Một số kinh nghiệm quản lý công tác kiểm tra nội bộ trong trường học

27 689 0
Một số kinh nghiệm quản lý công tác kiểm tra nội bộ trong trường học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = A. PHẦN MỞ ĐẦU I /- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Như ta đã biết xã hội càng phát triển, lao động ngày càng phức tạp thì “ Yếu tố con người” Càng được đề cao trong quá trình quản lý. Bất kỳ ở đâu mà “ Yếu tố con người “ không được coi trọng thì ở đó không có và không thể có tập thể lao động tốt và hiệu quả năng suất lao động không cao. Với nhà trường , môĩ thành viên của tập thể sư phạm càng không phải là cái “ robot” hành động máy móc theo sự điều khiển của người hiệu truởng mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm lý, ý thức cao của họ . Vì thế, hiểu được tâm lý dưới quyền, hiểu được những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong tập thể sư phạm sẽ giúp người hiệu truởng biết cách đối nhân xử thế với từng giáo viên và tập thể sư phạm biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên, biết cách lựa chọn và sử dụng giáo viên, biết cách tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi người cảm thấy hạnh phúc khi đuợc làm việc, được cống hiến tất cả sức lực và trí tuệ của mình . Để thành công trong công tác quản lý, hoàn thành được nhiệm vụ Đảng và nhà nước phân công, nâng cao vai trò của người hiệu trưởng và được tập thể tín nhiệm vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh, để đạt được mục tiêu này chúng ta cần tạo ra. - Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên trong hội đồng sư phạm, mọi người được tụ do tư tưởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ phải có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên của tập thể và giúp đỡ nhau trong quá trình lao động sáng tạo - Có sự trao đổi ý kiến thảo luận về các vấn đề khác nhau đặc biệt là những vấn đề nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tập thể vững mạnh. Mục đích hoạt động của tập thể được mọi người hiểu rõ và nhất trí. - Trong quá trình công tác, người lãnh đạo phải làm rõ cho mọi thành viên xác định rõ ràng, đúng đắn trách nhiệm của mình đối với tập thể và mọi người ra sức làm tròn trách nhiệm đó, nhiệm vụ đó. - Khi thực hiện phê và tự phê bình phải mang tính chất xây dựng, không có tính chất đả kích xét moi nhau dù là công khai hay ngấm ngầm, không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên tốt bất mãn xin chuyển công tác, mọi thành viên đều có ý thức nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả công tác, không phân biệt thành viên lâu năm, thành viên mới đến họ có thể mau chóng hòa nhập được vào tập thể và cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó. Trong quá trình lãnh đạo người thủ trưởng phải được suy tôn là thủ lĩnh của tập thể để làm được điều này, người hiệu trưởng phải xây dựng được bầu không khí tâm lý sư phạm với những yếu tố vừa nêu trên. ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = Do vậy người hiệu trưởng cần phải nắm tâm lý học quản lý trường học, nó sẽ giúp cho người hiệu trưởng nắm được hệ thống lý luận, những qui luật tâm lý chung nhất để “ Xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm” đây cũng chính là lý do chọn đề tài . II – MỤC ĐÍCH : Nâng cao hiệu quả lao động của người hiệu trưởng cũng như nâng cao hiệu quả lao động của cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Phát huy tiềm năng tối ưu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong quá trình lao động của họ . - Phát triển toàn diện nhân cách con người, phát triển quan hệ người, người tốt đẹp trong tập thể lãnh đạo nhà trường cũng như tập thể sư phạm. III – ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đội ngũ sư phạm nhà trường trong phạm vi nhà trường quản lý theo quyết định thành IV : KHẢO SÁT THỰC TẾ - Các số liệu sau đây là kết quả điều tra trên 38CBGV – CNV trường THCS Tích Thiện . Số phần trăm trong ngoặc ứng với mọi khuyết điểm là tỷ lệ % ý kiến giáo viên cho rằng họ “ Rất bất bình” với khuyết điểm của hiệu trưởng 1. Các khuyết điểm thuộc về năng lực quản lý : - Hiệu trưởng chưa xây dựng được qui chế làm việc rõ ràng, cụ thể, khoa học cho các quan hệ phối hợp ngang ( giữa các cá nhân, bộ phận cùng cấp ) và các quan hệ dọc ( Giữa lãnh đạo với các bộ phận, cá nhân dưới quyền ). Do đó quan hệ làm việc trục trặc, chồng chéo, cản trở nhau, khó làm việc (23,2%) - Không biết cách khuyến khích, động viên, cổ vũ những người tích cực, trừng phạt những người tiêu cực, để xảy ra hiện tượng “cá mè một lứa” trong tập thể sư phạm (28,6%) - Tổ chức các hoạt động của nhà trường kém khoa học, làm mất nhiều thời gian của CB, GV vào các cuộc họp hoặc các hoạt động phô trương hình thức, kém thiết thực, kém hiệu quả ( 30,4% ). - Nhịp độ lao động thiếu sự ổn định theo kế hoạch đặt ra từ trước, công việc thường hay xáo trộn hoặc dồn dập vào một số thời điểm nhất định (26,8%) ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = - Làm việc thụ động, rập khuôn, cứng nhắc máy móc. Thiếu khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt, khoa học để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiển (32,1%) - Bố trí công việc ( Giảng dạy, chủ nhiệm và các công tác khác) không phù hợp với khả năng và không chú ý đến nguyện vọng của GV, đặc biệt là bố trí cán bộ quản lý các tổ chuyên môn, các tổ chức trong trường không phù hợp với phẩm chất và năng lực của họ (37,5%) - Năng lực chuyên môn yếu, khả năng phân tích sư phạm và đánh giá giờ dạy của GV chưa xác đáng, chưa thỏa mản sự mong đợi của GV(39,3%) - Nhận xét đánh giá không đúng về giáo viên ( về năng lực chuyên môn, về phảm chất đạo đức, về từng công việc cụ thể… ) do thiếu sâu sát hoặc kỹ năng hiểu con người yếu (84,4%) 2. Các khuyết điểm về phẩm chất đạo đức và phong cách quản lý : - Phong cách lãnh đạo quan liêu, độc đoán, thiếu dân chủ (94,6%) - Phong cách lãnh đạo tự do thả nổi, xuê xoa, thiếu sự kiểm tra đánh giá ( 87,5%) - Đối xử thiếu công bằng trong việc đánh giá, phê bình, khen thưởng, đãi ngộ, quan hệ cá nhân, bố trí công việc ( 82,1%) - Thiếu gương mẫu trong việc tuân theo những qui định của tập thể, lời nói và việc làm không đi đôi với nhau ( 87,5) - Thiếu sự tôn trọng giáo viên xa cách, lạnh lùng, hay quát tháo, cáu gắt, nổi nóng, nói năng kẻ cả, cộc lộc, không chịu được ý kiến phê bình của giáo viên mà thường trấn áp ý kiến của họ, phê bình giáo viên thường mang tính chỉ trích nặng nề, luôn răn đe người có khuyết điểm trước tập thể …. ( 96,4 %) - Thái độ thờ ơ, bàng quan, thiếu sự độ lượng, nhân ái, thiếu khả năng hiểu, thông cảm và đồng cảm với người khác, do đó ít quan tâm đến việc chăm lo cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần cho giáo viên (69,6% rất bất bình ) - Định kiến , bảo thủ , không dám thừa nhận sai lầm của bản thân, kỹ năng lắng và tiếp thu ý kiến đóng góp của giáo viên yếu (37,5%) - Vụ lợi, đặc nặng quyền lợi cá nhân mình trên quyền lợi tập thể ( 92,9%) ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = * Nhận xét : Những thiếu sót về phẩm chất đạo đức và phong cách quản lý của người hiệu trưởng lại được giáo viên đánh giá là những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ nhất đến tâm trạng của họ và bầu không khí tâm lý của tập thể ( Tỷ lệ % ý kiến bất bình với những thiếu sót này cao hơn hẳn so với ý kiến bất bình về năng lực yếu ). Các kết quả này có thể ít nhiều giúp hiệu trưởng rút ra những kết luận cần thiết cho bản thân mình . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I.L ỊCH SỬ NGHIÊN CỨU: I./ - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI : 1. Khái niệm bầu : Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khoát thì “ Bầu không khí tâm lý của tập thể là trạng thái tâm lý – xã hội cử tập thể cơ sở, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên tập thể đó. Trạng thái tâm lý này được các thành viên tập thể đến lượt mình, lại có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng xuất lao động và hiệu xuất công tác của tập thể đó “ như vậy khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh thần của một tập thể cơ sở ( không khí thoải mái, thân mật phấn khởi của tập thể đoàn kết nhất trí, không khí căng thẳng, nặng nề, u ám của tập thể lục đục, mâu thuẩn mất đoàn kết ). Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh trong quá trình hoạt động chung. Đó chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hằng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội mà lan truyền tâm trạng từ cá nhân này, nhóm này sang cá nhân khác, nhóm khác và cả tập thể. Tùy vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lý tập thể mà nó còn làm tăng hoặc hủy diệt sức khỏa, tinh thần, năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm . + Bầu không khí tâm lý của tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách quan ( bên ngoài tập thể ) và chủ quan của tập thể ( các quan hệ trong các nhóm chính thức và không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể nhân cách và phong cách lãnh đạo của nhà trường ) 2. Ý nghĩa của bầu : Tâm trạng tập thể có vai trò to lớn đối với cá nhân và tập thể . Tâm trạng tích cực làm cho con người sung sướng hơn, thông minh hơn, thoải mái hơn. Tâm trạng tiêu cực làm cá nhân có những trạng thái tâm lý ngược lại. Từ đó tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp dến từng cá nhân mang tâm trạng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể, làm tốt hoặc làm xấu không khí chung của tập thể thông qua các cơ ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = chế tâm lý xã hội và do vậy mà các nhà tâm lý học cho rằng tâm trang tập thể hình thànhthì chính nó là nhân tố điềutiết tính tích cực trong tình cảm nhận thức và hành động của mỗi cá nhân. Có tác giả cho rằng “ trong việc tri giác hiện thực khách quan, vai trò của tâm trạng xã hội ( tập thể ) còn lớn hơn vai trò của ý thức xã hội” tức là nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách quan bị khúc xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng của cá nhân . 3. Các dấu hiệu của bầu không khí : - Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên, mọi người được tự do tư tưởng, kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ. - Có nhiều cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận về các vấn đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề nâng cao hiệu suất lao động và xây dựng tâp thể vững mạnh. - Mục đích hoạt động của tập thể ( nhiệm vụ của tập thể) được mọi người hiểu rõ và nhất trí . - Mọi người tôn trọng và giúp đỡ nhau lao động sáng tạo. - Trách nhiệm của mỗi người trong tập thể xác định rõ ràng, đúng đắn. Mỗi người ra sức làm tròn nhiêmh vụ của mình . - Sự nhận xét , phê bình mang tính chất xây dựng, không có tính chất đả kích xôi mói nhau dù là công khai hay ngấm ngầm . - Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng vừa là thủ lĩnh. - Không có hiện thượng cán bộ, giáo viên,công nhân viên tốt bất mãn, xin chuyển công tác . - Năng xuất lao động và hiệu quả công tác cao - Những người mới đến mau chóng hòa nhập được vào tập thể, cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó. 4. Các biện pháp xây dựng bầu tâm lý tốt : Bầu không khí tâm lý của tập thểcó ý nghĩa vô cùng to lớn đến trạng thái sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu suất lao động của tập thể, vì vậy quan tâm chăm lo xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể lao động là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý. Cụ thể một số biện pháp sau: ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = + Vì tâm lý tập thể phụ thuộc điều kịện khách quan bên ngoài tập thể và diều kiện chủ quan bên trong tập thể, trong đó có điều kiện sống và làm việc nên cần cố gắng tập trung cải thiện điều kiện sống và làm việc của tập thể. Cần đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc dạy và học ( trường học xanh, sạch , đẹp : phòng học đúng chuẩn, có phòng nghỉ cho giáo viên, tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mỹ, ) để tạo ra những “ cảm xúc thẩm mỹ” tích cực cho cán bộ , giáo viên, nhờ đó mà làm xuất hiện trạng thái thư giãn thoải mái, sảng khoái dễ chịu là tiền đề cho tâm trạngvui vẻ, phấn khởi của mọi người . Phải làm sao để cán bộ, giáo viên thấy rằng các nhu cầu chính đáng của họ đang được lãnh đạo quan tâm và cố gắng giải quyết, từ đó họ tin tưởng vào triển vọng phát triển tốt đẹp của cá nhân mình và của tập thể . Sống mà không thấy viễn cảnh gần của sự phát triển tốt đẹp hơn của bản thân và của tập thể thì con người sẽ không còn động lực để phấn đấu . + Vì bầu không khí tâm lý của tập thể nảy sinh từ các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể, trong đó có các quan hệ chính thức nên trách nhiệm của người quản lý phải xây dựng cho được một bộ máy tổ chức có hiệu lực. Xác định rõ ràng bằng văn bản vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận, xây dựng các mối quan hệ phối hợp và trực thuộc thật chặt chẽ và khoa học để sao cho bộ máy vận hành nhịp nhàng, ăn khớp như một thể thống nhất không chồng chéo hoặc cản trở lẫn nhau, + Thường xuyên quan tâm theo dõi trình độ phát triển của tập thể để duy trì nghiêm túc hoặc điều chỉnh hợp lý các mối quan hệ chính thức trong tập thể và xây dựng phương thức quản lý phù hợp với trình độ phát triển của tập thể, Như đã nói việc xây dựng qui chế hoạt động của cá nhân và tập thể, việc xây dựng các mối quan hệ chính thức phối hợp và trực thuộc một cách hợp lý, khoa học là nhằm đảm bảo tính nhất thể của hệ thống, yếu tố quyết định sự tồn tại của tập thể . Tuy nhiên các qui định này dù là sản phẩm của những bộ óc sáng suốt đến đâu thì nó cũng chỉ hợp lý trong một giai đoàn phát triển của tập thể và trong một hoàn cảnh môi trường nhất định . Do đó một mặt, trong quá trình quản lý tập thể cần phải duy trì nghiêm kỷ luật, trật tự, kỷ cương, qui định đã đề ra , mặt khác phải luôn luôn theo dõi sự tương xứng phù hợp giữa những quy chế đó với trình độ phát triển của tập thể và hoàn cảnh môi trường để kịp thời điều chỉnh hợp lý. Mỗi cá nhân trong tập thể luôn luôn biến đổi theo. Trong lúc đó các qui chế làm việc một khi đã được hình thành thì có tính bảo thủ tương đối, nghĩa là nó chậm được thay đổi kịp với trình độ phát triển của tập thể hoặc với sự phát triển của tập thể hoặc với sự biến đổi của môi trường . Lúc qui chế trở thành chướng ngại kìm hãm sự phát triển của cá nhân và tập thể. Vì vậy người hiệu trưởng phải luôn luôn xác định được tập thể sư phạm mà mình quản lý đang ở giai đoạn phát triển nào, những điều kiện chủ quan bên trong và môi trường khách quan bên ngoài đang tác động như thế nào đến nhà trường. Trên cơ sở đó điều chỉnh phù hợp với trình độ phát triển của tập thể sư phạm . + Thường xuyên theo dõi , đánh giá đúng tính chất của các mối quan hệ không chính thức trong tập thể, kịp thời có những biện pháp tác động thích hợp nhằm giải quyết ngay những quan hệ tâm lý căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm với nhau. Nắm chắc các ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = nhóm không chính thức cùng diễn biến các chuẩn mực của nó nhằm đưa ra được đối sách thích hợp, kịp thời để đưa các nhóm lệch chuẩn về đúng quỹ đạo chung của tập thể, không để nó ảnh hưởng xấu đến tập thể . + Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học, thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh gây những xáo trộn trong hoạt động, phá vỡ động hình lao động của tập thể. + Cần phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh phân tích đánh giá nó một cách khách quan đầy lý trí nhưng khi giải quyết phải thấu tình đạt lý nhằm làm cho đối tượng “ tâm phục khẩu phục”, từ việc áp dụng các biện pháp giáo dục thuyết phục đến các biện pháp hành chính cưỡng chế để giải quyết ngay các mâu thuẫn, không để nó tồn tại lâu và lây lan trong tập thể . + Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên tham gia vào các quyết định quản lý. Điều này tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ cảm giác được tôn trọng và do đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động của họ . + Công khai hóa mọi hành động của bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là của người hiệu trưởng . Tập thể cần biết người lãnh đạo đang làm những công việc gì và họ đang giải quyết những vấn đề đó như thế nào . Nhờ vậy mà tạo ra sự cẩm thông của tập thể đối với những khó khăn phức tập của người lãnh đạo trong khi giải quyết các nhiệm vụ của tập thể, tạo nên sự gần gủi lãnh đạo tập thể . Họ thấy được lãnh đạo của mình là người công minh và do đó uy tín của người lãnh đạo được nâng lân . + Đối xử công bằng, khách quan, công minh với mọi người . + Duy trì nghiêm pháp chế của tập thể, xếp người đúng việc, xử lý nghiêm minh những vi phạm qui chế của tập thể. + Thường xuyên đánh giá những phẩm chất, năng lực, tư tưởng cán bộ một cách công bằng khoa học và hết sức thận trọng . + Không ngừng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý người lãnh đạo để đạt được yêu cầu vừa là thủi trưởng vừa là thủ lĩnh của tập thể sư phạm . Bầu tâm lý do tâm trạng của tập thể mà ra các yếu tố sau ảnh hưởng đến tâm trạng : - Điều kiện sống và hoạt động của tập thể : Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc thuận lợi hoặc khó khăn của tập thể và cá nhân ( Kinh tế ổn định tạo ra tâm trang dễ chịu, điều kiện làm việc của nhà trường thuận lợi, việc tổ chức lao động sư phạm ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = trong nhà trường tổ chức khoa học, nhịp điệu ổn định tạo nên tâm trạng vui vẻ, thư thái,…. Và ngược lại ). - Tâm trạng phụ thuộc rất lớn vào quan hệ người – người trong tập thể . Tùy theo tính chất tích cực hoặc tiêu cực của các mối quan hệ này mà hình thành nêm tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của các mối quan hệ này hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của các mối quan hệ này mà hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân và tập thể . “ Tâm trạng của mỗi người chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cách xử sự của những người mà ta giao tiếp với họ “ . Giáo sư Sazop còn nói thêm “ Sức khỏe của người ta phụ thuộc vào cảm xúc và tâm trạng, còn cảm xúc và tâm trạng lại phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau đã được hình thành giữa người và người“. Do đó để xây dựng bầu không khí, cần xây dựng tâm trạng tốt cho tập thể sư phạm : + Coi nhiệm vụ cải thiện điều kiện sống và làm việc của giáo viên cán bộ nhân viên là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác của mình. Bằng mọi cách , tận dụng mọi thời cơ để làm tốt điều đó . Làm sao để mọi người thấy được triển vọng tốt đẹp của điều kiện sống và làm việc của họ trong một tương lai gần ( dù hiện tại còn khó khăn ) . Trong mỗi năm học cố gắng chọn một hoặc một vài nhiệm vụ trọng tâm phấn đấu đạt bằng được, làm tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo . + Quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong tập thể, đặc biệt là hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo, những người thừa hành . Theo giáo sư Trần Trọng Thủy, có 53% nguyên nhân tạo ra sự căng thẳng không khí làm việc trong tập thể lao động là do lỗi của người lãnh đạo . Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ SƯ PHẠM 3.1. Thực hiện dân chủ hoá 1 . Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động của tập thể sư phạm cán bộ , giáo viên tham gia vào các quyết định quả lý, điều này cho thấy tác động mạnh vào tâm lý con người, tạo cho họ có được cảm giác tôn trọng từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm và tính tích cực hoạt động cụ thể ở dầu năm khi phân công và cho các thành viên của tổ nhóm đăng ký chuyên môn theo khẻ năng của cá nhân đặc biệt là chuyên môn được đào tạo. Tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu và dự kiến phân công và có sự điều chỉnh ( nếu có) nhưng sự điều chỉnh hợp lý . Kết hợp với bộ phận chuyên môn và lãnh đạo nhà trường bàn bạc dự kiến phân công chính thức nếu phải dạy chéo môn thì dựa vào năng khiếu cá nhân hoặc nêu lên cái khó cho vấn đề phân công của nhà trường ưu tiên cho giáo viên có con nhỏ hoạc hoặc xa nhà , riêng về các bộ môn giảng dạy ở khối 9, chú ý giáo viên giảng dạy cí kinh nghiệm và chất lượng “ chuyên môn hóa” bảng phân công này được chính thức công bố tại phiên hợp ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = hội đồng, nếu có ý kiến lý do chính đáng thì Ban lãnh đạo sẽ xem xét và điều chỉnh hợp lý thường thì chính xác khoảng 90%. Mặt khác trường tổ chức họp thư góp ý hằng tuần lãnh đạo đều xem qua và giải quyết. Do đó yếu tố tâm lý giáo viên rất ổn định và công tác tác có hiệu quả. Nếu ý kiến cá nhân đề xuất không hợp lý thì BLĐ vận động cá nhân khắc phục. Với biện pháp này trong 3 năm qua trường TH Cấp 2-3 Mỹ Thuận thực hiện tốt và hiệu qur cao, mọi người yên tâm công tác . 3.2. Biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường Tổ chức các hoạt động sư phạm trong nhà trường một cách hợp lý, khoa học thiết thực, đảm bảo nhịp điệu lao động ổn định theo một kế hoạch đã định, tránh gây những xáo trộn trong hoạt động phá vỡ động hình lao động của tập thể. Để thực hiện được biện pháp này hằng năm trường THCS Tích Thiện đối với hiệu trưởng phải có kế hoạch năm, tháng. tuần, và đặc biệt là phải có kế hoạch chủ nhiệm hằng tuần. Để các bộ phận chuyên môn đoàn kết dựng kế hoạch chung của Sở GD- ĐT và phòng GD – ĐT và đưa ra HĐSP bàn bạc, thống nhất trước khi đưa ra Đại hội công nhân viên chức về qui chế chuyên môn thống nhất theo chỉ tiêu của Sở GD và Phòng GD kế hoạch này dược thông qua BLĐ mở rộng bàn bạc và thống nhất . Để có sự thống nhất về kế hoạch năm học và đại hội công nhân viên chức thành công tốt đẹp. Sau khi dự thảo kế hoạch xong hiệu trưởng cần phải cần bàn bạc của tập thể, do đó hiệu trưởng gởi trước cho BLĐ mở rộng bản dự thảo kế hoạch trước 1 tuần và yêu cầu các thành viên BLĐ mở rộng nghiên cứu và phát triển phiên hợp lãnh đạo mở rộng. Trong phiên hợp mọi người lần lượt phát biểu ý kiến cho đề người sau cùng ( Ở bước này không chấp nhận phê bình hay tranh luận ) sau đó tập thể mới bàn bạc kỷ càng từng ý kiến, phân tích . Cuối cùng là quyết định của Hiệu trưởng thống nhất với những ý kiến được đa số thành viên dự họp đánh giá thống nhất tốt . + Chỉ tiêu : Học lực và hạnh kiểm của học sinh, công tác nâng kém, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, xây dựng nề nếp chuyên môn ( giáo án, cho điểm ghi điểm, cộng điểm, dự giờ, họp tổ bộ môn, thực hiện hồ sơ chuyên môn thao giảng, hội giảng ) hoạt động ngoại khóa, các hoạt động khác về chuyên môn ( viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, tổ chức hội thảo chuyên đề ) + Các biện pháp : • Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể sư phạm đối với học sinh và giáo viên • Hoạt động dạy và học + Hoạt động và công tác hướng nghiệp dạy nghề ================================== = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = [...]... vào công tác duy trì sĩ số Kết quả trường trong năm học 200-200 giảm chỉ có tỉ lệ 3.2.2 Kiểm tra nội bộ : Kế hoạch kiểm tra nội bộ đây là hoạt động thường xuyên của nhà trường Kiểm tra nội bộ giáo viên, phát huy nhân tố tích cực, điều chình các lệch lạc, uốn nắn tồn tại, giúp giáo viên nâng cao tay nghề, hoàn thiện các yêu cầu sư phạm Nội dung : - Kiểm tra toàn diện 1/3 trên tổng số giáo viên, kiểm. .. hóa trường học ) + Xã hội hóa giáo dục, hoạt động đoàn thể xã hội và các hoạt động khác để thực hiện các ngày chủ điểm ( đoàn, đội, công đoàn, hội PHHS …) + Bảo quản, sử dụng và phát triển CSVC, kỹ thuật, sử dụng các nguồn kinh phí + Công tác quản lý chỉ đạo ( Phân công giáo viên, công tác thông tin, kiểm tra nội bộ, công tác thi đua khen thưởng, các công tác về quản lý chỉ đạo đối đa ý kiến phản tác. .. định, các đồ dùng dạy học, việc tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kiến thức văn hóa, nghiệp vị * Kiểm tra việc thực hiện công tác khác: Thông qua các hoạt động giáo dục học sinh và việc hoàn thành các công tác được giao c) Hình thức : Chọn hình thức kiểm tra định kỳ, báo trước thời gian kiểm tra giáo viên trên kế hoạch, kết hợp kiểm tra trực tiếp từ quản lý nhà trường và kiểm tra gián tiếp từ các... đạo kiểm tra : Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, công bố chuẩn kiểm tra, hướng dẫn lực lượng kiểm tra, thực hiện công tác kiểm tra toàn diện, các hoạt động giáo dục giảng dạy của giáo viên, nhằm giúp đỡ giáo viên nâng cao năng lực SP, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Hiệu trưởng phân công trong lực lượng kểm tra, ... lượng - Thực hiện tốt công tác kiểm điểm, phê và tự phê cuối HKI và cuối năm - Tham gia tốt các công tác xã hội, công tác từ thiện, công tác xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa 3.6/ Hội cha mẹ học sinh và khuyến học : - Kết hợp tốt nhà trong các hoạt động giáo dục học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động trong đó phát huy vai trò chi hội lớp - Hỗ trợ học sinh nghèo học khá, hay những học sinh có hoàn cảnh... tác dụng trong Đại hội CNVC Ngoài kế hoạch năm học, trường còn tổ chức thực hiện các kế hoạch như: Duy trì sí số, nâng cao chất lượng, kiểm tra nội bộ Đây là những kế hoạch được thực hiện thường xuyên hằng năm ở trừng 3.2.1 Công tác duy trì sĩ số : Phải có sự phối hợp giữa BLĐ nhà trường Hội PHHS, chính quyền địa phương, GVCN, GV bộ môn và giáo viên chuyên trách PCGD + BLĐ trường : Đưa công tác duy... cán bộ quản lý Người ta có thể chia phong cách lãnh đạo thành 3 loại : Dân chủ, độc đoán, tự do Phong cách quản lý tốt nhất trường học phải là phong cách dân chủ có tính đến sự phù hợp với đòi hỏi của tình huống quản lý Điều đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của quan hệ quản lý trong nhà trường là dân chủ - hợp tác cao độ Tóm lại nếu người hiệu trưởng hoàn thiện nhân cách và phong cách quản lý của... người: gòm 1 quản lý nhà trường và 1 tổ trưởng chuyên môn hay nhóm trưởng Giáo viên dạy giỏi để tiến hành kiểm tra một số giáo viên theo kế hoạch đã công bố Hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành kiểm tra dựa trên các phương pháp, hình thức và nội dung Yêu cầu kiểm tra cụ thể như sau : + Sử dụng phương pháp quan sát thực tiễn để : Dự giờ giảng dạy dự tiết sinh hoạt chủ nhiệm, quan sát các hoạt động của học sinh... cán bộ, phát huy tốt tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, nâng cao tinh thần làm chủ tập thể trong sinh hoạt, động viên tinh thần tương trợ giúp bạn bè cùng nhau tiến bộ + GV bộ môn : Thường xuyên ghi nhận sỉ số từng tiết học để ngăn chặn hữu hiệu hiện tượng trốn học, lười học, cần đầu tư chuyên môn cải tiến phương pháp giảng dạy, lôi cuốn học sinh học bộ môn đặc biệt là chú ý đối tượng học sinh học. .. số giáo viên, kiểm tra chuyen đề tổng số giáo viên còn lại - Kiểm tra toàn diện căn cứ theo 4 nội dung : * Kiểm tra trình độ nghiệp vụ: Qua dự giờ 2 tiết giảng dạy trên lớp, dự giờ sinh hoạt chủi nhiệm * Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn : Qua kiểm tra chương trình giảng dạy , giáo dục, các yêu cầu về hồ sơ, sổ sách và các qui định chuyên môn, các vở ghi bài kiểm tra của học sinh, tiết thực . nguồn kinh phí + Công tác quản lý chỉ đạo ( Phân công giáo viên, công tác thông tin, kiểm tra nội bộ, công tác thi đua khen thưởng, các công tác về quản lý chỉ đạo đối đa ý kiến phản tác dụng trong. duy trì sĩ số . Kết quả trường trong năm học 200-200 giảm chỉ có tỉ lệ 3.2.2. Kiểm tra nội bộ : Kế hoạch kiểm tra nội bộ đây là hoạt động thường xuyên của nhà trường . Kiểm tra nội bộ giáo viên,. nghiệp vụ có uy tín. Chỉ đạo kiểm tra : Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, công bố chuẩn kiểm tra, hướng dẫn lực lượng kiểm tra, thực hiện công tác kiểm tra toàn diện, các hoạt động

Ngày đăng: 20/05/2015, 13:45

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan