Đề án Vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

17 4.3K 18
Đề án Vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên : Hồ Vĩnh Nam , CQ 528483 Phan Thị Mến,CQ 528459 Lớp : quản trị doanh nghiệp 52c Đề án : Vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Phần 1: Lý luận chung về lao động và tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp I.Lao động và động lực trong lao động: 1.1.Lao động và động lực lao động +Các khái niệm. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện cống hiến của người lao động để tăng cường lỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức . +Tạo động lực - Khái niệm : Tạo động lực lao động là các chính sách , biện pháp , thủ thuật của người lãnh đạo và quản lý tác động đến người lao động nhằm tạo cho họ có động lực trong công việc .Tạo đông lực làm việc là phần quan trọng tiếp theo trong việc quản lý hiệu suất làm việc . 1.2. Mục đích,vai trò tạo động lực lao động Bản chất của động lực xuất phát từ nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của con người . Giữa nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và khoảng cách đó luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó . Sự thỏa mãn nhu cầu được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu đến một mức độ nào đó , không có nhu cầu nào được thỏa mãn hoàn toàn mà chỉ có nhu cầu được thỏa mãn đến một mức độ nào đó . Khi một nhu cầu được thỏa mãn về cơ bản nó sẽ làm mất dần đi và nhu cầu mới lại xuất hiện , con người không bao giờ hết nhu cầu , sự thỏa mãn nhu cầu có ảnh hưởng tích cực đến động lực của mỗi người. Nhu cầu luôn tồn tại 1 vĩnh viễn nhưng nhu cầu không phải là yếu tố quyết định đến động lực mà lợi ích mới thực sự là yếu tố quyết định đến động lực . + Về phía người lao động - Mối quan hệ giữa những cá nhân trong cùng một tập thể. - Mối liên kết giữa những thành viên trong công ty + Về phía nhà doanh nghiệp -Con người là yếu tố vô cùng quan trọng – quyết định sự thành công hay thất bại của mọi tổ chức. - Tạo động lực làm việc là phần quan trọng tiếp theo trong việc quản lý hiệu suất làm việc. II,Mô hình Maslow. Trong năm loại nhu cầu trên nhu cầu về sinh lý là nhu cầu thấp nhất của con người +Nhu cầu sinh lý bao gồm những nhu cầu cơ bản nhất , thiết yếu nhất giúp con người tồn tại . Đó là nhu cầu : ăn , mặc , ở , đi lại và một số nhu cầu cơ bản khác . +Tiếp đến là nhu cầu an toàn , nhu cầu an toàn là nhu cầu được ổn định , chắc chắn . Con người muốn được bảo vệ , bảo về chống lại những điều bất chắc hoặc nhu cầu tự mình bảo vệ . 2 +Nhu cầu xã hội là một trong những nhu cầu bậc cao của con người . Nhu cầu xã hội bao gồm nhu cầu giao tiếp , nói chuyện với người này với người khác để được thể hiện và chấp nhận tình cảm và sự chăm sóc và sự hiệp tác , nhu cầu được chia sẻ sự yêu thương … +Cao hơn nữa là nhu cầu được tôn trọng , con người ngoài nhu cầu muốn giao tiếp nói chuyện với người khác họ còn muốn được mọi người kính trọng , nể mình , thừa nhận vị trí của mình trong xã hội . +Nhu cầu bậc cao nhất đó là nhu cầu tự hoàn thiện , đó là nhu cầu được phát triển , tự khẳng định mình . Họ mong muốn được biến năng lực của mình thành hiện thực , họ luôn hy vọng được hoàn thiện hơn . Theo Maslow : Về nguyên tắc , khi mỗi nhu cầu trong số những nhu cầu đo được thỏa mãn thì nhu cầu tiếp theo sẽ trở nên quan trong nhất . Sự thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân bắt đầu từ nhu cầu thấp nhất , các nhu cầu dưới được thỏa mãn thì các nhu cầu trên mới xuất hiện . Sự thỏa mãn nhu cầu đi theo thứ tự từ thấp đến cao .Mặc dù thực tế thì chẳng nhu cầu nào được thoả mãn hoàn toàn cả nhưng các nhu cầu khi đã được thoả mãn cơ bản thì những tác động vào nhu cầu đó sẽ không còn tạo được động lực cho họ nữa. Vì thế, theo Maslow, nhà quản lý muốn tạo động lực cho nhân viên của họ thì trước hết nhà quản lý phải hiểu được nhân viên đó đang ở đâu ?trong hệ thống thứ bậc nhu cầu, từ đó có định hướng vào sự thoả mãn nhu cầu đó của họ để chính sách tạo động lực đạt được kết quả cao nhất. Một nhân viên khi vào làm việc tại công ty chắc chắn họ đều có một hoặc nhiều nhu cầu khác nhau.Các nhu cầu này thường xuyên có sự thay đổi. Mỗi người lao động lại có nhu cầu khác nhau và đòi hỏi sự thoả mãn khác nhau. Do đó nếu nhà quản lý không nắm bắt được những đặc điểm cần thiết này, không thoả mãn nhu cầu cho nhân viên thì chắc chắn một ngày không xa nhân viên của anh ta sẽ “ nói lời từ biệt “ với công ty của anh ta và anh ta. III.Nhân tố ảnh hưởng tới động lực trong lao động: 3.1.Bản thân người lao động. 3 Mỗi con người sinh ra đều khác nhau, khi sinh ra mỗi người đều có cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau cho nên động lực sống khác nhau. Có người tự biết tạo cho mình động lực cao hơn người khác. Họ biết cách tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho tốt nhất, họ biết tự đặt mục tiêu thách thức đối với mình. Họ luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu đặt ra, biết tự điều chỉnh cảm xúc vui buồn, những khi gặp khó khăn hay vấp ngã họ có thể tự tìm con đường mới, gượng dậy và tiếp tục bước tiếp mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên có những người sinh ra đã thích sống cuộc sống an nhàn, hờ hững với thời cuộc. Trong công việc họ không thích làm những công việc có sự thách thức cao, mục tiêu trong công việc không đòi hỏi phải thật nỗ lực mới đạt được. Do đó, công việc nào mà có sự thách thức với họ sẽ không có tác dụng tạo động lực cho họ. Những người này do đặc tính cá nhân đã thích sự bình lặng, cứ hàng tháng nhận được những đồng lương mà họ cho là xứng đáng là họ toại nguyện. Nghiên cứu về đặc điểm cá nhân để ta thấy rằng cần phải bố trí người lao động như thế nào để họ có thể phát huy được hiệu quả làm việc cao nhất. Trong tổ chức có những công việc có tác dụng tạo động lực mạnh cho người lao động, nhưng cũng có những công việc tính tạo động lực thấp. Vấn đề đặt ra là phải bố trí làm sao cho phù hợp giữa người lao động và công việc để tạo được động lực lớn nhất. Tóm lại, đặc tính cá nhân có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động. Ngoài đặc tính cá nhân ra thì đặc điểm công việc cũng có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động. 3.2.Yếu tố trong công việc. Về đặc điểm công việc chúng ta xem xét trên ba khía cạnh: +) Tính chất công việc +) Vị trí và khả năng phát triển nghề nghiệp +) Cơ hội thăng tiến Tính chất công việc có tác động rất lớn đến cách thức tạo động lực cho người lao động. Công việc ổn định hay công việc được yêu thích hoặc công việc phức 4 tạp hay nhàn rỗi… là những yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Trong hệ thống công việc có những nhóm công việc mang tính chất lặp đi lặp lại nhưng cũng có nhóm công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, luôn luôn nỗ lực. Những công việc mang tính chất lặp đi lặp lại thường là những công việc liên quan nhiều đến sổ sách, giấy tờ, mang tính chất hành chính, thủ tục… Những công việc này thường không tạo hứng thú làm việc đối với người lao động. Do đó khả năng thu hút lao động rất hạn chế, những người lao động làm những công việc này thì động lực làm việc vì tính chất công việc rất thấp. Những công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, nỗ lực làm việc cao như công việc quản lý, giám đốc, chuyên viên cấp cao…. Là những công việc mà chính bản thân nó có sự thu hút, tạo hứng thú cho người lao động khi làm nhữg công việc này. Người lao động cảm thấy có động lực mạnh mẽ để trở thành chuyên viên cấp cao hay trở thành giám đốc… những công việc mang tính chất như thế này thường tạo động lực làm việc cho người lao động rất lớn. Bên cạnh tính chất công việc thì vị trí công việc và khả năng phát triển nghề nghiệp là vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu. Một công việc không được người khác coi trọng, không có khả năng phát triển thì chắc chắn không thể tạo động lực cho người lao động. Một công việc hấp dẫn, tạo cơ hội tốt cho người lao động hoàn thiện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, công việc được nhiều người coi trọng, được xã hội đề cao thì chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động đảm nhiệm công việc đó. Trong điều kiện hiện nay bất kỳ người lao động nào cũng muốn mình được mọi người tôn trọng, họ làm việc không chỉ để lấy thu nhập mà họ còn mong muốn mình có chỗ đứng nhất định trong xã hội. Một công việc giúp họ có cơ hội thăng tiến tốt, rõ ràng sẽ có tác động mạnh mẽ đến động cơ làm việc của người lao động. Nói tóm lại, đặc điểm công việc có vai trò quyết định đến động lực làm việc của người lao động, vì vậy nhà quản lý cần phải có biện pháp thường xuyên làm 5 giàu công việc. Phải tạo cho người lao động có những cảm giác hưng phấn khi làm công việc đó, tránh tình trạng để người lao động làm những công việc lặp đi lặp lại quá nhiều. Cần phải tạo thêm những thách thức mới trong công việc để thôi thúc người lao động, tạo cơ hội cho họ phát triển hết khả năng của mình. 3.3.Yếu tố môi trường trong tổ chức. Về đặc điểm của môi trường tổ chức chúng ta xem xét trên một số mặt như: môi trường làm việc, hệ thống chính sách của tổ chức, việc thực hiện các chính sách, bộ máy quản lý…. Về môi trường làm việc. Môi trường làm việc trong tổ chức bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Môi trường vật chất bao gồm vị trí nơi làm việc,không gian làm việc, khung cảnh, đồ đạc, máy móc và sự bố trí đồ đạc, máy móc… Trong lĩnh vực tâm lý học lao động các nhà khoa học đã nghiên cứu và có kết luận về sự ảnh hưởng của môi trường vật chất đến động lực, cũng như hiệu quả làm việc của người lao động. Cách bài trí máy móc, thiết bị, màu sắc, ánh sáng, vệ sinh nơi làm việc… có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của người lao động. Môi trường vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện lớn để người lao động tăng cường động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, làm tăng sự an toàn khi làm việc. Môi trường tâm lý bao gồm những áp lực công việc, bầu không khí làm việc…. Một không khí làm việc thân thiện, vui vẻ, hoà đồng chắc chắn sẽ làm tăng sự tự tin đối với mỗi người lao động, kích thích tinh thần sáng tạo, tăng sự gắn bó của người lao động với tổ chức. Hệ thống chính sách trong tổ chức. Hệ thống chính sách trong tổ chức bao gồm các nội quy, quy định, các chính sách thi đua, khen thưởng, kỷ luật….Hệ thống chính sách được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rành mạch sẽ củng cố được lòng tin của người lao động đối với tổ chức. Nếu như chính trong những chính sách của công ty có sự phân biệt giới tính, phân biệt người lao động giàu, người lao động nghèo, phân biệt “con ông cháu cha”…sẽ không có tác dụng lớn trong việc tạo động lực lao động 6 cho người lao động trong công ty. Việc thực hiện các chính sách trong công ty. Một hệ thống chính sách phù hợp đòi hỏi quá trình thực hiện phải chính xác, phải chặt chẽ và phải công bằng. Tránh tình trạng “chính sách một đường thực hiện một nẻo” như thế không những không tạo động lực cho người lao động mà ngược lại gây những phản ứng bất bình, chán nản cho người lao động. Do vậy việc thực hiện đúng đắn các chính sách là một yếu tố có tác động mạnh đến động lực làm việc của người lao động. Ban quản lý. Những người trong bộ máy quản lý, đặc biệt là những người quản lý trực tiếp có tác động không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Người quản lý giỏi, biết quan tâm đến đồng nghiệp, thường xuyên quan tâm, săn sóc chia sẻ, động viên nhân viên chu đáo chắc chắn sẽ tạo động lực làm việc mạnh mẽ đối với nhân viên. Ngược lại một người quản lý tồi sẽ gây phản cảm trong lòng nhân viên, họ không muốn làm việc trong môi trường như vậy và rất có thể ngày ra đi của họ sẽ không xa. Sự cần thiết phải tạo động lực. Không chỉ trong lao động mới thực sự cần động lực mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày con người rất cần có động lực sống. Một người không có động lực sống sẽ không thể tồn tại. Sự chọn lọc tự nhiên chính là động lực sống lớn nhất đối với mỗi con người. Không chỉ riêng con người mà cả những loài động thực vật cũng vậy, để duy trì sự tồn tại của mình chúng phải thay đổi hình dáng, màu sắc…. của mình để dễ thích nghi khi điều kiện sống thay đổi. Trong kinh tế động lực có vai trò rất lớn, nhà nước muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Đó cũng chính là một trong những động lực thu hút đầu tư nước ngoài. Trong doanh nghiệp việc tạo động lực xuất phát từ mục tiêu tạo động lực. Tạo động lực để người lao động làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình vì công 7 ty, gắn bó với công ty lâu dài. Sự tồn tại và phát triển của công ty phụ thuộc rất lớn đến nỗ lực làm việc của các thành viên, sự cống hiến, đóng góp công sức, trí tuệ của những con người tâm huyết, hết lòng vì công ty. Không một công ty nào có thể tồn tại và phát triển với những con người làm việc hời hợt, tâm lý luôn luôn chán nản, chán công việc. Chính vì thế bất cứ công ty nào cũng cần phải tạo động lực lao động cho người lao động. Tạo động lực lao động cho người lao động không những kích thích tâm lý làm việc cho người lao động mà nó còn tăng hiệu quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. IV.Cách thứctạo động lực : 4.1.Tạo động lực thông qua kích thích vật chất Là hình thức tạo động lực thông qua các công cụ tài chính như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi, cổ phần * Tiền lương: Đối với người lao động tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của họ. Ở một mức nào đó tiền lương còn là bằng chứng thể hiện giá trị, uy tín của người lao động đối với xã hội. Có hai hình thức trả lương đó là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. + Trả lương theo thời gian: Tiền lương theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Tiền lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai chế độ. + Trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ và số lượng và chất lượng sản phẩm người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo sản phẩm. 8 * Tiền thưởng: Là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có thành tích và đóng góp vượt trên mức độ quy định của doanh nghiệp. Tiền thưởng và tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao động. Vì vậy, tiền thưởng cũng góp phần giúp người lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình ở mức cao hơn. Từ đó có thể thấy tiền thưởng cũng là một trong những công cụ khuyết khích vật chất hiệu quả đối với người lao động. Tiền thưởng gồm rất nhiều loại, trong thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng một số hình thức thưởng như: thưởng theo năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng do hoàn thành sớm tiến độ, thưởng do sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp… * Ngoài tiền lương và tiền thưởng người lao động còn được hưởng những đãi ngộ tài chính khác như: khoản trợ cấp, phụ cấp, cổ phần, phúc lợi. 4.2.Tạo động lực thông qua kích thích tinh thần. Người lao động khi đi làm không chỉ có động lực duy nhất là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác họ còn theo đuổi những giá trị vô hình khác trong công việc. Vì vậy để có thể khai thác hết tiềm năng của người lao động thì cần phải kết hợp những kích thích tinh thần với những kích thích tài chính. Thực chất của kích thích tinh thần là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải vật chất. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và ngày càng đòi hỏi được nâng cao: niềm vui trong công việc, sự hứng thú, sự say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, Tạo động lực thông qua kích thích tinh thần gồm hai hình thức chủ yếu: tạo động lực thông qua công việc và tạo động lực thông qua môi trường làm việc. 4.3.Tạo động lực thông qua công việc: Đối với người lao động trong doanh nghiệp, công việc được hiểu là những hoạt động cần thiết mà họ được tổ chức và giao cho và họ có nghĩa vụ phải hoàn thành. Công việc mà người lao động phải thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng và 9 vì nó gắn liền với mục đích và động cơ của họ. Tính chất, đặc điểm, nội dung và tiêu chuẩn của công việc là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến kết quả thực hiện công việc của người lao động. Nếu người lao động được phân công thực hiện một công việc quan trọng, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, phẩm chất cá nhân và sở thích của họ sẽ làm cho họ có những hứng thú trong công việc, có trách nhiệm với kết quả công việc. Tuy nhiên nếu giao cho họ những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi trình độ cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, lương thưởng cao hơn so với công việc hiện tại thì người lao động sẽ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn, các nhu cầu cơ bản không những được thỏa mãn mà nhu cầu cao hơn cũng được thỏa mãn. Tâm lý của người lao động nào cũng vậy, họ luôn mong muốn nhà quản trị giao cho họ những công việc phải hấp dẫn, có sự thách đố, đòi hỏi sự phấn đấu và kết quả công việc của họ phải được đánh giá một cách nghiêm túc, nhìn nhận một cách khách quan và đúng với công sức mà họ đã bỏ ra để thực hiện. Nhưng quan trọng hơn là nhờ công việc đó họ có cơ hội để thể hiện bản thân, nhận được sự chú ý của cấp trên và sự kính nể của đồng nghiệp. Trên thực tế doanh nghiệp không thể đáp ứng cho tất cả người lao động công việc mà họ ưa thích, song quan điểm nâng cao chất lượng công tác tạo động lực lao động kết hợp với việc tổ chức lao động khoa học, bố trí lao động hợp lý, doanh nghiệp có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản về công việc cho người lao động một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy, nhà quản trị cần áp dụng các biện pháp sáng tạo nhằm tạo động lực cho người lao động, chẳng hạn như làm phong phú công việc, luôn tạo sự mới mẻ trong công việc để người lao động làm việc một cách hiệu quả hơn. 4.4.Tạo động lực thông qua môi trường làm việc: Vấn đề lao động không chỉ dừng lại ở khai thác tối đa con người mà cần phải chú ý đến các yếu tố tâm lý chi phối thái độ của người lao động trong quá trình làm việc, tức là phải tạo được không khí phấn khởi, thoải mái tại nơi làm việc. Bởi vì người lao động giành nhiều thời gian trong tổng quỹ thời gian là ở doanh 10 [...]... việc được giao Vì vậy việc áp dụng Thuyết nhu cầu Maslow trong việc quản trị nhân lực đòi hỏi sự khéo léo và nghệ thuật của nhà quản lý, có thể kể đến một số ứng dụng như sau: 5.1.Ứng dụng thuyết Maslow trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách nhân sự phù hợp nhu cầu của người lao động: Thông qua việc nghiên cứu thuyết Maslow, nhà quản lý sẽ có được sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách nhân sự của... tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chính khả năng vốn có của mình Sự khác biệt giữa lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên trong việc lựa chọn ra các nhân tố quan trọng nhất quyết định động lực làm việc của nhân viên và sự gắn bó của họ đối với doanh nghiệp Trong khi phần lớn lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp trả lời lương bổng là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, đa số những người lao động được hỏi... công việc luôn là điều được mọi người ủng hộ và khuyến khích Điều đó vừa giúp cho công việc tăng năng suất hiệu quả và nhân viên có động lực để làm việc tích cực hơn 12 V Ứng dụng thuyết Maslow trong thực tiễn: Nhân sự trong tổ chức hầu hết đều thực hiện công việc và hành động tuân theo nhu cầu Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và... đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu về tâm lý xã hội của con người càng cao Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh tâm lý của người lao động hiện nay so với thời kỳ trong cơ chế tập trung bao cấp Đối với người lao động có trình độ cao, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động. .. lớp trong môi trường làm việc Điều đó chỉ khiến công việc bị ngưng trệ, thái độ làm việc của các nhân viên dưới quyền sẽ là đối phó, không có sự hợp tác và đồng lòng trong quyết định vấn đề và thực thi chúng một cách hiệu quả 4.5.5 Đánh giá , công nhận và phần thưởng cho những đóng góp tích cực trong công việc Trong bất kì một môi trường làm việc nào, việc ganh đua đóng góp thành tích trong công việc. .. hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức Cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoặc các kỳ nghỉ khác 13 +Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng người. . .nghiệp Vì vậy họ làm sao có thể làm việc tốt nếu như môi trường đó thật sự ngột ngạt và làm họ thấy không thoải mái.Từ đó có thể thấy rằng phải tạo ra được môi trường tối ưu, một môi trường văn hóa nhân văn thuận lợi cho sự phát triển của nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp 4.5 Tạo động lực bằng việc cải thiện môi trường và điều kiện làm việc 4.5.1 Xây dựng niềm tin giữa các cá nhân trong. .. hành động của con người Theo cách xem xét đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người Nói cách khác, người lãnh đạo hoặc quản lý có thể điều khiển được hành vi của nhân viên bằng cách dùng các công cụ hoặc biện pháp để tác động vào nhu cầu hoặc kỳ vọng của họ làm cho họ hăng hái và chăm chỉ hơn với công việc được giao Vì vậy việc. .. kinh doanh lớn trên thế giới “thu phục” khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất “khó tính” từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Công ty 5.2.Ứng dụng thuyết Maslow để khuyến khích, động viên... cặn kẽ là một trong những cách giúp gia tăng hiệu quả công việc • Huấn luyện: Nhân sự có cơ hội được học hỏi, được phát triển bản thân là một sự khích lệ, giúp cải tiến hiệu quả kinh doanh 15 VI Kết luận Tóm lại con người là một sinh vật đặc biệt, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý Thông thường, người lao động dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho công việc, song điều . trị doanh nghiệp 52c Đề án : Vận dụng học thuyết Maslow trong việc tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp Phần 1: Lý luận chung về lao động và tạo động lực cho người lao động trong. động trong doanh nghiệp I .Lao động và động lực trong lao động: 1.1 .Lao động và động lực lao động +Các khái niệm. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện cống hiến của người lao động để. con người làm việc hời hợt, tâm lý luôn luôn chán nản, chán công việc. Chính vì thế bất cứ công ty nào cũng cần phải tạo động lực lao động cho người lao động. Tạo động lực lao động cho người lao

Ngày đăng: 19/05/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan