THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

74 2.1K 8
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG  TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN ĐỨC HẠNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Mã Số: B2005 - 03 - 65 Thái Nguyên, 2006 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Tên đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. Mã số: B 2005 - 03 - 65 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Đức Hạnh Tel: 0280 857 229 DĐ: 0945 333 407 Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Thời gian thực hiện: 2005 - 2006 1. Mục tiêu: + Khảo sát, phân lích, đánh giá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. + Khẳng định thành tựu, hạn chế và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai vào quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. 2. Nội dung chính: Chương 1 : Một số đặc điểm nổi bật của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai. Chương 3: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. 3. Kết quả chính đạt được: Là tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập bộ môn Lý luận Văn học cho giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên. 2 SUMMARY Project title: The world of art in Chu Lai's novels Code number: B 2005 - 03 -65 Coordinator: Dr. Nguyen Duc Hanh tel: 0280 857 229. Implementing Institution: Thai Nguyen college of Education. Durahion: From 2005 to 2006. 1. Objectiver: + Find out the world of Art in Chu Lai's novels. + Insirt the progresser and some dis advantager of Chu Lai's novel in changing the novel's art program. 2. The main contents: Chapter 1 : Some great featurer of world art in Chu Lai's novel's Chapter 2: The feelings of art and a kind of characters in Chu Lai's novel's. Chapter 3: The nalure and time of world art in Chu Lai's. 3. Results obtained: This is department of ethnology's reference to research study, and teaching literature subjecl for teachers and students at Thai Nguyen college of Education. 3 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI A- PHẦN MỞ ĐẦU: I - Lí do chọn đề tài: 1. Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao. Hàng trăm bài phê bình văn học và một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu tiểu thuyết của Chu Lai đã xuất hiện. Nhưng một công trình nghiên cứu toàn diện thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai vẫn còn vắng bóng. Đây là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. Nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên văn đàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳng định những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hàng trình sáng tạo còn đang vận động, biến đổi chưa hoàn kết thì còn khó khăn hơn. Chính vì thế, chúng tôi muốn góp phần nhận diện một gương mặt văn xuôi đang hình thành phóng cách, có những tác phẩm nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay. 3. Nghiên cứu hành hình sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy các tiểu thuyết của ông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể loại. Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính điển hình, chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ mô hình tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi. Từ đó, Chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như các hạn chế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. II - Lịch sử vấn đề: Tiểu thuyết của Chu Lai từ khi xuất hiện đến nay luôn được các nhà nghiên cứu phê bình văn học quan tâm đặc biệt. Với khá nhiều bài báo chuyên khảo và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về sáng tác của Chu Lai nói chung và về tiểu thuyết của ông nói riêng, nhiều phương diện trong thi pháp tiểu thuyết của Chu Lai đã được tìm hiểu, đánh giá ở những mức độ khác nhau. Tập hợp phân loại và đánh giá các công trình nghiên cứu ấy, chúng tôi thấy nổi bật lên năm vấn đề lớn đã được tìm hiểu sau đây: 1. Sự mở rộng và đi sâu vào đề tài chiến, tranh và người lính. Phần lớn các sáng tác của Chu Lai, dù ít hay nhiều, đều khai thác đề tài chiến tranh và người lính với cái nhìn sâu sắc, đau đớn và nhân bản. Các nhà phê bình văn học đều khẳng định thành công của Chu Lai ở mảng đề tài này. Bùi Việt Thắng nhận xét: “Tiểu thuyết của Chu Lai giới thiệu nhiều vấn đề đáng quan tâm trên đề tài chiến tranh với ý nghĩa như một đề tài lịch sử” [l02]. Nguyễn Hoà lại từ một tác phẩm cụ thể 4 của Chu Lai mà khẳng định những phát hiện mới của nhà văn: "Với khúc bi tráng mới cùng Chu Lai muốn thể hiện cách nhìn của anh về chiến tranh qua những tình huống bi kịch để chiêm nghiệm xem con người đã làm thế nào để vượt thoát ra khỏi những tình huống bi kịch ấy .” [48]. 2. Thành tựu ở đề tài số phận người tính thời hậu chiến: Có khá nhiều bài viết về vấn đề này và đều khẳng định lòng trung thực, sự dũng cảm và khả năng “đào sâu” tận cùng hiện thực của nhà văn phát hiện những "mảnh đời" còn khuất lấp, từ đó rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là Bùi Việt Thắng [101], Nguyễn Hương Giang [42] , Hồng Diệu [29] , Nguyễn Thanh Tú [115] , Theo nhà văn Ma Văn Kháng, tiểu thuyết của Chu Lai đã “đối mặt trực tiếp với những vấn đề bức bối của đời sống xã hội hôm nay” [l17]. 3. Vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực và con người. Ở vấn đề này, chúng tôi bắt gặp ý kiểm của nhà phê bình Lê Thành Nghị; "Chu Lai đã không ngần ngại đưa ra ánh sáng những điều lâu nay còn bị dấu kín" [85]. Trong luận văn, thạc sĩ "Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới", tác giả Nguyễn Văn Chung đã khẳng định Chu Lai "Từ cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh" đã đi đến "cái nhìn đa diện về hiện thực thời bình”, từ "thân phận con người trong chiến tranh" đến "thân phận con người trong cuộc sống đời thường"v.v . 4. Vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lai. Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu phê bình đề cập đến nhiều nhất. Đó là ý kiến của GS. Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết của Chu Lai "không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện .” [38]. Các ý kiến của Nguyễn Hương Giang. [42], Đỗ Văn Khang [118], Hồng Diệu [29] . cũng khẳng định những thành công trong vấn đề đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết của Chu Lại. Tác giả Nguyễn Thanh Tú nhận xét về thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài lắm và ăn mày dĩ vãng [115], Lý Hoài Thu lại phân tích đánh giá về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Cuộc đời dài lắm [l15], Nguyễn Tiến Hải lại nhận xét về xung đột truyện trong tác phẩm này [l15]. Nhìn một cách khái quát toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai trong thời kì đổi mới, Nguyễn Văn Chung lại chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong "nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết Chu Lai ở các phương diện: - Cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu [LV.Th.s- Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới]. 5. Một số tồn tại trong tiểu thuyết Chu lai: Chúng tôi thấy xuất hiện không nhiều ý kiến về vấn đề này. Trong Hội thảo tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng, các tác giả Hồng Diệu, Lê Thành Nghị, Thiếu Mai, .đều nhận xét: Văn nhiều lời, ngôn ngữ đôi chỗ chưa thật chọn lọc, một vài chi tiết nghệ thuật 5 còn "thô" . Nhìn chung, với năm vấn đề lớn kể trên, một số đặc điểm quan trọng trong thi pháp tiểu thuyết Chu Lai đã được đề cập đến. Nhưng nhiều vấn đề mới chỉ được "cày xới" với những nhận xét mang tính khái quát mà chưa được chứng minh thấu triệt và tường minh một công trình mang cái nhìn tổng thể về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai vẫn còn vắng bóng. Và đây là “khoảng trống” để chúng tôi thực hiện đề tài của mình. III - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Toàn bộ tiểu thuyết của Chu Lai được xuất bản từ 1979 đến 2005. Đề tài tập trung khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản nhất của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai như: - Kiểu nhân vật trung tâm - Cảm hứng nghệ thuật - Không gian và thời gian nghệ thuật IV - Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học 2. Phương pháp nghiên cứu theo thi pháp thể loại tiểu thuyết 3. Phương pháp lịch sử 4. Phương pháp thống kê, so sánh . V - Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương: 1- Chương 1 : Hành trình sáng tác tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai. 2- Chương 2: Cảm hứng nghệ thuật họ ứng và tương giao với kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu lai. 3- Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. 6 Chương 1 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI CỦA CHU LAI. 1. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai: Một hành trình đi từ mô hình tiểu thuyết sử thi đến mô hình tiểu thuyết "phi sử thi". Điểm qua hành trình sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai từ 1978 đến nay, qua hàng loạt tác phẩm xuất thiện dồn dập trên văn đàn của ông, chúng tôi tạm phân chia hành trình sáng tác ấy làm hai chặng đường tương ứng với hai mô hình tiểu thuyết có tính kế thừa - tiếp biến: 1.1. Chặng đường thứ nhất với mô hình tiểu thuyết sử thi (1978 - 1985). Ở chặng đường này, chúng ta có thể điểm đến một số tiểu thuyết. - Nắng đồng bằng (1978) - Đêm tháng hai ( 1982) - Út teng (1983) - Gió không thổi từ biển (1985) Mô hình tiểu thuyết sử thi hình thành và phát triển rầm rộ ở Việt Nam từ 1945 đến 1975. Cấu trúc thể loại và đặc trưng nghệ thuật của nó đã được chúng tôi trình bầy khá kĩ trong chuyên khảo Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1965 - 1975 nhìn tư góc độ thể loại. Có thể tóm tắt một số đặc điểm thi pháp thể loại nổi bật của thể loại tiểu thuyết này: - Cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo - Thế giới nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc phân tuyến - đối lập một cách tuyệt đối. - Kiểu nhân vật lí tưởng là người anh hùng cách mạng trong chiến đấu và sản xuất . - Kết cấu lịch sử - sự kiện là phổ biến . - Giọng điệu ngưỡng mộ ngợi ca là giọng điệu chủ đạo . Các tiểu thuyết của Chu Lai sáng tác thời kì này nhìn chung vẫn là sự vận động theo "quan tính" của "dòng chảy" tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975. Nhưng cũng trong các tiểu thuyết ấy đã manh nha những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi sử thi sẽ nở rộ sau khởi điểm "Đổi mới" 1987. 1.2. Chặng đường thứ hai với mô hình tiểu thuyết phi sử thi (1986 - 2005). Những dấu hiệu của loại hình tiểu thuyết phi sử thi đã xuất hiện ở chặng đường sáng 7 tác trước nay kết tinh lại trong một cấu trúc - thể loại ổn định. Hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai là những minh chứng có tính điển hình cho quá trình chuyển đổi hệ hình tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1945 đến nay. Những sáng tác của Chu Lai thời kì này mang hơi thở nóng hổi của cuộc sống đương đại. Số phận người lính thời kì "Hậu chiến" trở thành một chủ đề lớn xuyên suốt. Hình tượng người lính sau chiến tranh vượt tên trên thử thách và bi kịch mang vẻ đẹp bi tráng, có sức lay động và ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Có thể kể tên hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai mang đặc điểm và sức mạnh lay động ấy: - Sông xa (1986) - Bãi bờ hoang lạnh (1990) - Vòng tròn bội bạc (1990) - Ăn mày dĩ vàng (1992) - Phố (1993) - Ba lần và một lần (2000) - Cuộc đời dài lắm (2002) - Khúc bi tráng cuối cùng (2004) - Người im lãng (2005) Qua hành trình sáng tác của Chu Lai, chúng ta có những minh chứng để khẳng định: - hai mô hình tiểu thuyết sử thi và sử thi khác biệt nhau nhưng không loại trừ nhau. Trong mô hình tiểu thuyết sử thi vẫn có những đặc điểm được mô hình tiểu thuyết phi sử thi kế thừa, tiếp biến và phát triển. Chúng tôi sẽ chứng minh cho luận điểm này ở các chương - phần tiếp theo. 2. Khái niệm thế giới nghệ thuậtthế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết. 2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật: Trong Từ điển Thuật ngữ văn học nhóm tác giả biên soạn đã định nghĩa về Thế giới nghệ thuật: " Khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn ngạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng, được tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật ( .) khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tác nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan văn hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ" [1 - 201, 202] . Từ định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: thế giới nghệ thuật là toàn bộ các phương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ, được xây dựng bằng một hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hoá và cảm hứng thời đại 8 của thời đại ấy. 2.2. Khái niệm thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết: Đây là khái niệm chưa được cắt nghĩa rành mạch và trọn vẹn trong bất cứ một công trình lý luận văn học nào. Theo suy nghĩ còn hạn hẹp của chúng tôi: - thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết vừa mang những đặc điểm chung của thế giới nghệ thuật trong sáng tác văn học vừa có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng thể loại của nó . Đặc điểm riêng ấy là "chất văn xuôi" vừa trữ tình bay bổng vừa thô nhám xù xì như chính cuộc sống đời thường đa dạng quanh ta, là tính khách quan được nhà văn cố tình lạo ra như một "ảo giác nghệ thuật" nhằm thuyết phục người đọc, là khả năng mở rộng "biên độ" không gian - thời gian nghệ thuật mà không một thể loại văn học nào có thể sánh kịp, là sự quan tâm đặc biệt đến số phận con người đa đoan và phức tạp trong dòng chảy lịch sử - đặc biệt là số phận những con người nhỏ bé, những "con người nếm trải" đắng cay rồi trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo . Từ những khái niệm và giới thuyết kể trên, chúng ta có thể khẳng định sau khi theo dõi sự chuyển đổi nguyên tắc tư tưởng nghệ thuật xây dựng mô hình hiện thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai: - Có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi (ở chặng đường sáng tác thứ nhất) sang hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết "phi sử thi" (ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai). 3. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết của Chu Lai. 3.1. Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực. 3.1.1. Thế giới phân tuyến - đối tập "Địch - Ta" trong tiểu thuyết sử thi chuyển sang thế giới phân tuyến - đối lập giữa các nhóm người và trong mỗi con người trong tiểu thuyết phi sử thi. 3.1.1.1. Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết sử thi của Chu Lai: Ở chặng đường sáng tác thứ nhất, các tiểu thuyết của Chu Lai, dù độ đậm nhạt có khác nhau ít nhiều đều xây dựng mô hình thế giới theo nguyên tắc phân tuyến - đối lập "địch - ta" của loại hình tiểu thuyết sử thi. Trong hàng loạt tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam xuất hiện trước 1975 như: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Vùng trời (Hữu Mai ), Của biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Bão biển (Chu Văn), mô hình thế giới phân tuyến - đối lập "địch ~ ta" đã được xác lập rõ ràng. Các tiểu thuyết Nắng đồng bằng, Út Teng, Đêm tháng hai, Gió không thổi từ biển của Chu Lai cũng xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật theo nguyên tắc ấy. Trong tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai, chúng ta bắt gặp một bức tranh hiện thực với hai mảng Tối - Sáng đang giao tranh dữ dội. 9 Bên địch là những đồn bốt, ấp chiến lược ngột ngạt, tăm tối và thác loạn. Trong đó, các nhân vật phản diện xuất hiện như: - quận trưởng Xầm đen đúa, cố vấn Mĩ, sĩ quan và binh lính Nguỵ . Tất cả đều được xây dựng theo nguyên tắc "Biếm hoạ" để trở thành những con người - quỷ xấu xa. Đây cũng chính là nguyên tắc nghệ thuật rất phổ biến trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975, một nguyên tắc được sử dụng để xây dựng các hình tượng nhân vật phản diện. Các nhân vật thằng Xăm (Hòn Đất của Anh Đức) Ba Phổ (Gia đình má Bẩy của Phan Tứ) Ba răng vàng (Rừng U Minh của Trần Hiến Minh) . là những minh chứng cho nguyên tắc nghệ thuật ấy. Tương phản với mảng hiện thực đen tối kia là mảng hiện thực bi hùng đang ngày một rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin chiến thắng. Đó là căn cứ của trung đội Đặc công vùng ven Sài Gòn, là những cánh rừng Trường Sơn bất khuất: ở đó, những người anh hùng mang vẻ đẹp lí tưởng xuất hiện: - Linh, Năm Thuý, Sáu Hoà, Út Cò Ngẳng . Nhưng ngay trong mô hình thế giới nghệ thuật phân tuyến - đối lập đậm chất sử thi này đã xuất hiện những dấu hiệu của chất tiểu thuyết đích thực. Nhữmg dấu hiệu mới hé lộ này sẽ trở thành phổ biến trong các sáng tác ở chặng đường sau của Chu Lai: Đó là sự khốc liệt của chiến tranh với những cái chết nhuốm màu bi thảm: Cái chết của Tùng, Ma Ngọc Lang, hành động tự sát của Toàn, cảnh xử tử út Hạnh . Đó là sự oan ức của Linh từ bệnh quan liêu và duy ý chí của một số cán bộ lãnh đạo cấp trên . Tất cả những tín hiệu này mới thấp thoáng xuất hiện như khúc nhạc dạo đầu đề báo hiệu những cao trào sẽ bùng nổ sau đó. 3.1.1.2. Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết phi sử thi của Chu Lai. Khảo sát các tiểu thuyết xuất hiện ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai, chúng tôi thấy nguyên tắc phân tuyến - đối lập vẫn được sử dụng nhưng không dừng lại ở sự phân chia địch - ta một cách cơ giới và hình thức. Khái niệm Địch và Ta cũng không còn ổn định và bất biến như trước. Sự phân tuyến - đối lập xuất hiện giữa các nhóm người (ở bên địch cũng như bên ta) và trong mỗi con người. Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, bức tranh hiện thực chiến tranh thời quá khứ được đan xen, lồng ghép với bức tranh hiện thực thời "Hậu chiến" trong hiện đại. Trong cả hết bức tranh hiện thực ấy, ranh giới phân tuyến vừa rõ ràng vừa mong manh:- rõ ràng khi đối lập ta với địch trong quá khứ, người tốt và kẻ xấu trong hiện tại, mong manh khi trong mỗi con người cái tốt và cái xấu không phải bao giờ cũng phân chia ranh giới rõ ràng. Ngay với nhân vật chính diện Hai Hùng - một mẫu người hùng lí tưởng thời chiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của anh, ta còn biết anh từng có những lúc muốn tự thương để rờn xa cuộc chiến, đã từng ăn cắp sữa của thương binh . Với nhân vật lí tưởng Ba Sương cũng thế. Người con gái kiên trung tuyệt vời [...]... TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI 1 Khái niệm không gian nghệ thuật: Từ điển Thuật ngữ Văn học định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: "Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của. .. đặc điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai sẽ được chúng lôi cụ thể hoá, khảo sát và đánh giá qua một số phương diện nội dung và hình thức tiểu thuyết ở hai chương sau 15 Chương 2 CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT SONG HÀNH - HÔ ỨNG VỚI KIỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI 1 Khái niệm cảm hứng nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm 1.1 Khái niệm cảm hứng nghệ thuật Cảm hứng tư... loại không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chủ Lai: Chúng ta đều biết: không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan và in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn Khảo sát các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi thấy tương ứng với hai chặng đường sáng tác của nhà văn... trên trong tác phẩm của Chu Lai có sức mạnh lay động, thức 25 tỉnh và giục giã người đọc hướng về cái đẹp cái thiện, tự nhận thức để đi tới những hành động dũng cảm 2.2.2 Bi kịch Đời tư trong tiểu thuyết của Chu Lai: Trong tiểu thuyết của Chu Lai, các bi kịch Đời tư đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ Bi kịch lịch sử Nói một cách khác, bóng dáng của chiến tranh với những mất mát của nó vẫn thấp thoáng trong. .. thế giới nghệ thuật thuộc hai loại hình tiểu thuyết vừa liệu biến vừa đan xen vào nhau Đó là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi ở chặng đường sáng tác thứ nhất Đó là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác thứ hai Sự tiếp biến và tương gian giữa hai mô hình thế giới nghệ thuật này có tính điển hình, vì qua đó, chúng ta nhân ra quá trình vận động và chuyển đổi thi... vận động và chuyển đổi thi pháp thể loại của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Tuy nhiên, sự phân chia kể trên cũng chỉ mang tính tương đối và dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật chủ đạo nhất Bởi trong thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi đã thấp thoáng những tín hiệu "phi sử thi" (Ví dụ: Nắng đồng bằng) Trong thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết thì "hồi quang" của vẻ đẹp sử thi không ít lần vẫn rực sáng... pháp tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ 1975 đến nay Trong các tiểu thuyết của Chu Lai, chúng tôi chọn Nắng đồng bằng để nghiên cứu bởi vì: đây là tiểu thuyết đầu tiên của Chu Lai và đã khẳng định vị trí của ông trên văn đàn Việt Nam Giọng điệu, ngôn ngữ, cá tính sáng tạo của nhà văn bắt đầu định hình từ tác phẩm này với cả ưu điểm và nhược điểm Hơn thế nữa; Nắng đồng bằng là một trong số ít tác phẩm của. .. dân Nghệ sĩ tái tạo đời sống thành thế giới hình tượng của tác phẩm, trong đó thể hiện quan niệm của tác giả về chiến công, về bản chất, số phận và ý nghĩa của tính cách anh hùng" Không chỉ với nhân vật Linh trong Nắng đồng bằng được khắc hoạ bằng cái nhìn sử thi, với các nhân vật trung tâm được khắc hoạ bằng cái nhìn tiểu thuyết trong các tiểu thuyết khác của Chu Lai, các nhân vật anh hùng là nam giới. .. Như vậy, không gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm văn học Thông qua việc khảo sát các kiểu loại không gian nghệ thuật trong 1 tác phẩm, chúng ta sẽ nhận biết được quan niệm thẩm mỹ, ý đồ nghệ thuật của tác giả Hơn thế nữa, qua sự đặc sắc phong phú của các kiểu loại không gian nghệ thuật, người đọc còn nhận ra cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn 2 Các... sang cái nhìn hồi ức - phân tích về chiến tranh: Trong các tiểu thuyết của Chu Lai xuất hiện ở chặng đường thứ nhất, chất sử thi vẫn đậm nét dù chất tiểu thuyết đã manh nha xuất hiện Hiện thực chiến tranh trở thành đối tượng miêu tả, việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực sẽ dẫn đến sự thay đổi cái nhìn về chiến tranh Trong các tiểu thuyết của Chu Lai ở thời kì này, kinh nghiệm cộng đồng và cảm . giá thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai. + Khẳng định thành tựu, hạn chế và đóng góp của tiểu thuyết Chu Lai vào quá trình đổi mới nghệ thuật. nghệ thuật và kiểu nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Chu Lai. Chương 3: Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai.

Ngày đăng: 08/04/2013, 10:09

Hình ảnh liên quan

4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU - THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG  TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

4..

LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU Xem tại trang 66 của tài liệu.
Khảo sát, đánh giá, định hình những đặc điểm lớn về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Laị Từđó đi đến những dấu hiệu phong cách nghệ thuật của nhà văn. - THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG  TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI

h.

ảo sát, đánh giá, định hình những đặc điểm lớn về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Laị Từđó đi đến những dấu hiệu phong cách nghệ thuật của nhà văn Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan