tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần

72 722 1
tóm tắt Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28-42 tuần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kích thước và cân nặng của trẻ sơ sinh lúc sinh là một trong những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến tình trạng sức khỏe của trẻ sau sinh cũng như lâu dài. Hiện tượng trẻ đẻ ra nhẹ cân so với tuổi thai thường tăng tỉ lệ bệnh lý và tử vong trong thời kỳ sơ sinh cũng như thời kỳ nhũ nhi. Ngược lại những trẻ tăng trưởng quá mức trong tử cung cũng liên quan đến tình trạng ngạt sau đẻ và chấn thương trong quá trình đẻ. Việc phân loại trẻ có nguy cơ dựa vào cân nặng khi sinh tương ứng với tuổi thai là vấn đề quan trọng được các tác giả và tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm và ưu tiên cho mọi biện pháp để giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh, tử vong của trẻ sơ sinh ở các nước. Trong đó trẻ nhẹ dưới đường cân nặng trung bình tương ứng với tuổi thai liên quan đến nhiều biến chứng, tử vong được gọi là thai chậm phát triển trong tử cung (CPTTTC). Để xác định tỉ lệ thai CPTTTC, người ta cần phải dựa vào biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ theo tuổi thai. Những nước phát triển đã có biểu đồ bách phân vị về cân nặng tương ứng với tuổi thai. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có biểu đồ này, do đó không xác định được tỉ lệ trẻ CPTTTC trong cộng đồng để có kế hoạch phòng bệnh và xử trí hữu hiệu. Mong muốn của nghiên cứu này nhằm xây dựng được biểu đồ bách phân vị về một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh ở Việt Nam tương ứng với tuổi thai để làm công cụ phân loại trẻ bình thường, trẻ CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân. Mục tiêu nghiên cứu: 2 1. Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai theo các đường bách phân vị tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. 2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ: xác định giới hạn bất thường của các số đo nhân trắc nói trên. Đóng góp mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được biểu đồ bách phân vị về chiều dài, vòng đầu, chỉ số cân nặng - chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần. Là nghiên cứu đầu tiên xác định được mức cân nặng và chỉ số cân nặng-chiều dài bình thường và bất thường của trẻ sơ sinh Việt Nam từ 28-42 tuần có giá trị xác định trẻ sơ sinh CPTTTC và trẻ sơ sinh quá cân so với tuổi thai. Bố cục của luận án: Luận án có 138 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang); Chương 1. Tổng quan (36 trang); Chương 2. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu (15 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu (50 trang); Chương 4. Bàn luận (32 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 trang). Tài liệu tham khảo: có 118 tài liệu, gồm 21 tài liệu tiếng Việt, 97 tài liệu tiếng Anh. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Sự phát triển về hình thể, kích thước của thai trong tử cung. 1.1.1. Giai đoạn phát triển phôi 1.1.2. Giai đoạn phát triển thai 3 1.1.3. Các phương pháp đánh giá sự phát triển về kích thước, hình thể thai trong tử cung 1.1.3.2. Đánh giá sự tăng trưởng của thai trên siêu âm 1.1.3.3. Đánh giá sự tăng trưởng của thai dựa vào biểu đồ bách phân vị các số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh sau sinh. 1.2. Biểu đồ tăng trưởng của một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai Theo WHO (1995), các tiêu chí để xây dựng một biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai là cách tính tuổi thai, quần thể nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp xây dựng biểu đồ 1.2.1. Cách tính tuổi thai 1.2.2. Quần thể nghiên cứu 1.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 1.2.4. Thiết kế nghiên cứu trong xây dựng biểu đồ chuẩn. 1.2.5. Phân loại biểu đồ tăng trưởng của các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh. 1.3. Các nghiên cứu về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai 4 Năm 1963, Lubchenco và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai tại Mỹ, vì các chỉ số phát triển của thai khác nhau rất nhiều tuỳ theo chủng tộc, điều kiện địa lý và luôn thay đổi theo điều kiện dinh dưỡng đi đôi với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí do đó liên tục từ năm 1963 đến nay, nhiều tác giả đã xây dựng biểu đồ cân nặng thai của các quốc gia khác nhau, trong đó có 1 dự án quốc tế với sự tham gia của 8 nước để xây dựng biểu đồ tăng trưởng thai và trẻ sơ sinh cũng đang được tiến hành. Tại Việt Nam, các tác giả chủ yếu nghiên cứu trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng. Năm 2001, tác giả Đỗ Thị Đức Mai đã nghiên cứu các chỉ số nhân trắc của 3847 trẻ sơ sinh từ 28-43 tuần được sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Tác giả đã đo các chỉ số cân nặng, vòng đầu, chiều dài, vòng ngực, vòng cánh tay của trẻ. Tuổi thai chỉ dựa vào KCC, số trẻ ở nhóm non tháng ít. Số liệu mới chỉ dừng lại ở tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các số đo nhân trắc. Tác giả cũng đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo độ lệch chuẩn ( ±1SD; ( ±2SD) ở từng lớp tuổi thai. Năm 2005, tác giả Phan Trường Duyệt và cộng sự lần đầu tiên đã xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai theo đường bách phân vị tương ứng với tuổi thai từ 12-44 tuần. Tuy nhiên tác giả chưa xây dựng được biểu đồ tăng trưởng chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh Việt Nam. Ngoài ra nguồn số liệu để xây dựng biểu đồ là tập hợp từ nhiều đề tài nghiên cứu liên quan khác để phân tích nên chưa thống nhất về đối tượng và thời điểm nghiên cứu 5 1.4. Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng chiều dài của thai: Sự hài hoà giữa chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình trạng sức khoẻ cuả trẻ sơ sinh. Sau khi xây dựng biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai tại Mỹ năm 1963, năm 1966 tác giả Lubchenco lại xây dựng biểu đồ chiều dài trẻ sơ sinh theo tuổi thai. Ông đã đo chiều dài của 4716 trẻ sơ sinh từ 24-43 tuần được sinh tại bệnh viện Colorado (Mỹ). Chiều dài của trẻ được đo trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ. Trẻ được đo ở tư thế nằm ngửa, một chân duỗi thẳng và được đo chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân. Theo ông, chỉ số cân nặng-chiều dài được tính theo công thức của Rohrer (PI: cân nặng (g)x100/(chiều dài)3(cm). Chỉ số này là một trong số các tỉ lệ khác nhau giữa cân nặng và chiều dài mà nó tuân theo quy luật hình học 3 chiều. Nói chung, chỉ số này biểu thị mối liên quan về cân nặng và chiều dài tương ứng với tuổi thai của một thai bình thường. Nếu chỉ số này cao chứng tỏ trẻ nặng so với chiều dài và nếu chỉ số này thấp chứng tỏ trẻ nhẹ hơn so với chiều dài của nó. 1.5. Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu của trẻ sơ sinh. 6 Các số đo về cân nặng , chiều dài, vòng đầu của một trẻ sơ sinh lúc đẻ so với vị trí trên biểu đồ tăng trưởng thai không chỉ đơn thuần chỉ ra là trẻ đó nặng hay nhẹ so với tuổi thai mà còn cho phép chúng ta đánh giá môi trường trong tử cung mà thai đó đã phát triển. Một trẻ nhẹ cân hơn so với tuổi thai với một chiều dài và vòng đầu tương đối bình thường có thể do kém dinh dưỡng trong tử cung do rối loạn chức năng bánh rau. Một trẻ nhẹ hơn so với tuổi thai với chiều dài và vòng đầu nhỏ tương ứng thì có thể là bình thường (do thể tạng hoặc do yếu tố gia đình) hoặc những vấn đề liên quan đến thai nghén 3 tháng đầu (VD: nhiễm khuẩn trong tử cung, bất thường về nhiễm sắc thể). - Đối với các trường hợp sơ sinh non tháng, biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai có thể được ứng dụng tương tự biểu đồ tăng trưởng sơ sinh, nó có thể giúp so sánh mức độ tăng cân thực của trẻ với sự tăng cân lý tưởng của trẻ cùng độ tuần tuổi thai. Nhất là sự tăng kích thước vòng đầu của trẻ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí thông minh của trẻ. Nếu kích thước vòng đầu của thai tăng theo mức bình thường thì sự phát triển trí tuệ của trẻ có thể sẽ không bị ảnh hưởng thậm chí khi cân nặng của thai tăng dưới đường cong chuẩn. 1.6. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ phát triển bất thường trong tử cung 1.6.1. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ chậm phát triển trong tử cung. 1.6.1.1. Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung Định nghĩa trẻ CPTTTC 7 Các yếu tố liên quan đến trẻ CPTTTC Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh CPTTTC 1.6.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai. Hầu hết các tác giả đều nhất trí với định nghĩa trẻ nhẹ cân so với tuổi thai là trẻ có trọng lượng dưới đường bách phân vị thứ 10 tương ứng với tuổi thai. Tỉ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường so với tuổi thai. Ví dụ ở trẻ sơ sinh 38 tuần, tỉ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân là 1% trong khi trẻ có cân nặng bình thường tỉ lệ này là 0,2%. Tuy nhiên, có nhiều trẻ có cân nặng lúc đẻ ở dưới đường bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai nhưng lại không phải là trẻ CPTTTC có bệnh lý mà đơn giản những trẻ đó nhẹ cân là do yếu tố thể tạng (ví dụ con của những bà mẹ thấp bé thì thường nhẹ cân). Do đó để xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung có bệnh lý (pathological growth retardation), một số tác giả đã nghiên cứu để tìm ra cân nặng của trẻ tương ứng với đường bách phân vị nào thì có liên quan thực sự đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh lý của trẻ trong thời kỳ sơ sinh. 1.6.2.1. Ý nghĩa của giá trị cân nặng thai trung bình- độ lệch chuẩn trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung 1.6.2.2. Ý nghĩa của các giá trị tương quan giữa các chỉ số nhân trắc trên biểu đồ tăng trưởng trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung 8 1.6.3. Ứng dụng của biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân (SSQC) so với tuổi thai. 1.6.3.1. Định nghĩa SSQC - Một số yếu tố liên quan đến SSQC: - Những khó khăn và biến chứng trong chuyển dạ của SSQC 1.6.3.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán thai to so với tuổi thai. Hầu hết các tác giả trên thế giới xác định thai to là trẻ có trọng lượng lúc sinh trên đường bách phân vị 90 so với tuổi thai. Ví dụ dựa vào bảng phân bố đường bách phân vị của trọng lượng trẻ khi sinh theo tuổi thai của Lubchenco (1963), trẻ 39 tuần có trọng lượng trên 3700g được gọi là trẻ to hay trẻ SSQC, trong khi ở tuần tuổi 40, số đo cân nặng này phải trên 3800g mới được gọi là SSQC so với tuổi thai. Một cách định nghĩa khác về trẻ SSQC khi đủ tháng là trẻ có trọng lượng thô khi sinh trên mức bình thường. Ở Việt Nam gọi là SSQC khi thai có trọng lượng >3500g đối với con so và >4000g đối với con rạ , ở các nước phát triển SSQC là thai có trọng lượng >4000g hoặc >4500g. Vấn đề đặt ra là thai có cân nặng “trên mức bình thường” có được gọi là “bất thường” không? Ngưỡng cân nặng nào được cho là giới hạn bình thường của thai mà trên mức đó thì là bất thường? Liệu ngưỡng cân nặng gọi là bất thường chỉ đơn thuần về mặt toán học hay cân nặng thai ở trên ngưỡng đó có thể gây ra những bệnh lý trong quá trình thai nghén và chuyển dạ? Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 2.1. Đối tượng nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1: 2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: Về phía mẹ: - Thai phụ khỏe mạnh, là người Việt Nam có chồng là người Việt Nam vào khám thai và đẻ tại các bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và Phụ Sản Hải Phòng, có một thai sống, có tuổi từ 18-40, tuổi thai của thai phụ từ 28 đến hết 42 tuần Về phía trẻ sơ sinh: Là con của các bà mẹ nói trên. 2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: * Đối với mẹ: Không nhớ KCC và không có siêu âm trong ba tháng đầu. Mẹ có bệnh mạn tính nội khoa hoặc phụ khoa làm ảnh hưởng đến phát triển thai. * Đối với thai nhi: thai bệnh lý có liên quan đến sự phát triển của con 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2: Nội dung mục tiêu 2 nhằm xác định điểm cắt về số đo tương ứng với đường bách phân vị nào có giá trị để tiên lượng thai dưới mức trung bình và trên mức trung bình (WHO gọi là thai CPTTTC và thai to) có liên quan đến biến chứng khi sinh và sau sinh. Do vậy đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 phần: thai có cân nặng dưới mức trung bình có liên quan đến biến chứng (CPTTTC) và thai có mức cân nặng trên mức trung bình liên quan đến biến chứng (thai to). 2.1.2.1.Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 phần 1: 10 - Tiêu chuẩn chọn lọc: Các trẻ sơ sinh có cân nặng dưới mức trung bình bao gồm 2 nhóm: Nhóm trẻ sơ sinh có liên quan biến chứng sau đẻ như ngạt, hạ đường huyết, hạ canci huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh, đa hồng cầu, tử vong (những trẻ này được Lubchenco liệt vào nhóm thai CPTTTC). Nhóm thứ hai là thai nhẹ cân dưới mức trung bình nhưng bình thường với số lượng gấp đôi nhóm 1. 2.1.2.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 phần 2: - Tiêu chuẩn chọn lọc: Các trẻ sơ sinh có cân nặng trên mức trung bình liên quan biến chứng trong và sau đẻ và các trẻ sơ sinh có cân nặng trên mức trung bình mà bình thường để đảm bảo phép tính độ nhạy và độ đặc hiệu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương và bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ 11/2009 - 3/ 2013. 2.3. Phương pháp nghiên cứu và quá trình thu thập số liệu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 1: nghiên cứu mô tả tìm giá trị trung bình được tiến hành theo cách tiến cứu. - Thiết kế nghiên cứu cho mục tiêu 2: đánh giá giá trị của 1 phương pháp (biểu đồ bách phân vị) ứng dụng lâm sàng. 2.3.2. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu cho mục tiêu 1: n = x L [ n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có; Z2(1-α/2): biểu thị độ ti [...]... 3977 Từ bảng giá trị trên đây vẽ được các biểu đồ sau đây để áp dụng lâm sàng 21 Biểu đồ 3.1 Biểu đồ bách phân vị về cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai từ 28 - 42 tuần Biểu đồ 3.2 Biểu đồ bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh trai theo tuổi thai từ 28-42 tuần Biểu đồ 3.3 Biểu đồ bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh gái theo tuổi thai từ 28-42 tuần 3.1.2 Chiều dài và vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng. .. Giới của trẻ 43,4 Con trai 1874 54,8 16 Con gái 1546 45,2 3.1 Mục tiêu 1: Các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuổi thai và biểu đồ bách phân vị 3.1.1 Cân nặng trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai Qua nghiên cứu nhận thấy cân nặng trẻ sơ sinh trai lớn hơn trẻ sơ sinh gái Tính chung và tính riêng cho từng giới, cân nặng của trẻ sơ sinh từ 28 đến 34 tuần tăng dần theo hàm số tuyến tính, từ tuần thứ... nghiên cứu - Thước đo vòng đầu, thước đo chiều dài, cân 2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá có liên quan đến nghiên cứu: Tuổi thai: tính theo tuần từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến ngày đẻ Tuổi thai được tính theo kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén kết hợp với tuổi thai tính theo ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng và/hoặc đặc điểm của trẻ sơ sinh sau sinh 13 Cân nặng: cân nặng trẻ. .. 32.8 36.8 Từ bảng trên, vẽ được biểu đồ sau: 30 Biểu đồ 3.4, 3.5 Bách phân vị chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh 28 - 42 tuần: A Cả 2 giới; B Trẻ trai Biểu đồ 3.6 Biểu đồ bách phân vị chiều dài và vòng đầu trẻ sơ sinh gái theo tuổi thai từ 28-42 tuần 3.1.3 Chỉ số cân nặng -chiều dài của trẻ sơ sinh Chỉ số cân nặng - chiều dài (PI: Ponderal index) được tính theo công thức PI = cân nặng (g)x100 /chiều dài... Đối với mẹ: tên, tuổi, địa chỉ, chiều cao, cân nặng, số lần có thai các bệnh nội khoa sản khoa liên quan đến sự phát triển của con trong tử cung, các yếu tố liên quan đến quá trình chuyển dạ, phương pháp đẻ * Đối với trẻ sơ sinh: Tuổi thai, hình thái của thai: không mắc các dị tật bẩm sinh, Cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ. Chỉ số cân nặngchiều dài (Ponderal index: PI) = cân nặng (gr) x100/ chiều. .. phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuôi thai 4.3.1 Bàn luận về biểu đồ bách phân vị trọng lượng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai So sánh với các tác giả nước ngoài, trọng lượng của trẻ sơ sinh ở các đường bách phân vị trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn so với nghiên cứu của tác giả Alex làm tại Mỹ năm 1996 Chênh lệch cao nhất ở lớp tuổi thai 33-34 tuần, lên tới hơn 500g Tuy nhiên... Ngưỡng cân nặng được chọn để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC là 1650g, tương ứng với điểm đường cong ROC đổi chiều 34 So với bảng 3.2 ở lớp tuổi thai 33 tuần, cân nặng ≤ 1650g tương ứng với đường bách phân vị 10 Vậy đường bách phân vị 10 là ngưỡng cân nặng để chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC 3.2.2 Kiểm định sự liên quan giữa chỉ số cân nặng -chiều dài với trẻ CPTTTC Trong nhóm 124 trẻ có tuổi thai. .. Giải các hàm số được chọn sau khi đã thay thế x bằng số tuổi thai, ta sẽ được giá trị cân năng trung bình Y tương ứng với tuổi thai Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có bảng và vẽ được biểu đồ sau: Bảng 3.2 Các giá trị bách phân vị cân nặng của trẻ sơ sinh 28-42 tuần Tuổi thai Số NC SD Phân bố trọng lượng trẻ sơ sinh theo 17 đường bách phân vị 3% 5% 10% 50% 90% 95%... Từ bảng trên vẽ được biểu đồ sau 32 Biểu đồ 3.7 Biểu đồ bách phân vị về chỉ số cân nặng -chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai từ 28-42 tuần MỤC TIÊU II 3.2 Đánh giá giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị Nội dung kiểm định giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị là: - Liệu biểu đồ bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai có thể được sử dụng để xác định thai. .. vòng đầu trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai Tương tự như cách tính cân nặng, các hàm số được chọn để tính các đường bách phân vị về chiều dài và vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 28-42 tuần là: Chỉ số Nhóm trẻ Chiều dài Cả 2 giới Phương trình r y = - 0.019.x2 + 2.218.x – 11.690 0,94 Trẻ trai 0,0001 y = -0,023.x2 +2,656.x – 18,860,94 Trẻ gáiy = - 0,021.x2 + 2,507.x – 16,353 Vòng đầu p Cả 2 giới 0,93 0,0001 . chứng tỏ trẻ nặng so với chiều dài và nếu chỉ số này thấp chứng tỏ trẻ nhẹ hơn so với chiều dài của nó. 1.5. Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu của trẻ sơ sinh. 6 Các. tượng và thời điểm nghiên cứu 5 1.4. Chiều dài trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng chiều dài của thai: Sự hài hoà giữa chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan. mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xây dựng được biểu đồ bách phân vị về chiều dài, vòng đầu, chỉ số cân nặng - chiều dài của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần. Là

Ngày đăng: 20/05/2015, 16:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.6.1.3. Meaning of mean and standard deviation values of newborns’ birthweight in diagnosing fetal intrauterine growth retardation

  • 1.6.1.4. Meaning of correlative values between anthropometric indicesin growth chart to diagnose fetal intrauterine growth retardation

    • In Vietnam, we identify a nulliparous newborn large for GA if he/she is over 3500gr and a multiparous newborn large for GA if he/she is over 4000g. In developed countries, a newborn large for GA if he/she is nulliparous and over 4000gr or mutiparous and over 4500gr.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan