Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sản xuất thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn

46 327 0
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sản xuất thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Tổng quan lý thuyết 1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược thích hợp. Công việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần xét đến hiệu quả kinh tế của một hiện tượng. “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [3, tr.408], nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.2. Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào con người cũng cần phải kết hợp yếu tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công cụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra những các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả. Thang Long University Library 2 Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh quả đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ doanh nghiệp mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như đánh giá được từng bộ phận của doanh nghiệp. Những yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.3. Những nhân tố bên ngoài 1.1.3.1. Môi trường pháp lý "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" [3,tr.422]. Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó. Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội. Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định. Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng 3 thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại, nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường kinh tế “Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp” [3, tr.424]. Môi trường kinh tế là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Môi trường thông tin Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực,. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá. Môi trường quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp tiến hành nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những nhân tố bên trong 1.1.3.2. Ngoài các nhân tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong Thang Long University Library 4 doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, kế hoạch, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, đành giá và điều chỉnh các quá trình trên, các biện pháp cạnh tranh, các nghĩa vụ với nhà nước. Vậy sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành của bộ máy quản trị. Doanh nghiệp là một tổng thể, hoạt động như một xã hội thu nhỏ trong đó có đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá và cũng có cơ cấu tổ chức nhất định. Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các phòng ban, các chức vụ trong doanh nghiệp, sự sắp xếp này nếu hợp lý, khoa học, các thế mạnh của từng bộ phận và của từng cá nhân được phát huy tối đa thì hiệu quả công việc là lớn nhất, khi đó không khí làm việc hiệu quả bao trùm cả doanh nghiệp. Không phải bất lỳ một doanh nghiệp nào cũng có cơ cấu tổ chức hợp lý và phát huy hiệu quả ngay, việc này cần đến một bộ máy quản trị có trình độ và khả năng kinh doanh, thành công trong cơ cấu tổ chức là thành công bước đầu trong kế hoạch kinh doanh. Ngược lại nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bất hợp lý, có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng, các bộ phận hoạt động kém hiệu quả, không khí làm việc căng thẳng cạnh tranh không lành mạnh, tinh thần trách nhiệm và ý thức xây dựng tổ chức bị hạn chế thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không cao. Nhân tố lao động và vốn Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác như vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nên tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay hàm lượng khoa học kỹ thuật kết tinh trong sản phẩm ngày càng lớn đòi hỏi người lao động 5 phải có một trình độ nhất định để đáp ứng được các yêu cầu đó, điều này phần nào cũng nói lên tầm quan trọng của nhân tố lao động. Bên cạnh nhân tố lao động của doanh nghiệp thì vốn cũng là một đầu vào có vai trò quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác. Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vật tư, nguyên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên liệu Đây cũng là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những yếu tố nền tảng cơ sở thì nguyên liệu đóng vai trò quyết định, có nó thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới được tiến hành. Thang Long University Library 6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 1.2.1. Công thức tính: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Doanh thu Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return On Sales) thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, thể hiện lợi nhuận do doanh thu đem lại. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tỷ suất mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ suất mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 1.2.2. Công thức tính Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân tổng giá trị tài sản Ý nghĩa Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA – Return On Assets) phản ánh cứ 100 đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Hệ số này dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1.2.3. Công thức tính Tỷ số lợi nhuận trên VCSH = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân vốn chủ sở hữu Ý nghĩa Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là 7 công ty làm ăn thua lỗ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng lớn. Mô hình Dupont 1.2.4. Khái niệm Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Công thức tính Mô hình Dupont cho thấy mối quan hệ hỗ trợ và tương tác giữa các tỷ số tài chính, trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển của tài sản có mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Ta có: ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tổng tài sản  Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Bên cạnh đó, theo phương pháp Dupont ta có thể phân tích ROE chi tiết hơn nữa qua công thức: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính  Trong đó: Đòn bẩy tài chính: Là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính được phản ánh qua cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và qua đó cũng thể hiện mức độ rủi ro tài chính. Ta có thể phân tích đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng công thức sau: Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Vậy, ta có thể có dạng thức cơ bản của mô hình Dupont như sau:          Ý nghĩa Mô hình Dupont cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ. Cùng với đó, mô hình Thang Long University Library 8 Dupont cũng giúp đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng tỷ suất sinh lời. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích chúng ta sẽ tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm. Sau đó sẽ phân tích xem sự tăng trưởng hay sụt giảm của chỉ số này bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra những nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Giả sử chỉ tiêu phân tích Q có quan hệ với các nhân tố a,b,c thể hiện qua công thức: Q = a*b*c. Trong đó: a là nhân tố số lượng chủ yếu, b là nhân tố số lượng thứ yếu, c là nhân tố chất lượng Số kỳ gốc được xác định: Q 0 = a 0 *b 0 *c 0 Số thực tế được xác định: Q 1 = a 1 *b 1 *c 1 Đối tượng phân tích Q được xác định Q = Q 1 – Q 0 = a 1 *b 1 *c 1 – a 0 *b 0 *c 0 Ảnh hưởng của các nhân tố được xác định theo công thức:  = a 1 * b 0 *c 0 - a 0 *b 0 *c 0  = a 1 *b 1 *c 0 – a 1 *b 0 *c 0  = a 1 *b 1 *c 1 – a 1 *b 1 *c 0 Tổng hợp lại, ta có: Q =  +  +  Sức sinh lời của vốn lưu động 1.2.5. Khái niệm Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công thức tính Sức sinh lời của vốn lưu động (%) = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân Ý nghĩa Sức sinh lời của vốn lưu động cho biết 100 đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mức lợi nhuận về vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, thể hiện khả năng 9 và phản ánh sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc hợp lý hóa hoạt dộng kinh doanh của mình và đảm bảo tiết kiệm chi phí. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1.2.6. Công thức tính Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn Ý nghĩa Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn hay tỷ số khả năng thanh toán khiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn hoặc là do hàng tồn kho còn ứ đọng Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Hệ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả. Hệ số này cho phép hình dung ra khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt của công ty có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1.2.7. Công thức tính Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn Ý nghĩa Hệ số khả năng thanh toán nhanh còn được gọi là tỷ số thanh toán nhanh. Hệ số này được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, cho biết khả năng có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán. Vì hàng tồn kho không phải nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán, nên hệ số này phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao. Thang Long University Library 10 Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khả quan và tình hình tài chính của công ty là tốt, sức mạnh tài chính của công ty dồi dào, công ty có khả năng độc lập về mặt tài chính. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì nó sẽ phản ánh tình hình vốn bằng tiền quá nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nếu một công ty có hệ số này nhỏ hơn 1, công ty sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và cần phải rất cẩn trọng khi đầu tư vào những công ty như vậy. Vòng quay hàng tồn kho 1.2.8. Công thức tính Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho trung bình Ý nghĩa Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp ít rủi ro hơn nếu các khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy, có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. [...]... phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn để làm rõ hơn vấn đề 13 Thang Long University Library CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUÁT THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN 2.1 Giới thiệu về công ty CP sản xuất Thƣơng mại và Xây dựng Ngọc Hoàn 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn thành lập năm 2012, công ty. .. đề về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây Dựng Ngọc Hoàn, tác giả sẽ tiếp tục đưa ra những phân tích ở những phần tiếp theo 18 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.3.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu sinh lời Phân tích khả năng sinh lời sẽ giúp doanh nghiệp hoặc người phân tích đánh giá một cách tốt nhất thành quả hoạt động của công ty Nhóm chỉ... ty CP sản xuất Thƣơng mại và Xây dựng Ngọc Hoàn Bằng những tính toán của mình dựa trên các số liệu ở BCKQKD đã có, tác giả đã có tổng hợp về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn giai đoạn 2011 – 2013 như sau: Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn giai đoạn 2011 – 2013... phép doanh nghiệp hoặc người phân tích đánh giá được mức hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sau đây, tác giả sẽ phân tích lần lượt từng chỉ tiêu để có thể nhận thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây Dựng Ngọc Hoàn 2.3.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Từ những tính toán của tác giả dựa trên số liệu BCKQKD của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây Dựng. .. chung, công ty cổ phần sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn đã có một quy trình hoạt động kinh doanh tương đối ổn định và hợp lý, thể hiện đầy đủ và phù hợp với các công việc, chức năng mà cơ cấu phòng ban đề ra Điều này thể hiện sự quản lý tốt trong khâu tổ chức kinh doanh cũng như điều phối nhân sự của công ty 16 2.2 Tổng quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thƣơng mại. .. doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn ngân hàng cho vay 12 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Dựa vào những cơ sở lý thuyết đã nêu trên, cùng với việc phân tích đánh giá những chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Trong bài nghiên cứu của mình Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn , tác giả sẽ sử dụng những nhóm chỉ tiêu và. .. góp phần nâng cao hiệu quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty Ngọc Hoàn ở chương 3 của đề tài nghiên cứu này 9 Xem trang 27-29 Xem trang 31 11 Xem trang 18 12 Xem trang 29-31 10 35 Thang Long University Library CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN Trong chương này, dựa trên những kết quả phân tích tài chính đã... trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Qua việc phân tích cấu trúc tài chính của công ty, có thể nhận thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty đang phụ thuộc rất lớn vào các khoản nợ phải trả Bên cạnh đó, qua những phân tích bên trên, có thể thấy rằng công ty Ngọc Hoàn đã sử dụng nguồn vốn vay này chưa thực sự hiệu quả Công ty đã sử dụng phần lớn vốn vay để đầu tư vào sản phẩm và dịch vụ tích trữ,... đầu tư hay liên kết kinh doanh của công ty sẽ thấp Vậy nên, công ty cần lưu tâm đến tỷ số này hơn để có thể đạt được mức lợi nhuận trên vốn đầu tư vào một cách tốt nhất Qua nhưng phân tích sơ lược ban đầu của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), chúng ta đã thấy được phần nào hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn Trong phần tiếp theo, tác... tài sản của công ty còn gặp rất nhiều hạn chế Qua việc nghiên cứu, khái quát và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn, tác giả đã rút ra được những ưu điểm cũng như những mặt nhược điểm còn tồn tại của công ty trong giai đoạn năm 2011 – 2013 Đây chính là nền tảng cơ sở giúp tác giả có thể đưa ra được những giải pháp góp phần . phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong bài nghiên cứu của mình Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn , tác. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn giai đoạn 2011 – 2013 như sau: Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP sản. doanh của công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn để làm rõ hơn vấn đề. Thang Long University Library 14 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Ngày đăng: 20/05/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan