Tiểu luận triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

13 2.1K 6
Tiểu luận triết học MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG ĐT SĐH-KHCN&QHĐN TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Giảng viên phụ trách: TS. BÙI VĂN MƯA Học viên thực hiện: ĐẶNG BẢO ÂN Mã số học viên: CH1301077 TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử quá trình hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy triết học là cơ sở để giải thích và định hướng nhận thức, hoạt động của khoa học tự nhiên, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên. Một nhà khoa học không thể thiếu phương pháp luận triết học sáng suốt dẫn đường. Thiếu tư duy triết học sáng suốt dẫn đường, nhà khoa học khó có thể xác định tốt những định hướng nghiên cứu đúng đắn, tối ưu để đi tới những phát minh, sáng chế. Với định hướng là một nhà khoa học tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, em nhận thấy sự cần thiết của việc nắm bắt được mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Từ đó, giúp bản thân hiểu rõ những quy luật, phương pháp tư duy, suy luận, để có thể tạo ra những phát minh, sáng chế tốt hơn trong tương lai.Bài tiểu luận được trình bày gồm bốn phần chính: - Quan hệ qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên trong quá trình phát triển lịch sử. - Vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của triết học. - Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên. - Sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Thầy Bùi Văn Mưa đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn hoàn tất bài thu hoạch này. Chúc Thầy được nhiều sức khỏe. Học viên thực hiện Đặng Bảo Ân 2 I. QUANHỆQUA LẠI GIỮA TRIẾT HỌCVÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊNTRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ Khi chúng ta suy nghĩ để xem xét về giới tự nhiên, về lịch sử loài người hay về sự hoạt động tinh thần của bản thân, chúng ta thường chú ý đến sự vận động, đến sự quá độ từ cái này sang cái khác, đến những mối liên hệ nhiều hơn là chú ý cái đang vận động, đang quá độ và đang liên hệ với nhau. Cách nhận xét thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ nhưng căn bản là đúng ấy là cách nhận xét của các nhà triết học Hy Lạp thời cổ và người đầu tiên diễn đạt được rõ ràng cách nhận xét ấy là Hêraclit: “Mọi vật điều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại vì mọi vật điều trôi đi, mọi vật điều đang không ngừng biến hóa, sinh thành và tiêu vong”. Vì trong bước đầu nhận thức về toàn bộ giới tự nhiên ta chỉ mới thấy được bức tranh tổng quát nên trong thời cổ đại, các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà khoa học tự nhiên.Chẳng hạn: Talet là một nhà hình học, Pitago là một nhà toán học, … họ đều là những nhà triết học. Nhưng dù đã nắm đúng tính chất chung của toàn bộ bức tranh các hiện tượng đến thế nào đi nữa, cách nhìn ấy vẫn không đủ để giải thích những chi tiết kết thành toàn bộ bức tranh ấy.Việc nghiên cứu về chi tiết bức tranh chung về thế giới là nhiệm vụ của khoa học tự nhiên. Việc phân thế giới tự nhiên ra thành những bộ phận cá biệt và nghiên cứu chúng về chi tiết là điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà bốn thế kỷ vừa qua đã đạt được trong việc nhận thức giới tự nhiên.Trong hình học, giải tích thì có Đêcáctơ, Lôgarit, vi phân và tích phân thì có Lépnit. Thiên văn học thì có Kêple phát hiện ra những quy luật vận động của các hành tinh. Nhưng đặc điểm của thời đại ấy là sự hình thành một thế giới quan chung độc đáo mà điểm trung tâm là quan niệm về tính chất bất di bất dịch tuyệt đối của thiên 3 nhiên. Thế giới quan đó mâu thuẫn gay gắt với tính chất triệt để cách mạng lúc đầu của khoa học tự nhiên. Phát súng đầu tiên chọc thủng cái quan niệm cứng nhắc về tự nhiên ấy là phát minh của Cantơ. Phát minh ấy cùng với những phát minh dồn dập kế tiếp sau đó đã đưa chúng ta trở lại với quan điểm biện chứng của các nhà triết học cổ Hy Lạp,đó là sự tồn tại của toàn bộ tự nhiên từ cái nhỏ đến cái lớn, từ hạt cát đến mặt trời, từ nguyên sinh vật đến con người là một quá trình vĩnh viễn sinh và diệt, một sự biến động không ngừng, một sự vận động và biến hóa bất tuyệt. Tuy nhiên, ở người Hy Lạp cổ đó chỉ là một trực kiến thiên tài, trong khi đối với chúng ta đó là kết quả của những nghiên cứu khoa học và thực nghiệm nghiêm chỉnh. Những kết quả rực rỡ của khoa học tự nhiên kinh nghiệm đã biến khoa học kinh nghiệm thành khoa học lý luận. Nhờ những phát hiện vĩ đại và thành tựu lớn lao đó của khoa học tự nhiên mà ngày nay đã có thể trình bày một bức tranh tổng quát về toàn bộ tự nhiên xem như một chỉnh thể kết bằng các tài liệu do chính các khoa học tự nhiên thực nghiệm cung cấp. Trước kia, việc trình bày một bức tranh tổng quát như thế là nhiệm vụ của cái gọi là triết học tự nhiên. Triết học đó chỉ có thể làm nhiệm vụ ấy bằng cách thay thế những mối liên hệ thực mà nó chưa biết bởi những mối liên hệ tưởng tượng, không tưởng, bằng cách dùng những hư cấu bổ sung vào những sự kiện còn thiếu sót và bằng cách bổ khuyết những lỗ hổng hiện thực chỉ trong sự tưởng tượng đơn thuần. Làm như thế, triết học tự nhiên đã đưa ra được nhiều tư tưởng thiên tài, đã dự đoán được nhiều sự phát hiện về sau, nhưng đồng thời nó cũng đẻ ra nhiều cái nhảm nhí. Vào thời kỳ ấy không thể nào làm khác thế được. Chính quan niệm biện chứng về tự nhiên đã làm cho triết học tự nhiên trở nên vô dụng. 4 II. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊNĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trước Mác Khoa học tự nhiên thúc đẩy triết học tiến lên và triết học duy vật đã thay đổi hình thức theo mỗi phát minh mang tính thời đại trong khoa học tự nhiên.Trong suốt thời kỳ lâu dài từ Đêcáctơ đến Hêgen và từ Hốpxơ đến Phơbách, cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên hoàn toàn không phải chỉ là sức mạnh tư duy thuần túy như họ tưởng tượng, trái lại cái thật ra đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và mãnh liệt của khoa học tự nhiên và nền công nghiệp. Chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỷ XVIII chủ yếu là có tính chất máy móc vì lúcđó trong tất cả các khoa học tự nhiên chỉ có cơ học là đạt tới mức hoàn chỉnh nào đó.Các khoa học tự nhiên khác còn trong thời kỳ ấu trĩ. Chẳng hạn, hóa học còn theo thuyết phlôgixtôn, sinh học còn ở vào trình độ phôi thai, cơ thể của thực vật và độc vật chỉ mới được nghiên cứu một cách rất thô sơ. Do đó, tuyệt đối không thể làm cơ sở cho một quan niệm chung về tự nhiên được. Ba giới hạn cơ bản đã hạn chế tư tưởng của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII. Giới hạn thứ nhất: quan điểm của các nhà duy vật cũ có tính chất máy móc theo cái nghĩa là họ đã áp dụng cái xích độ cơ học vào quá trình của giới tự nhiên hóa học và hữu cơ. Giới hạn thứ hai: quan điểm của các nhà duy vật cũ là siêu hình vì triết học của họ có tính chất không biện chứng. Giới hạn thứ ba: duy trì chủ nghĩa duy tâm ở nữa trên tức là trong lĩnh vực khoa học xã hội, không hiểu gì về chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Khoa học tự nhiên với sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lênin Ba phát minh lớn trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XIX là tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Phát minh thứ nhất là chứng 5 minh được sự chuyển hóa năng lượng bắt nguồn tự sự khám phá ra đương lượng cơ học của nhiệt (do Rôbe Mâye, Giun và Cônđinh). Phát minh thứ hai là phát minh của Sơoan và Sơlâyđen ra tế bào hữu cơ, coi đó như một đơn vị, từ đó mọi cơ thể từ những thể thấp nhất sinh ra và lớn lên bằng cách sinh sôi ra và phân hóa. Điểm thiếu xót chính của phát minh thứ hai là nếu tất cả mọi cơ thể đa bào (thực vật cũng như động vật) mỗi cái đều lớn lên từ một tế bào duy nhất theo quy luật của sự phân chia tế bào thì do đâu mà xuất hiện tính muôn vẻ vô tận của những cơ thể ấy? Phát minh thứ ba đã trả lời câu hỏi này. Đó là thuyết tiến hóa của Đácuyn. Nhờ ba phát minh vĩ đại ấy, người ta đã giải thích được những quá trình chủ yếu của giới tự nhiên, tìm ra được những nguyên nhân tự nhiên của quá trình ấy. Triết học Mác-Lênin ra đời và phát triển trên cơ sở của sự khái quát hóa những thành tựu của triết học, của khoa học tự nhiên và của thực tiễn xã hội suốt hai nghìn năm lịch sử. Những thành tựu mới của khoa học tự nhiên không ngừng xác nhận và thúc đẩy triết học Mác-Lênin tiến lên. III. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚISỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Triết học duy vật và biện chứng vốn là cơ sở phương pháp luận của khoa học tự nhiên Trên cơ sở những tư tưởng duy vật và biện chứng, triết học đã có những dự kiến thiên tài đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều lĩnh vực và dành cho khoa học tự nhiên nhiệm vụ chứng minh về chi tiết.Chẳng hạn việc đưa ra nhiều bằng chứng để xác minh nguyên lý bảo tồn năng lượng và đưa nguyên lý này lên hàng đầu là một thành tích lớn của lý thuyết cơ học về nhiệt. Tuy nhiên, nếu các nhà vật lý học nhớ lại thì nguyên lý này đã được Đêcáctơ đưa ra nhận định từ trước đó. Hay học thuyết của 6 Đácuyn là sự chứng minh thực tiễn khái niệm của Hêgen về sự liên hệ nội tại giữa tính tất yếu và tính ngẫu nhiên. Về chủ nghĩa duy vật tự phát của khoa học tự nhiên: các nhà khoa học tự nhiên ngay từ đầu đã xây dựng được trên cơ sở nhận thức luận duy vật, nhưng đó mới là chủ nghĩa duy vật tự phát, tức là một lòng tin tự phát, không có ý thức về mặt triết học của tuyệt đại đa số các nhà khoa học tự nhiên đối với thực tại khách quan của thế giới bên ngoài do ý thức ta phản ánh. Vì vậy, nhiều nhà bác học trong lĩnh vực khoa học của mình đều là những nhà duy vật vững vàng nhưng bên ngoài lĩnh vực ấy thì họ có thể là những người duy tâm, bất khả tri và thậm chí có thể là những tín đồ chính thống và ngoan đạo. Ví dụ như Hemhôndơ là một người rất vĩ đại về mặt khoa học tự nhiên, nhưng về mặt triết học ông cũng không triệt để như tuyệt đại đa số các nhà khoa học tự nhiên. Ông thiên về chủ nghĩa Cantơ. 2. Chủ nghĩa duy tâm và phương pháp siêu hình cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. Chủ nghĩa duy tâm là kẻ thù của khoa học. Nó luôn luôn lợi dụng những thành tựu và khó khăn của khoa học tự nhiên vào mục đích phản động. H.Côhen từng cố gắng tranh thủ nhà vật lý học nổi tiếng Henrích Héctơđơ làm đồng minh. Côhen nói: “Héctơđơ là người của chúng ta, ông thuộc phái Cantơ, ông thừa nhận những điều tiên thiên đấy!”. Cơlinpete, đồ đệ MaKhơ thì cãi lại: “Héctơđơ là người của chúng ta, ông theo MaKhơ đấy! Vì ta thấy Héctơđơ cũng có một quan niệm chủ quan chủ nghĩa về bản chất những khái niệm của ta, giống như quan niệm của MaKhơ”. Cuộc tranh cãi lý thú về việc Héctơđơ đứng về phía ai, là một ví dụ rất hay và rõ ràng rằng các nhà triết học duy tâm đã nắm lấy như thế nào sự sai lầm nhỏ nhất và cái chỗ diễn đạt không đúng nhỏ nhất của các nhà khoa học tự nhiên trứ danh để chứng minh sự bênh vực có sửa lại đôi chút của họ đối với chủ nghĩa tín ngưỡng. 7 Phương pháp tư duy siêu hình và chủ nghĩa kinh nghiệm cản trở sự phát triển của khoa học tự nhiên. F. Engen đã từng nói trong cuốn Phép biện chứng của sự nhiên: “Chủ nghĩa siêu hình chiết trung thông thường đã làm cho khoa học tự nhiên bị chặng đứng lại một cách tuyệt vọng trong những yêu cầu về lý luận của nó”. Chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa kinh nghiệm và phương pháp tư duy siêu hình không tránh khỏi đẩy khoa học tự nhiên vào khủng hoảng. Số đông những nhà khoa học tự nhiên vẫn còn bị sa lầy trong những phạm trù siêu hình cũ.Cuộc khủng hoảng của vật lý học ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cuộc khủng hoảng điển hình của khoa học tự nhiên cận đại. Thực chất, nguyên nhân và con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng ấy cũng như thoát khỏi các cuộc khủng hoảng của khoa học tự nhiên nói chung. 3. Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận duy nhất đúng đắn của khoa học tự nhiên hiện đại Phép biện chứng là lý luận về sự tiến hóa hoàn toàn nhất, sâu sắc nhất, ít phiến diện nhất. Đó là khoa học về những mối liên hệ trong sự đối lập với phép siêu hình, là khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật đòi hỏi phải xuất phát từ sự vật khách quan, phải có quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn và quan điểm lịch sử cụ thể. Những quy luật của phép biện chứng được rút ra từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người. Gồm các quy luật: - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. Nó vạch rõ nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong toán học là + và -, vi phân và tích phân. Trong cơ học là tác dụng và phản tác dụng. Trong vật lý học là điện dương và điện âm. Trong xã hội là đấu tranh giai cấp. 8 - Quy luật lượng đổi chất đổi: sự biến đổi về lượng nhất định dẫn đến sự biến đổi về chất. Đó là quy luật vạch ra con đường của mọi sự vận động và phát triển trải qua quá trình từ tiệm tiến đến nhảy vọt. Ví dụ trong hóa học, chỉ sự thay đổi đơn giản về lượng các nguyên tố mà hình thành những vật thể khác nhau về chất, chẳng hạn axit phômich CH 2 O 2 sôi ở 100 o C và axit axêtich C 2 H 4 O 2 sôi ở 118 o C. - Quy luật phủ định của phủ định là quy luật phát triển vô cùng phổ biến của tự nhiên, lịch sử và tư duy. Đó là quy luật vạch ra xu hướng tất yếu đi lên của mọi sự vận động và phát triển, của sự thay cũ đổi mới, của sự phát triển theo hình xoáy ốc. Lấy ví dụ về hạt thóc, sẽ có hàng triệu hạt thóc giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp điều kiện bình thường rơi vào một miếng đất thích hợp với ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, trong bản thân nó sẽ xảy ra sự biến hóa riêng, nó nảy mầm, hạt thóc không còn là hạt thóc nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cây lúa do nó sinh ra… Thoát khỏi hình thức thần bí, học thuyết Mác-Lênin (mà linh hồn của nó là phép biện chứng) đã cung cấp cho loài người công cụ nhận thức vĩ đại.Phép biện chứng là hình thức tư duy thích hợp nhất của khoa học tự nhiên hiện đại.Vai trò phương pháp luận của triết học Mác-Lênin đối với nghiên cứu khoa học tự nhiên: nó là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác, cân đối và hoàn chỉnh. Đứng vững trên lập trường biện chứng duy vật, các nhà sáng lập triết học Mác-Lênin đã có những tiên đoán thiên tài trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Những tiên đoán trực tiếp đã được sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại xác nhận: - Sự phát triển của khoa học sẽ tiếp tục đi theo con đường phá vỡ những khái niệm khoa học cũ. - Cuộc khủng hoảng của vật lý học cận đại chỉ là một thời kỳ ốm đau ngắn ngủi trong lịch sử khoa học, một chứng bệnh của trưởng thành và chủ nghĩa duy tâm vật lý cũng chỉ làm người ta nhất thời mê say mà thôi. 9 - Các cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên chỉ có thể được khắc phục hoàn toàn khi thế giới quan duy vật biện chứng thống trị. - Vật lý học hiện đại đang đi từ chủ nghĩa duy vật siêu hình tới chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nhưng nó không phải đi tới đó theo đường thẳng mà theo đường rất quanh co… Những tiên đoán gián tiếp cũng đã được sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại hoàn toàn xác nhận: - Sự thống nhất của các mặt đối lập trong quan điểm phát triển biện chứng. - Sự chuyển hóa cái này sang cái khác theo quan điểm phát triển biện chứng. - Về các đại biểu vật chất mang các thuộc tính sinh vật … Bên cạnh đó là các tiên đoán đang chờ được xác như :thuộc tính phản ánh tồn tại ở nền móng của vật chất, việc quy toàn bộ thế giới và vận động của điện tử hay tính chất “kỳ quái” của các phát minh khoa học tương lai. IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA MỐI LIÊN MINH GIỮATRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Những thành tựu mà khoa học tự nhiên hiện đại đạt được đã buộc nó phải chuyển sang lĩnh vực lý luận - lĩnh vực triết học, buộc nó phải vận dụng tư duy lý luận và các nhà khoa học tự nhiên dù muốn hay không cũng phải tiến tới các kết luận chung về lý luận.Các nhà khoa học tự nhiên dù có thái độ thế nào đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Khinh miệt phép biện chứng không thể không bị trừng phạt. Một quan niệm vừa biện chứng, vừa duy vật về tự nhiên đòi hỏi người ta phải thông thạo triết học và khoa học tự nhiên. Triết học không hề có quyền được tồn tại đơn độc. Nó thu thập các tài liệu của mình từ trong các ngành khác nhau của khoa 10 [...]... khoa học và triết học trong quá trình lịch sử thời gian qua đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoa học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triển thì trình độ nhận thức thế giới càng cao Ngược lại, triết học trang bị thế giới quan và phương pháp luận để định hướng khoa học tự nhiên trong việc nhận thức và cải tạo thế giới... của triết học đối với khoa học tự nhiên .Triết học trang bị thế giới quan và phương pháp luận dẫn đường chỉ lối cho sự phát triển của khoa học tự nhiên, đưa ra những dự báo thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển Bên cạnh đó, triết học còn là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và hệ tư tưởng tư sản, xuyên tạc những phát minh khoa học Ba là,ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết. . .học thực chứng.Sự liên minh giữa các nhà khoa học tự nhiên và các nhà triết học duy vật biện chứng là một yêu cầu cấp bách, đồng thời là một tất yếu lịch sử của thời đại 11 LỜI KẾT LUẬN Từ những nội dung vừa được xem xét, chúng ta có thể rút ra một số kết luận: Một là ,giữa triết học và khoa học tự nhiên có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết, bổ sung lẫn nhau.Thực tiễn phát triển của khoa học và triết. .. là,ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. Giúp nắm vững bản chất tiến bộ, cách mạng và khoa học của các nguyên lý triết học, từ đó xây dựng cho mình thế giới quan duy vật và phương pháp luận duy vật biện chứng trong nhận thức và hành động.Nhận rõ vai trò của triết học đối với mọi giai đoạn của quá trình nghiên cứu khoa học (xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp... học (xuất phát từ việc chọn đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu, đánh giá kết quả,…) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Nghĩa, Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, Nxb khoa học xã hội, 1973 12 [2] Bùi Văn Mưa, Triết học & bức tranh vật lý học về thế giới, Nxb đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007 MỤC LỤC 13 . thời gian qua đã chứng minh được mối quan hệ mật thiết giữa triết học và khoa học tự nhiên: khoa học tự nhiên là cơ sở của sự phát triển triết học, khoa học tự nhiên càng phát triển thì trình. đối với sự phát triển của triết học. - Vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên. - Sự cần thiết của mối liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên. Cuối cùng, em xin. NHIÊNĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC 1. Khoa học tự nhiên và sự phát triển của triết học trước Mác Khoa học tự nhiên thúc đẩy triết học tiến lên và triết học duy vật đã thay đổi hình thức

Ngày đăng: 19/05/2015, 10:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan