TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG

41 4.6K 20
TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG Câu 1: Vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm: a. Tác giả: (vắn tắt) b. Tam quốc diễn nghĩa: từ truyền thuyết dã sử đến tác phẩm văn học mang dấu ấn cá tính sáng tạo. Bài làm : I. Tiểu sử tác giả La Quán Trung tên Bản, tên chữ Quán Trung, lại có biệt hiệu "Hồ Hải tản nhân" có thể người Thái Nguyên (còn có thuyết cho rằng ông người Lư Lăng Tiền Đường, Đông Nguyên. v. v .). Ông sinh vào cuối đời Nguyên, mất vào đầu đời Minh, ước chừng vào khoảng năm 1300 đến năm 1400 giữa thời thống trị của nhà Nguyên Thuận Đế (Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ) và Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Có thuyết còn nói rõ rằng ông sinh năm 1328 và mất năm 1398. Ông rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất về tiểu thuyết. Ông tác giả của cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa. Nhiều sử gia văn học không chắc chắn rằng hai người này một, hay tên Thi Nại Am được dùng làm bút danh của Thủy BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 1 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Hử vì tác giả không muốn bị dính líu vào việc chống chính phủ như trong tác phẩm này. Ông người đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử đời Minh-Thanh. Theo Vương Kỳ đời Minh thì La Quán Trung học rộng, biết nhiều, tính tình thích cô độc, có chí đồ vương bá. Ông đã từng làm mạc khách trong cuộc khởi nghĩa của Trương Sĩ Thành. La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu Hồ Hải tản nhân. Ông một trong những người "có chí mưu đồ sự nghiệp bá vương". Tiếc rằng tình hình tường tận thế nào nay không thể biết rõ được. La Quán Trung tương truyền từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Trương Sĩ Thành. Sau khi Trương Sĩ Thành thất bại, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên ngôi, thống nhất đất nước, ông lui về ở ẩn, sưu tầm và biên soạn dã sử. II. tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam Quốc (220-280). Tiểu thuyết này được xem một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất của văn học Trung Quốc. Đây bộ tiểu thuyết dài 75 vạn chữ, nổi tiếng của Trung Quốc, căn cứ vào tài liệu lịch sử và truyền thuyết dân gian mà viết ra. Từ đời Đường BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 2 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA (618-907), những câu chuyện Tam quốc đã được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Đến đời Tống (960-1279), những câu chuyện và những nhân vật thời Tam quốc được chọn làm đề tài cho sáng tác truyền miệng và các hình thức biểu diễn nghệ thuật khác nhau. Đến đời Nguyên (1271-1368), có trên 30 vở kịch lịch sử lấy đề tài từ chuyện Tam quốc, quán triệt tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào”, khẳng định tập đoàn Thục Hán. Cuối đời Nguyên, đầu đời Minh (1368-1644), La Quán Trung dựa trên cơ sở sáng tác tập thể của quấn chúng nhân dân, kế thừa tư tưởng “Ủng Lưu phản Tào”, tham khảo những vở kịch nổi tiếng, những bản ghi chép của các nhà viết sử, và bằng tài năng văn học kiệt xuất của mình, ông đã chỉnh lý Tam Quốc diễn nghĩa thành tác phẩm văn học ưu tú được quảng đại quần chúng nhân dân ưa thích và đời đời truyền tụng. câu chuyện gần một trăm năm, sự việc nhiều nhưng không rối do ngòi bút có khuynh hướng của La Quán Trung. Tác giả đứng về phía Lưu Thục lên án Tào Ngụy, còn Tôn Ngô chỉ lực lượng trung gian. Mặc dù còn dấu ấn khá đậm của tư tưởng chính thống và sự thực lịch sử không hẳn như thế, nhưng truyền thuyết “ủng Lưu phản Tào” khuynh hướng vốn có của hầu hết các truyền thuyết về thời Tam Quốc lưu hành trong nhân dân. Nó phản ánh nguyện vọng có một “ông vua tốt” biết thương dân và vì dân, một triều đình thực hiện “nhân chính”, một đất nước thống nhất và hoà bình. Sau khi tác phẩm ra đời, lần lượt có nhiều bản in khắc khác nhau. Đến cuối đời Minh đã có 20 bản, nhưng nội dung không khác bản của La Quán BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 3 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Trung bao, chỉ thêm vào một số chú thích, tranh vẽ, phê bình hoặc khảo chứng. Bản lưu hành rộng rãi cho tới ngày nay bản Tam Quốc diễn nghĩa do hai cha con nhà phê bình văn học đời Thanh (1644-1911) Mao Luân, Mao Tôn Cương tu sửa, chỉnh lý lại các hồi mục, thêm bớt sử liệu, bài thơ, xen vào những lời bình. Công việc này hoàn thành năm 1679. Theo trí tưởng tượng của tác giả truyện Trọng Tương vấn Hán thì Hán Cao Tổ đã đầu thai thành hoàng đế cuối cùng nhà Hán Hán Hiến Đế, và ba vị tướng được luân kiếp thành vua ba nước khác nhau: Hàn Tín hoá thành Tào Tháo; Bành Việt hoá thành Lưu Bị; và Anh Bố thành Tôn Quyền. Lần này hoàng đế nhà Hán phải chịu sự trừng phạt qua bàn tay Tào Tháo. Bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung trong quá khứ có tới 20 bản. Tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc diễn nghĩa 120 hồi mà ngày nay nhiều người trong chúng ta biết đến do La Quán Trung viết ra vào khoảng những năm 1330 và 1400 (khoảng cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh), do cha con nhà phê bình Mao Tôn Cương đời nhà Minh chỉnh lý, hoàn thành vào khoảng năm 1522. Tiểu thuyết này được viết bằng thứ chữ Hán dễ đọc và được xem tác phẩm chuẩn mực trong suốt 300 năm. La Quán Trung đã sử dụng phần lớn tư liệu lịch sử trong Biên niên sử Tam Quốc do Trần Thọ biên soạn bao gồm các sự kiện từ thời Loạn Khăn Vàng vào năm 184 cho tới lúc thống nhất ba nước dưới thời nhà Tấn vào năm 280. La Quán Trung đã kết hợp những kiến thức lịch sử này cùng với tài năng kể chuyện hấp dẫn của mình để tạo ra một loạt tính cách nhân vật tiêu biểu. BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 4 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Tam quốc diễn nghĩa tiểu thuyết sử thi nên giọng điệu chủ yếu ca ngợi hay châm biếm hài hước để phê phán. Khoa trương phóng đại để ca ngợi những kỳ tích của các anh hùng hảo hán như phóng đại những khó khăn hiểm trở để thử thách tài năng võ nghệ của các anh hùng. Các nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường và tâm hồn họ cũng khác với người thường. Có lẽ vì thế, có thể có nhiều trận đánh ác liệt tử vong rất nhiều nhưng không gây không khí bi thảm. Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy lối bạch miêu, nhưng nhờ lối kể chuyện khéo léo, đối thoại sinh động và sử dụng rộng rãi khẩu ngữ, các truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại, chuyện lịch sử v.v . nên đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học và dân dã. Tam quốc diễn nghĩa tuy có nhiều phần hư cấu, nhưng được xây dựng trên cơ sở của sự thật lịch sử thời tam Quốc (220-280). Câu chuyện xảy ra từ cuối đời Đông Hán đến đầu đời Tấn, nhưng đã phản ánh giai cấp, mâu thuẫn dân tộc phức tạp thể hiện nguyện vọng thống nhất đất nước chống ngoại xâm của nhân dân thời Tống Nguyên. La Quán Trung phác họa bộ mặt phá hoại ghê gớm của các tập đoàn quân phiệt Như vậy, từ truyền thuyết dã sử đến tác phẩm văn học, Tam Quốc diến nghĩa đã mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhiều tác giả, nổi bật nhất La Quán Trung. Vì vậy, tên gọi của tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Các nhân vật trong tác phẩm được tác giả khác họa rõ nét có nhiều điểm khác với nhân vật trong lịch sử BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 5 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Câu 2: Dựng lại sơ đồ cốt truyện của Tam quốc diễn nghĩa theo trục thời gian từ năm 184 đến năm 280 theo các mốc chính sau đây: 184, 189, 190, 196, 208, 220-265, 221, 222, 234, 263, 279, 280 Bài làm Tam quốc diễn nghĩa bộ tiểu thuyết ưu tú sống mãi trong lòng người đọc. La Quán Trung có tài văn chương giỏi từ khúc, có khả năng sáng tác kịch nhưng thành tựu chủ yếu của ông tiểu thuyết. Chuyện phân tranh giữa ba nước Nguỵ, Thục Ngô bắt đầu từ năm 220 khi tào Phi phế Hán Hiến để lập nhà Nguỵ cho đến năm 280. Trong khuôn khổ bài tập nhóm chúng tôi xin được nêu tóm tắt sơ đồ các sự kiện gắn với các năm theo trục thời gian sau: (từ năm 184 đến năm 280 sau công nguyên). Mốc thời gian Sự kiện Năm 184 Cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng do ba anh em Trương Giác, Trương Bảo, Trương Lương lãnh đạo đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia với khí thế lừng lẫy Vào thời Hán hoàng đế Lưu Chí Hán Linh Đế Lưu Hoàng, nền chính trị nhà Hán mục Ruỗng, nhà vua tin dùng lũ hoạn quan cấm cố những hiền sĩ . Các tập đoàn vũ trang của giai cấp địa chủ ra sức đàn áp nghĩa quân, đồng thời tìm cách tiêu diệt lẫn nhau chính sự trong triều ngày càng đổ nát, cảnh chết chóc xảy ra khắp nơi. Khởi nghĩa Khăn Vàng thất bại nhưng chính quyền cũng suy yếu và sụp đổ hoàn toàn. BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 6 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Năm 189 Vua Hán Linh Đế mất, quyền lực nằm trong tay Hà Tuấn. Bất chấp lời khuyên của Tào Tháo, Hà Tuấn triệu tập quân khắp nơi về kinh tiêu diệt bọn hoạn quan. Đổng Trác đem quân tới hộ giá, nhưng sau đó hắn không thực hiện lời hứa. tại bữa tiệc ở Ôn Minh trác rắp tâm thực hiện chí lớn phế thiện đế Lưu Biện lập Hiến đế Lưu Hiệp lên làm vua tác yêu tác quái trong chiều Năm 190 Mười báy đạo quân địa phương: Viên Thuật, Hàn Phức, Khổng Du, Lưu Đại, Vương Khuông, Trương Mặc, Kiều Mạo, Viên Di, Pháo Tín, Khổng Du, Trương Siêu, Đào Khiêm, Mã Đằng, Công Tôn Toản, Trương Dương, Tôn Kiên, Viên Thiệu họp thành quan Đông quân do Viên Thiệu cầm đầu tiến quân vào Lạc Dương đánh Đổng Trác. Năm 196 Loạn Đổng Trác bị dập tắt. Vì loạn lạc, nền kinh tế nông nghiệp bị tổn hại nghiêm trọng, kinh thành Trường An, Lạc Dương bị phá hủy tan tành. Các tập đoàn vũ trang không ngừng tăng cường trong đó mạnh nhất là: Viên Thiệu, Viên thuật và tào Tháo Năm 208 Đại bại ở Xích Bích, tham vọng vượt Trường Giang, nuốt Đông Ngô, thống nhất Nam Bắc của Tào Tháo sụp đổ. Lực lượng của Tôn Quyền ở Giang Nam và Lưu Bị ở Kinh Châu được củng cố và lớn mạnh. Thế chân vạc hình thành. Từ năm 220 đến năm 265 Lưu Bị xưng đế ở Hán Trung lập nên Thục hán . Tôn Quyền hàng Ngụy và được nhận tước vương. Lưu Bị cất quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ rồi thất bại tại Hào Đình, phải rút chạy về thành Bạch Đế và mất tại đây. Con Lưu Bị Lưu Thiện nối ngôi. Gia Cát Lượng chịu sự ủy thác của Lưu Bị quyết xoay chuyển tình thế bằng chủ trương Bắc phạt BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 7 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA vào năm 227, sáu lần ra Kì Sơn và chính sách Liên Ngô Kháng Tào nhưng không thành Gia Cát Lượng bỏ mình tại Ngũ Trượng Nguyên. 263 Lưu Thiện hàng Ngụy, nhà Thục Hán bị diệt vong. 265 Tư Mã Viêm diệt Ngụy, xưng vua và lập nên nhà Tấn. Năm 221 Đại bại ở Hào Đình, Lưu Bị chạy về thành Bạch Đế . Tào Phi cất quân đánh Đông Ngô thất bại. Ngô , Ngụy từ đó không hòa nhau. Năm 222 Lưu Bị mất, giao phó con và đất nước cho Gia Cát Lượng. Lưu Thiện nối ngôi, niên hiệu Kiến Hưng Năm 234 Gia Cát Lượng cất quân ra Kì Sơn đánh Ngụy lần thứ năm, giết được tướng Ngụy Trương Cáp. Năm 263 Tướng Ngụy Đặng Ngải, diệt Thục, Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Ngô có địa thế Giang Đông hiểm yếu, có binh hùng tướng mạnh, lấy thủ làm công, nhiều lần đánh bại Ngụy, Thục. Sau khi Tôn Quyền chết, Đông Ngô thế yếu dần. Năm 279 Tư Mã Viêm cất quân đánh vào Kiến Nghiệp Nhà Ngô bị diệt,Nhà Tấn thống nhất Trung Quốc Năm 280 Quân Ngô thất bại, Ngô chủ Tôn Hạo trói mình xin hàng. Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc. Thế chân vạc kết thúc từ đấy. Câu 3: Gía trị hiện thực của tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa Bài làm: BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 8 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - Tác phẩm kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến cát cứ Ngụy, Thục, Ngô trong thời gian 97 năm từ năm 184, năm nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn vàng) đến năm 280 họ Tư Mã thống nhất Trung Quốc lập ra nhà Tấn. Với thời gian gần trăm năm, không gian trải trên đất nước Trung Quốc rộng lớn, nội dung Tam Quốc Chí vô cùng phong phú. Trước hết đó bức tranh cụ thể và sinh động về đời sống chính trị của xã hội phong kiến thời Tam quốc, một xã hội phong kiến điển hình phương Đông với hai đường nét cơ bản cát cứ phân tranh và cá lớn nuốt cá bé. Cát cứ phân tranh một hiện tượng quen thuộc của lịch sử Trung Quốc, từ Đông Chu liệt quốc, Xuân thu Chiến quốc, đến Hán – Sở tranh hùng nay lại vào thời Tam Quốc kéo dài gần trăm năm. Chỉ riêng tên gọi của tác phẩm đã nói lên điều này. Mở đầu tác phẩm người đọc đã thấy một quy luật “thế lớn trong thiên hạ hợp lâu tất phân, phân lâu tất lại hợp”. Quy luật này chi phối các đế chế Trung Hoa. Các tập đoàn quân phiệt coi chiến tranh nguồn sống duy nhất, phương tiện để tranh quyền đoạt lợi. Chính vì vậy mà chúng không từ một thủ đoạn nào. Hậu quả của cuộc tranh đoạt này biết bao kinh đô phồn vinh, biết bao giá trị văn hóa vật chất và phi vật chất của nhân dân bị thiêu hủy và hơn cả xương máu của hang vạn nhân dân Trung Hoa phơi đầy đồng nội. - Tác phẩm đã vẽ nên một bức tranh lịch sử sống động , tạo dựng được những nhân vật lịch sử có xương thịt, có lời ăn tiếng nói riêng, có diện mạo riêng và tính cách không lẫn với ai, trở thành những nhân vật lịch sử điển hình chịu được sử thử thách của thời gian. - Tác phẩm cung cấp cho chúng ta một cái nhìn khâm phục về chiến lược, sách lược các bên tham chiến, trong gần 100 năm đã có biết bao trận chiến BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 9 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA xảy ra có những trận chiến đẫm máu nhưng cũng có những trận chiến không tốn một giọt máu nào. - Tác phẩm cũng nói lên nguyện vọng tha thiết của nhân dân mong muốn được sống một cuộc đời thanh bình và thống nhất, đồng thời vạch trần tội ác của bọn vua quan phong kiến đã gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu và chia cắt đất nước lâu dài. Đầu tiên tác giả phê phán vương triều nhà Hán đã “cấm cố những bậc hiền sĩ, tin dung bọn hoạn quan” làm cho “triều đình đổ nát”, làm rối lòng người thiên hạ, khiến giặc dã nổi lên”. Trong tác phẩm tuy cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân bị miêu tả thành bọn cường khấu, nhưng tác giả không che giấu một sự thật số nghĩa quân của họ đã tăng lên đến mấy chục vạn người, trừng trị không chút thương xót bọn tham quan ô lại và “rất được lòng dân” =>Tam Quốc đã tái hiện được bức tranh nước Trung Hoa thời Tam Quốc phân quyền loạn lạc vì chiến tranh. Tác giả đã thể hiện được long căm ghét của quần chúng đối với nạn cát cứ phân tranh, đối với bọn quân phiệt trí trá, tàn bạo, nham hiểm. Mặt khác bày tỏ nguyện vọng của quần chúng về một vị vua sáng tôi hiền với các nhân vật anh hùng trí dũng. Chính vì vậy tác phẩm vừa có tính hiện thực vừa có tính nhân dân sâu sắc. Câu 4:Phân tích các nhân vật trong truyện Tam quốc diễn nghĩa Bài làm BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 10 [...]... NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 18 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA THÂN THẾ -Trương phi ( ?-2 21) Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Trương Phi tự Dực Đức ,quê ở Trác Quận nước Yên Trương Phi đã cùng với Lưu Bị và Quan Vũ kết bái làm huynh đệ trong vườn đào Ông em út trong ba người Ông được Chiêu liệt hoàng đế tức Lưu Bị phong làm một trong ngũ hổ đại tướng NGOẠI HÌNH -Trương Phi thân dài tám thước,... chiến tranh diễn ra trên chiến trường, Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đấu trí làm phần chính để triển khai mô tả chiến tranh, miêu tả vận dụng chiến lược chiến thuật Sự vận dụng sách lược chính xác hay không sẽ liên quan đến toàn cục cuộc chiến tranh, còn vận dụng chiến thuật sai hay đúng sẽ liên quan BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 26 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA cục bộ của cuộc chiến tranh Tam Quốc Diễn Nghĩa có... trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung “ủng Lưu phản Tào” trên cơ sở đó mà khẳng định chính quyền Thục Hán Hình ảnh Lưu Bị ông vua anh minh biết yêu thương trăm họ, nhân vật gửi gắm nhiều ước vọng của tác giả - XUẤT THÂN: Gia đình xuất thân dòng dõi vua quan nhưng đến đời Lưu Bị thì gia đình đã phá sản, ông làm nghề đóng dép, dệt chiếu kiếm ăn Lưu Bị mồ côi cha từ sớm - HÌNH ẢNH Được tác. .. chiều, nơi xảy ra những điều bất ngờ nhất, khó tin nhất nhưng cũng thật nhất Vẫn còn lưu lại những kiệt tác văn chương viết về chiến tranh Đông Tây kim cổ Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung một trong số đó Miêu tả về một giai đoạn phân tranh loạn lạc với nhiều trận chiến khác nhau, La Quán Trung đã làm say mê người đọc bao thế hệ Đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả chiến tranh của cuốn tiểu thuyết... của Tào Tháo Chữ tín cũng có mặt tích cực khi thê hiện kết nghĩa huynh đệ, đó lúc con người cần hợp sức nhau trong thời đại tao loạn, song nó sẽ tiêu cực khi quan hệ con người dựa trên ân oán các nhân, đặt lợi ích cộng đồng xuống dưới HẠN CHẾ - Trong Tam Quốc chí Trần Thọ cho Quan kẻ kiêu căng Trong Tam Quốc diễn nghĩa La Quán Trung nhấn mạnh đặc điểm tính cách này của Quan Vũ Đánh giá... LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 34 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Quách Gia, Lưu Hoa, Giả Hủ, Mãn Sủng, Mao Giới, Hứa Du, Chung Dao; bên võ có Điển Vi, Hứa Chử, Lý Điển, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Liêu, Trương Cáp, Từ Hoảng Lực lượng hùng hậu đó giúp Tào Tháo luôn ở thế mạnh hơn trong những trận giao tranh với phe Lưu Bị và Tôn Quyền Trong bài Tam Quốc diễn ca cuối tác phẩm, La Quán Trung viết về ông: Tào Tháo mới... Phi -Tác giả tô đậm với lòng dũng cảm phi thường của một Quan Vũ ung dung đánh cờ để Hoa Đà rạch tay bị tên độc, cạo xương rắc thuốc (hồi 75), một khí phách anh hùng, thân ở doanh trại Tào mà tâm vẫn ở bên Lưu Bị Bên cạnh lòng dũng cảm La Quán Trung còn muốn tô đậm cái nghĩa khí của Quan Vũ +Trung nghĩa ở đây được xét theo quan hệ trên dưới Tác giả lặp đi lặp lại một số sự kiện nhằm nhấn mạnh lòng trung. .. NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 17 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA không sao đổi được sắc trắng, trúc đốt cháy được nhưng không huỷ được gióng thẳng) +Tín nghĩa yếu tố được xét theo quan hệ hàng ngang, thể hiện quan hệ anh em bạn bè, quan hệ xã hội.Kết nghĩa vườn đào, không thay lòng đổi dạ, sống chết có nhau tín nghĩa cuả QuanQuantrung thành với Lưu Bị, trung thành với lời thề kết nghĩa vườn đào nhưng lại... và hành động cũng một trong những nghệ thuật đặc sắc mà La Quán Trung đã sử dụng Tào Tháo nhân vật điển hình cho nghệ thuật này.Tào Tháo con đẻ của thời đại loạn Tam quốc với tính cách phức tạp tàn bạo,đa nghi và xảo quyệt,với chủ nghĩa lợi kỉ cực đoan của giai cấp thống trị.Điều BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 32 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA này được thể hiện ngay ở câu nói nổi tiếng của y:ta... phóng đại ,tác giả đã khắc họa ở họ những vẻ đẹp,phẩm chất phi thường.Họ trở thành những hình tượng nhân vật lí tưởng trong văn học.Họ niềm an ủi, cổ vũ cho quần chúng lao khổ, họ cũng khất vọng của quần chúng về một xã hội thanh bình, không loạn lạc, chiến tranh BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 LỚP VĂN HỌC K53 25 TAM QUỐC DIỄN NGHĨA Câu 6 Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thông . TAM QUỐC DIỄN NGHĨA BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2 MÔN: VĂN HỌC TRUNG QUỐC TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG Câu 1: Vấn đề tác giả và văn bản tác phẩm:. II. tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa còn có tên khác là Tam quốc, Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung

Ngày đăng: 08/04/2013, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan