báo cáo kì thực tập tại Đài TT- TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

13 815 3
báo cáo kì thực tập  tại Đài  TT- TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đài Truyền Hình Việt Nam CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường Cao Đẳng Truyền Hình Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO THỰC TẬP Kính gửi : Ban lãnh đạo đài TT-TH Tân Sơn Ban giám hiệu trường Cao đẳng truyền hình Khoa Báo chí truyền hình Hội đồng chấm báo cáo thực tập Tên tôi là : HÀ THỊ GIẢNG Lớp : CBCLT4 Sau đây là báo cáo kì thực tập vừa qua của tôi tại Đài TT- TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. LỜI MỞ ĐẦU Đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, đội ngũ báo chí nước ta ngày càng phát triển và trưởng thành. Đến nay, cả nước đã có gần 700 cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và các địa phương. Bằng những đóng góp quan trọng và thiết thực, hoạt động báo chí đã có vai trò xứng đáng trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Khi nền kinh tế càng phát triển thì báo chí nước ta cũng không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp. Báo chí nước ta đang ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ tới quần chúng, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp Nhà nước điều chỉnh những Chủ trương, Đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn tham gia một cách dũng cảm trên mặt trận đấu tranh tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội. Với số lượng báo ngày càng tăng và chất lượng báo ngày càng tốt đã tạo niềm tin và tạo thành một nhu cầu cần thiết cho nhân dân. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nghề báo để có được những kiến thức thực tế, trường Cao đẳng truyền hình – khoa Báo chí truyền hình đã tổ chức cho sinh viên các lớp cao đẳng báo chí liên thông khóa IV thực tập tại các cơ quan báo chí trên cả nước. Đây là cơ hội cho sinh viên báo chí một lần nữa được tiếp cận với thực tế báo chí, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế đồng thời có cái nhìn đúng đắn và rõ ràng về nghề. Qua đó, mỗi người sẽ xác định rõ được con đường và hướng phát triển trong nghề sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân mình nhất. Là Sinh viên Khoa Báo chí của Trường Cao Đẳng Truyền Hình và sắp kết thúc khóa học.Từ ngày 02/02/2012 đến ngày 10/3/2012. Tôi được phân công về thực tập tại tổ nội dung của Đài TT-TH Huyện Tân Sơn. Được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Đài và các Phóng viên, Biên tập viên, Kỹ thuật viên của Đài TT-TH Huyện Tân Sơn nên tôi đã hoàn thành số tin,bài mà Trường Cao Đẳng Truyền Hình yêu cầu. Sau đây tôi xin báo cáo quá trình thực tập và kết quả thực tập như sau. I. SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP. Tân Sơn là một Huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập theo nghị định số 61/2007/ NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam do tách từ huyện Thanh Sơn. Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền. Huyện Tân Sơn có 68.858 ha diện tích tự nhiên và 75.897 nhân khẩu, trong đó 83% là đồng bào các dân tộc: • Mường • Dao • H'Mông • Thái • La Chí • Tày • Nùng • Người Kinh chỉ chiếm 17% dân số • Chủ Tịch Huyện: Thạc Sỹ Bùi Đức Nhẫn Với các món ăn cổ truyền được coi là đặc sản nơi đây : Thịt chua,Cá thính Huyện Tân Sơn có Vườn quốc gia Xuân Sơn. Đây là một trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam, với thảm thực vật phong phú, các hang động kỳ thú Đài Truyền thanh – Truyền hình Tân Sơn thuộc Huyện Tân Sơn. Là cơ quan báo chí (báo nói, báo hình) của Đảng bộ, chính quyền địa phương, diễn đàn của nhân dân là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Huyện Tân Sơn. Đài Truyền thanh – Truyền hình Tân Sơn có chức năng thông tin, tổ chức phát sóng các chương trình tuyên truyền Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình Phát thanh và Truyền hình. II. NỘI DUNG 1.Cơ cấu tổ chức. Từ ngày 02/02/2012 đến ngày 10/3/2012. Tôi được phân công về thực tập tại tổ nội dung của Đài TT-TH Huyện Tân Sơn. Được sự giúp đỡ của Lãnh đạo Đài và các Phóng viên, Biên tập viên, Kỹ thuật viên của Đài TT-TH Huyện Tân Sơn nên tôi đã hoàn thành số tin,bài mà Trường Cao Đẳng Truyền Hình yêu cầu. Sau đây tôi xin báo cáo quá trình thực tập và kết quả thực tập như sau: Ngày 03/02/2012 tôi được làm quen với cơ cấu tổ chức của đài. Hiện nay Đài TT-TH Tân Sơn gồm có 8 cán bộ viên chức. Trưởng đài: Nguyễn Văn Bình. Bộ máy làm việc của đài được chia làm 2 tổ, tổ nội dung và tổ kỹ thuật Tổ nội dung có chị Hoàng Thị Hồng Nhuận làm tổ trưởng. Nhiệm vụ của tổ nội dung là chuẩn bị Tin, bài để dựng chương trình. Tổ kỹ thuật có Anh Đặng Tiến Dũng làm tổ trưởng. Nhiệm vụ tổ kỹ thuật là bảo quản và chuẩn bị máy quay và các thiết bị cần thiết trước khi đi làm. Đài TT-TH Huyện Tân Sơn thuộc Huyện Tân Sơn mới thành lập nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế vì vậy mỗi tuần Đài TT-TH chịu trách nhiệm các chương trình như sau: Mỗi tuần một chương trình Truyền hình có thời lượng từ 15 đến 20 phút được phát vào tối thứ 4 hàng tuần và 2 chương trình phát thanh có thời lượng 30 phút trên một chương trình được phát vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. 2.lịch tham gia thực tập Ngày/tháng/năm ND công việc Địa điểm Người hướng dẫn III. BÁO CÁO QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH (ĐƯỢC THỰC HIỆN VỚI MỘT MÁY QUAY) Trong đợt thực tập vừa qua tại Đài TT- TH Huyện Tân Sơn tôi đã rút ra được những nhận xét cũng như những kinh nghiệm trong qua trình thực hiện sản xuất một tác phẩm báo chí cụ thể là tin, phóng sự như sau: 1. TIỀN KỲ 1.1 Công tác chuẩn bị: Phóng viên lấy đề tài từ hai nguồn: công văn, giấy mời do cử đi hoặc những đề tài tự nghĩ ra. Phóng viên có thể tự tìm đề tài từ cách đọc báo, nguồn thông tin trên mạng Internet hàng ngày… Phóng viên lo việc kinh phí xin xe( nếu đi công tác xa dài ngày) Quay phim lo chuẩn bị máy móc, các thiết bị như pin, băng phục vụ công tác ghi hình và tiếng. Đối với tin tức chủ yếu dựa vào các công văn, giấy mời được gửi đến địa điểm sảy ra sự kiện để quay luôn. Còn đói với phóng sự trước khi quay phóng viên và quay phim cần trao đổi trước để năm bắt nội dung tác phẩm xêm cảnh nào cần thiết, quan trọng. Theo lý thuyết trước khi quay phóng sự dù chỉ là 2,3 phút cũng cần có kịch bản chi tiết như: nội dung, hình ảnh dự kiến, lời bình dự kiến…Nhưng trên thực tế hầu hết phóng viên ở đài chỉ cần nắm bắt được nội dung PS cần thực hiện rồi liên hệ khách mời, báo với quay phim, xin xe và đi thực hiện mà không cần kịch bản chi tiết đến từng cảnh. Họ nắm được các cụm cảnh cần có của phóng sự và đến khi quay chỉ cần nhắc quay phim quay đủ những cảnh đó là không lo thiếu hình dựng. Việc thực hiện phóng sự ngắn không cần đến kịch bản cụ thể là sự chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp cũng như khả năng tư duy nhanh nhạy, quen nghề của BTV. Sinh viên thực tập lúc đầu có thể chưa quen với cách làm việc như vậy nhưng sau một vài phóng sự là có thể tự tin thực hiện được, không quá phụ thuộc vào kịch bản cụ thể, bên cạnh đó BTV cũng có thể sử dụng hình ảnh của những lần đi quay trước đó, những hình ảnh sẵn có trong kho tư liệu phù hợp với dạng phóng sự đang thực hiện. Làm cách này họ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho mỗi lần đi cơ sở. Ngoài ra phóng viên còn phải sắp xếp, thỏa thuận với quay phim và các nhóm khác đẻ điều phối, thực hiện công việc. Nếu PS cần tư liệu thì phải đi xin tư liệu ở trung tâm tư liệu của đài. 1.2 Ghi hình: Thường thì quay tại hiện trường một ekip gồm 2 người , tuy nhiên nếu là tin tức đơn gian như hội nghị, lễ khai trương thì chỉ cần một phóng viên đi ghi hình thường là phóng viên nam được vử đi. Khi đến hiện trường, phóng viên có trách nhiệm liên kết với ban tổ chức hoặc người có trách nhiệm. Quay phim tìm chỗ để đặt máy quay sao cho hợp lý và có trách nhiệm ghi hình theo sự chỉ đạo của biên tập. Đồng thời quay phim phải nắm được ý đồ của tác giả, diễn biến của sự việc, tiến trình công việc để có cách thích hợp trong xử lý hình ảnh. Khi tiến hành ghi hình tại hiện trường nếu người biên tập lên hệ tổ chức một cách hợp lý và chu đáo thì phóng viên quay phim có đủ điều kiện ghi hình tốt. 2.HẬU KỲ 2.1 Dựng hình Sau khi được phóng viên mang băng xuống phòng kỹ thuật để đổ bang vào máy dựng hay còn gọi là capture nếu biết dựng PV có thể tự dụng tại phòng máy còn không thì nhờ nhân viên kỹ thuật dựng dưới sự chỉ đạo của biên tập. Từ việc này tôi đã học hỏi được một kinh nghiệm đó là một phóng viên truyền hình thì những công đoạn trong quy trình sản xuát một tác phẩm truyền hình từ quay phim, dựng hình… thì phải đảm nhận hết như vậy vừa học hỏi thêm nhiều thứ vừa không bị phụ thuộc vào người khác. Sau khi dựng phải kiểm tra tính hợp lý của hình ảnh và đọc thử băng. 2.2 Viết lời bình Phần này PV có thể mang về nhà viết mà không cần phải lên cơ quan. Viết xong lời bình PV thử đọc ghép với hình xem có ăn khớp với nhau hay không. Nếu dài quá hoặc ngắn quá so với hình thì phải cắt bớt hoặc thêm vào. Lời bình là lời giải thích những gì PV được chứng kiến mà thông tin trên hình ảnh không thể chuyển tải được. Sau khi đã viết xong và đọc xong lời bình ta sẽ tiến hành ghép hình và tiếng sao cho ăn khớp. Khi đã hoán thành xong tác phẩm, phóng viên mang băng lên phòng chương trình để tổ trưởng duyệt rồi mang cho Trưởng đài ký duyệt sau đó băng sẽ được chuyển qua phòng trực phát sóng. Như vậy để hoàn thành một tác phẩm báo chí truyền hình phải trải qua rất nhiều khâu, công đoạn khác nhau, nó là thành quả của cả một tập thể, là sức lao động của Biên tập viên, phóng viên,quay phim,dựng phim, kỹ thuật…Khi làm tin, phóng sự ở trường thường là một nhóm từ 2-4 sinh viên cùng làm từ viết kịch bản, quay phim, dựng phim….Thời gian cung như áp lực hầu như không lớn, yêu cầu về tính chuyên nghiệp chưa cao. Nhưng một chương trình truyền hình sản xuất trong đài yêu cầu tính chuyên nghiệp hóa rất cao mỗi người đảm nhiệm một công việc của mình, chịu trách nhiệm về khâu sản xuất mà mình phụ trách. Mỗi người là một mắt xích nếu không theo được, không đảm bảo được chất lượng công việc thì sẽ lập tức bị bật ra. Vì vậy đòi hỏi phóng viên phải hết sức tinh tế, biết hài hòa, điều phối công việc cho phù hợp. IV.BÀI HỌC KINH HỌC KINH NGHIỆM. Trong quá trình cọ sát thực tế tôi đã rút ra được những bài học bổ ích trong có đó có cả sự thất bại và thành công để lại cho mình nhiều kiến thức sâu sắc về thực tế mà trong trường tôi chưa được biết đến. Mỗi lần tác nghiệp là một mối quan hệ chặt chẽ, phải biết tạo mối quan hệ để có được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương cho hiện tại và lâu dài để có sự thuận lợi khi khai thác đề tài. Nắm bắt những khó khăn mà địa phương phải giải quyết thông tin những thắc mắc của địa phương tới các cơ quan ban nghành. Vì báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng Nhà nước và của cả nhân dân. Những khó khăn và thuận lợi khi đi tác nghiệp tại cơ sở. Do là sinh viên nên khi tác nghiệp còn gặp nhiều khó nhăn khi đi viết tin, bài vì vậy đôi khi phải đi cùng các anh chị phóng viên. Song bên cạnh đó cũng có nhiều cán bộ địa phương tao điều kiện giúp đỡ. Vì vậy cũng có nhiều thành công trong đợt thực tập này. Tôi nhận thấy qua kỳ thực tâp vừa qua tôi đã trải nghiệm được một số kiến thức và một số hạn chế như sau: Về hạn chế: Do là Sinh viên nên còn thiếu kinh nghiệm, chưa chịu khó khai thác đề tài. Khi tác nghiệp còn rụt rè lúng túng Chưa chịu phát huy hết khả năng sáng tạo của mình Còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng máy móc Tuy nhiên trong quá trình tác nghiệp tôi nhận thấy mình phát huy được một số ưu điểm sau: Chăm chỉ học hỏi Tác phong khá nhanh nhẹn khi làm việc Đã biết cách viết tin, bài Biết thích nghi với cách làm việc theo nhóm Kỳ thực tập giúp tôi quan sát thực tế, học cách tác nghiệp trên cơ sở đối chiếu thực tế và kiến thức trong nhà trường. Thời gian làm việc này đã mang lại cho tôi nhiều kinh nghiệm bổ ích, những kinh nghiệm thực tế trong nghành báo chí truyền hình và có khả năng giao tiếp, tiếp cận xử lý thông tin. Sau thời thực tập tôi tự nhận thấy mình bước đầu đã biết áp dụng lý thuyết học tập tại trường vào thực hành và nắm bắt các giai đoạn trong quy trình sản xuất tác phẩm báo chí truyền hình. Một điều sâu sắc mà cá nhân tôi nhận thức được sau quá trình thực tập đó là: chỉ làm tốt chuyên môn thôi chưa đủ, bên cạnh đó còn rất nhiều yêu cầu khác như: mối quan hệ với các cô, chú, các anh chị biên tập viên, kỹ thuật viên, quay phim, và những người xung quanh mình……Làm sao để có mối quan hệ hòa đồng vui vẻ, có lợi cho việc học hỏi kiến thức đồng thời tạo mối quan hệ tốt cho công việc sau này. Bên cạnh đó tôi còn học được ở biên tập viên cách ứng xử khi đi thực hiện tác phẩm tại hiện trường. Đặc biệt tôi còn nhận được rất nhiều bài học quý báu: phải biết hy sinh, hết lòng vì công việc và để làm được điều đó trước hết phải có lòng yêu nghề. V.KẾT LUẬN Tôi tham gia khóa thực tập này tại Đài TT-TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là lần thực tập thứ 2 nên không còn những bỡ ngỡ như lần thực tập đầu tiên. Tuy vậy, trong quá trình thực tập tôi vẫn mắc phải không ít sai sót, do đó công việc nhiều lúc chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng cũng chính từ những thiếu sót này tôi đã có được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Trong thời gian thực tập tại cơ quan tôi đã có cơ hội tiếp cận với nghề báo, trực tiếp tìm hiểu quá trình sản xuất chương trình truyền hình, được tham gia vào ekip sản xuất chương trình. Qua những cơ hội thực tế này, tôi [...]... tác phẩm báo chí Tuy nhiên, tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa mới có th theo được nghiệp báo Trên đây là báo cáo tổng kết th c tập của tôi tại Đài TT – TH Tân Sơn Tôi xin chân th nh cảm ơn các th y cô giáo, các anh chị phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo phòng, lãnh đạo Đài đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn th nh tốt kì th c tập vừa qua SINH VIÊN HÀ TH GIẢNG UBND Huyện Tân Sơn Đài TT -TH Tân Sơn CỘNG...đã hiểu được th c tế nghề báo ,tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm từ đó cũng xác định được hướng đi cho bản th n sau khi ra trường Trong th i gian th c tập được sự dìu dắt nhiệt tình của cán bộ, phóng viên Đài TT -TH Tân Sơn tôi đã hiểu được trách nhiệm lớn lao của người cầm bút, tôi tự nhận th y bản th n đã biết áp dụng lý thuyết học tập tại trường vào th c tế và nắm được nghiệp vụ... VIỆT NAM Độc lập-Tự do- Hạnh phúc ************* NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN TH C TẬP Sinh viên th c tập: Hà Th Giảng Đơn vị: Trường Cao Đẳng Truyền Hình I Nhận xét của phòng ban trực tiếp hướng dẫn sinh viên 1.1 Ý th c tổ chức kỷ luật, tác phong, đạo đức nghề nghiệp 1.2 kết quả công việc đã th c hiện tại đơn vị ... …….ngày… th ng……năm… (Ký,ghi họ tên) II Nhận xét chung của lãnh đạo cơ quan ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …….Ngày…… .th ng……năm…… Trưởng Đài (Ký,ghi họ tên,đóng dấu) . tham gia khóa th c tập này tại Đài TT -TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Th . Đây là lần th c tập th 2 nên không còn những bỡ ngỡ như lần th c tập đầu tiên. Tuy vậy, trong quá trình th c tập. Khoa Báo chí truyền hình Hội đồng chấm báo cáo th c tập Tên tôi là : HÀ TH GIẢNG Lớp : CBCLT4 Sau đây là báo cáo kì th c tập vừa qua của tôi tại Đài TT- TH Tân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Th . LỜI. từ huyện Thanh Sơn. Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Th ch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Th ợng,

Ngày đăng: 21/05/2015, 00:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan