luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Một số giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng.

87 780 0
luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Một số giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây Tác giả luận văn Bùi Thị Thanh Lâm MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 2 4 MỤC LỤC 2 2 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 2 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCKH Nghiên cứu khoa học ĐHCL Đại học công lập NS Ngân sách NN Nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước KBNN Kho bạc nhà nước YTCC Y tế công cộng KTX Ký túc xá ĐVSN Đơn vị sự nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 2 4 MỤC LỤC 2 2 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 2 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Nền tảng của sự phát triển con người là tri thức. Những đóng góp quan trọng nhất là đến từ các đại học”.Tại những nước tiên tiến trên thế giới, những tiến bộ của kiến thức khoa học và công nghệ đã dẫn đường cho những thay đổi về văn hóa và xã hội mà chúng lại cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Khi kiến thức càng trở nên quan trọng thì giáo dục đại học cũng thế. Chất lượng nhân lực trình độ đại học và số lượng nhân lực mà một nước có thể cung cấp cho các lĩnh vực rộng rãi của nền kinh tế càng ngày càng trở nên quan trọng cho sức cạnh tranh của nước đó trên thị trường quốc tế. Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị sự nghiệp có thu, sau hơn bốn năm thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, đến nay trường đã rất tích cực cải cách và đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kế toán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các nguồn thu, nâng cao hiệu quả các khoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trong thời gian qua trường Đại học Y tế Công Cộng đã không ngừng phát triển và xây dựng trường theo mô hình một trường Đại học đa ngành, đa cấp với các đặc thù về khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội, ngoại ngữ…vì vậy nhu cầu về đổi mới cơ chế quản lý trong công tác tài chính là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Xuất phát từ do trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng” mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị này, đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và của Nhà trường. 2. Mục tiêu của luận văn - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu cho đến nay 1 - Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng để chỉ ra những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế của quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng trong thời gian qua. - Khuyến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy chế quản lý tài chính • Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tại Trường Đại học Y tế công cộng - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quy chế quản lý tài chính trong thời gian từ 2009 – 2011 từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng đến năm 2015. 4. Các phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là: - Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu, các báo cáo đã được công bố trong Trường Đại học Y tế công cộng - Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua các số liệu thu thập được từ các báo cáo của Trường tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng - Phân tích so sánh định tính và định lượng. Trên cơ sở các số liệu đã được phân tích đánh giá để so sánh và đưa ra nhận xét. - Phương pháp chuyên gia (Phỏng vấn sâu). Tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia về lĩnh lực quản lý tài chính (Đang công tác tại một số trường đại học công lập) để có nhận thức rộng, khách quan từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính. 2 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 chương: - Chương 1:Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu. - Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng - Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan các kết quả nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại thư viện, các website tác giả đã tìm thấy các kết quả nghiên cứu về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như sau: Nguyễn Thị Loan (2010), luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa”. hay, (2008) luận văn Thạc sỹ: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công Đoàn”. Cả hai đề tài trên đều đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu, đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị nhưng chưa đầy đủ. Cụ thể trong luận văn : “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Công đoàn” tác giả trình bày các nội dung như sau: - Trong phần cơ sở lý luận tác giả đưa ra tổng quan về cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu và tổng quan về cơ chế quản lý tài chính của trường đại học công lập. - Trong phần thực trạng về cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công đoàn. Tác giả đã nhận xét việc thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP đã tạo được những thay đổi đáng kể trong nhận thức của nhà trường, qua đó tính tự chủ của nhà trường trong việc ra các quyết định, trong đó có các quyết định tài chính mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn, do đó cũng thu được hiệu quả cao hơn. Trường Đại học Công đoàn đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường. Việc sử dụng nguồn tài chính cũng 4 ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị cơ sở vật chất. Nhờ đó, quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào trường ngày càng đông và mở rộng ra phạm vi cả nước. Nhà trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội bộ hàng năm, Ban thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, giúp Ban Giám hiệu phát hiện những thiếu sót trong hoạt động cụ thể của nhà trường - Từ những đánh giá về thực trạng tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính của trường Đại học Công đoàn như: + Đa dạng hóa các nguồn tài chính của trường bằng cách mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế. + Huy động nguồn thu từ học phí, đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở liên kết đào tạo với trường. + Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, từ các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế, các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế. + Tranh thủ nguồn thu từ ngân sách nhà nước + Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của nhà trường + Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường + Tăng chi cho các hoạt động giảng dạy + Cần lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn thu của trường đại học Công đoàn, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài chính và công tác kiểm tra, quản lý tài sản. + Nhà trường cần trích quỹ lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng cán bộ, tăng chất lượng dạy và học. + Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán. Cùng về vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính tác giả Nguyễn Thị Loan 5 trong luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa” đã đề cập đến các nội dung sau: - Tác giả đã trình bày một số vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại các trường đại học công lập bao gồm: khái niệm về đại học công lập, đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập, mô hình hoạt động của các trường đại học công lập. Tiếp đó tác giả trình bày về khái niệm quản lý tài chính của các trường đại học công lập; Nội dung quản lý tài chính tại các trường đại học công lập bao gồm các khâu lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, thanh tra kểm tra công tác quản lý tài chính; Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các trường đại học công lập - Vận dung cơ sở lý luận về quản lý tài chính ở trên tác giả đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa trên các phương diện sau: + Công tác lập kế hoạch tài chính + Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính + Trích lập và sử dụng các quỹ + Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính Từ việc phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa như sau: • Các giải pháp chủ yếu: + Đổi mới phương pháp lập kế hoạch tài chính + Chủ động khai thác nguồn thu để đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, tăng tính tự chủ về tài chính của trường trong thời gian tới + Phân bổ các nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ chi một cách hợp lý, đảm bảo các khoản chi được thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả + Có phương án phân bổ kết quả hoạt động tài chính trong năm đúng quy định, đúng mục đích, đảm bảo tăng thu nhập của người lao động theo hướng công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ 6 [...]... sâu một số chuyên gia về lĩnh lực quản lý tài chính (Đang công tác tại một số trường đại học công lập) để có nhận thức rộng, khách quan từ đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Thứ ba, nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về công quản lý tài chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng 10 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI... hưởng đến công tác quản lý tài chính; đặc biệt luận văn đi sâu vào phân tích các y u tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính; đồng thời luận văn cũng đưa ra kinh quản lý tài chính tại một số trường đại học công lập trong và ngoài nước 9 Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường đại học Y tế công cộng Trên cơ sở những lý luận ở trên, tác giả sử dụng phương pháp. .. quản lý tài chính tại trường đại học Y tế công cộng Đồng thời tác giả cam kết cho đến nay chưa có đề tài nào viết về nội dung n y tại Trường đại học Y tế công cộng Từ những nhận định trên tác giả xác định hướng nghiên cứu luận văn của mình như sau: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính tại các trường đại học công lập như các khái niệm, bản chất của quản lý tài chính, các nhân tố... nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn Hoạt động giáo dục – đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với 2.2 Quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam 2.2.1 Khái niệm về tài chính và quản lý tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam ** Khái niệm về tài chính Tài chính có thể được xem như là một khoa học. .. lý tài chính tại các trường đại học nói chung và các trường ĐHCL nói riêng, tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc, quy định, quy chế, chế độ của nhà nước được thể hiện trong các văn bản pháp luật như: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư… Ngoài ra, còn được thể hiện trong các quy định, quy chế của trường đại học trên cơ sở các quy định của nhà nước Như v y, các trường đại học nói chung và các trường. .. TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 2.1 Đặc điểm hoạt động của các trường đại học công lập Việt Nam 2.1.1 Khái niệm về trường đại học công lập ** Khái niệm về trường đại học công lập Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 4 cấp học và trình độ đào tạo, trong đó, giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) là cấp học cao nhất Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình... công tác quản lý tài chính tại các trường ĐHCL cần phải thực hiện tốt ở cả ba khâu: Lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi được cấp có thẩm quy n giao hằng năm (lập kế hoạch tài chính) ; Chấp hành dự toán thu, chi tài chính; và quy t toán thu, chi ngân sách nhà nước 2.2.2 Nội dung quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam 2.2.2.1 Quản lý các nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính của... niệm quản lý tài chính các trường đại học công lập Việt Nam Khái niệm quản lý tài chính nói chung là việc lựa chọn, đưa ra các quy t định tài chính và tổ chức thực hiện các quy t định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của đơn vị Khi bàn về vấn đề tài chính trong giáo dục, cần phải nhận thức rằng nhiệm vụ chủ đạo của các trường là nhằm thu lại những giá trị phi tài chính, những giá trị về... giả nhận th y có một số khía cạnh mà các nghiên cứu ở trên chưa đề cập tới hoạc đề cập chưa đ y đủ như: - Thứ nhất, quản lý tài chính tại trường đại học công lập không chỉ đơn thuần là việc quản lý thu, quản lý chi, trích lập và sử dụng các quỹ mà khi bàn về vấn đề quản lý tài chính cần phải nhận thức rằng nhiệm vụ chủ đạo của các trường là nhằm thu lại những giá trị phi tài chính, những giá trị về trí... phù hợp có vai trò quan trọng đối với cả các cơ quan quản lý và bản thân các trường đại học Đối với cơ quan quản lý, cơ chế quản lý tài chính phù hợp sẽ giúp huy động các nguồn lực tài chính trong xã hội để đầu tư phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học Đối với các trường đại học, một cơ chế quản lý tài chính thích hợp sẽ giúp cho các trường có thể thu hút nguồn vốn cả trong và ngoài NSNN để . chọn đề tài Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng mong muốn tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Y tế công cộng và đưa ra một số giải pháp. lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp - Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Y tế công cộng - Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quy chế quản. luận văn Thạc sỹ: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa”. hay, (2008) luận văn Thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trường Đại học Công Đoàn”.

Ngày đăng: 20/05/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan