luận văn quản trị kinh doanh Tìm hiểu Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

40 707 0
luận văn quản trị kinh doanh  Tìm hiểu Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD MỤC LỤC Lời Mở Đầu: 02 PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 03 PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP 06 CHƯƠNG I: Nội dung thực tập về Quản trị học 06 1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 06 1.1.1. Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp 06 1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp 07 1.2. Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 10 1.2.1. Số cấp quản lý 10 1.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 10 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ máy Quản trị 11 CHƯƠNG II. Nội dung về Quản trị Dự án 12 2.1. Nội dung của dự án đầu tư 12 2.2. Các chỉ tiêu Kinh tế và tính khả thi của Dự án 16 2.3. Phân tích rủi ro của Dự án 18 2.4. Đánh giá tính khả thi của Dự án 18 2.5. Lợi ích của Dự án 19 2.6. Quá trình Quản lý Dự án 20 2.6.1. Xây dựng các công việc thực hiện Dự án 21 2.6.2. Lịch trình công việc của Dự án 21 2.6.3. Biểu diễn các công việc qua biểu đồ GANTT và sơ đồ PERT 21 CHƯƠNG III. Hoạt động Marketing của công ty 24 3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty 24 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 24 3.2.1. Các yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế 24 3.2.2. Các yếu tố trong môi trường kinh tế quốc dân 25 3.2.3. Các yếu tố thộc môi trường nội bộ ngành 27 3.3. Hoạt động Marketing mix của doanh nghiệp 29 CHƯƠNG IV. Nội dung về Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu 32 4.1. Phương pháp dự báo của Công ty 32 4.2. Quản lý dự trữ 33 4.3. Công tác lập kế hoạch, điều độ sản xuất 35 Kết luận: 38 SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 1 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD Lời mở đầu: Trong những năm vừa qua, ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ không ngừng: nhiều năm liền đứng thứ hai trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo thêm việc làm cho hàng trăn ngàn lao động, chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc như vậy là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực của nhiều cấp, nhiều ngành trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Để hiểu rõ hơn quá trình hoạt động kinh doanh trong một doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may em đã chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tại Thái Nguyên làm địa điểm thực tế của mình. Trong thời gian thực tế tại công ty, em nhận thấy TNG là một doanh nghiệp may có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và là một công ty Cổ phần hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã có 3 nhà máy may tại T.P Thái Nguyên và KCN Sông Công, với tổng trị giá tài sản trên 300 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm đều đạt trên 30%; đóng góp vào chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 60%; trên 90% sản phẩm của Công ty được xuất sang thị trường Mỹ, EU và Canada. Doanh nghiệp đã tạo được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động phổ thông trên khu vực hoạt động của mình, hàng năm đem lại doanh thu lớn cho công ty và góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao và có giá trị xuất khẩu lớn. Dưới đây là bài báo cáo thực tập môn học của em với đề tài “Tìm hiểu Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG”. Bài báo cáo gồm có các nội dung sau: Phần I: Giới thiệu chung về công ty Phần II: Những nội dung cụ thể Chương 1: Nội dung thực tập về Quản trị học Chương 2: Nội dung về Quản trị Dự án Chương 3: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp Chương 4: Nội dung về Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu Trong thời gian thực tế tại doanh nghiệp em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Chú Đinh Tuấn Dũng ( Trưởng phòng Tổ chức) cùng các anh chị nhân viên trong công ty, cùng những bạn trong nhóm thực tế của mình trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin về doanh nghiệp. Em cũng rất cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn chu đáo của giảng viên hướng dẫn là Cô Hà Thị Thanh Hoa để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp cùng kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về doanh nghiệp nên rất mong nhận được những góp ý quý báu của các thầy cô cùng các bạn sinh viên để em tiếp tục hoàn thiện kỹ năng làm báo cáo của mình nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bài báo cáo của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 05 năm 2011 Sinh viên: Lương Thị Định._K5-QTDNCNA SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 2 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD Phần I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG. 1. Tên gọi, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh: - Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. - Tên tiếng anh: TNG Investment and Trading Joint Stock company. - Biểu tượng của công ty: - Địa chỉ: *Trụ sở chính: 160 Đường Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Điện thoại: 0280 3858.508/ 3856.425/ 3858.387 Fax : 0280 3852.060 Email: info@tng.vn Website: http://www.tng.vn - Ngành nghề kinh doanh: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm:  Sản xuất và mua bán hàng may mặc  Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc  Đào tạo nghề may công nghiệp  Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy  Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp  Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi  Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.  Đầu tư xây dưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư 2. Quá trình hình thành và phát triển: o Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. o Đến ngày 01/01/2003 được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ đông với tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 3 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD o Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký Công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. o Đến ngày 05/09/2007 công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TN 3.Năng lực sản xuất Bao gồm những xí nghiệp thành viên: 3.1. Xí nghiệp may Việt Đức: Giám đốc: Nguyễn Thị Thu Hương Trụsở: 160 Đường Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Nănglực: - Số dây chuyền sản xuất: 20 - Số lao động: Trên 1.200 3.2. Xí nghiệp may Việt Thái: Giám đốc: Lưu Đức Huy Trụ sở: 221 Đường Thống Nhất, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Năng lực: - Số chuyền sản xuất: 16 - Số lao động: 1000 người 3.3. Xí nghiệp may Việt Mỹ 1 (Sông Công) Giám đốc: Đoàn Thị Thu Trụ sở:Khu B, Khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Năng lực: - Số dây chuyền sản xuất: 36 - Số lao động: 2.000 người 3.4. Xí nghiệp may Việt Mỹ 2 (Sông Công) Giám đốc: Đặng Đình Vụ Trụ sở:Khu B, Khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Năng lực: - Số dây chuyền sản xuất: 36 - Số lao động 2.000 người 3.5. Chi nhánh nhà máy TNG Phú Bình Trụ sở: Khu công nghiệp Kha Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Năng động: - Số dây chuyền sản xuất: 64 - Số lao động: 4000 người (Bắt đầu hoạt động vào quý 2 năm 2011) 3.6. Phân xưởng Thêu. Quản đốc: Đỗ Văn Hoàn (Khu B, Khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam ). 3.7. Phân xưởng Giặt . Quản đốc: Lã Anh Chiến (Khu B, Khu công nghiệp Sông Công, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam). 3.8. Phân xưởng Bao bì. Quản đốc: Trần Văn Long ( Khu B, Khu công nghiệp Sông Công,thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam ). - Vốn sở hữu:100% tư nhân. SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 4 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD - Tổng diện tích nhà xưởng, văn phòng: 130.000m 2 - Tổng số nhân viên: 6.000 người - Tổng số chuyền: 108 chuyền - Sản lượng hàng năm: 15.000.000 quần hoặc 5.000.000 áo jackets - Sản lượng hàng tháng: 1.250.000 quần hoặc 416.000 áo jackets - Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001-2000 - Chính sách xã hội: SA 8000 - Thời gian may mẫu: 48 giờ Năng lực công ty - Số lượng tối thiếu/đơn hàng: 1,000 chiếc - Số lượng tối thiểu/ màu: 500 chiếc - Thời gian sản xuất cho đơn hàng gia công: 30-45 ngày - Thời gian sản xuất cho đơn hàng FOB: 90-120 ngày - Doanh thu: + năm 2007: 350 tỷ đồng + năm 2008: 600 tỷ đồng + năm 2009: 700 tỷ đồng - Sản phẩm chính (dệt thoi): Jackets: Micro, Down, Padding, Vest, Long coat, Skiwear, Seam sealing, Uniform. Bottoms: Cargo pants, Cargo shorts, Ski pants, Carrier pants, Skirt, Denim , Uniform - Tỷ lệ doanh thu / thị trường: USA: 65% Mexico: 10% Canada: 10% EU: 10% Others: 5% Khách hàng chính Nước Nhãn hiệu Columbia SportswearUSA Columbia Sportswear The Capital Garment Canada Julio, Suburbia, Mast Industry Co., Ltd USA New York & Co. Hollister Comtextile USA Lollytog, Lee, Li & Fung Hong Kong Target, GAP, Gymboree Pan-pacific Korea Target, C&A, GAP Youngone Korea United Color of Benetton SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 5 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD Phần II: Nội Dung Thực tập Chương 1. Nội dung thực tập về Quản trị học 1.1.Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp 1.1.1.Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp * Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp (SBU: Strategy Business Unit: Đơn vị kinh doanh chiến lược ) Hình 1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. - Chiến lược cấp tổ chức:Do bộ phận quản trị cao nhất vạch ra nhằm nắm bắt được những mối quan tâm và hoạt động trong công ty. Doanh nghiệp nằm trong ngành kinh doanh: Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp,Kinh doanh bất động sản,Thương mại, Kinh doanh vận tải và đào tạo. - Các chiến lược cấp ngành: Chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động trong một ngành( lĩnh vực hoạt động ) của doanh nghiệp. - Chiến lược cấp chức năng: Là chiến lược xác định cho từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.Ví dụ: chiến lược Marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược nghiên cứu và phát triển * Quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp: Đối với tất cả các doanh nghiệp việc xây dựng kế hạch cũng giống như vẽ con đường đi trong tương lai của doanh nghiệp vậy. TNG cũng vậy, xuất phát từ triết lý kinh doanh cùng việc nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty thì các nhà lãnh đạo cấp cao của TNG đã xây dựng những kế hạch phát triển dài hạn trong 10 hay 20 năm. Sau đó để thực hiện được những mục tiêu này sẽ là các kế hoạch trung và ngắn hạn, và để cụ thể hóa chúng hơn nữa là các dự án được tiến hành cụ thể đối với SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 6 Chiến lược cấp Doanh nghiệp Các chiến lược của các SBU Các chiến lược cấp chức năng Các kế hoạch tác nghiệp Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD từng xí nghiệp may như đối với TNG Sông Công, Việt Đức, Việt Thái,… ( sẽ được nói rõ ngay ở phần sau) 1.1.2. Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp a. Sứ mạng của doanh nghiệp ( triết lý kinh doanh của doanh nghiệp): “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” b. Mục tiêu của doanh nghiệp “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng và đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động trong công ty” * Định hướng của toàn ngành dệt may: Theo kế hoạch của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas), xuất khẩu dệt may năm 2008 đạt 7,5 tỷ USD, năm 2010 đạt 10 - 12 tỷ USD, năm 2020 đạt 18 - 20 tỷ USD, tương đương tốc độ tăng trưởng từ 10% - 17%/năm, nhờ những lợi thế: Chi phí nhân công cạnh tranh. Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hằng năm bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, cần cù,… Thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành dệt may. Thị trường nước ngoài như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đã khá quen thuộc với các mặt hàng dệt may Việt Nam và sẽ có nhiều cơ hội mở rộng hơn nữa theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam. Thêm vào đó, Hiệp hội Dệt may đã xây dựng chiến lược phát triển về chất cho ngành dệt may Việt Nam, điều này chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành đạt được những bước phát triển toàn diện trong thời gian tới. * Trên cơ sở định hướng chung của ngành, TNG xây dựng định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới như sau: May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in, thêu,… Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% từ nay đến năm 2011, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ. * Giai đoạn 2008 – 2010 - Mục tiêu chiến lược: Phát triển Công ty thành tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, có thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế. - Các mục tiêu cụ thể:  Về nguồn nhân lực: Công ty luôn xác định nguồn nhân lực là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho Công ty. Để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Công ty trong những năm tới, Công ty sẽ xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình độ chuyên môn cao. Công ty có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 7 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD môn và ngoại ngữ cho CBCNV trong đó nêu cao ý thức trách nhiệm và khuyến khích các ý kiến sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm. Về xây dựng thương hiệu Công ty: Trong thời gian tới, Công ty sẽ lựa chọn công ty tư vấn và đầu tư tài chính vào việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của Công ty góp phần thu hút thêm khách hàng cũng như nâng cao được giá trị cổ phiếu của Công ty trên thị trường. Về đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới: Mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực mới như thương mại, bất động sản như các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, + Đầu tư mở rộng sản xuất:  Hoàn chỉnh giai đoạn 2 nhà máy TNG Sông Công vào quý 2 năm 2008. Với việc dự án này đi vào hoạt động, quy mô sản xuất của Công ty được nâng lên 90 chuyền may với 6.500 lao động, tăng thêm 65% so với năm 2007.  Đầu tư nhà máy TNG Phú Bình với diện tích mặt bằng 9,2ha giá trị đầu tư 210 tỷ đồng. gồm các hạng mục: 2 nhà xưởng may có diện tích trên 2,5ha, bố trí 64 dây chuyền may hàng dệt kim; 1 nhà điều hành, 1 nhà làm việc cho chuyên gia nước ngoài và các công trình phụ trợ khác gồm: nhà ăn ca, nhà để xe, nhà ở tập thể cho công nhân. Công suất thiết kế 10 triệu sản phẩm/năm, nâng kim ngạnh xuất khẩu của Công ty lên 50 triệu USD/năm; doanh thu tiêu thụ 1 nghìn tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 4 nghìn lao động. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I được xây dựng trong thời gian 12 tháng; giai đoạn II trong thời gian 18 tháng. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2011. Với dự án TNG Phú Bình, năng lực của Công ty sẽ tiếp tục tăng thêm 30% và Công ty sẽ là một trong những Công ty có quy mô lớn nhất trong ngành Dệt-may Việt Nam. + Đầu tư các lĩnh vực kinh doanh mới bao gồm bất động sản, thương mại, hạ tầng khu công nghiệp:  Xây dựng chung cư và nhà ở cho thuê tại khu vực phường Phan Đình Phùng và khu chung cư Thịnh Quang, phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. Dự kiến thực hiện từ năm 2009 - 2011. SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 8 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD  Xây dựng khu nhà ở cho thuê tại thị xã Sông Công. Giá trị đầu tư 50 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện từ năm 2009 - 2011.  Xây dựng Trung tâm Thương mại TNG Việt Thái (9 tầng) tại số 221 đường Thống Nhất, thành phố Thái Nguyên. Giá trị đầu tư 42 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện trong 2 năm 2008 – 2009. Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tân Đồng - Phổ Yên. Diện tích mặt bằng 130ha. Giá trị đầu tư 500 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện từ năm 2008 – 2011.  Xây dựng Trung tâm thương mại 11 tầng tại trụ sở chính của Công ty, số 160 đường Minh Cầu, thành phố Thái Nguyên. Giá trị đầu tư 50 tỷ đồng. Dự kiến thực hiện trong 2 năm 2010 – 2011. * Giai đoạn 2010 – 2015. Thứ nhất, từ một vị trí nhà thầu gia công CMT trong ngành may mặc quốc tế trở thành nhà thầu FPP bằng việc tự đảm nhận hoàn toàn các đơn hàng trong năm 2015 nhằm khai thác sâu chuỗi giá trị gia tăng trong ngành dệt may. Đây là chiến lược chuyển từ chiến lược tăng trưởng chiều ngang sang chiến lược tăng trưởng chiều sâu với mục tiêu lớn nhất là trở thành nhà thầu FPP, tự đảm nhận hoàn toàn các công đoạn của các đơn hàng dệt may quốc tế. Thứ hai, TNG sẽ đầu tư có trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng chế độ đào tạo, nâng cao thu nhập và tạo cơ hội phát triển. Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã: + Đào tạo trong dài hạn: Công ty đã làm việc và quyết định hợp tác với Viện dệt may Hồng Kông nhằm đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao. + Đào tạo trong ngắn hạn: Công ty quyết định tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn ngay tại nhà máy của TNG do giảng viên Hồng Kông giảng dạy. Thứ ba, trong giai đoạn này Công ty tiếp tục đầu tư về lĩnh vực kinh doanh mới đó là xây dựng Trung tâm Thương mại 11 tầng ngay tại trụ sở chính của Công ty tại 160 – Đường Minh Cầu – TPTN với giá trị đầu tư là 50 tỷ đồng. Thứ tư, đối với TNG thị trường xuất khẩu vẫn là chính. Tuy nhiên, TNG đưa ra chiến lược tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% trong năm 2011, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ. * Đến năm 2020, TNG sẽ trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh với nền tảng văn hóa Doanh nghiệp vững chắc, trên cơ sở củng cố và phát triển thương hiệu TNG. SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 9 Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD 1.2.Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp 1.2.1. Số cấp quản lý Hình 1.2. Số cấp quản lý của công ty. - Cấp I (Nhà quản trị cấp cao): Bao gồm Tổng Giám Đốc, các Phó tổng Giám Đốc phụ trách từng phần việc; chịu trách nghiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doang nghiệp. - Cấp II ( Nhà quản trị cấp trung gian): Bao gồm các quản đốc phân xưởng, trưởng phòng, ban chức năng. Có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phương hướng, đường lối của quản trị viên cấp cao đã phê duyệt cho ngành mình, bộ phận chuyên môn của mình. - Cấp III ( Nhà quản trị cơ sở ): Bao gồm các tổ trưởng tổ đội sản xuất, thực thi những công việc rất cụ thể, gần nhất với người lao động. 1.2.2. Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của Bộ máy Quản trị SV: Lương Thị Định Lớp K5_ QTDNCNA. 10 Cấp I Cấp II Cấp III Người lao động [...]... của công ty khi mà có tới 70% NVL của công ty là nhập khẩu + Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động,….đều ảnh hưởng khi mà TNG đang có những chiến lược phát triển đầu tư vào các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, đầu tư công trình xây dựng,… 3.2.2.2 Các yếu tố Kinh tế trong nước Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự... quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định Hội đồng quản trị của công ty như sau: bao gồm 5 thành viên 01.Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hội đồng quản trị 02.Nguyễn... hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo - Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết... ty nước ngoài Mẫu hàng hóa, nguyên liệu/ thanh toán Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Hàng hóa/ thanh toán Hình 3.1 Quan hệ giữu công ty nước ngoài và doanh nghiệp Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng các đơn hàng của doanh nghiệp đồng thời doanh nghiệp cũng bắt đầu nhận thức được rằng muốn vươn xa hơn trên thị trường... chức các lễ kỷ niệm của công ty, ) - Khi bắt đầu triển khai Dự án Nhà máy May TNG Phú Bình, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã tài trợ cho tỉnh và huyện Phú Bình 200 suất học bổng đi đào tạo nghề may công nghiệp tại Hà Nội, trị giá 864 triệu đồng Đến nay, đã đào tạo được trên 100 lao động - Làm từ thiện: hàng năm công ty có những khoản tài trợ, giúp đỡ đồng bào nghéo, các đối tư ng chính sách, trẻ... và thương mại TNG là một doanh nghiệp gia công hàng dệt may phục vụ cho xuất khẩu vậy nên đối với thị trường nước ngoài công ty hầu như không cần phải tiến hành các hoạt động Marketing vì các đơn hàng, sản phẩm, nguyên vật liệu là do Bên đặt gia công ( là các công ty nước ngoài) đã giao cho công ty theo hợp đông gia công theo sơ đồ dưới đây Công ty nước ngoài Mẫu hàng hóa, nguyên liệu/ thanh toán Công. .. hàng với công ty Nhà sản xuất ( công ty TNG) Khách hàng ( bên đặt hàng) Bảng doanh thu hàng gia công xuất khẩu của công ty trong 3 năm trở lại đây: STT 01 02 03 04 Chỉ tiêu Doanh thu gia công Doanh thu xưởng giặt Doanh thu xưởng bao bì Tổng doanh thu gia công ĐVT 1000 USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 2008 8541 776 466 9783 Doanh Thu 2009 10530 957 574 12061 2010 10530 957 574 12061 Bảng tỷ lệ % doanh thu... lao đông làm việc ổn định của công ty lên hơn 5000 người Góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái nguyên  Góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nghành công nghiệp của đia phương và phát triển khu công nghiệp Sông công 2.6.Quá trình quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được... trường đầu vào và do đó khách hàng dễ chấp nhận, nên không ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án 2.5 Lợi ích của dự án 2.5.1 Lợi ích về phía chủ đầu tư SV: Lương Thị Định 18 Lớp K5_ QTDNCNA Báo cáo thực tập môn học Trường ĐHKT & QTKD  Tăng thương hiệu của Công ty  Tăng giá trị cổ phần cho các vị cổ đông Vì đến năm 2009 giá trị tài sản tăng lên là 253,692 tỷ đồng, đến năm 2013 trả nợ hết vốn vay đầu tư thì... chung, và TNG nói riêng mở rộng thị phần của mình Nhận thức được điều này, doanh nghiệp đã có những hoạt động nghiên cứu thị trường nội địa Trong vài năm trở lại đây hoạt động Marketing của công ty đã có những tiến bộ đáng ghi nhận 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.2.1 Các yếu tố trong môi trường kinh doanh quốc tế 3.2.1.1 Nền chính trị thế giới Là một doanh nghiệp . Phần I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG. 1. Tên gọi, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh: - Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. - Tên tiếng anh: TNG. tại công ty, em nhận thấy TNG là một doanh nghiệp may có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và là một công ty Cổ phần hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG. 3852.060 Email: info @tng. vn Website: http://www .tng. vn - Ngành nghề kinh doanh: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm:  Sản xuất và mua bán hàng

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan