bởi các nhà điều hành chống độc quyền mặc dù sự kết hợp rõ ràng tạo ra một công ty có sức mạnh lớn hơn Trong khi Merck nhận thấy thương vụ này là cơ hội để đưa thuốc đến tận tay các bệnh nhân thì lại có làn sóng phản ứng dữ dội từ phía các nhà sản xuất đang sử dụng các nhà phân phối để thuốc điều trị đến người tiêu dùng Đây là một ví dụ điển hình trong đó công ty thâu tóm mua lại một công ty có loại hình kinh doanh tương tự, công ty mà đã được biết đến rất rõ, thương vụ sẽ chắc chắn mang lại nhiều lợi ích - đó là sản xuất và marketing thuốc.

- Sáp nhập tổ hợp là việc sáp nhập giữa các công ty không thuộc ngành nghề cạnh tranh cũng không nằm trong mối quan hệ mua bán Sáp nhập tổ hợp được phân thành ba nhóm:

+ Sáp nhập tổ hợp thuần túy: là hình thức sáp nhập mà hai bên sáp nhập không có mối quan hệ nào với nhau Ví dụ điển hình: Công ty thuốc lá Philip Moris đã thâu tóm công ty Gerneral Food vào năm 1985 với giá 5,6 tỷ đô la Mỹ, mua Kraff năm 1988 với giá 13,4 tỷ đô la Mỹ và Nabico năm 2000 với giá 18,9 tỷ đô la Mỹ Điều thú vị là Philip Moris ngày nay được gọi là Altria đã sử dụng các dòng tiền từ kinh doanh thực phẩm và thuốc lá để thay đổi thành một công ty nội địa ít kinh doanh về thuốc lá hơn và nghiêng nhiều về kinh doanh thực phẩm

Trang 17

Bởi vì, ngành công nghiệp thuốc lá của Mỹ đã suy thoái với tốc độ suy giảm bình quân là 2,5%/năm, mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá toàn cầu không bị suy giảm + Sáp nhập bành trướng về địa lý: là hình thức sáp nhập giữa hai công ty sản xuất cùng loại sản phẩm nhưng tiêu thụ ở hai thị trường hoàn toàn cách biệt nhau về mặt địa lý Ví dụ điển hình của hình thức sáp nhập này là thương vụ Daiichi – Nhật Bản mua lại Bảo Minh CMG Daiichi - đối tác nhận chuyển giao liên doanh bảo hiểm nhân thọ, là một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì tại Nhật Bản -nơi có thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai thế giới Daiichi cũng là công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 6 trên thế giới tính theo doanh thu phí bảo hiểm gộp hàng năm Ngay sau khi việc chuyển nhượng được hoàn tất, Công ty được đổi tên thành Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi Việt Nam và hoàn thiện hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Việt Nam Một thương vụ khác nữa là Công ty ô tô Nam Kinh (Trung Quốc) mua lại hãng MG Rover của Anh với giá 50 triệu bảng.

+ Sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm: là hình thức sáp nhập giữa hai công ty sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau.

Một thí dụ điển hình khác của loại hình sáp nhập hỗn hợp là Công ty General Electric (GE), GE đã thực hiện được việc mà rất nhiều các công ty khác không thể làm thành công được – đó là thực hiện việc đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh để tạo ra giá trị cho các cổ đông GE là công ty thâu tóm hàng loạt và đã rất thành công.

1.2Các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng

Cách thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng rất đa dạng phụ thuộc vào quan điểm quản trị của các bên, mục tiêu, cơ cấu sở hữu và các lợi thế của mỗi bên trong từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, theo các thương vụ thâu

Trang 18

tóm và sáp nhập trên thế giới thì các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng gồm: thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua tài sản, chào mua công khai, lôi kéo các cổ đông bất mãn …

1.2.1 Thương lượng với Hội đồng quản trị và Ban điều hành

Đây là cách thực hiện khá chủ yếu trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng Khi cả hai ngân hàng đều nhận thấy lợi ích chung tiềm tàng của thương vụ sáp nhập hoặc họ dự đoán được tiềm năng phát triển vượt trội của ngân hàng sau sáp nhập, Ban điều hành sẽ ngồi lại với nhau để thương thảo hợp đồng sáp nhập Có những ngân hàng nhỏ và yếu trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế đã tự động tìm đến các ngân hàng lớn hơn để đề nghị sáp nhập Đồng thời các ngân hàng trung bình cũng tìm kiếm cơ hội sáp nhập lại với nhau để tạo thành ngân hàng lớn hơn mạnh hơn đủ sức vượt qua những kho khăn của thời kỳ khủng hoảng và nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài.

1.2.2 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Việc thâu tóm bắt nguồn từ ngân hàng lớn hơn hoặc từ đối thủ cạnh tranh, Ngân hàng có ý định thâu tóm tiến hành thu gom dần cổ phiếu trên thị trường chứng khoán hoặc nhận chuyển nhượng của các nhà đầu tư chiến lược, các cổ đông nhỏ lẻ Khi việc thu gom cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu đủ khối lượng cần thiết để triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường thì ngân hàng đi thâu tóm yêu cầu họp và đề nghị mua hết số cổ phiếu còn lại của các cổ đông

Các thức này đòi hỏi thời gian dài, hơn nữa nếu để lộ ý định ra bên ngoài thì giá cổ phiếu của ngân hàng mục tiêu sẽ có thể tăng vọt trên thị trường Ngược lại, nếu cách thức này được diễn ra dần dần và trôi chảy, ngân hàng thâu tóm có thể đạt được mục tiêu của mình một cách êm thấm mà không gây xáo động lớn

Trang 19

cho ngân hàng mục tiêu, trong khi đó chỉ phải trả một mức giá thấp hơn cách thức khác nhiều.

1.2.3 Chào mua công khai

Ngân hàng hoặc cá nhân hoặc nhóm nhà đầu tư có ý định thâu tóm toàn bộ ngân hàng mục tiêu đề nghị cổ đông hiện hữu của ngân hàng này bán lại cổ phiếu của họ với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều Giá chào mua đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành việc từ bỏ quyền sở hữu cũng như quản lý ngân hàng mình.

Hình thức chào mua công khai thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh Ngân hàng bị mua thường là ngân hàng yếu hơn Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp một ngân hàng nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ thôn tính Các ngân hàng thôn tính theo hình thức này thường huy động nguồn tiền bằng cách: (a) sử dụng thặng dư vốn; (b) huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành trái phiếu chuyển đổi; (c) vay từ các tổ chức tín dụng Điểm đáng chú ý trong thương vụ chào mua công khai là ban quản trị ngân hàng mục tiêu bị mất quyền định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa ngân hàng thôn tính và cổ đông của ngân hàng mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do đó trực tiếp không nắm đủ số lượng cổ phiếu chi phối) bị gạt ra bên ngoài Thông thường ban quản trị, các vị trí chủ chốt của ngân hàng mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà không nhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào ngân hàng thôn tính, trường hợp này sẽ phát sinh quan hệ công ty mẹ – công ty con Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị ngân hàng mục tiêu có thể “chiến đấu” lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp/bảo lãnh tài chính mạnh hơn, để có thể đưa ra

Trang 20

mức giá chào mua cổ phần cao hơn nữa cổ phần của các cổ đông hiện hữu đang ngã lòng Biện pháp này gọi là “mã hồi thương”.

1.2.4 Mua tài sản

Phương thức này cũng gần tương tự như phương thức chào mua công khai Ngân hàng thâu tóm có thể đơn phương hoặc cùng ngân hàng mục tiêu định giá tài sản của ngân hàng đó (họ thường tham khảo giá của công ty tư vấn định giá tài sản độc lập chuyên nghiệp thực hiện) Sau đó các bên sẽ thương thảo để đưa ra các mức giá phù hợp (có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức giá mà công ty tư vấn định giá tài sản chuyên nghiệp) Phương thức thanh toán có thể bằng tiền mặt hoặc nợ Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, hệ thống khách hàng, nhân sự, văn hóa doanh nghiệp rất khó được định giá và được các bên thống nhất Do đó, phương thức này thường chỉ áp dụng để tiếp quản các ngân hàng nhỏ, mà thực chất là nhắm đến các địa điểm giao dịch, danh mục đầu tư, đội ngũ nhân sự, bất động sản, hệ thống khách hàng đang thuộc sở hữu của ngân hàng đó.

1.2.5 Lôi kéo cổ đông bất mãn

Phương thức này cũng thường được sử dụng trong các thương vụ thôn tính mang tính thù địch Khi lâm vào tình cảnh kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có một bộ phận không nhỏ cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành ngân hàng mình Ngân hàng có lợi thế cạnh tranh có thể lợi dụng tình hình này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó Trước tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ để chi phối) cổ phiếu trên thị trường để trở thành cổ đông của ngân hàng mục tiêu Sau khi nhận được sự ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng cổ phần chi phối để loại bỏ ban quản trị cũ và bầu đại diện ngân hàng thâu tóm vào hội đồng quản trị mới Cảnh giác với hình thức thôn tính này,

Trang 21

ban quản trị có thể sắp đặt các nhiệm kỳ của ban điều hành và ban quản trị xen kẽ nhau ngay từ trong Điều lệ công ty Bởi vì mục đích cuối cùng của ngân hàng thôn tính và cổ đông bất mãn là thay đổi ban điều hành

1.3Những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng1.3.1 Các lợi ích của hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng

1.3.1.1Lợi thế nhờ qui mô

Hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ tạo nên được qui mô lớn hơn về vốn, con người, số lượng chi nhánh… Từ đó sẽ tạo ra đươc khả năng cung ứng vốn cho những dự án lớn hơn, đòi hỏi vốn nhiều và kéo dài với lãi suất cạnh tranh Hơn nữa, với sự gia tăng về số lượng chi nhánh, ngân hàng sau sáp nhập sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng một cách tốt hơn

Việc sáp nhập sẽ dẫn đến sự cắt giảm những chi nhánh của hai hay nhiều ngân hàng trước đây có cùng địa bàn hoạt động để duy trì một chi nhánh, phòng giao dịch từ đó sẽ cắt giảm được một số lượng nhân viên, cắt giảm chi phí thuê văn phòng, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch Chi phí hoạt động sẽ giảm xuống, doanh thu tăng lên sẽ là yếu tố làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập cao hơn.

Đồng thời, hai hay nhiều ngân hàng riêng lẻ có những sản phẩm khác nhau khi kết hợp lại sẽ tạo ra việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho nhau hoặc thay thế lẫn nhau sẽ làm gia tăng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng sau sáp nhập từ đó sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn, giá trị dịch vụ của sản phẩm sẽ ngày càng cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tăng trưởng hơn.

1.3.1.2Tận dụng được hệ thống khách hàng

Mỗi ngân hàng sẽ tạo ra đặc thù kinh doanh riêng có do vậy khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác bổ sung cho nhau Chẳng hạn như ngân hàng có hệ thống khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với

Trang 22

ngân hàng chuyên cho vay đối với cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thì sản phẩm cho vay đối với các nhân viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được ngân hàng chuyên cho vay cá nhân sử dụng triệt để nhằm khai thác lợi thế vốn có của mình Hoặc khi ngân hàng nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn thì họ có điều kiện để kinh doanh những sản phẩm mà trước kia họ không có khả năng thực hiện như lập phòng kinh doanh ngoại tệ chẳng hạn Muốn phát triển một phòng giao dịch ngoại tệ phải có đầu tư lớn về công nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro Điều này vượt ra ngoài khả năng của các ngân hàng nhỏ nên sau khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ có điều kiện hơn để tham gia vào những lĩnh vực mà trước đây bản thân họ không thể thực hiện được

Ngân hàng sau sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của hai ngân hàng trước sáp nhập, từ đó khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà trước đây ngân hàng kia không có, làm tăng sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng đồng thời tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.

Hơn nữa, khi một trong hai hay nhiều ngân hàng có chi nhánh hoặc phòng giao dịch tại những địa bàn mà bên còn lại không có cơ sở kinh doanh thì ngân hàng kia có thể khai thác các khách hàng của ngân hàng này để cung cấp các sản phẩm của mình thay vì thiết lập chi nhánh hoặc phòng giao dịch mới vừa tốn kém chi phí vừa mất rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống khách hàng Như vậy hiệu quả chung của ngân hàng sau sáp nhập sẽ cao hơn rất nhiều so với hiệu quả của hai ngân hàng đơn lẻ cộng lại.

1.3.1.3Giảm được chi phí huy động do việc chạy đua lãi suất.

Trong thời kỳ cuối năm 2007 sang đầu năm 2008, các NHTM Việt Nam lao vào cuộc đua lãi suất huy động đỉnh điểm là hồi tháng 2 năm 2008, sau rất nhiều cuộc họp của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, cuộc đua lãi suất vẫn rất gay gắt kể cả sau khi bỏ trần lãi suất, áp dụng lãi suất cho

Trang 23

vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản nhưng một số NHTMCP vẫn duy trì lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trên 19%/năm Cá biệt có ngân hàng SCB và Eximbank chạy đua lãi suất tiền gửi 24 giờ với lãi suất 20%/năm Thực trạng đó cho thấy áp lực cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTMCP Việt Nam rất gay gắt khi có bất kỳ biến cố khó khăn nào của nền kinh tế xảy ra Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng của dân cư không tăng lên đáng kể trong khi số dư tiền gửi của các ngân hàng chạy lòng vòng sang nhau Vậy nên, khi ngân hàng sáp nhập lại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm thì số lượng các NHTM Việt nam sẽ giảm xuống, khi đó áp lực cạnh tranh lãi suất sẽ giảm xuống, năng lực tài chính được cải thiện đáng kế, sẽ khó có thể diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động tương tự như hồi tháng 2 năm 2008 Các ngân hàng nhỏ sẽ bị ngân hàng lớn thâu tóm từ đó hình thành nên những ngân hàng lớn mạnh hơn trước, chi phí huy động sẽ giảm xuống đáng kể so với trước khi thực hiện sáp nhập làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn, dẫn đến năng lực cạnh tranh tăng lên đủ sức vượt qua những biến cố khó khăn của nền kinh tế.

1.3.1.4Thu hút được nhân sự giỏi

Sự phát triển rất nhanh của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động rất khan hiếm nhân sự ngành tài chính - ngân hàng Các ngân hàng mới thành lập đều phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt vững chắc, những nhân sự này đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có kỹ năng quản lý tốt Do vậy để xây dựng được “đội ngũ khung” như vậy thì không có cách nào hiệu quả bằng lôi kéo nhân sự ở những ngân hàng đã hoạt động lâu năm, đồng thời các ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động cũng phải tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh, phòng giao dịch mới nên dẫn đến hiện tượng dịch chuyển nhân sự từ ngân hàng này sang ngân hàng khác Năm 2007 đánh dấu thời điểm khan hiếm

Trang 24

nhân sự ngành ngân hàng lên đến đỉnh điểm, các ngân hàng khốn đốn trong việc tuyển dụng các nhân sự giỏi, do đó họ thường tìm cách lôi kéo những nhân sự giỏi của các ngân hàng khác

Vì thế khi hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập lại sẽ tạo ra được đội ngũ nhân sự lớn để chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới tiềm năng và đầy năng lực, có thể thực hiện các chiến lược kinh doanh mới, những lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mà trước đây do thiếu nhân sự giỏi nên không thể thực hiện được như kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm options….Từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng có của ngân hàng sau sáp nhập, hiệu quả hoạt động tăng trưởng rõ nét, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu như ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam …

1.3.1.5Gia tăng giá trị doanh nghiệp

Việc sáp nhập ngân hàng lại với nhau dẫn đến tận dụng được lợi thế kinh doanh trên qui mô lớn, giảm bớt các chi phí nếu thực hiện mở rộng qui mô hoạt động, cắt giảm được nhân sự dư thừa thiếu hiệu quả, tận dụng được hệ thống khách hàng để phát triển các sản phẩm hỗ trợ, mở rộng được lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm mới khi có thêm các nhân sự giỏi sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập tăng cao, dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên, giá trị tài sản của cổ đông tăng dẫn đến giá cổ phiếu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ được các cổ đông hiện hữu tin tưởng, các nhà đầu tư quan tâm và đánh giá cao hơn.

Do vậy, sáp nhập không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị của hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, nếu tận dụng được các lợi thế, giá trị ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều lần phép cộng số học của các ngân hàng bị sáp nhập lại.

1.3.2 Các hạn chế của hoạt động thâu tóm và sáp nhập ngân hàng1.3.2.1Quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng

Trang 25

Trong quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng làm cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị ảnh hưởng rất lớn Các quyền lợi và ý kiến của cổ đông thiểu số có thể bị bỏ qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua việc sáp nhập bởi vì số phiếu của họ không đủ để phủ quyết Nghị quyết đại hội đồng cổ đông Nếu khi các cổ đông thiểu số không hài lòng với phương án sáp nhập thì họ có thể bán cổ phiếu của mình đi, như thế họ sẽ bị thiệt thòi do khi họ bán cổ phiếu là thời điểm thương vụ sáp nhập sắp hoàn tất cho nên giá của cổ phiếu lúc này không còn được cao như thời điểm mới có thông tin của thương vụ thâu tóm và sáp nhập Hơn nữa nếu họ tiếp tục nắm giữ thì tỷ lệ quyền biểu quyết của họ trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết sẽ nhỏ hơn trước Bởi vì sau sáp nhập hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau thì số vốn điều lệ sẽ ít nhất bằng vốn điều lệ của các ngân hàng cộng lại do đó tổng số quyền biểu quyết sẽ lớn hơn trước Khi đó tỷ lệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trên tổng số sẽ giảm xuống Họ càng có ít cơ hội hơn trong việc thể hiện ý kiến của mình trong các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.

1.3.2.2Xung đột mâu thuẫn của các cổ đông lớn

Sau khi sáp nhập, ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hoạt động với số vốn cổ phần lớn hơn, những cổ đông lớn của ngân hàng bị thâu tóm có thể sẽ mất quyền kiểm soát ngân hàng như trước đây do tỷ lệ quyền biểu quyết trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã giảm nhỏ hơn trước Những cái “tôi” của các ông chủ ngân hàng bị đụng chạm, ý kiến của họ trong Đại hội đồng cổ đông không còn được như trước nữa, quyền bầu người vào Hội đồng quản trị cũng sẽ giảm so với trước đây Hội đồng quản trị sẽ có số lượng lớn hơn, nên thành viên hội đồng quản trị do các cổ đông lớn bầu vào sẽ có quyền hạn chế hơn trước đây khi chưa sáp nhập Vì thế các cổ đông lớn sẽ tìm cách liên kết với nhau để tạo nên thế lực của mình lớn hơn nhằm tìm cách kiểm soát ngân hàng sau sáp nhập, cuộc đua

Trang 26

tranh sẽ không bao giờ chấm dứt cho đến khi tất cả các bên cùng thỏa mãn quyền lợi của mình Thế nhưng các ông chủ của ngân hàng sau sáp nhập đến từ các ngân hàng khác nhau, sẽ có nhiều ông chủ hơn, nhiều tính cách hơn, họ lại chưa cùng nhau hợp tác khi nào nên sự bất đồng quan điểm rất dễ xẩy ra do các lợi ích bị đụng chạm Do các “tôi” của các ông chủ ngân hàng quá lớn nên rất có thể họ sẽ đi ngược lại lợi ích của số đông các cổ đông nhằm làm lợi cho bản thân mình Vậy nên, trong các tập đoàn tài chính lớn, cuộc chiến giữa các cổ đông lớn không khi nào chấm dứt.

1.3.2.3Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác Sự khác biệt đó thể hiện ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, môi trường làm việc, cách đối xử của nhân viên với lãnh đạo, với nhân viên, các hành vi ứng xử của nhân viên với khách hàng, lòng tin của đội ngũ nhân viên đối với cấp quản lý và ngược lại…Do vậy văn hóa doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh vô cùng quý giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên qua thời gian, với quá trình xây dựng không mệt mỏi của đội ngũ nhân sự, được hình thành dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Thiếu vốn, doanh nghiệp có thể huy động ở nhiều nguồn khác nhau, thiếu nhân sự có thể tìm được nhiều hình thức tuyển dụng nhưng thiếu văn hóa doanh nghiệp thì không thể ngày một ngày hai là doanh nghiệp có thể tạo ra được Vậy nên khi sáp nhập hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, tất yếu các nét đặc trưng riêng của các ngân hàng bây giờ được tập hợp lại trong một điều kiện mới, các lãnh đạo của các ngân hàng phải cùng nhau tìm cách hòa hợp các loại hình văn hóa doanh nghiệp riêng để tiến tới một văn hóa doanh nghiệp chung cho tất cả Đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy bối rối khi làm việc trong môi trường với kiểu văn hóa

Trang 27

doanh nghiệp bị pha trộn, đồng thời họ phải tìm cách thích nghi với những thay đổi trong cách giao tiếp với khách hàng, với các nhân viên đến từ ngân hàng khác, niềm tin của họ đối với ban lãnh đạo cũng thay đổi, vừa duy trì văn hóa doanh nghiệp cũ vừa phải tiếp nhận thêm văn hóa doanh nghiệp khác Nếu ban lãnh đạo không tìm được phương pháp kết hợp hài hòa một cách tối ưu nhất thì sẽ mất rất nhiều thời gian việc trộn lẫn các văn hóa doanh nghiệp mới có thể thành một thực thể thống nhất và vững chắc Nếu không đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy rời rạch mất niềm tin, ngân hàng sau sáp nhập sẽ là một khối lỏng lẻo dễ tách nhỏ do có quá nhiều các phần tử khác nhau trong mối liên kết không chắc chắn làm cho văn hóa doanh nghiệp mới trở nên hỗn độn dễ đổ vỡ.

1.3.2.4Xu hướng chuyển dịch nguồn nhân sự

Hoạt động sáp nhập ngân hàng sẽ tất yếu dẫn đến việc tái cấu trúc bộ máy hoạt động làm cho một số nhân viên bị mất việc, một số vị trí quản lý sẽ bị thay đổi từ đó sẽ gây ra tâm lý ức chế, không hài lòng về môi trường mới của một số cán bộ quản lý bị sắp xếp Nếu họ chấp nhận được ở vị trí hiện tại thì họ sẽ vui vẻ làm việc, hoặc nếu họ cảm thấy mình bị đối xử bất công bằng, họ cảm thấy mình không được trọng dụng thì họ sẽ tìm cách ra đi Ngân hàng sau sáp nhập sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành kinh doanh nếu xuất hiện việc mất mát các nhân sự nòng cốt tại ngân hàng bị thâu tóm Do mỗi ngân hàng có đặc thù kinh doanh riêng nên thời gian đầu khi tiếp quản sẽ rất khó khăn cho các lãnh đạo ngân hàng nhận sáp nhập trong việc điều hành tổ chức và hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thâu tóm Họ chưa hiểu biết rõ về qui trình, cũng như các đặc thù liên quan đến quá trình vận hành bộ máy của ngân hàng bị thâu tóm Vì vậy sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng sau sáp nhập khi có số lượng đáng kể nhân sự nòng cốt ở đây ra đi Tuy nhiên, sẽ khó có thể tránh khỏi sự dịch chuyển nhân sự sau khi sáp nhập, ban lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập sẽ phải đánh giá được

Trang 28

đáng kể những thổn tất có thể gặp phải khi thực hiện quá trình tái cơ cấu bộ máy quản lý.

Những nhược điểm của việc thâu tóm và sáp nhập nêu trên là những điểm tất yếu của quá trình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng Việc lượng hóa các tổn thất và đề ra các giải pháp rất quan trọng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại và đảm bảo việc sáp nhập đạt hiệu quả cao nhất

Vì thế tác giả xin đưa ra dưới đây một vài biện pháp thực hiện nhằm khuyến nghị các ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị thực hiện thâu tóm và sáp nhập.

1.4Mối quan hệ giữa thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng như: (i) năng lực tài chính: quy mô tổng tài sản, qui mô vốn tự có và các chỉ số phản ánh hiệu quả trong kinh doanh như chất lượng tài sản nợ, tài sản có , (ii) nguồn nhân lực, (iii) công nghệ thông tin, (iv) tính đa dạng và độc đáo của sản phẩm dịch vụ, (v) hệ thống khách hàng

Hoạt động thâu tóm và sáp nhập làm cho năng lực tài chính của ngân hàng tốt hơn hai ngân hàng cộng lại, nguồn nhân sự đông hơn nên có điều kiện lựa chọn được đội ngũ nhân sự tốt, hệ thống công nghệ thông tin được cải thiện do nguồn lực tài chính dồi dào hơn, hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn và hệ thống khách hàng lớn hơn từ những kết quả do thâu tóm và sáp nhập mang lại đó sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

Ngược lại, khi ngân hàng tạo ra năng lực cạnh tranh đủ mạnh thì hàm ý rằng năng lực tài chính rất tốt dẫn đến muốn gia tăng thị phần hơn nữa, muốn có đội ngũ nhân sự tốt hơn, các ngân hàng này sẽ tìm kiếm các ngân hàng mục tiêu để thâu tóm và sáp nhập nhằm đáp ứng mục tiêu của mình.

Trang 29

Do vậy thâu tóm và sáp nhập với năng lực cạnh tranh của ngân hàng có quan hệ mật thiết qua lại với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau.

1.5Vai trò của ngân hàng đầu tư (Investment Banking) trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp

Trên thế giới hàng năm có gần ngàn thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp diễn ra, trong đó có các thương vụ sáp nhập xuyên quốc gia như ABN Amro NV của Hà Lan và Barclays PLC của Anh, có những thương vụ sau sáp nhập trở thành những tập đoàn khổng lồ như JP Morgan và Chase trở thành Tập đoàn tài chính JP Morgan Chase Các thương vụ sáp nhập như vậy đều do các ngân hàng đầu tư đứng ra làm trung gian môi giới và tư vấn mua, bán.

Ngân hàng đầu tư đóng vai trò là đơn vị tư vấn trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp, là cầu nối giữa bên mua và bên bán, thực hiện các công việc của một đơn vị trung gian làm tư vấn, môi giới

Ngân hàng đầu tư có các nhóm tư vấn (team works) bao gồm các chuyên gia tư vấn, chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp, các luật sư, kiểm toán viên thực hiện các công việc từ trung gian mua và bán đến việc tư vấn hoàn tất thương vụ thâu tóm và sáp nhập Vai trò của ngân hàng đầu tư trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp bao gồm:

 Vai trò trung gian giữa mua và bán: Ngân hàng đầu tư có các nhóm chuyên tìm kiếm và xây dựng cơ sở dữ liệu về bên mua và bên bán để chuẩn bị sẵn sàng cho các nhu cầu của khách hàng Khi có bất cứ khách hàng nào yêu cầu cần mua hoặc bán một doanh nghiệp nào đó thì nhóm tư vấn sẽ đánh giá và lựa chọn ra các đối tác tiềm năng có thể gắn kết được các bên lại với nhau Với vai trò là đơn vị môi giới Nhóm tư vấn sẽ giúp khách hàng của họ lựa chọn được mục tiêu mua hoặc bán phù hợp xuất phát từ yêu cầu của khách hàng Tùy theo yêu cầu của khách hàng, nhóm

Trang 30

tư vấn của ngân hàng đầu tư có thể tham gia vào thương vụ với tư cách là đơn vị tư vấn.

 Vai trò đơn vị tư vấn: Với đội ngũ các chuyên gia tư vấn, chuyên viên tài chính doanh nghiệp, các luật sư, kiểm toán viên, nhóm tư vấn ngân hàng đầu tư sẽ giúp cho khách hàng của họ hoàn tất thương vụ thâu tóm và sáp nhập với kết quả cao nhất Bởi vì họ là đơn vị chuyên nghiệp trong các giao dịch tương tự, có kinh nghiệm đàm phán và thương thảo hợp đồng, kinh nghiệm thẩm tra cũng như đánh giá đơn vị mục tiêu một cách khách quan và độc lập cho nên họ đảm nhiệm toàn bộ các công việc từ việc lập kế hoạch thực hiện chi tiết, quản lý và triển khai chương trình khảo sát cẩn trọng đơn vị mục tiêu, thiết lập các bản ghi nhớ, cam kết, hợp đồng mua bán, cũng như tư vấn định giá mua, bán, phương thức thanh toán, các thủ tục kết thúc thương vụ một cách nhanh chóng …

 Vai trò tài trợ tài chính: những thương vụ thâu tóm lớn hoặc những đơn vị thâu tóm gặp khó khăn về tài chính để thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập, các đơn vị thâu tóm thường tìm đến ngân hàng đầu tư để yêu cầu được hỗ trợ về tài chính để thực hiện thành công mục tiêu của mình Các ngân hàng đầu tư sẽ đánh giá mức độ rủi ro của thương vụ để quyết định mức độ tài trợ, mức độ tài trợ sẽ tùy thuộc vào phía đơn vị thâu tóm, ngân hàng đầu tư và qui mô của thương vụ.

 Vai trò hoạt động kinh doanh hưởng chênh lệnh giá: ngân hàng đầu tư thực hiện mua cổ phiếu của công ty được kỳ vọng là sẽ bị thâu tóm cho đến khi thương vụ được thỏa thuận xong thì bán cổ phiếu ra để kiếm lời bởi vì sau khi thỏa thuận xong, giá cổ phiếu của công ty bị thâu tóm sẽ cao hơn trước do thông tin về thương vụ thâu tóm được công bố Thuật ngữ này cũng tương tự như thuật ngữ kinh doanh rủi ro (risk arbitrage), những người mua

Trang 31

cổ phiếu của công ty được cho là mục tiêu của việc thâu tóm sẽ bán cổ phiếu khi thương vụ thâu tóm đến giai đoạn kết thúc để kiếm lời Họ đánh giá khả năng hoàn thành và theo đuổi thương vụ với tính khả thi cao.

Một số ngân hàng đầu tư có riêng bộ phận kinh doanh chênh lệch giá Tuy nhiên, nếu một ngân hàng đầu tư đang tư vấn cho khách hàng của mình liên quan đến việc thâu tóm một công ty, thì bắt buộc có “vạn lý trường thành” được dựng lên giữa bộ phận kinh doanh chênh lệch với các chuyên viên tư vấn làm việc trực tiếp với khách hàng Vì thế kinh doanh chênh lệch sẽ không thu được lợi nhuận từ các thông tin từ phía các chuyên viên tư vấn nhưng điều đó không dễ dàng tồn tại trên thị trường Lợi nhuận thu được từ loại thông tin nội gián này là sự vi phạm pháp luật về chứng khoán.

1.6Tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới

Giai đoạn cuối của thế kỷ 20 làn sóng thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển diễn ra mạnh mẽ Chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại thâu tóm và sáp nhập lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1.301 công ty) Những năm 1980 và 1990 đã mang đến những làn sóng mới của những hoạt động sáp nhập thân thiện và những hoạt động tiếp quản “thù địch” trong một số ngành công nghiệp, khi các tập đoàn cố gắng củng cố vị trí của họ để thích ứng với điều kiện thay đổi

Cũng vào cuối những năm 1990, Travellers Group sáp nhập với Citicorp, hình thành nên công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới Tiếp theo làn sóng tiếp quản của Nhật đối với các công ty Mỹ trong thập kỷ 1980, đến lượt các hãng của Đức chiếm vị trí nổi bật trong những năm 1990 khi Ngân hàng Deutsche Bank tiếp quản ngân hàng Bankers Trust.

Ngoài ra trong lĩnh vực ngân hàng có rất nhiều hoạt động thâu tóm và sáp nhập đã diễn ra Tháng 5/2001, Tập đoàn tài chính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố mua

Trang 32

tập đoàn Ngân hàng lớn nhất Mexico là Banacci với giá khổng lồ: 12,5 tỷ USD Đây là cuộc mua bán lớn nhất trong lịch sử tại thị trường các nước mới nổi như Mêxico Citigroup là Tập đoàn tài chính lớn của Mỹ là chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại khổng lồ Citibank Tập đoàn BBAA của Tây Ban Nha đã mua Ngân hàng Bancomer vốn là đối thủ chính của Ngân hàng Banamex tại Mêxico Mặt khác, cuộc sáp nhập này theo tính toán của Chủ tịch Tập đoàn Citigroup ông Sandy Weill thì hàng năm Tập đoàn sẽ giảm được ít nhất 200 triệu USD cho chi phí chuyển giao công nghệ và nhất là chi phí huy động vốn thấp hơn.

Năm 2002 diễn ra vụ sáp nhập giữa Ngân hàng thương mại Dresdner và Tập đoàn bảo hiểm Allanz trong nội bộ nước Đức Đây là một thương vụ mới và lớn nhất tại Đức dựa trên nguyên tắc gộp cổ phần của hai định chế tài chính Ngân hàng và phi Ngân hàng thành một liên minh tài chính hỗn hợp nhằm củng cố địa vị tài lực và đặc biệt là để tận dụng tối đa lợi thế của các bên: Tập đoàn bảo hiểm Allanz phát huy được tối đa nguồn lợi thu được từ việc mở rộng thị trường và sử dụng hệ thống bán lẻ thông qua các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, còn Ngân hàng Dresdner thì tập trung được nguồn lực khổng lồ vào việc kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư tài sản tài chính Tập đoàn mới này hoàn toàn có đủ điều kiện và thực lực để một mặt tự phòng vệ, một mặt vươn ra thị trường tài chính thế giới với tư cách là một Tập đoàn tài chính xuyên quốc gia mang quốc tịch Đức.

Một số cuộc sáp nhập Ngân hàng ở Đài Loan: Cơn lốc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á đã thực sự ảnh hưởng tới hệ thống tài chính ngân hàng Đài Loan kể từ cuối năm 1999 Trước tình hình cấp bách trên, Chính quyền Đài Bắc đã thông qua một số luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập giữa các ngân hàng và cho ra đời mô hình hoạt động của các Công ty quản lý tài sản Theo đó, hai thương vụ sáp nhập ngân hàng lớn đã được công bố đó là: vụ sáp nhập giữa Ngân hàng hợp tác Đài Loan và Ngân hàng thương mại Chinfon Bank và tiếp đến là vụ

Trang 33

sáp nhập tay ba giữa First commercial Bank, Pan Asia Bank và Dah An commercial Bank Các thương vụ sáp nhập thường diễn ra giữa một ngân hàng chịu sự quản lý của Nhà nước với các ngân hàng nhỏ yếu kém Theo một số nhà phân tích thì việc sáp nhập sẽ làm cho các ngân hàng tốt có thể trở nên xấu đi bởi vì họ buộc phải sáp nhập với các ngân hàng yếu kém khác và họ cho rằng các vụ sát nhập còn mang nặng tính chính trị nhiều hơn

Bảng 1.1: DANH MỤC CÁC NGÂN HÀNG SÁP NHẬP CỦA MỸ TỪ NĂM 1994 – 2003

Đơn vị tính: triệu US$

NH mục tiêuNH muaNH mục tiêuNăm sáp

Trang 35

Theo kết quả nghiên cứu của Công ty thống kê tài chính Thomson Financial, năm 2005 diễn ra các hoạt động sáp nhập và mua bán công ty với tổng giá trị các hợp đồng giữa các tập đoàn kinh tế lớn lên tới 2.703 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2004 Số lượng các hợp đồng ở Châu Âu tăng 49% và ở Mỹ tăng 30% Hợp đồng mua và lại sáp nhập cổ phần lớn nhất 2005 là Tập đoàn tài chính Mitshubishi Tokyo Financial tại Nhật Bản mua Ngân hàng UFJ Holdings với số tiền 59.1 tỷ USD.

Trong năm 2006 Ngân hàng Banca Intesa và Ngân hàng Sanpaolo IMI đã thống nhất kế hoạch sáp nhập để trở thành ngân hàng lớn nhất Italia, vụ sáp nhập đã thay đổi hoàn toàn môi trường kinh doanh ở Italia, đây cũng được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài Theo thỏa thuận Intesa sẽ phải mất 3.115 cổ phiếu cho mỗi cổ phiếu cũ và cổ phiếu ưu đãi của Sanpaolo, tương đương tỷ lệ hoán đổi 3,18 Người của Intesa trở thành Giám đốc điều hành, chủ tịch Hội đồng quản trị của Sapaolo sẽ trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng sau sáp nhập, còn chủ tịch Hội đồng quản trị của Intesa trở thành chủ tịch Hội đồng giám sát Các nhà phân tích cho rằng vụ sáp nhập này được coi là tương đương và rất khôn ngoan.

Tiếp theo là những thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng ở Mỹ và Châu Aâu vào năm 2008 khi cuộc khủng khoảng tín dụng nhà đất Mỹ phát triển thành cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng lan rộng ra toàn cầu mà ảnh hưởng nặng nề nhất là

Trang 36

các ngân hàng Mỹ và Châu Aâu Trong đó phải kể đến JP Morgan Chase mua Bear Stearns với giá 2$, trước đó gã khổng lồ JP Morgan Chase đã thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm và sáp nhập như mua Bank One vào năm 2004, mua Chase Manhattan Bank vào năm 2000.

Trong những tháng giữa năm 2008, Chính Phủ Mỹ đã phải ra tay trợ giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước để chống đỡ với cơn bão khủng hoảng tài chính – ngân hàng, trong đó có việc quốc hữu hóa ngân hàng Freddie Mac và Fannie Mae với giá 200 tỷ US$ để cĩ quyền kiểm sốt hai ngân hàng bất động sản lớn nhất nước Mỹ này Các nước Anh, Icceland, Đức, Pháp, Nga đều phải thực hiện các biện pháp quốc hữu hóa ngân hàng lớn lâm vào nguy cơ phá sản

Thực trạng tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, số lượng thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng diễn ra nhiều hơn Hơn nữa, mỗi thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng đều có mục đích riêng từ đó cho thấy bài học cho các NHTMCP Việt Nam muốn thực hiện thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng là phải xác định rõ mục đích của mình trong chiến lược phát triển dài hạn, chuẩn bị kế hoạch thâu tóm và sáp nhập một cách cẩn trọng và nên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đầu tư.

Kết luận chương 1

Chương 1 là tổng quan các vấn đề cơ bản về thâu tóm và sáp nhập; các phương thức thực hiện thâu tóm và sáp nhập ngân hàng, những lợi ích và hạn chế của thương vụ thâu tóm và sáp nhập ngân hàng Sơ lược về vai trò môi giới và tư vấn của ngân hàng đầu tư trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập được các nước trên thế giới sử dụng rất hữu ích Đồng thời Chương 1 cũng nêu tình hình thâu tóm và sáp nhập ngân hàng trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

2.1Tổng quan về bức tranh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Từ năm 1988 Hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển thành hệ thống ngân hàng hai cấp, phù hợp với thông lệ quốc tế Hệ thống ngân hàng hai cấp gồm hệ thống NHNN và ngân hàng trung gian NHNN là cơ quan quản lý lĩnh vực tiền tệ tín dụng ngân hàng, hoạch định các chính sách tài chính, điều hành chính sách tiền tệ, cơ chế tỷ giá hối đoái, hoạt động không mang tính chất thương mại NH trung gian gồm các NHTM CP, NHTM NN, các tổ chức tín dụng phi

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN VN năm 2004, 2005, 2006

Nhờ có cải cách hợp lý trên mà hệ thống ngân hàng trở nên linh hoạt hơn, hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, góp phần đưa nền kinh tế phát triển lên tầm cao mới.

Ngoài những ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện mới được thành lập trong những năm gần nay, hầu hết những ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ đầu thập kỷ 90 với số vốn ban đầu rất khiêm tốn, từ 5 đến 20 tỷ đồng Sau quá trình hoạt động, do đòi hỏi về mặt pháp lý của NHNN, từ yếu tố cạnh tranh trên thị trường, từ sự phát triển tất yếu của nền kinh tế các ngân hàng

Trang 38

thương mại cổ phần không ngừng nỗ lực tăng vốn điều lệ, phát triển vượt bậc về qui mô tổ chức kinh doanh.

Bảng 2.2 Tài sản và vốn điều lệ của các NHTMCP đến 31/12/2007

Đơn vị tính: tỷ đồng

1 Ngân hàng ngoại thương Việt nam 196.117 15.000

3 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 63.484 4.448,8 4 Ngân hàng kỹ thương Việt nam 37.000 2.521,3 5 Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt

34.027 2.800 11/2007

9 Ngân hàng nhà Hà nội 23.0000 2.000

11 Ngân hàng ngoài quốc doanh 20.000 2.000

12 Ngân hàng Đông Nam Á 19.195 3.000 11/2007 13 Ngân hàng Phương Nam 18.015,8 1.434,2 9/2007

15 Ngân hàng Hàng Hải Việt nam 15.207 1.500 10/2007 16 Ngân hàng phát triển nhà TP

17 Ngân hàng Phương Đông 11.754 1.111,1

Trang 39

18 Ngân hàng Đại Dương 11.655 1.000 11/2007 19 Ngân hàng Sài Gòn Hà nội 10.400 2.000 11/2007 20 Ngân hàng công thương Sài Gòn 8.00,3 1.020 04/2007

25 Ngân hàng dầu khí toàn cầu 4.500 1.000 07/2007 26 Ngân hàng tập đoàn xăng dầu 2.752 500 11/2007

28 Ngân hàng nông thôn Mỹ Xuyên 1.630,4 500 09/2007

34 Ngân hàng Thái Binh Dương 29,6 566,5 03/2007

Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Nhà nước

2.2Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Khối ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 22% tổng tài sản của khối ngân hàng nội địa (năm 2006) Khối ngân hàng thương mại cổ phần được sáng lập bởi nguồn vốn nội địa, mặc dù một vài ngân hàng nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài đáng kể Nguồn vốn nội địa của các NHTMCP có nguồn gốc từ các

Trang 40

ngân hàng thương mại Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân làm gia tăng mức độ rủi ro của các đối tác có liên quan

Mặc dù tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây, khối ngân hàng thương mại cổ phần nhìn chung đã giới hạn lại qui mô hoạt động và vốn điều lệ nhỏ từ 500 tỷ đồng đến 4.500 tỷ đồng Khối NHTMCP cũng phải gánh chịu các khoản cho vay tập trung và các chi phí hoạt động kinh doanh chủ yếu, thường liên quan đến các nhà đầu tư chiến lược và các tổ chức khác Tuy vậy, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn cũng đã thành công trong việc tập trung vào thị trường bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường này họ đã xây dựng được khả năng cạnh tranh cao Hai ngân hàng TMCP hàng đầu là NHTMCP Á Châu và NHTMCP Sài Gòn Thương Tín đã đạt được thị phần khá lớn, trong khi nhóm thứ hai bao gồm: NHTMCP kỹ thương Việt Nam, NHTMCP xuất nhập khẩu Việt nam, NHTMCP Quốc Tế, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP nhà Hà Nội và NHTMCP Sài Gòn đối mặt với nhiều thách thức để có thể đứng vào hàng các ngân hàng hàng đầu trong khối NHTMCP Cuối cùng, nhóm NHTMCP thứ ba, gồm 27 NHTMCP còn lại phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt với nguy cơ thôn tính tiềm tàng cùng với việc qui định mức vốn pháp định nghiêm ngặt được qui định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006.

2.2.1 Qui mô vốn kinh doanh

Bảng 2.3 Vốn điều lệ của một số NHTMCP tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:51

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: DANH MỤC CÁC NGÂN HÀNG SÁP NHẬP CỦA MỸ TỪ NĂM 1994 – 2003 - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 1.1.

DANH MỤC CÁC NGÂN HÀNG SÁP NHẬP CỦA MỸ TỪ NĂM 1994 – 2003 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.1: Số lượng Ngân hàng TM Việt Nam - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.1.

Số lượng Ngân hàng TM Việt Nam Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.2 Tài sản và vốn điều lệ của các NHTMCP đến 31/12/2007 - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.2.

Tài sản và vốn điều lệ của các NHTMCP đến 31/12/2007 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.3 Vốn điều lệ của một số NHTMCP tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.3.

Vốn điều lệ của một số NHTMCP tiêu biểu giai đoạn 2006 – 2007 Đơn vị tính: tỷ đồng Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.4 Vốn đầu tư nước ngoài trong các NHTMCP - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.4.

Vốn đầu tư nước ngoài trong các NHTMCP Xem tại trang 41 của tài liệu.
2.2.2 Đối tác chiến lược nước ngoài - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

2.2.2.

Đối tác chiến lược nước ngoài Xem tại trang 41 của tài liệu.
2.2.3 Hoạt động huy động vốn - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

2.2.3.

Hoạt động huy động vốn Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.5 Thị phần huy động vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007 - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.5.

Thị phần huy động vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.6 Thị phần cho vay vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007 - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.6.

Thị phần cho vay vốn của ngành ngân hàng 2002 – 2007 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.7 Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007 - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.7.

Số lượng chi nhánh của một số ngân hàng năm 2007 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.9 Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của một số NHTMCP - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.9.

Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của một số NHTMCP Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.10.

Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.11 Qui định về vốn pháp định đối với NHTM - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.11.

Qui định về vốn pháp định đối với NHTM Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.1 2: VNIndex và khối lượng giao dịch - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.1.

2: VNIndex và khối lượng giao dịch Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2.13: Giá cổ phiếu của một số NHTMCP trong những giao dịch gần đây: - Thâu tóm và sáp nhâp - Giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Vn thời kỳ hội nhập.pdf

Bảng 2.13.

Giá cổ phiếu của một số NHTMCP trong những giao dịch gần đây: Xem tại trang 61 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan